Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Tổ Huệ-Năng

16/04/201109:18(Xem: 3741)
33. Tổ Huệ-Năng

BAMƯƠIBA VỊ TỔ ẤN HOA
HTThíchThanh Từ soạn dịch
TuViệnChơn Không 1971

Tổthứ sáu Trung-Hoa
33.-Huệ-Năng (638 – 713 T.L.)

Sưhọ Lư, Tổ tiên quê ở Phạm-Dương, cha tên Hành-Thao, mẹlà Lý-Thị. Đời Võ-Đức (618-627 T.L.) nhà Đường cha Sưlàm quan ở Nam-Hải, sau dời về Tân Châu. Sư sanh tại Tân-Châu.Sư được ba tuổi, cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôicon. Sư lớn lên trong gia đình rất nghèo túng. Mỗi ngày, Sưphải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo nuôi mẹ.

Mộthôm, nhơn gánh củi ra chợ bán, có người mua bảo gánh đếnnhà. Sư gánh ngang qua một căn nhà, bỗng nghe người trong nhàtụng kinh, âm ba vang ra, Sư vừa nghe, chợt tỉnh ngộ, Sư hỏikhách: -Tụng đó là kinh gì? Phát xuất từ đâu?

-Kháchđáp: -Kinh Kim-Cang. Phát xuất từ Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn ở chùaĐông-Sơn, tại huyện Huỳnh-Mai.

Nghenói xong, Sư tỏ chí muốn tìm đến đó học đạo, song giacảnh còn mẹ già không ai nuôi ! Có người khách hàng quen xinđài thọ số tiền để Sư cung cấp mẹ già. Gặp cơ hộitốt, Sư về xin phép mẹ cho xuất gia, mẹ Sư hoan hỉ cho xuấtgia.

Sưkhăn gói lên đường, trải hơn một tháng mới đến huyệnHuỳnh-Mai, Sư vào yết kiến Tổ, Tổ hỏi: -Ngươi từ đâuđến? Sư thưa: -Từ Lãnh-Nam đến. -Đến đây để cầu việcgì ? -Đến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác.-Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao cầu làm Phậtđược? -Người thì có Nam Bắc, chớ Phật tánh không chiaNam Bắc. Tổ biết Sư là hàng pháp khí, bèn bảo xuống nhàtrù làm công quả.

Ởđây, Sư chuyên bửa củi, giã gạo. Cối gạo to, chày đạplớn, người Sư ốm, không đủ sức nặng cất được chàyđạp, Sư phải cột thêm cục đá vào lưng để đủ sứcgiã gạo. Sư làm công việc nặng nhọc như vậy gần ngótsáu tháng, mà chưa khi nào trễ nải, thối chí. Một hôm, Tổxuống nhà trù, đi ngay chỗ Sư giã gạo, thấy Sư mang đágiã gạo, Tổ bảo: -Ngươi vì đạo quên mình như thế ư?Ta biết ngươi căn tánh lanh lợi, nhưng ngại kẻ khác hạingươi nên ta không nói chuyện với ngươi, ngươi có biếtchăng? Sư thưa: -Con đã biết thế. Tổ biết thời cơ truyềnpháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn chúng trình kệ. Trongsố chúng bảy trăm người đều suy nhường Thượng tọa Thần-Tú.Sư nghe bài kệ của Thần-Tú, biết là chưa thấy tánh, nênhòa lại một bài kệ. Đọc kệ của Sư, Tổ biết Sư đãthấy tánh. Mấy hôm sau, Tổ tìm cơ hội xuống nhà trù, đếnchỗ Sư giã gạo hỏi: -Gạo trắng chưa? Sư thưa: -Đã trắngmà chưa có sàng. Tổ bèn cầm gậy gõ trên tay cối ba cái,rồi đi lên. Canh ba đêm ấy Sư vào thất Tổ. Tổ truyềnpháp và trao luôn y bát cho Sư, dạy đi về phương Nam.

