- Lời Trần Tình (của Hòa Thượng Thích Đỗng Minh về Cảo Bản Dịch Phẩm Đại Bát Nhã của Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm)
- Tiểu Sử Dịch Giả: Pháp Sư Huyền Trang và HT Thích Trí Nghiêm
- Thừa Sự Tăng Sai (dịch giả Kinh Đại Bát Nhã, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm)
- Tựa Hồi Đầu
- Tập 01
- Tập 02
- Tập 03
- Tập 04
- Tập 05
- Tập 06
- Tập 07
- Tập 08
- Tập 09
- Tập 10
- Tập 11
Tập 02
Quyển 75
Phẩm Vô Sanh 2
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí
Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Tám giải thoát là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Năm loại mắt là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Sáu phép thần thông là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn chúng nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Tánh luôn luôn xả là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn chúng nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Phàm phu là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp phàm phu là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Dự-lưu là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Dự-lưu là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Nhất-lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Nhất-lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bất-hoàn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Bất-hoàn là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! A-la-hán là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp A-la-hán là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Độc-giác là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Độc-giác là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bồ-tát là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Bồ-tát là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Như Lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không. Pháp Như Lai là pháp đã sanh, tôi chẳng muốn nó sanh. Vì sao? Vì tự tánh là không.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nay Ngài vì muốn khiến pháp sanh nó sanh, hay vì muốn khiến pháp bất sanh nó sanh?
Thiện Hiện đáp: Tôi chẳng muốn khiến pháp sanh nó sanh, cũng chẳng muốn khiến pháp bất sanh nó sanh. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì pháp sanh cùng với pháp bất sanh, hai pháp ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi đó là vô tướng.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này nên tôi cũng chẳng muốn khiến pháp sanh nó sanh, cũng chẳng muốn khiến pháp bất sanh nó sanh.
Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Đối với pháp vô sanh đã nói, Ngài ưa biện thuyết tướng vô sanh chăng?
Thiện Hiện đáp: Đối với pháp vô sanh đã nói, tôi cũng chẳng ưa biện thuyết tướng vô sanh. Vì sao? Vì hoặc là pháp vô sanh, hoặc là tướng vô sanh, hoặc là ưa biện thuyết, tất cả pháp ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi đó là vô tướng.
Xá Lợi Tử hỏi: Đối với pháp bất sanh, khởi lên lời nói bất sanh, thì lời nói bất sanh này cũng bất sanh chăng?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì sắc bất sanh; thọ, tưởng, hành, thức cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Nhãn xứ bất sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Sắc xứ bất sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Nhãn giới bất sanh; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Nhĩ giới bất sanh; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Tỷ giới bất sanh; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Thiệt giới bất sanh; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Thân giới bất sanh; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Ý giới bất sanh; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Địa giới bất sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ bất sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Vô minh bất sanh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Cái không nội bất sanh; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa bất sanh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự bất sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Tám giải thoát bất sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ bất sanh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không bất sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Năm loại mắt bất sanh; sáu phép thần thông cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật bất sanh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết bất sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất bất sanh; tánh luôn luôn xả cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni bất sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Phàm phu bất sanh; pháp phàm phu cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Dự-lưu bất sanh; pháp Dự-lưu cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Nhất-lai bất sanh; pháp Nhất-lai cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bất-hoàn bất sanh; pháp Bất-hoàn cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! A-la-hán bất sanh; pháp A-la-hán cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Độc-giác bất sanh; pháp Độc-giác cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Bồ-tát bất sanh; pháp Bồ-tát cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Như Lai bất sanh; pháp Như Lai cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả, bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Thân hành bất sanh; ngữ hành, ý hành cũng bất sanh. Vì sao? Vì tất cả bản tánh là không.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên đối với pháp bất sanh, khởi lên lời nói bất sanh, cũng không có nghĩa là sanh.
Xá Lợi Tử! Vì hoặc pháp sở thuyết, hoặc lời năng thuyết, người thuyết, người nghe đều bất sanh.
Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Trong những vị thuyết pháp, Ngài là người đệ nhất. Vì sao? Vì tùy theo sự vặn hỏi đều có thể giải đáp, không bị ngập ngừng lúng túng.
