Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà

30/10/202319:18(Xem: 1924)
35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà

                                  TỔ ĐÌNH CHÙA HOA TIÊN

 

         Chùa Hoa Tiên toạ lạc tại khóm Phan Bội Châu, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà, vốn là Quan Thánh Tự, tương truyền do quan Tuần Vũ đầu Tỉnh kiến lập vào năm Gia Long thứ 10 (1811), đã qua hơn 200 tuổi đời rồi!

        Ban đầu, chùa thờ Quan Thánh Đế Quân. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), chùa được quan giao cho làng quản lý thờ tự. Từ năm 1924 đến 1945 dưới triều Bảo Đại, hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng đã đổi chùa thờ Thánh sang thờ Phật. Tượng Phật được thỉnh an vị tại gian giữa, tượng Quan Thánh sang gian thờ bên trái, gian bên phải thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na.

        Trải qua biết bao thăng trầm thế sự, chùa có nhiều đời trụ trì và được tu bổ, trùng tu nhiều lần để còn giữ được sắc tướng diện mạo đến hôm nay.

        Pháp mạch truyền thừa của Tổ đình chỉ ghi nhận được giai đoạn từ năm 1920 trở về sau, còn trước đó đã có nhiều vị Thiền sư được Làng cung thỉnh về trụ trì nhưng không ghi vào sổ sách rõ ràng nên không kể ra được.

          Các đời kế thế trụ trì sau này chỉ biết chư vị tiền bối sau:

        - Hòa thượng Giáo thọ A-xà-lê Thích Tánh Thông, hiệu Phổ Thiên, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 39, trụ trì trong thời gian lâu dài nhất là 35 năm (từ năm 1920 đến năm 1955)

        - Thiền sư Thích Thiện Hiền (từ năm 1956 -1958)

        - Thượng tọa Thích Thiện Duyên (từ năm 1959-1982)

        - Thượng tọa Thích Chơn Thiện (từ năm 1983-1985)

        - Hòa thượng Thích Thiện Danh (từ năm 1986 - 2016)

        - Đại đức Thích Thanh Phú, hiệu Chơn Đạo, tự Trí Thạnh (2016 đến nay)

       Về vị Tổ Tánh Thông- Phổ Thiện, căn cứ theo pháp mạch truyền thừa tại Tổ đình Phú Phong ở thôn Phú Cấp-xã Diên Phú cùng huyện, được biết:

       "Ngài Tánh Minh - Quảng Văn  họ Tống, quê quán ở Phúc Kiến- Trung Quốc, đã di cư qua Đại Việt, đến Quảng Nam rồi vào lưu trú tại Diên Phú- Diên Khánh.

         Ngài đã cùng với người con trai của mình lúc đó vừa tròn 8 tuổi là Ngài Phổ Thiên đồng xuất gia, đầu sư nơi Đại Sư Đạo Phước - Bồ Đề (chùa Thiên Phước, thôn Phú Nẫm). Ngài được Đại sư Đạo Phước ban pháp danh Tánh Minh, còn con trai của Ngài là Ngài Phổ Thiên thọ pháp danh Tánh Thông"

        Ngài Tánh Thông về sau là vị Tổ "khai sáng" chùa Hoa Tiên, nói là "khai sáng", chứ không phải "khai sơn kiến lập", vì thời gian dài trước khi Ngài về trụ trì ngôi chùa làng Phú Ân Nam rất tăm tối mù mờ, rất ít người biết đến chùa ngoài dân trong vùng. Công hạnh xiến dương Phật pháp và công đức hoằng pháp lợi sanh của Ngài rất lớn. Trước năm 1950, chùa Hoa Tiên là cơ sở tu học phát triển nhất của đất Diên Khánh. Hàng phật-tử tại gia quy y Tổ có đến hàng ngàn người. Hàng xuất gia có đến trên 20 vị đã trụ trì các chùa trong huyện cũng như các nơi khác, và cũng có các vị từng giữ những trọng trách do Giáo Hội tin tưởng giao phó.

 

        Sau khi viên tịch, Ngài đã được môn đồ nhập linh cốt vào bảo tháp đến nay vẫn còn hiển hiện ngoài sân vườn cây xanh rợp mát bên trái ngôi Chánh điện.

       Chùa xưa mặt tiền hướng ra sông Cái, vị trí thơ mộng yên tĩnh, sau do Quốc lộ IA đoạn ngang qua Diên Khánh có mở mang “Cải lộ tuyến” chạy sau lưng chùa, nên để thuận tiện việc đi lại, các vị tiền bối trụ trì đã tuỳ duyên ứng biến trổ cổng phía sau, cho nên cổng Hậu lại trở thành cổng Tiền, lối ra vào chính.