Sưmang y bát đi được mấy hôm vừa đến Dưu-Lãnh bị mộtngười hiệu Huệ-Minh đuổi theo. Sư để y bát trên tảngđá, vào rừng ẩn. Huệ-Minh đến dỡ y bát lên không nổi,đành phải kêu: -Hành giả! Tôi đến đây vì pháp, chớ khôngvì y bát. Sư nghe nói, bước ra ngồi trên tảng đá bảo: -Nếuông vì pháp, hãy bình tâm lại nghe tôi nói. Huệ-Minh đứnglặng yên giây lâu. Sư bảo: -Khi không nghĩ thiện, không nghĩác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh ? Huệ-Minhnghe câu nầy liền đại ngộ. Sư thường tàng ẩn nơi haiấp Hoài và Hội. Có lúc gặp phải cuộc sống khó khăn, Sưlại gia nhập vào đoàn thợ săn. Đến bửa ăn, Sư hái rauluộc nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt.Như vậy, Sư với hình thức cư sĩ, thường tùy nghi nói phápcho họ nghe. Có lần Sư đến Thiều-Châu, gặp ông cư sĩ Lưu-Chí-Lượckết bạn. Chí-Lược có người cô làm Ni hiệu Vô-Tận-Tạng,thường tụng kinh Niết-Bàn. Sư vừa nghe tụng qua đã hiểuđược thâm ý, vì bà giải nói nghĩa thú. Sư cô đem quyểnkinh ra hỏi chữ, Sư bảo: -Chữ thì tôi không biết, nghĩatùy cô cứ hỏi. Sư cô bảo: -Chữ còn không biết, nghĩa làmsao hiểu nổi? Sư bảo: -Diệu lý của chư Phật, chẳng quanhệ gì đến văn tự. Sư cô nghe nói kinh ngạc, liền báo tincho các bậc kỳ lão trong làng hay rằng: -Có bậc đạo sĩđáng cúng dường.

Dânchúng trong làng nghe tin, đua nhau đến chiêm lễ Sư. Gần đócó ngôi chùa cổ hiệu Bửu-Lâm, lâu đời bị đổ nát, dânchúng trong làng hợp sức tu bổ lại, thỉnh Sư về trụ trì.Hằng ngày tứ chúng bốn phương tụ hội về đông đảo,không bao lâu ngôi chùa Bửu-Lâm biến thành một đạo tràngxinh đẹp. Chẳng bao lâu có người theo dõi, Sư lại tìm nơiẩn tránh.

Ngótmười sáu năm ẩn tránh. Sư biết cơ duyên hoằng pháp đãđến, bèn đến Quản-Châu, nhằm ngày mùng tám tháng giêngnăm Bính-Tý, niên hiệu Nghi-Phụng năm đầu (676 T.L) nhà Đường.Sư vào nghỉ nhờ ngoài hiên chùa Pháp-Tánh.

Hômấy, pháp sư Ấn-Tông đang giảng kinh Niết-Bàn. Trước chùatreo lá phướng dài, gió thổi lá phướng phất phơ qua lại.Hai ông đạo lấy đó làm đề tài tranh luận. Người nói:<phướng động>. người bảo <gió động>; bàn qua cảilại mà không ngã lẽ. Sư đến thưa: -Có thể cho khách cưsĩ nầy lạm bàn chăng? Hai ông đồng ý, Sư bảo: -Không phảiphướng động, không phải gió động, mà tâm nhơn giả động.Mọi người nghe qua đều ngạc nhiên. Họ vào báo cho Ấn-Tôngbiết lời bàn kỳ diệu ấy.

Hômsau, Ấn-Tông mời Sư vào hỏi về lý <Tâm động>. Sưgiải rõ thâm lý cực diệu. Ấn-Tông bất giác đứng dậythưa: -Ngài không phải là người thường. Nghe nói y pháp củaNgũ Tổ Huỳnh-Mai đã về phương Nam, vậy có phải Ngài chăng?

Sưđáp: -Chẳng dám. Ấn-Tông bèn tập hợp bốn chúng, cầu xinSư trình bày y bát của Tổ. Sư bèn đem y bát cho đại chúngchiêm bái. Ấn-Tông xin làm đệ tử, đồng thời cầu chỉdạy thiền yếu.