Thiện Hiện nói: Đệ tử của chư Phật, đối với tất cả pháp đều không có cái nương tựa đắm trước. Do vậy, nên có khả năng, tùy theo sự vặn hỏi mà tất cả đều được giải đáp tự tại vô úy. Vì sao? Vì tất cả pháp không có chỗ nương tựa.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì sao các pháp đều không có chỗ nương?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của sắc là không, nên trong, ngoài, hai bên, khoảng giữa, chẳng thể nắm bắt được; vì bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của nhãn xứ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của sắc xứ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của nhãn giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của nhĩ giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của tỷ giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của thiệt giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của thân giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của ý giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của địa giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Thánh đế khổ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của vô minh là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của cái không nội là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của bốn tịnh lự là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của tám giải thoát là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của bốn niệm trụ là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của pháp môn giải thoát không là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của năm loại mắt là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của sáu phép thần thông là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của mười lực Phật là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của trí nhất thiết là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của pháp không quên mất là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của tánh luôn luôn xả là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của phàm phu là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp phàm phu là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Dự-lưu là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Dự-lưu là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Nhất-lai là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Nhất-lai là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Bất-hoàn là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Bất-hoàn là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của A-la-hán là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp A-la-hán là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Độc-giác là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Độc-giác là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Bồ-tát là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Bồ-tát là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Vì bản tánh của Như Lai là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được. Vì bản tánh của pháp Như Lai là không, nên trong, ngoài, khoảng giữa, hai bên đều chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này nên tôi nói là các pháp đều không có chỗ nương.
Tập 02
Quyển 75
Phẩm Tịnh Đạo 1
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá Lợi Tử: Các đại Bồ-tát, khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa nên sắc thanh tịnh; nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; nên nhãn xứ thanh tịnh; nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nên sắc xứ thanh tịnh; nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; nên nhãn giới thanh tịnh; nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên nhĩ giới thanh tịnh; nên thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên tỷ giới thanh tịnh; nên hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên thiệt giới thanh tịnh; nên vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên thân giới thanh tịnh; nên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên ý giới thanh tịnh; nên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; nên địa giới thanh tịnh; nên thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; nên Thánh đế khổ thanh tịnh; nên Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; nên vô minh thanh tịnh; nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; nên cái không nội thanh tịnh; nên cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh thanh tịnh; nên bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; nên bốn tịnh lự thanh tịnh; nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; nên tám giải thoát thanh tịnh; nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; nên bốn niệm trụ thanh tịnh; nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; nên năm loại mắt thanh tịnh; nên sáu phép thần thông thanh tịnh; nên mười lực của Phật thanh tịnh; nên bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; nên pháp không quên mất thanh tịnh; nên tánh luôn luôn xả thanh tịnh; nên tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh; nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh; nên trí nhất thiết thanh tịnh; nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh; nên đạo Bồ-đề thanh tịnh.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Thế nào là đại Bồ-tát, khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, đạo Bồ-đề thanh tịnh?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sáu phép Ba-la-mật-đa, mỗi phép đều có hai thứ: Một là thế gian, hai là xuất thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là bố thí Ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát là đại thí chủ, thì luôn luôn bố thí cho tất cả Sa-môn, Bà-là-môn, người nghèo, người bệnh, người cô độc, người lỡ đường, người hành khất, họ cần ăn, cho ăn, cần uống cho uống, cần xe cho xe, cần y phục cho y phục, cần hương cho hương, cần hoa cho hoa, cần đồ trang sức cho đồ trang sức, cần nhà cửa cho nhà cửa, cần thuốc men cho thuốc men, cần ánh sáng cho ánh sáng, cần đồ ngồi nằm cho đồ ngồi nằm, tất cả thứ ấy, tùy theo nhu cầu về sự sinh sống của họ mà cho đầy đủ. Hoặc lại có người đến xin con trai, cho con trai, xin con gái cho con gái, xin vợ cho vợ, xin chức quan cho chức quan, xin đất nước cho đất nước, xin ngôi vua cho ngôi vua, xin đầu mắt cho đầu mắt, xin tay chân cho tay chân, xin các phần trong thân cho các phần trong thân, xin máu thịt cho máu thịt, xin xương tủy cho xương tủy, xin tai mũi cho tai mũi, xin tôi tớ cho tôi tớ, xin của báu cho của báu, xin