Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

10/10/201909:58(Xem: 9480)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2019)
 Diệu Âm lược dịch
 

CAM BỐT: Độc nhất vô nhị: Nhóm 4 tượng Phật cổ của tỉnh Preah Vihear

Sau khi được trùng tu vào năm ngoái, ngôi chùa cổ Chaktomuk đang dần lấy lại sự nổi tiếng của mình như là một điểm đến di sản khi có nhiều du khách hơn đến viếng địa diểm thu hút du lịch này.

Chùa Chaktomuk có 4 tượng Phật đứng quay lưng với nhau - nhìn về 4 hướng bắc, nam đông và tây - được xem là độc nhất vô nhị tại Cam Bốt.

Trước khi trùng tu, nửa trên của cấu trúc chùa Chaktomuk đã sụp đổ, với 4 pho tượng Phật đứng tựa lưng vào nhau bị che phủ bởi cây cối mọc quá mức khiến bề mặt của các tượng này bị xói mòn.

(tipitaka.net – October 2, 2019)

 

2019-10-1-00002019-10-1-0001

Nhóm 4 tượng Phật cổ của tỉnh Preah Vihear

Photos: Hong Menea

 

NHẬT BẢN: Daizenji – “Chùa Nho”

Chuyện kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, một nhà sư tên là Gyoki khi đang viếng Thung lũng Koshu (tỉnh Yamanashi) đã mơ thấy Đức Phật Dược sư (Yakushi Nyorai). Vị Phật tiến đến Gyoki, một tay ngài cầm chùm nho và tay kia cầm bình thuốc.

Sư Gyoki đã tạc một tượng Phật Dược sư mang trái cây đến, và xây chùa Daizenji (Chùa Nho) để vinh danh ngài. Sau đó ông bắt đầu trồng nho Koshu địa phương cho mục đích y học.

Ngay sau khi sư Gyoki giới thiệu lợi ích dược liệu của trái nho và truyền bá các kỹ thuật canh tác, loại trái cây này đã phủ kín Thung lũng Koshu. Nông dân bắt đầu thu thập và lên men những trái nho bị hỏng, thêm nhiều đường vào cho ngon, tạo nên rượu vang koshu.

Vào năm 1953, Chùa Nho đã đưa một số nông dân vào nghiệp đoàn để tạo ra một loại rượu vang koshu rất độc đáo, sản xuất hàng loạt trong khu chùa này.

Ngày nay, mỗi năm “Chùa Nho” của Koshu sản xuất 9,000 chai rượu vang.

(Big News Network – October 3, 2019)

2019-10-1-00022019-10-1-0003

2019-10-1-0004

Daizenji – “Chùa Nho” và sản phẩm rượu vang của bản tự

Photos: atlasobscura.com

 

HOA KỲ: Một đường phố ở Richmond sẽ đổi tên thành Đạt lai Lạt ma

Richmond, California - Một đường phố ở thành phố Richmond sẽ được đổi tên thành Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo Tây Tạng lưu vong.

Một phần của Đại lộ Huntington sẽ đổi thành “Đại lộ Đạt lai Lạt ma” sau khi hội đồng thành phố Richmond bỏ phiếu đồng lòng ủng hộ vào ngày 1-10-2019.

Nằm ở phía tây Xa lộ Liên tiểu bang số 80, đại lộ Huntington có diện tích chỉ là một dãy nhà. Thành phố sẽ chi trả các khoản chi phí trị giá $215.38 cho các biển báo mới, sẽ lắp đặt trong vài tuần tới.

Yêu cầu đổi tên được gởi bởi Hiệp hội Tây Tạng của Bắc California (TANC), một trung tâm văn hóa tọa lạc trên dãy nhà này. Trung tâm là nơi dành cho người Tây Tạng học ngôn ngữ và văn hóa của họ. TANC cũng điều hành một ngôi chùa trên đại lộ Barrett trong khu vực có sự hiện diện đáng kể của người Tây Tạng này.

(Phayul – October 3, 2019)

2019-10-1-0005

Biểu trưng của Hiệp hội Tây Tạng của Bắc California (TANC)

Photo: Phayul

 

HÀN QUỐC: Tủ quay tròn đựng kinh Phật được quảng bá là bảo vật quốc gia

Yecheon, Bắc Gyeongsang - Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đã công bố rằng cục này sẽ quảng bá Yunjangdae, một tủ xoay đựng kinh điển Phật giáo, lên cấp bảo vật quốc gia. Chánh điện Daejangjeon của chùa Yongmunsa, nơi chứa tủ kinh quay tròn nói trên, cũng sẽ được gọi là một quốc bảo.

Tủ Yunjangdae - còn gọi là Cột Thư viện Kinh Xoay tròn -  đã hơn 800 năm tuổi và hoạt động như một cột trụ chứa kinh điển Phật giáo. Đây là tủ sách quay tròn duy nhất tại Hàn Quốc.

Yunjangdae được lắp sâu xuống đất với một đế xoay và gắn chặt vào trần tủ bằng một trục chính. Thiết kế của cột thư viện này từ đế lên nóc là từ mỏng thành lớn. Thân tủ Yunjangdae có nhiều cửa với thiết kế hoa và một mái màu đỏ sặc sỡ ở trên cùng.

Buddhistdoor Global – October 4, 2019)

2019-10-1-00062019-10-1-0007

Tủ quay Yunjangdae và chánh điện Daejangjeo

Photos: buddhistdoor.net

 

 

BANGLADESH: Nhà lãnh đạo Phật giáo Satyapriya Mahathero viên tịch

Vào ngày 4-10-2019, Satyapriya Mahathero, nhà lãnh đạo Phật giáo cao thứ nhì của Bangladesh và là trưởng tu viện Ramu tại thành phố Cox’s Bazar đã viên tịch tại thủ đô Dhaka, hưởng thọ 89 tuổi.

