- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
Chùa tọa lạc trên một ngọn núi thấp hồi xưa được gọi là Núi Gành, thuộc thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 3km về phía Tây Bắc.
Vào thế kỷ thứ XVII, Hòa thượng Thiệt Địa, hiệu Pháp Ấn, đã về đây kiến tạo một ngôi chùa đặt tên “Kim Sơn” trên linh địa nghe tương truyền thuở xưa đã từng có một thiền tự hiện hữu rồi hoang phế điêu tàn…
Vào năm Canh Thân (1740), chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đổi tên chùa và ban biển hiệu sơn son thếp vàng, khắc bốn đại tự “Sắc Tứ Quy Tông”, và 8 chữ lạc khoản “Quốc Chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề”, cùng 4 chữ triện “Nghiệp Quảng Duy Cần”.
Vào năm Thiệu Trị thứ V (1845), vua lại sắc tứ cho lấy lại tên cũ nên chùa được gọi là “Sắc Tứ Kim Sơn”.
Đến thời vua Khải Định (1916 – 1924), có bà Trương Thị Đức, vợ của Tiến sĩ Nguyễn Văn Chương (Thái Sư nhà Tây Sơn), người đời quen gọi là Bà Nghè (do là vợ của ông Tiến sĩ), đến núi Gành, lập một am nhỏ phía dưới, bên phải chùa để tu hành, và phát tâm trùng tu chùa Kim Sơn, nên khi bà mất được người dân và gia đình xây tháp ngay tại am để tưởng niệm công đức tu hành và hộ trì Tam Bảo của bà, dân thời đó còn gọi là ‘Chùa Bà Nghè”. Sau này, khi kiến lập nơi ký gửi linh cốt cho đại chúng ngay khu vực này, nhà chùa có lập bia ký tri ân bên cạnh mộ tháp của vị đại tín chủ này để hậu thế tỏ tường.
Đến năm Bính Tuất (1946) , thực dân Pháp chiếm lại tỉnh Khánh Hòa, lấy chùa Kim Sơn làm nơi đóng quân cho đội pháo binh, phá hủy quang cảnh, khiến cho chùa tan hoang đổ nát… Sau Hiệp định Genève (1954), quân Pháp rút khỏi Việt Nam, chùa mới được các đời trụ trì sau tu sửa, tái thiết...
Ở chân Núi Gành cạnh đường xe lửa tuyến Bắc -Nam là cổng tam quan dẫn lên Đài Quán Thế Bồ Tát, trước chỉ là một lối mòn để đi bộ lên chùa, sau được xây bậc cấp. Tam quan được xây dựng vào năm 1968, cùng lúc với việc xây dựng một tiểu đình thờ Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên trên nền của một lô-cốt trước kia của lính Pháp. Gần khu vực Đài Quán Thế Âm, còn thấy được những ngôi bảo tháp cổ của chư vị cao tăng thầy tổ.
Dựa theo tài liệu“Chùa Kim Sơn trong sự nghiệp phục hưng bảo vệ tổ quốc Việt Nam anh hùng” do cụ Nguyễn Hồng Sinh (Hội trưởng hội Văn hóa Truyền thống Dân tộc Nha Trang - Khánh Hòa) khảo biên vào năm Nhâm Ngọ - 2002 thì sau Tổ Khai Sơn là Hòa thượng Thiệt Địa – Pháp Ấn, các thế hệ truyền thừa và trụ trì chùa Kim Sơn đến nay (2022) là 22 vị:
1. Thích Đạo Lương (1290 - ?) 2. Thích Đạo Minh (1353 – 1399) 3. Thích Đạo Quang (1375 – 1437) 4. Thích Đạo Tâm (1397 – 1430) 5. Thích Đạo Vinh (1445 - ?) 6. Thích Minh Lương (1467 – 1523) 7. Thích Hỏa Long (1489 – 1585) 8. Thích Cao Vọng (1542 – 1615) 9. Thích Cao Phong (1563 – 1624)10. Thích Quảng Sinh (1613 – 1675) 11. Thích Quảng Thiện (1649 – 1675) 12. Thích Pháp Cương (1692 – 1793) 13. Thích Pháp Cường 14. Thích Pháp Ấn 15. Thích Nữ Diệu Minh 16. Thích Quảng Vân
17. Thích Minh Hiển 18. Thích Ngộ Trí 19. Thích Thanh Long 20. Thích Như Thành, húy Thanh Hương. 21. Thích Ấn Đạo, húy Tâm Huệ, tự Hưng Công 22. Thích Nguyên Minh .
Hòa thượng Thích Nguyên Minh, tự Minh Hiền, hiệu Chân Nguyên Minh, vốn xuất gia thế phát quy y với Hòa thượng Ấn Đạo từ năm 1968, đến khi bổn sư truyền giới viên tịch (1984) thì được kế thừa trụ trì từ năm 1985 đến nay.
Hòa thượng đã tu bổ tôn tạo nhiều công trình quan trọng như giảng đường rộng lớn, xây nhà chuông và đúc đại hồng chung nặng 1.500kg, thỉnh tôn tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.500kg, đáng kể nhất là cuộc đại trùng tu tái thiết ngôi đại hùng bảo điện tráng lệ uy nghiêm với 2 tầng, tầng trên là thiền đường, hoàn thành vào cuối năm 2021, để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Phật tử có nơi về tu tập, tọa thiền, sinh hoạt hội đoàn Gia Đình Phật Tử… Hiện, chùa vẫn giữ được khu nhà Hậu Tổ vốn được tái thiết vào năm 1964, nằm ở phía sau ngôi đại hùng bảo điện.
Từ năm 1996, chùa Sắc Tứ Kim Sơn tiếp nhận pháp môn “Hiện Pháp Lạc Trú”, được sự hướng dẫn thực tập của chư tôn đức giáo thọ từ “Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế” do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và xiển dương, số lượng Phật tử về chùa ngày càng đông, nên hằng năm nhà chùa mở 4 khóa tu theo bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, mối khóa tu kéo dài trong 3 ngày, tu tập chánh niệm, thiền hành… Ngoài ra, vào Chủ Nhật hằng tuần còn có khóa tu tập “Một Ngày Tịnh Lạc” dành cho Phật tử, thiền sinh...
Tâm Không Vĩnh Hữu