        Chùa nằm phía bờ Nam sông Cái, sát bên Cầu Mới Sông Cái, bên cạnh Quốc lộ 1A, trên diện tích khoảng 3.600m2. Xưa kia, đất chùa rộng lớn lắm, nghe rằng Cổng tam quan hồi đó được dựng ở gần Cây Dầu Đôi (!), còn bao quanh chùa là những cây Cốc, Gòn, Xà Cừ đại thụ, tán lá phủ che chốn thiền tịnh, nhưng qua bao biến đổi dâu bể diện tích đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Cổ thụ thì nay chỉ còn 2 cây Xà cừ tồn tại hai bên biển hiệu “Tổ đình chùa Hoa Tiên” dựng ở cổng sau (nay thành cổng chính), cây được trồng vào năm 1958 tức đã thọ được 65 tuổi, và vài cội Bồ đề tán rộng phía trong vườn phía sau (xưa là vườn trước) của chùa.

         Chùa trùng tu được 3 lần:

         - Lần 1 vào năm Kỷ Mão Tự Đức 14 (1859), được khắc ghi trên cây xà ngang nơi Chánh điện.

        - Lần 2 vào Phật lịch 2505- Dương lịch 1961- Âm lịch Tân Sửu, ghi trên biển Chùa bằng xi-măng trước Tiền đường.

       - Lần 3 vào năm 2000 tiểu trùng tu phần nội điện chùa.



chua hoa tien (1)chua hoa tien (2)chua hoa tien (3)chua hoa tien (4)chua hoa tien (5)chua hoa tien (6)chua hoa tien (7)chua hoa tien (8)chua hoa tien (9)chua hoa tien (10)chua hoa tien (11)chua hoa tien (12)chua hoa tien (13)chua hoa tien (14)chua hoa tien (15)

 

          Chùa cổ Hoa Tiên còn lưu giữ được nhiều tượng, sắc phong (8 sắc phong gồm 5 sắc Ông, 2 sắc Bà, và 1 sắc Ngũ Hành do các đời vua triều Nguyễn ban tặng), pháp cụ pháp khí xưa, ấn tượng là bộ tượng Quan Thánh với đầy đủ các nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Quan Công, Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Châu Xương và Quan Bình. Đặc biệt nhất là các pho tượng đá cổ của Champa mà ngày xưa thật xưa nhà chùa khi đào giếng sâu 30m đã tìm thấy được, cũng như tượng dưới đất trồi lên dưới gốc cây cổ thụ sau cơn lũ lụt lớn. Cũng vì tích đó mà thôn xóm quanh chùa có thời gian mang tên là Ấp “Phật Tỉnh” (Giếng có Phật). Các pho tượng đá này được phụng thờ từ nhiều năm qua, nay đã được "sơn son thếp vàng" với diệu tướng kỳ nhan sáng sủa hơn.

       Hiện nay một số tượng tuy đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn bị hư hoại bể vỡ và đang được tân trang bồi đắp với kinh phí hạn hẹp. vì nhà chùa đang ưu tiên "cứu Phật trước, cứu Thánh sau" với phương cách "dát vàng" các tượng để bào tồn được dài lâu...

       Đến hôm nay, nội ngoại điện đều đang xuống cấp trầm trọng: các trụ cột của bửu điện đều đang bị mối xông, các cánh cửa lớn và cửa sổ đều hư hỏng mục bể, mái ngói thủng dột; tường ngoài sân sụp đổ, các vách vôi đều đã bong tróc từng giề từng mảng, nên trước mắt tạm thời vị trụ trì đã vừa cho thợ tu bổ tân trang bằng nước sơn mới mặt trước của bửu điện… Chưa kể đến những bộ đồ thờ bằng đồng trên các ban thờ nay chỉ còn là đồ gỗ được thay thế, vì đã xảy ra rất nhiều lần trộm đạo đột nhập lấy đi tài sản chốn thiền môn, chùa không có khả năng sắm sửa lại được. Tường rào của chùa khi đã thay đổi lối ra vào về phía đường Quốc lộ 1A qua bao năm tháng, nay cần phải xây tường gạch cùng với cổng cửa lại cho tươm tất đàng hoàng, vì hiện thời lỡ dở lam nham chỗ thì chặn, chỗ thì trống trơ ai muốn vào ra khi nào cũng được…

        Nhà chùa đang lo lắng ưu tư trước rất nhiều chướng duyên phiền não nên rất cần được những nhà hảo tâm và những người con Phật ở khắp gần xa phát tâm cúng dường Tam Bảo, ủng hộ trợ duyên tu bổ, tái thiết để bảo tồn ngôi chùa Tổ cổ xưa.

        Tôi đến Chùa nhằm lúc Thầy trụ trì đang mời thợ thầy chuyên môn đến sơn sửa, đặc biệt là "dát y vàng" các tôn tượng Phật và Bồ tát nhờ nguồn tịnh tài của các tín chủ phụng cúng để bảo tồn Pháp bảo, công việc tu sửa tượng đang dở nên trên Chánh điện thấy còn bề bộn, rối ren…

        Mọi sự phát tâm cúng dường, trợ duyên, hùn phước để bảo tồn Tổ đình Chùa  Hoa Tiên xin hoan hỷ liên hệ trực tiếp với:

       - Đại đức trụ trì Thích Thanh Phú, số điện thoại: 09 48 18 68 48

        Hoặc liên hệ tại Chùa theo địa chỉ:

        Chùa Hoa Tiên, khóm Phan Bội Châu, Quốc Lộ 1A-Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà,