Đếnngày rằm tháng giêng, Ấn-Tông thỉnh các bậc danh đức đếnlàm lễ thế phát cho Sư. Ngày mùng tám tháng hai, làm lễ truyềngiới cụ túc cho Sư tại chùa Pháp-Tánh. Luật sư Trí-Quanglàm Tuyên-luật-sư. Giới đàn nầy, đời Tống, Tam Tạng CầuNa Bạt-Đà-La đã dự ký trước rằng: -Sau sẽ có nhục thânBồ Tát thọ giới tại đây. Lại, thời Lương mạc, Tam TạngChân-Đế, đích thân trồng hai cây Bồ Đề tại giới đànnầy và bảo chúng rằng: -Sau khoảng một trăm hai chục năm,sẽ có bậc đại sĩ ở dưới cội Bồ Đề nầy khai diễnpháp vô thượng thừa, độ chúng sanh vô lượng.

-Sauđó có quan Thích Sử Thiều Châu tên Vi Cừ thỉnh Sư đếnchùa Đại Phạm thuyết pháp môn vi diệu và thọ giới vôtướng tâm địa. Quan liêu, sĩ thứ và kẻ tại gia, ngườixuất gia đến dự nghe pháp trên ngàn người. Những thờithuyết pháp tại đây, được đệ tử Sư ghi lại đầy đủtrong kinh Pháp Bảo Đàn.

Nămsau, Sư muốn trở về chùa Bửu Lâm ở Tào Khê là chỗ ẩnxưa kia. Ấn Tông cùng quan liêu sĩ thứ đạo tục tiển đưacó hơn ngàn người. Sư an trú ở đây, tăng chúng xa gần đuanhau đến tham vấn. Trung bình chư tăng thường có mặt tạichùa không dưới một ngàn. Sư đã dựng lên cây cờ Đạipháp, bốn phương trông thấy đều hướng về.

Niênhiệu Thần Long năm đầu (705 T.L) Vua Trung Tông xuống chiếusai sứ là Tiết Giảm đi thỉnh Sư về triều. Sư từ chốivì lý do bệnh. Trong lời từ chối của Sư có câu: <Tôinguyện được trọn đời ở chốn núi rừng>. Tiết Giảmthưa: -Các bậc thiền đức nơi kinh thành đều nói <muốnđược hội đạo cần phải tọa thiền tập định, nếu khôngnhơn thiền định mà được giải thoát, là việc chưa từngthấy>. Chưa biết Thầy thường nói pháp dạy người thếnào ? Sư đáp: -Đạo do tâm ngộ, đâu phải ở ngồi. Kinhnói: <Nếu nói Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc nằmlà người ấy không hiểu nghĩa ta nói. Vì sao? Vì Như-Laikhông từ đâu đến cũng không đi đâu>. Vì không từ đâuđến, nên không sanh, vì không đi đâu nên không diệt. Nếukhông sanh diệt là Như-Lai thanh tịnh thiền, các pháp khôngtịch là Như-Lai thanh tịnh tọa. Tột cùng không được, cũngkhông có chỗ chứng, huống là ngồi ư?

TiếtGiảm thưa: -Đệ tử trở về kinh đô ắt Chúa Thượng cóhỏi. Cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ cho chỗ tâm yếu, ngõhầu đối cảnh giải rành, khiến cho những kẻ học giảở kinh đô hiểu biết tu hành. Ví như thấp một ngọn đèn,mồi được trăm ngàn ngọn đèn, khiến cho chỗ tối tăm đượcsáng, sáng mãi không cùng.

Sưbảo: -Đạo không có tối sáng, tối sáng là nghĩa đối đãinhau; dù sáng mãi không cùng, cũng là có cùng. Bởi vì đốiđãi mà lập danh tự cho nên Kinh nói: <Pháp không có sosánh vì không có đối đãi>. –Sáng thí dụ trí huệ, tốithí dụ phiền não. Người tu hành nếu không dùng trí huệchiếu phá phiền não, thì cái sanh tử từ vô thủy do đâuđược ra khỏi?

