Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Hoàng tử nhân đức

04/02/201108:40(Xem: 1323)
3. Hoàng tử nhân đức

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

3.HOÀNG TỬ NHÂN ĐỨC

Tronglúc thái tử đang còn quá bé thì thân mẫu của thái tử,hoàng hậu Ma Da từ trần.

Khônglậu trước ngày hoàng hậu qua đời, bà ta nói với cô emgái: “Sắp đến ngày chị không còn có thể chăm sóc choem bé mới sinh của chị nữa. Dì thân mến, sau khi chị mất,xin dì nuôi nấng thái tử Tất Ðạt Ða giúp chị”. Em củahoàng hậu hứa sẽ làm điều đó. Bà rất yêu thương vànuôi dạy thái tử giống như con riêng của mình.

Tháitử lớn lên và trở nên một đứa bé thông minh, dễ thươngvà nhân từ. Phụ hoàng đã mời các danh sư tài giỏi nhấttrong nước để dạy cho thái tử, và thái tử nhanh chóng chứngtỏ là rất mực thống minh. Sau vài ngày đầu tiên dạy dỗ,các giáo sư đều báo cáo với nhà vua:

“Tâubệ hạ, thái tử không cần đến chúng tôi nữa. Chỉ sauvài bài học, thái tử đã biết hết mọi điều chúng tôimuốn dạy. Thực vậy, thái tử đã dạy lại chúng tôi nhữngđiều mà chính chúng tôi chưa bao giờ biết từ trứơc!”

Nghenói thế niềm hảnh diện nơi đức vua về thái tử lại càngtăng trưỡng thêm lên. Hoàng thượng suy nghĩ: “Với tánhthông minh của con ta thái tử lớn lên, chắc sẽ trở thànhmột vị vua tài đức và hùng mạnh”, và điều này làm chonhà vua rất sung sướng.

Nhưngthái tử còn có những điểm đặc biệt hơn cả sự thôngminh. Bản tính của thái tử là rất tốt, hiền lành và cólòng từ bi. Những bạn cùng lứa với thái tử đã thích chơicác trò chơi vật lộn sôi nổi của trẻ con hay giả làm línhvà đánh lẫn nhau. Nhưng thái tử Tất Ðạt Ða đã dùng hếtthì giờ cho cuộc sống thầm lặng của mình. Thái tử thươngyêu những con vật nhỏ sống trong vườn ở hoàng cung và kếtbạn thân thiết vơi chúng. Loài vật biết thái tử không baogiờ sát hại chúng cho nên chúng cũng không cảm thấy sợhãi thái tử. Ngay cả thú dữ thường hay bỏ chạy khi thấyngười lại gần, nhưng chúng đến chào mừng khi thấy tháitử bứơc vào công viên. Chúng tiến lại gần không chút sợsệt và nhận lấy từ bàn tay thái tử các thức ăn mà tháitử luôn mang theo cho chúng.

Ngàynọ, đang ngồi trong hoa viên, thái tử trông thấy một đànthiên nga bay trên trời. Thình lình một mũi tên bắn lên khôngtrung và một con bị trúng. Nó rớt từ trên không xuống nơichân của thái tử với mũi tên đang còn dính nơi cánh củachim.

Tháitử Tất Ðạt Ða nhẹ nhàng ôm con chim bị thương lên vànói nhỏ với nó: “Ồ, Thiên nga tội nghiệp con của ta. Conđừng sợ. Ta sẽ chăm sóc cho con nhé. Này, hãy để ta rútmũi tên ra.” Rồi, thái tử dùng bàn tay dịu dàng vuốt veđể chim hết sợ. Và tay kia thái tử từ từ lấy mũi tênác nghiệt ra. Thái tử dùng thuốc đặc biệt thoa vào cánhcủa chim, và luôn luôn nói với giọng nhỏ nhẹ, trìu mếnđể nó không còn sợ hãi. Sau cùng thái tử lấy chiếc áolụa của mình bao quanh giữ cho thân chim được ấm.

Giâylát sau, một thiếu niên trẻ khác chạy vào trong vườn. Ðólà Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta) (6), anh em bà con với thái tử.Thiếu niên này tay mang cung tên và vui vẻ la lớn: “Này TấtÐạt Ða, Tất Ðạt Ða, có tin mừng! Em bắn trúng con thiênnga! Anh thấy tài chưa, chỉ một phát đầu em bắn trúng đíchliền! Nó rơi xuống gần đâu đây. Anh giúp em tìm nó đi.”

Rồèề Bà Ðạt Ða thấy mũi tên của mình đang còn dính máurớt nằm trên mặt đất gần chân của thái tử. Nhìn cạnhđó, Ðề Bà trông thấy thái tử đang ôm chặt vật gì trongtay, và nhận ra đó là con thiên nga mà anh ta đang tìm kiếm.Ðề Bà la lên: “Ê, anh giữ con thiên nga của em. Anh đưanó cho em. Em bắn trúng thiên nga nó là của em.” Ðề Bà chụpgiật lấy con chim, nhưng thái tử giữ chặt không cho ngườiem giận dữ sờ chạm đến nó.

Tháitử nói với giọng cương quyết: “Anh tìm thấy con chim bịthương rỉ máu rơi nằm ở đây, và anh nhất định khôngtrao chim cho bất cứ ai, khi nó chưa lành vết thương.”