 

 

Thông tín viên nhiếp ảnh

Vĩnh Hữu Tâm Không 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2024(Xem: 626)
Trước đây, chúng tôi có viết bức tâm thư vận động hùn phước để xây cổng Tam Quan Tu Viện Vạn Hạnh, tọa lạc tại khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng do kinh phí quá hạn hẹp nên chưa hoàn thiện được cổng Tu Viện nhằm trang nghiêm chốn Già Lam thêm đượm nét hưng quang.
22/08/2024(Xem: 1269)
Tu viện Giác Hải tọa lạc trên núi Ông Sư (núi Phổ Đà), thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang theo quốc lộ I hướng ra Bắc khoảng 54 km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa.
21/07/2024(Xem: 1588)
Khóa tu mùa Hạ "Tu tập Chánh niệm" năm nay được diễn ra trong suốt 4 ngày từ ngày 18 đến 21 tháng 7 tại chùa Sắc Tứ Kim Sơn (X. Vĩnh Ngọc - Tp. Nha Trang). Sáng ngày Rằm tháng 6 năm Giáp Thìn (nhằm 20/7/2024), ngày thứ 3 của Khoá Tu, Hoà thượng trụ trì Thích Nguyên Minh cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 40 của Hoà thượng Tôn sư Tâm Huệ, hiệu Ấn Đạo, tự Hưng Công, đồng thời long trọng cử hành lễ Khánh tạ đại trùng tu Chùa sau thời gian dài 5 năm thi công xây dựng trùng kiến và Cúng dường Trai Tăng…
29/06/2024(Xem: 2045)
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
19/06/2024(Xem: 1634)
Thầy trụ trì chùa LINH SƠN PHÁP TẠNG (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà) kể cho biết: Vào thời điểm ngôi chùa làng xuống cấp hư hoại, ngôi chánh điện thì chật hẹp trong khi bà con phật-tử ngày càng về chùa tụng kinh nghe pháp đông vui, có một vị thí chủ ngành Dược đã phát tâm cúng dường để Thầy xây dựng chùa lớn khang trang với số tịnh tài lên đến 50.000 Mỹ kim. Nhưng lúc đó, Thầy đã không nhận tiền, Thầy chỉ nhận chùa khi nào vị thí chủ tự lo hoàn tất thi công xây dựng. Thầy không muốn tay mình chạm dính đến tiền bạc. Chính hạnh này của Thầy mà vị thí chủ đã thêm tôn kính và tin tưởng ở vị trụ trì chân tu, nên đã lo toan tiến hành xây chùa từ A đến Z, đến khi hoàn mãn thì giao đến Thầy ký nhận ngôi chùa mới và đẹp với lối kiến trúc khác biệt so với những ngôi chùa ở miền Trung.
25/04/2024(Xem: 1700)
Theo điểm danh chưa đầy đủ, sau khi xác minh thực địa thì danh sách "Những con đường mang tên Chùa ở Nha Trang và huyện Diên Khánh” mà tôi nắm được thông tin và hình ảnh có được những con đường sau đây: - Chùa Long Sơn (tức chùa Phật Trắng, còn được gọi là chùa Phật Học) vì vậy mà con đường tắt đi bên phía Mả Vòng men theo chân đồi Trại Thuỷ để đến Trường Bồ Đề và Phật Học Viện Trung Phần được mang tên "Phật Học". - Chùa Hải Đức, đường "Hải Đức" ở phường Phương Sơn. - Chùa Thiên Phú, đường "Chùa Thiên Phú", thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh. - Chùa Phú Đức, đường "Phú Đức", phường Vĩnh Hòa. - Chùa Phước Huệ, đường "Phước Huệ", phường Vĩnh Hải. - Chùa Đông Phước, đường "Đông Phước", phường Phước Long. - Chùa Sắc Tứ Liên Hoa, đường "Liên Hoa" ở xã Vĩnh Ngọc. - Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, đường "Chùa Minh Thiện", thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc-Diên Khánh.
17/10/2023(Xem: 2131)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 2460)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
03/10/2023(Xem: 2392)
Khánh Hòa: Được tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, vị giáo thọ uy đức của Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang một thời, lâm trọng bệnh và đang điều trị tại bệnh viện quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 8 năm Quý Mão (01/10/2023), chư Tôn đức Tăng tại Khánh Hòa đã quang lâm về chùa Tân Chánh - Diên Khánh, để tổ chức lễ tụng kinh kỳ an, nguyện hồi hướng công đức lành, cầu nguyện cho Hòa Thượng được tứ đại an hòa, pháp thể khinh an, hoàn thành tâm nguyện hoằng pháp, trước tác và phiên dịch Bảo Tạng của mình, vì sự lợi lạc của Phật giáo Việt nam và cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Tùng duyên tùng sự, chư Tôn đức Tăng cũng đã cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nước nhà Việt Nam luôn hưng thịnh và phát triển.
01/10/2023(Xem: 2526)
Sáng 29-9 (15- 8 năm Quý Mão), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 10 (2013-2023) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín – trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]