- 1. Sự Giáng Trần Phúc Lợi
- 2. Cuộc Viếng Thăm Của Vị Đạo Sư Hiền Đức
- 3. Hoàng tử nhân đức
- 4. Cuộc Thi Chọn Phò Mã
- 5. Những Cung Ðiện Ðầy Thú Vui
- 6. Điệu Hát Quyến Rũ
- 7. Cảnh Tượng Bất Ngờ
- 8. Chuyến Du Ngoạn Lần Thứ Hai
- 9. Cảnh Tượng Sửng Sốt Cuối Cùng
- 10. Những Lạc Thú Chóng Tàn Phai
- 11. Buổi Thiền Quán An Lạc
- 12. Vua Tịnh Phạn Lo Lắng
- 13. Xuất Gia
- 14. Cuộc Tầm Ðạo Bắt Ðầu
- 15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh
- 16. Tín Nữ Cúng Dường
- 17. Cuộc Chiến Ðầu Vĩ Ðại
- 18. Giác Ngộ
- 19. Thuyết Pháp Cho Ai
- 20. Bài Pháp Ðầu Tiên
- 21. Nỗi Khổ Ðau Của Bà Mẹ
- 22. Con Người Thô Lỗ
- 23. Những Lời Tán Dương
- 24. Lòng Thương Yêu Loài Vật
- 25. Năng Lực Của Lòng Từ Bi
- 26. Trở Về
- 27. Nhà Vua Và Ông Thần Cây
- 28. Lòng Thương Bình Ðẳng Ðối Với Tất Cả
- 29. Những Ngày Cuối Cùng
- 30. Giáo Pháp Vẫn Còn Tồn Tại
- 31. Chú Thích Của Dịch Giả
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN
21.NỖI KHỔ ÐAU CỦA BÀ MẸ
ÐứcPhật đã dùng nhiều phương pháp để giáo hóa. Ðối vớihạng người bình dân và thiếu nhi, Ngài chỉ giáo bằng cáchkể cho họ nghe những mẩu chuyện đạo. Ðối với hạnh ngườikhá thông minh, Ngài giảng dạy giáo pháp với sự giải thíchtường tận. Và có những người Ngài giáo huấn bằng sựim lặng không nói lời nào. Nhưng có lẽ, bài pháp có khảnăng giáo hóa mạnh mẽ nhất là tấm gương sáng và chínhcuộc sống đạo đức của Ngài. Ðức Phật luôn luôn hànhđộng với tâm rộng lượng và lòng từ bi. Ngài kiên nhẫngiáo hóa cho nọi Chúng Sanh, ngay cả đối với hạng ngườidốt nát và điên cuồng nhất.
Chẳngbao lâu, rất nhiều người đã ngưỡng mộ đi theo và trởthành đệ tử của đức Phật. Nếu thiện nam tín nữ nàogặp phải điều gì khó khăn phiền muộn, họ liền tìm đếngặp đức Thế Tôn để nhận sự chỉ giáo của Ngài. Ngàynọ, thiếu phụ Gô Ta Mi (Gotami) có đứa con vừa mới mất.Nàng quá đau khổ đến nỗi trở nên điên dại. Cô ta đikhắp nơi mong tìm vị thầy có thể cứu cho con của cô sốnglại. Các bạn bè xót thương bảo rằng: “Này Gô Ta Mi, cônên tìm gặp đức Phật. Hy vọng Ngài có thể cứu giúp côđược”.
RồiGô Ta Mi ôm chặt đứa con trong lòng đến trước đức Phậtkhóc than, bạch rằng: “Xin Ngài từ bi cứu giùm cho bé traicủa con được sống lại”. Với giọng nói hiền hòa, Ngàiđáp: “Này Gô Ta Mi, Ta có thể giúp con, nhưng trước tiên,mong con đi kiếm mang về cho Ta một hạt cải nhỏ. Và hạtcải ấy phải thuộc gia đình nào từ trước nay chưa có aiqua đời”.
GôTa Mi vội vàng đi tìm hạt cải. Nàng đến hỏi một nhà nọ,và được thiếu phụ ở đó trả lời: “Cô có thể tìmthấy hạt cải và bất cứ vật gì cô muốn. .. . Nhưng xincô biết cho rằng chồng tôi mới mất năm ngoái”.
GôTa Mi liền nói: “Ồ! Vậy thôi, để tôi đi nơi khác”. Rồinàng sang nhà bên cạnh.
Nhưngbất cứ nhà nào nàng đến hỏi thăm cũng được thân nhântrong các gia đình ấy trả lời giống nhau như vậy. Mọi ngườiđều muốn giúp Gô Ta Mi, nhưng nhà nào nàng đến viếng thămcũng đều có người đã qua đời. Người này nói: “Ðứacon gái tôi mất ba năm trước”. Kẻ khác bảo: “Hôm quaanh tôi vừa mới chết”. Nhà nào cũng cho biết y hệt nhưthế cả.
Cuốingày, nàng trở về gặp đức Phật. Ngài hỏi: “Thế nàoGô Ta Mi, con tìm có hạt cải không? Và đứa con của con đâurồi? Con không mang nó theo nữa sao?”.
Nàngđáp: “Bạch đức Thế Tôn, hôm nay con nhận biết rằng khôngriêng mình con có người thân mất. Mà khắp nơi ai ai cũngđều phải chết. Con cảm thấy thực là điên rồ làm saokhi nghĩ rằng con có thể có được đứa con sống lại. Giờđây con đành chấp nhận sự lìa đời của cháu bé và chiềunay con đã đem chôn nó. Nay con trở lại và xin Ngài chỉ dạygiáo pháp cho con. Con sẵn sàng để lắng nghe”.
ÐứcPhật dạy: “Này Gô Ta Mi, hôm nay con đã học hỏi đượcnhiều điều. Sớm muộn gì rồi sự chết cũng phải đếnvới mọi người. Nhưng nếu con hiểu rõ chân lý, con có thểsống và chết trong an lạc. Hãy lại đây, Ta sẽ chỉ giáocho con”. Rồi Ngài đã thuyết giảng giáo lý cho Gô Ta Mi nghe,và chẳng bao lâu, nàng tìm thấy sự an lạc và hạnh phúcmà trước đây nàng chưa từng biết đến.