ÐềBà lại to tiếng: “Nhưng chim là của em. Vì rõ thực là doem đã bắn rơi nó, và anh đã lấy cắp chim của em. Vậy anhhãy trả chim cho em hoặc em sẽ bắt lại nó.”

Haihoàng tử đứng cãi cọ như vậy trong giây lát, Ðề Bà mỗilúc càng nổi giận, nhưng Tất Ðạt Ða từ chối nhất địnhkhông trao chim cho Ðề Bà. Cuối cùng thái tử nói: “Khi haingười có việc tranh cãi như thế này, chúng ta nên giải quyếtvấn đề tại pháp đình. Trước một số các quần thầnsáng suốt, mỗi bên sẽ trình bày sự việc xảy ra như thếnào. Rồi quý vị hiểu biết đó sẽ phán quyết ai đúng aisai. Tôi nghĩ chúng ta nên làm như vậy.”

ÐềBà không thích ý kiến này lắm, nhưng đây là phương cáchduy nhất để Ðề Bà bắt lại con thiên nga cho nên anh ta chấpthuận. Cả hai vào hoàng cung, đến trước phụ vương và cáctriều thần. Mọi người tại pháp đình đều nhìn nhau cườikhi họ nghe trình bày điều mà hai hoàng tử muốn. Các quầnthần suy nghĩ bảo rằng: “Cả hai chúng muốn dùng thì giờcủa chúng ta cho việc phân xử chỉ vì một con chim.” Nhưngđức vua nói: “Tất Ðạt Ða và Ðề Bà Ðạt Ða đều làthai tử của hoàng tộc, và trẫm vui mừng thấy cả hai mangviệc tranh chấp của chúng đến cho chúng ta giải quyết. Trẫmnghĩ đó là đều rất quan trọng vì sau khi trở thành cácnhà cầm quyền tương lai, chúng sẽ cần đến sự phán quyếtcủa pháp đình này. Hãy bắt đầu phiên tòa đi”.

Rồilần lượt mỗi hoàng tử lên trình bày về sự việc đãxảy ra. Các triều thần cố gắng phân xử để xem ai phảithì người đó có quyền giữ con thiên nga. Có vị bảo rằng“Ðề Bà bắn rơi con chim cho nên nó thuộc của Ðề Bà”.Người khác lý luận: “Tất Ðạt Ða tìm thấy con thiên nga,do đó nó thuộc của người”. Các quần thần đã bàn thảovà tranh luận khá lâu về nội vụ.

Cuốicùng, giữa pháp đình xuất hiện một ông lão già mà khôngai nhớ là đã gặp ông ta từ trước bao giờ. Nhưng vì trôngthấy ông rất đức độ, các quần thần đã trình bày choông rõ đầu đuôi câu chuyện về con thiên nga của hai hoàngtử. Sau khi nghe xong, ông lão tuyên bố: “Mọi người nam nữai cũng quý trọng sự sống của mình hơn bất cứ vật thểgì khác trên thế gian cho nên, tôi nghĩ con thiên nga thuộcvề người đã hết lòng cứu mạng sống cho chim, chứ khôngthuộc về kẻ đã cố tâm hủy diệt sự sống của nó. Hãytrao thiên nga cho Tất Ðạt Ða”.

Mọingười đồng ý rằng điều mà ông lão hiền đức nói làđúng sự thật, cho nên các triều thần phán quyết để chothái tử Tất Ðạt Ða giữ con thiên nga. Sau đó, đức vuacố tìm gặp để ban thưởng cho ông già về ý kiến sángsuốt của ông, nhưng không thấy ông đâu cả. Nhà vua liềnsuy nghĩ: “Thực là điều hết sức kỳ lạ, ta chẳng rõtừ đâu ông ta đến và từ chốn nào ông đã ra đi”. Màkhông ai biết cả. Ðây là một trong những sự việc bí ẩnđã xảy ra liên quan đến thái tử, cho nên nhiều người tưởngnghĩ rằng thái tử đúng hẳn là một đứa trẻ rất siêuphàm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 137749)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
18/08/2021(Xem: 12215)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
10/11/2020(Xem: 9767)
Kính Mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Ngày 30-09 Âm Lịch (Dược Sư Như Lai, Đại Y Vương Phật) Kính lạy Đức Phật Dược Sư Bi mẫn, Cả năm rồi, đại dịch xuất hiện thần kỳ Thế giới phong tỏa, thân quyến chia ly Nguyên nhân đến từ đâu hiện còn ẩn khuất?
30/04/2020(Xem: 5300)
Chúng ta đi giữa đất trời thiên niên thế kỷ thứ ba, nghe đâu đây suối nguồn róc rách chảy từ trái tim Phật với nụ cười vô biên không giới hạn thời gian và không gian. Từng tia nắng reo vui lấp lánh niềm tin MỘT THẾ GIỚI - MỘT HY VỌNG của nhân loại đang hướng tới để yêu thương tràn đầy bước lên thềm thế kỷ 21, thật ấm áp tình người trên trái đất nầy.
29/04/2020(Xem: 5043)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
13/03/2020(Xem: 19429)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
29/09/2018(Xem: 9343)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
07/09/2018(Xem: 7408)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
07/01/2015(Xem: 16149)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
01/07/2013(Xem: 2701)
.... Năm mươi năm Ngài thuyết pháp đề huề Độ vô lượng hằng sa người giải thoát Vượt bể khổ để sang bờ an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com