Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/10/201922:06(Xem: 9931)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2019)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế

Ngày 21-10-2019, tại tu viện Thekchen Choling ở Dharamsala, bắc Ấn Độ, Đức Đạt lai Lạt ma đã tổ chức một buổi tiếp kiến các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB), do nhà hoạt động Phật giáo nổi tiếng Sulak Sivaraksa dẫn đầu.

Các thành viên INEB từ khắp nơi trên thế giới vân tập tại tu viện Thekchen Choling để gặp gỡ Đức Đạt lai Lạt ma.

Cộng đồng Phật giáo quốc tế INEB được thành lập tại Thái Lan vào năm 1989 bởi nhà hoạt động, nhà hoạt động xã hội và nhà phê bình nổi tiếng người Thái Sulak Sivaraksa và một nhóm các nhà tư tưởng Phật giáo và phi-Phật giáo và các nhà hoạt động xã hội. Mục đích của INEB là kết nối các Phật tử dấn thân trên khắp thế giới và quảng bá sự thông cảm, hợp tác và kết nối giữa các nhóm liên-Phật giáo và liên-tôn giáo để giải quyết các vấn đề toàn cầu như: quyền con người, giải quyết xung đột và các vấn đề môi trường.

Các thành viên của INEB bao gồm chư tăng ni, các nhà hoạt động, học giả và nhân viên xã hội từ hơn 25 quốc gia ở Úc, Á châu, Âu châu và Bắc Mỹ.

(Buddhistdoor Global – October 22, 2019)

 

 

2019-10-4-0002019-10-4-0012019-10-4-0022019-10-4-003

 

 
Đức Đạt lai Lạt ma và các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB)
Photos: INEB

 

 

 

ANH QUỐC: Triển lãm ‘Khám phá Nguồn gốc và Sự liên quan của Phật giáo’ tại Thư viện Anh Quốc

Từ ngày 25-10-2019 đến 23-2-2020, Thư viện Anh Quốc tổ chức một cuộc triển lãm mang tính bước ngoặt: khám phá các nguồn gốc của truyền thống tâm linh Phật giáo, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về lịch sử và các nền tẳng triết học của Phật giáo, và xem xét sự liên quan mà giáo lý nhà Phật tiếp tục giữ được cho đến ngày nay đối với hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Triển lãm bao gồm sách, bản thảo, cuộn sách, và các đồ vật quý hiếm từ 20 quốc gia trong hơn 2,000 năm của 3 trường phái Phật giáo. Các hiện vật gồm có những tác phẩm kinh và văn học cổ xưa, cũng như những bài bình luận và những câu chuyện lịch sử, những bản thảo viết trên vỏ cây và lá cọ cho đến văn học thế kỷ 20 từ các truyền thống Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

(Buddhistdoor Global – October 24, 2019)

2019-10-4-004

 

.Tranh Đức Phật A Di Đà bằng vàng trong cuộn sách kinh Pháp Hoa (Nhật Bản, 1636) được triển lãm tại Bảo tàng Anh Quốc
Photo: bl.uk

 

 

ẤN ĐỘ: Bảo tháp Phật giáo bị sập sau những trận mưa

Visakhapatnam, Andhra Pradesh – Mưa lớn trong 24 giờ đã khiến một di tích Phật giáo 2,000 năm tuổi bị sụp đổ vào ngày 23-10-2019.

Mái vòm của Đại Bảo tháp tại di tích ở khu phức hợp Phật giáo tại Thotlakonda bị hư hại do mưa.

Đây là một di tích được Cục Khảo cổ bang Andhra Pradesh bảo vệ ở vùng ngoại ô của thành phố Visakhapatnam. Cục đã phát hiện và khai quật di tích này vào những năm 1980. Một khu phức hợp Phật giáo được cho là đã phát triển tại đây vào khoảng 2,000 năm trước.

Di tích này từng bị hư hại nhiều lần nhưng mỗi lần như vậy đều được xây dựng lại. Các viên chức kỹ thuật của Cục Khảo cổ bang đang đến Visakhapatnam để đánh giá thiệt hại và phác thảo kế hoạch tái thiết mái vòm này.