Sưbảo: -Nếu dùng trí huệ chiếu phá phiền não, đây là kẻtiểu căn Nhị thừa, là xe dê, xe nai, người đại căn thượngtrí không như vậy. Tiết Giảm hỏi: -Thế nào là chỗ kiếngiải của Đại thừa? Sư đáp: -Sáng cùng không sáng tánhnó chẳng hai, tánh không hai tức là tánh thật. Tánh thậtthì ở phàm phu chẳng bớt, ở hiền thánh chẳng thêm, dừngnơi phiền não mà chẳng loạn, đứng nơi thiền định màchẳng lặng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến, chẳngđi, chẳng ở giữa và hai bên, chẳng sanh, chẳng diệt, tánhtướng như như, thường trụ không dời đổi, gọi đó làĐạo.

TiếtGiảm thưa: -Hòa thượng nói chẳng sanh chẳng diệt, có khácgì chúng ngoại đạo nói ? Sư bảo: -Ngoại đạo nói chẳngsanh chẳng diệt là đem cái diệt chận cái sanh, lấy cái sanhđể bày cái diệt. Diệt vẫn chẳng diệt, sanh nói không sanh.Ta nói không sanh diệt là xưa tự không sanh, nay cũng khôngdiệt, đâu có thể đồng với ngoại đạo ư ? Ông muốn rõđược tâm yếu thì, đối tất cả việc thiện ác đều chớsuy nghĩ, tự nhiên được vào.Tâm thể trong trẻo thườnglặng lẽ diệu dụng như hằng sa. Tiết Giảm nghe qua liềnđại ngộ, lễ bái Sư trở về triều. Về triều ông tâuhết tự sự cho vua nghe. Vua càng thêm cung kính và ngợi khen.Vualại ban chiếu và cúng dường ca-sa, tích trượng bảo câu.Sắc đổi tên chùa Bửu-Lâm là Trung-Hưng.

Nămsau, vua lại sắc thích sử Thiều-Châu kiến thiết ngôi chùaTrung-Hưng lại và đổi tên là Pháp-Tuyền. Chùa của Sư ởtrước, tại Tân-Châu đổi tên là Quốc-Ân. Một hôm Sư bảochúng: -Thiện tri thức! các ngươi mỗi người tịnh tâm ngheta nói pháp, hết thảy các ngươi tâm mình là Phật, chớ cóhồ nghi. Ngoài không có một pháp có thể dựng lập, đềulà tâm mình sanhra muôn pháp. Kinh nói: <Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâmdiệt thì các thứ pháp diệt>. Nếu muốn thành tựu chủngtrí phải đạt nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội.

Nếuở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng ấymà không sanh yêu ghét, chẳng lấy, chẳng bỏ, chẳng nghĩviệc lợi ích,thành hoại,v.v… an ổn thanh tịnh gọi là nhất tướng tammuội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng ngồi nằm, ròng mộttrực tâm, không dời khỏi đạo tràng, liền thành tịnh độ,gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muộinầy, như đất có giống hay chứa đựng, nuôi dưỡng thànhtựu được bông trái của nó. Nhất tướng, nhất hạnh cũnglại như vậy.

Nayta nói pháp, ví như khi mưa thấm ướt cả đất, Phật tánhcủa các ngươi ví như các hột giống, vừa gặp thấm ướt,liền nảy mầm. Giữ đúng lời ta quyết được Bồ-Đề,đúng theo ta dạy mà thực hành nhất định chứng quả Phật.Niên hiệu Tiên-Thiên năm đầu (712 T.L) một hôm Sư chợt gọiđồ chúng đến bảo: -Ta ở chỗ Tổ Hoằng-Nhẫn thọ phápyếu cùng y bát. Nay tuy nói pháp mà không truyền y bát, bởivì các ngươi lòng tin đã thuần thục, không còn nghi ngờ,nên chẳng truyền. Nghe ta nói kệ: Tâm địa hàm chư chủng,Phổ vũ tất giai manh. Đốn ngộ hoa tình dĩ, Bồ-Đề quảtự thành.

