- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
CHÙA CỔ ĐẠI PHƯỚC Ở DIÊN ĐIỀN – DIÊN KHÁNH
Ngôi chùa làng được an danh Đại Phước Tự toạ lạc thôn Đại Điền Trung 1, xã Diên Điền (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà), cách thành phố Nha Trang khoảng 17km.
Tổ Thiện Thành, hiệu Phổ Trí (đệ tử của Đại sư Đạo Phước - Bồ Đề, vị Tổ chùa Thiên Phước, thôn Phú Nẫm và cũng là Tổ của chùa Linh Sơn - Tân Long ở Diên Khánh) khai sơn lập tự để thờ Phật và phối thờ Quan Thánh Đế Quân.
Trụ trì và hành đạo tại chùa vào các đời tiếp theo là chư tôn đức: Chánh Không- Chơn Cảnh, Hải Ấn - Bảo Lâm, Hải Huệ- Chánh Nhân, Thanh Hương- Như Tấn...
Bảng tên phía mặt ngoài chùa ghi là "Chùa Đại Phước", phía mặt trong ghi là "Thiên Phước Cổ Tự" là để khắc ghi cội nguồn sơn môn, tri ân tiền nhân tiền bối Thầy Tổ.
Chùa được tân tạo vào năm Kỷ Mùi 1679
Lần 2 kiến tạo vào năm Đinh Dậu 1897
Lần 3 tái tạo vào năm Tân Sửu 1961
Lần 4 trùng tu vào năm Đinh Mão 1987
Lần 5 Đại trùng tu vào năm Tân Tỵ 2001
Đúc đại hồng chung, xây dựng Nhà Chuông có kiến trúc giống Chùa Một Cột vào năm 2013.
Chùa còn bảo lưu được 01 Sắc phong vua Khải Định thứ 9 (1924) ban cho Quan Thánh Đế Quân.
Chùa Đại Phước quay theo hướng Nam, với tổng diện tích gần 2.000m2. Từ ngoài vào trong, chùa bao gồm các hạng mục công trình kiến trúc: Tam quan, miếu Hộ Pháp, miếu Tiêu Diện Đại Sỹ, đài Quan Âm, khu Bảo Tháp, Nhà Chuông, Tiền đường - Phật điện, nhà Tổ, nhà Tăng, nhà trù...
Tỳ kheo Thích Tâm Niệm, hiệu Minh Tâm, đệ tử của Cố Hoà thượng Trừng Huệ- Như Ý (Tổ khai sơn chùa Linh Sơn Pháp Bảo ở Phú Nông- Cầu Dứa) trụ trì, tiếp nối truyền đăng tục diệm cho đến nay. Thầy cũng là trụ trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn ở Suối Cát (Cam Lâm), nơi có mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!
Năm 2008 UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng chùa Đại Phước là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tại quyết định số 2849/QĐ-UBND.
Tâm Không Vĩnh Hữu