vàng bạc cho vàng bạc, tất cả các thứ ấy, tùy theo nhu cầu của họ, các vật ở trong, ngoài đều cho hết. Tuy làm việc bố thí như vậy nhưng có chỗ nương tựa, nghĩa là nghĩ thế này: Ta cho, người kia nhận; ta là thí chủ; ta chẳng xan tham; ta nghe theo lời Phật dạy; có thể xả bỏ tất cả; ta hành bố thí Ba-la-mật-đa. Trong khi kẻ ấy hành bố thí, vì lấy sở đắc làm phương tiện, nên cùng với các hữu tình hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột. Lại nghĩ thế này: Ta đem phước này cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Kẻ kia chấp trước vào ba luân mà hành bố thí: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về vật cho. Do chấp trước ba luân này, mà hành bố thí, nên gọi là thế gian bố thí Ba-la-mật-đa. Vì duyên cớ gì mà sự bố thí này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, chẳng đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy gọi là bố thí Ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi hành bố thí, ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta là người cho, hai là chẳng chấp kẻ kia là người nhận, ba là chẳng chấp việc bố thí và kết quả bố thí, thì đó là đại Bồ-tát khi thực hành bố thí, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước bố thí đã tu cho khắp hữu tình, thì đối với các hữu tình hoàn toàn không sở đắc. Tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó chẳng thấy một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà hành bố thí, nên gọi là bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì mà việc bố thí này gọi là xuất thế gian. Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt đến pháp xuất thế gian, nên gọi là bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử! Thế nào là tịnh giới Ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, tuy thọ trì tịnh giới, mà có chỗ nương, nghĩa là nghĩ thế này: Ta vì lợi ích của tất cả hữu tình mà thọ trì tịnh giới; ta làm theo lời Phật dạy, đối với tịnh giới không có gì vi phạm; ta hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì trong khi vị ấy trì giới, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, cùng với các hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột. Lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta đem phước này bố thí cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Vị ấy chấp trước ba luân mà thọ trì giới: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về giới. Do chấp trước ba luân này, mà thọ trì giới, nên gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa thế gian. Vì duyên cớ gì mà tịnh giới này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, vì chẳng đạt đến pháp xuất thế gian, như vậy gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là tịnh giới Ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi thọ trì giới, ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta năng trì giới, hai là chẳng chấp hữu tình được phòng hộ, ba là chẳng chấp giới và kết quả của giới, thì gọi là đại Bồ-tát khi thọ trì giới, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước đã trì giới bố thí khắp hữu tình, đối với các hữu tình hoàn toàn không sở đắc. Tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó, chẳng thấy một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà thọ trì giới, nên gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì mà tịnh giới này gọi là xuất thế gian? Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là an nhẫn Ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, tuy tu an nhẫn, mà có chỗ nương, nghĩa là khởi lên ý nghĩ thế này: Ta vì sự lợi ích của tất cả hữu tình mà tu an nhẫn; ta theo lời Phật dạy, đối với an nhẫn thù thắng, thường tu tập đúng đắn; ta tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì vị ấy khi tu hành an nhẫn, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, cùng với các hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột; lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta đem phước này bố thí cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Vị ấy chấp trước ba luân mà tu hành an nhẫn: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về nhẫn. Do chấp trước ba luân này, mà tu an nhẫn nên gọi là an nhẫn Ba-la-mật-đa thế gian. Vì duyên cớ gì mà an nhẫn này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, vì chẳng đạt đến pháp xuất thế gian; như vậy, gọi là an nhẫn Ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là an nhẫn Ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn, ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta thường tu nhẫn, hai là chẳng chấp đối tượng nhẫn là hữu tình, ba là chẳng chấp trước nhẫn và kết quả của nhẫn, thì đó là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước đã tu hành an nhẫn bố thí khắp hữu tình, đối với các hữu tình hoàn toàn không sở đắc, tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó, chẳng thấy một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà tu an nhẫn, nên gọi là an nhẫn Ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì gọi an nhẫn này là xuất thế gian? Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt tới pháp xuất thế gian, như vậy gọi là an nhẫn Ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là tinh tấn Ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, tuy dốc lòng tinh tấn, nhưng có chỗ nương, nghĩa là khởi lên ý nghĩ thế này: Ta vì lợi ích tất cả hữu tình mà dốc lòng tinh tấn; ta theo lời Phật dạy, sách tấn thân tâm không hề giải đãi; ta hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, thì vị ấy khi hành tinh tấn, lấy hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng với các hữu tình hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, lại khởi lên ý nghĩ: Ta đem phước này bố thí cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Vị ấy chấp trước vào ba luân mà dốc lòng tinh tấn: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về tinh tấn. Do chấp trước ba luân này, mà tu tinh tấn, nên gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa thế gian. Vì duyên cớ gì tinh tấn này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, vì chẳng đạt đến pháp xuất thế gian; như vậy, gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là tinh tấn Ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi dốc lòng tinh tấn, làm cho ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta thường tinh tấn, hai là chẳng chấp vào cái vì hữu tình, ba là chẳng đắm vào sự tinh tấn và kết quả tinh tấn, thì đó là đại Bồ-tát khi dốc lòng tinh tấn, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước tinh tấn đã tu bố thí khắp hữu tình, đối với các hữu tình hoàn toàn không sở đắc. Tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó, chẳng thấy có một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà lại dốc lòng tinh tấn, nên gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì tinh tấn này gọi là xuất thế gian? Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy, gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là tịnh lự Ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, tuy tu tịnh lự, nhưng có chỗ nương, nghĩa là khởi lên ý nghĩ: Ta vì lợi ích tất cả hữu tình mà tu tịnh lự; ta theo lời Phật dạy, đối với các đẳng trì thù thắng luôn luôn tu tập đúng đắn; ta hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, thì vị ấy, khi tu định, lấy hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng với các hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột; lại khởi lên ý nghĩ: Ta đem phước này bố thí cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Vị ấy chấp trước ba luân mà tu tịnh lự: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về tịnh lự. Do chấp trước ba luân này, mà tu tịnh lự, nên gọi là tịnh lự Ba-la-mật-đa thế gian. Vì duyên cớ gì tịnh lự này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, vì chẳng đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy, gọi là tịnh lự Ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là tịnh lự Ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu tịnh lự, ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta thường tu định, hai là chẳng chấp cái vì hữu tình, ba là chẳng đắm vào tịnh lự và kết quả tịnh lự, thì đó là đại Bồ-tát, khi tu tịnh lự, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước đã tu tịnh lự bố thí khắp hữu tình, đối với các hữu tình hoàn toàn không sở đắc. Tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó, chẳng thấy một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà tu tịnh lự, nên gọi là tịnh lự Ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì mà tịnh lự này gọi là xuất thế gian? Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy, gọi là tịnh lự Ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã, mà có chỗ nương, nghĩa là khởi lên ý nghĩ: Ta vì lợi ích cho tất cả hữu tình mà tu Bát-nhã; ta theo lời Phật dạy, đối với Bát-nhã thù thắng, thường tu hành đúng đắn, ta thường ăn năn trừ bỏ điều ác mình đã làm, ta thấy điều ác kẻ khác, hoàn toàn chẳng chê trách, ta luôn luôn tùy hỷ sự tu phước của kẻ khác, ta thường thỉnh Phật chuyển pháp luân nhiệm mầu, ta tùy theo điều đã nghe, luôn luôn chọn lựa đúng đắn, ta tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì vị ấy khi tu tuệ, lấy hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng với các hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột; lại khởi lên ý nghĩ: Ta đem phước này bố thí cho các hữu tình, khiến đời này, đời khác được an vui cho đến chứng đắc Vô-dư-y Niết-bàn. Vị ấy chấp trước ba luân mà tu Bát-nhã: Một là tưởng về mình, hai là tưởng về người, ba là tưởng về Bát-nhã. Do chấp trước ba luân này, mà hành Bát-nhã nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thế gian. Vì duyên cớ gì Bát-nhã này gọi là thế gian? Vì cùng làm như thế gian, vì chẳng đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy, gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thế gian.
Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất thế gian?
Thiện Hiện đáp: Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã, ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta thường tu tuệ, hai là chẳng chấp cái vì hữu tình, ba là chẳng đắm vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa và kết quả Bát-nhã, thì đó là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã, ba luân thanh tịnh.
Lại, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát lấy đại bi làm đầu, đem phước đã tu hành Bát-nhã bố thí khắp hữu tình, đối với các hữu tình hoàn toàn vô sở đắc. Tuy cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng về quả vị giác ngộ cao tột, nhưng ở trong đó, chẳng thấy một chút tướng nào. Do hoàn toàn không chấp trước mà tu hành Bát-nhã, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất thế gian. Vì duyên cớ gì Bát-nhã này gọi là xuất thế gian? Vì chẳng cùng làm như thế gian, vì có thể đạt đến pháp xuất thế gian. Như vậy, gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa xuất thế gian.
Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát khi tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa làm thanh tịnh đạo Bồ-đề.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Những gì gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Cái không nội gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Chơn như gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; Thánh đế tập, diệt, đạo gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; bốn vô lượng, bốn định vô sắc gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Tám giải thoát gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Năm loại mắt gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; sáu phép thần thông gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; tánh luôn luôn xả gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; tất cả pháp môn Tam-ma-địa gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Xá Lợi Tử! Vô lượng, vô biên các nhóm công đức lớn như vậy gọi là đạo Bồ-đề của đại Bồ-tát.
Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Đúng như Ngài đã nói! Công đức như vậy là do những thế lực Ba-la-mật-đa nào mà đạt được?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Công đức như vậy đều do thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đạt được. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy luôn luôn là mẹ của tất cả thiện pháp. Tất cả thiện pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai đều từ đó mà sanh.
Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có khả năng nhiếp thọ khắp tất cả thiện pháp. Thiện pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai đều nương nơi đây mà an trú.
Xá Lợi Tử! Chư Phật quá khứ tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì đạt đến chỗ viên mãn rốt ráo, nên đã chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chư Phật vị lai tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì đạt đến viên mãn rốt ráo, nên sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì đạt đến viên mãn rốt ráo, nên hiện chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.
Quyển thứ 75
Hết