Tổng thống và Thủ tướng Bangladesh đã chia buồn với cái chết của vị cao tăng đáng kính này.

Sinh tại Ramu, Cox’s Bazar, vào năm 1930 Satyapriya Mahathero xuất gia vào năm 1950 và đảm nhận chức chủ tịch Đại Hội đồng Tăng đoàn Bangladesh vào năm 2006.

Năm 2015, ông được trao giải nhì của giải thưởng dân sự Ekushey Padak của Bangladesh cho công tác xã hội.

(tipitaka.net – October 7, 2019)

 

2019-10-1-0008

 

Nhà lãnh đạo Phật giáo Satyapriya Mahathero của Bangladesh

Photo: DD NEWS

  

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2015(Xem: 21752)
- Tên thật: Triệu Thị Trinh, hoặc Triệu Thị Chinh, Triệu Trịnh Nương, còn có tên: Triệu Ẩu, Nhụy Kiều Tướng Quân, Lệ Hải Bà Vương. - 19 tuổi, thu phục con voi trắng một ngà dữ dằn, phá hại mùa màng, giết hại dân lành. Chính con voi này Bà cỡi mỗi khi ra trận. Cũng năm 19 tuổi này, Bà đã vào rừng lập chiến khu tại Sơn Tùng, hàng ngàn tráng sĩ xin theo, học kỹ chiến thuật, rèn binh bày trận. Và chính nơi đây là Trung tâm cuộc Khởi Nghĩa vào năm 248, thời kỳ Bắc thuộc lần Thứ Hai. - Bà tuẩn tiết ngày 21 tháng 02 năm Mậu Thìn 248 tại Núi Tùng, Thanh Hóa, lúc bấy giờ Bà mới 23 tuổi. - Bà sinh tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Nhưng về năm sinh, tôi xin đánh dấu hỏi ở đây: Nhiều sử sách bài viết đã ghi nằm trên tủ sách và online trên hệ mạng, rõ ràng rằng: "Triệu Thị Trinh - Bà Triệu (225-248)" ; Lại rõ ràng rằng: "Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm 226 (Bính Ngọ)". Điểm này xin dành cho những bậc Thức giả và các nhà Sử học.
12/12/2015(Xem: 15999)
Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn Đệ nhất quân vương đất trời Nam An dân, an quốc, bình thiên hạ Quốc Tổ, quốc Tông, đã định ban Vua Trần Nhân Tôn Vua Trần Nhân Tôn
29/09/2015(Xem: 7574)
Những chế độ độc tài chuyên nghiệp như đảng CSVN không hề sơ hãi những cá nhân chống đối. Cái mà họ sợ là những cá nhân kết hợp thành tổ chức (hoặc hội đoàn) để chống đối. Khi người cộng sản khống chế xã hội dân sự qua điều 4 hiến pháp, thì họ không những cấm đoán sự hình thành của những tổ chức độc lập, mà họ còn thành lập những tổ chức cuội, của chính họ, để phô trương một xã hội dân sự giả tạo, và xâm nhập mọi cơ sở kinh tế hay xã hội khác, để kiểm soát và điều hướng.
24/07/2015(Xem: 8744)
Bài tiểu luận "Ảnh hưởng Phật giáo trong pháp luật triều Lý" đã được viết vào tháng giêng năm 1971 tại Saigon. Tạp chí Từ Quang đã đăng từ số 225 đến 258 (từ tháng 6 đến 9 năm 1974). Tạp chí Từ Quang là Cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội Phật Học Nam Việt, trụ sở ở chùa Xá Lợi tại Saigon (bên hông trường Gia Long cũ), do cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cố Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hoá thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Sau khi cụ Mai Thọ Truyền qua đời thì cụ Minh Lạc Vũ Văn Phường làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tôi xin trân trọng cống hiến quý độc giả Đặc San Chánh Giác của Chùa Hoa Nghiêm ở Toronto. Toronto, ngày 01 tháng 04 năm 1991 NVT
06/07/2015(Xem: 12712)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
19/04/2015(Xem: 13609)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
19/01/2015(Xem: 9643)
Xin cảm ơn Biển Nhớ đã post lên, thấy hiện trên hệ điện tử toàn cầu "thivien.net" lần thứ nhất: Ngày gởi 08/09/2007 06:13 ; lần sau cùng: Ngày gởi 25/09/2007 08:39. Từ lần thứ nhất tới lần sau cùng, Biển Nhớ đã miệt mài gởi đi, mỗi lần gởi, đoạn cuối lại thường xuyên có hai câu lục bát và chỉ hai câu này thôi: "Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng, Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ". Không đổi bất cứ một câu nào khác và không thêm bất cứ một chữ nào khác. Ở lưng chừng một trang trên hệ mạng "thivien.net", thấy có phần trao đổi một vài vị với nhau, tôi tính không copy xuống, nhưng kéo lên đọc lại lần nữa, có lẽ nên copy để người đọc cũng nên biết. Tự tôi cảm thán mạn phép được viết đôi dòng để chuyển tải đi, chứ không phải ca ngợi tác giả, bởi có lẽ tác giả đâu cần ca ngợi mà Đại Tác Phẩm Trường Thiên ĐẠI VIỆT SỬ THI - 30 quyển - trên dưới 10,000 câu - của Hồ Đắc Duy, Việt Nam Lịch Sử Diễn Ca vốn đã trác tuyệt phi thường, là một tác phẩm văn vần dài nhất của nền văn học Việt Nam.
28/04/2014(Xem: 12416)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
01/01/2014(Xem: 7825)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
22/10/2013(Xem: 18985)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]