Dịch:Đất tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tìnhvừa đốn ngộ, Trái bồ-đề tự thành.

Sưlại bảo: -Pháp ấy không hai, tâm ấy cũng vậy. Đạo kiathanh tịnh cũng không các tướng. Các ngươi dè dặt chớ quántịnh và tâm kia không.Tâm nầy sẵn tịnh, không lấy bỏ,mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi an lành. Sư thuyết phápđộ sanh đãđược bốn chục năm. Trước đây, Sư đã sai người vềchùa Quốc-Ân ở Tân-Châu xây tháp. Đến ngày mùng 6 tháng6 năm nầy, Sư lại sai người đến đốc suất làm nhanh.

Đếnngày mùng 1 tháng 7, niên hiệu Tiên-Thiên thứ hai (713 T.L),Sưgọi môn nhân bảo: -Ta muốn trở về Tân-Châu, các ngươilo sửa soạn thuyền. Lúc ấy, đại chúng đều buồn bã, thỉnhSư ở nán lại. Sư bảo: -Chư Phật ra đời vẫn thị hiệnvào Niết-Bàn. Có đến ắt có đi, lẽ đó là việc thườngvậy. Thân hình hài của ta về ắt có chỗ. Chúng hỏi: -Hômnay thầy đi bao giờ trở lại? Sư bảo: -Lá rụng về cội,trở lại không hẹn. Chúng hỏi: -Pháp nhãn tạng, thầy sẽtrao cho người nào? Sư bảo: -Có đạo thì được, vô tâmthì thông. Chúng thưa: -Thầy để lời di chúc xem có nạn không? Sư bảo: -Ta diệt độ khoảng năm, sáu năm ắt có ngườiđến lấy đầu ta. Nghe ta nói kệ:

Đầuthượng dưỡng thân, Khẩu lý tu xan. Ngộ Mãn chi nạn, DươngLiễu vi quan.

Dịch:Trên đầu nuôi thân, Trong miệng để ăn. Gặp Mãn gây nạn,Dương Liễu làm quan.

-Sưnói tiếp: Sau khi ta diệt độ khoảng bảy chục năm, có haivị Bồ-Tát từ phương Đông đến, một tại gia, một xuấtgia chung hưng hóa Phật pháp, sửa lại các ngôi già lam nângđỡ tông chỉ của ta. Sư về đến Tân-Châu, vào chùa Quốc-Ân,tắm gội xong, ngồi kiết già, an nhiên thị tịch. Khi ấycó mùi hương lạ xông ra, móng trắng vòng chí đất. Sư tịchngày mùng hai tháng tám năm Quý Sửu, niên hiệu Tiên-Thiênthứ hai (713 T.L), đời Đường, thọ 76 tuổi.

Bấygiờ môn đồ hai châu Thiều và Tân muốn đem hài cốt Sưvề châu mình an táng. Bàn nhau không ngã lẽ, phải thấp hươngcầu nguyện ý Sư; nếu khói hương bay về đâu, thì vâng theoý đó. Khói hương bay thẳng hướng Tào-Khê. Thế là môn đồở Thiều Châu sửa soạn đưa linh cữu Sư về nhập tháp.Ngày 13 tháng 11 đưa linh cữu về nhập tháp tại bên bờ kheTào-Hầu, nay là chùa Nam-Hoa.

VuaĐường Hiến-Tông truy phong Sư là Đại Giám thiền sư, tháphiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu. Môn đệ của Sư đắc pháp vàhoằng hóa sau nầy có cả thảy bốn mươi ba vị: 1-Hành-Tưở núi Thanh Nguyên. 2-Hoài-Nhượng ở Nam Nhạc.

3-Pháp-Hải.4-Huệ-Trung. 5-Bổn-Tịnh. 6-Thần-Hội. 7-Huyền-Giác. 8-Huyền-Sách.9-Tam Tạng Quật-Đa v.v…

-Nhữnglời Sư chỉ dạy có thể đa số được sưu tập trong quyểnPháp-Bảo-Đàn Kinh.

luctohuenang-hinhnhucthan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567