(Deccan Chronicle – October 24, 2019)

2019-10-4-005

Mái vòm của Đại Bảo tháp tại di tích ở khu phức hợp Phật giáo tại Thotlakonda bị hư hại do mưa lớn
Photo: Deccan Chronicle

 

NHẬT BẢN: Phát hiện phần nền móng của ngôi đền Phật giáo thế kỷ thứ 9 tại Kyoto

Ngày 24-10-2019, các quan chức thành phố Kyoto công bố đã khai quật đá nền đá của một giảng đường Phật giáo tại di tích ngôi đền Saiji – vốn bị phá hủy cách đây nhiều thế kỷ.

Nền móng của những gì được cho là một ngôi chùa 5-tầng cũng đã được tìm thấy.

Theo cơ quan bảo vệ tài sản văn hóa của Kyoto, đây là lần đầu tiên các tàn tích cấu trúc của các tòa nhà chính của ngôi đền Saiji bị biến mất này được phát hiện.

Những viên đá nền nói trên là tàn tích xây dựng đầu tiên từng được tìm thấy từ thủ đô Heian-kyo cổ đại trong thời kỳ Heian (794-1185) của Nhật Bản – nay là Kyoto.

Ngôi đền Saiji đã bị phá hủy trong thời Kamakura (thế kỷ 12 - 14).

(Maichini Japan – October 26, 2019)

2019-10-4-006
Cảm nhận của một họa sĩ về khu phức hợp đền thờ Saiji thời Heian

 2019-10-4-007

Nền móng của những gì được cho là một ngôi chùa 5-tầng tại khu đền Saiji
 2019-10-4-008
Nền đá của một giảng đường Phật giáo tại di tích ngôi đền Saiji
Photos: Maichini Japan

 

NEPAL: Chư ni Ấn Độ luyện tập Kung Fu tại Ni viện ở Nepal

Hơn 700 nữ tu sĩ Phật giáo thuộc dòng truyền thừa Drukpa đến từ Thung lũng Spiti và vùng Ladakh (Ấn Độ) - trong độ tuổi từ 8 đến 80 - đã ở lại Ni viện Núi Druk Amitabha tại Nepal.

Những người trong độ tuổi từ 8 đến 35 đến lưu trú và rèn luyện, và đặt niềm tin vào việc luyện tập và sử dụng chuyên môn võ thuật để thử thách các vai trò về giới tính. 

Trong nhiều thế kỷ, chư tăng Phật giáo chiếm vị trí quyền lực trong tôn giáo này – để lại cho chư ni thực hiện các công việc mang tính chất đàn ông.

Nhưng Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa, vị lãnh đạo tinh thần và là người sáng lập tông phái Drukpa, đã khuyến khích các ni cô luyện tập Kung Fu để tạo dựng sự tự tin với tư cách là những người lãnh đạo.

Và những ni cô này đang phá vỡ khuôn mẫu, vượt ra ngoià việc cầu nguyện và thiền định để điều hành các phòng khám sức khỏe, giải cứu và chữa trị cho các động vật bị thương, học về lắp đặt hệ thống ống nước và điện, lái xe va đi xe đạp; đấu tranh với nạn buôn người, và bảo vệ sự bền vững môi trường bằng cách dọn hàng ngàn kg rác nhựa trên khắp dãy Hy Mã Lạp Sơn bằng thủ công.

Các nữ tu sĩ này sống khắng khít trong cộng đồng tu tập và quyết tâm đưa ra các lựa chọn có ảnh hưởng đến toàn bộ cách sống của họ.

(Financial Express – October 27, 2019)

2019-10-4-009

Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa (người đeo mắt kính) và chư ni dòng Drukpa 

 2019-10-4-0102019-10-4-011

Các ni cô Drukpa luyện võ thuật
Photos: Financial Express
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 4342)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 4006)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16526)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6850)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]