Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

04/01/202520:36(Xem: 421)
Tuần 4

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 4 THÁNG 12, 2024)

 

Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Ngôi chùa Hàn Quốc sẽ trả lại tượng Phật cho chùa Quan Âm của Nhật Bản vào mùa xuân năm sau

SEOUL, Hàn Quốc – Chùa Buseoksa ở thành phố Seosan, Hàn Quốc có kế hoạch trả lại pho tượng Quan Âm Bồ Tát cho Chùa Quan Âm trên đảo Tsushima, một hòn đảo ở Tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, sau khi tổ chức lễ tưởng niệm kéo dài 100 ngày từ tháng 3 đến tháng 5.

Tượng Bồ tát Quan Âm tại chùa Quan Âm, một di sản văn hóa được tỉnh Nagasaki chỉ định, đã bị một đường dây trộm Hàn Quốc lấy cắp về Hàn Quốc.

Vào tháng 10 năm 2023, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã khẳng định quyền sở hữu của chùa Quan Âm, bác bỏ tuyên bố của chùa Buseoksa rằng họ đã bị cướp biển Wako Nhật Bản đánh cắp pho tượng này vào thế kỷ 14. Kể từ phán quyết này, chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước đi để thực hiện việc trả lại pho tượng.

Chùa Quan Âm đã đồng ý tổ chức lễ tưởng niệm để cầu nguyện cho pho tượng được an vị. Và từ bây giờ, chùa Quan Âm sẽ nộp các tài liệu cần thiết cho văn phòng công tố viên Hàn Quốc (vốn đang tiếp quản pho tượng) để chùa Buseoksa có thể tổ chức lễ tưởng niệm.

(JIJI PRESS – December 24, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-4-000

Tượng Bồ tát Quan Âm, bị đánh cắp từ Chùa Quan Âm ở Tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) về Hàn Quốc

Photo: EPA/VIA JIJI

 

NHẬT BẢN: Sakuranesia thúc đẩy đối thoại Hồi giáo-Phật giáo tại chùa Miidera của Nhật Bản

Shiga, Nhật Bản - Hội Sakuranesia, một tổ chức có trụ sở tại Indonesia tập trung vào giáo dục và văn hóa, gần đây đã tổ chức một chuyến thăm lịch sử đến chùa Miidera, một trong 4 ngôi chùa lớn ở Nhật Bản.

Chuyến thăm do Giáo sư Ito điều hành, nhằm mục đích khuyến khích đối thoại giữa Hồi giáo và Phật giáo, phù hợp với sứ mệnh hòa bình thế giới có tên “Chúng ta là một” của hội.

Trong cuộc họp, Sư trụ trì đã tặng thư pháp viết tay như một biểu tượng của tình hữu nghị cho những người sáng lập Hội Sakuranesia.

Chuyến thăm cũng làm nổi bật vẻ đẹp của chùa Miidera, nổi tiếng với các bảo vật quốc gia - chẳng hạn như Kondo (Sảnh Vàng), ngôi chùa 3-tầng, và tháp chuông được gọi là “chuông Rạng đông Miidera”.

Vị sư trụ trì đã hướng dẫn đoàn đại biểu đi quanh khu đền chùa, nơi có lịch sử hơn 1,300 năm và có tầm nhìn tuyệt đẹp ra Hồ Biwa và vẻ đẹp của thiên nhiên.

(ANTARA – December 24, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-12-4-001

Chori Geka Toshihiko Fuke, Sư trụ trì thứ 164 của chùa Miidera (phải) và Tovic Rustam, người sáng lập Hội Sakuranesia trao đổi quà lưu niệm trong chuyến thăm chùa Miidera ở Otsu, Tỉnh Shiga, vào ngày 23-12-2024

Photo: ANTARA

 

 TinTuc_PGTG_2024-12-4-002

Chùa Miidera ở Otsu, Tỉnh Shiga

Photo: JE

 TinTuc_PGTG_2024-12-4-003

Ngôi chùa gỗ 3-tầng của chùa Miidera

Photo: zoomingjapan.com

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma chia buồn cùng gia đình của cựu Thủ tướng Manmohan Singh vừa qua đời

Sau khi cựu Thủ tướng Manmohan Singh qua đời vào đêm 26-12-2024, Đức Đạt lai Lạt ma đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của mình trong một lá thư gửi cho bà Gursharan Kaur, góa phụ của ông Singh vào ngày 27-12.

Suy ngẫm về mối quan hệ cá nhân của ngài với cựu Thủ tướng, ngài nói thêm, “Bất cứ khi nào chúng tôi gặp nhau trong những năm qua, tôi đều vô cùng trân trọng sự quan tâm và lời khuyên hữu ích của ông ấy. Tôi cảm thấy ông ấy giống như một người anh trai đối với tôi”.

Đức Đạt lai Lạt ma cũng ghi nhận những đóng góp lâu dài của ông Manmohan Singh cho Ấn Độ, và ngài nói rằng ông ấy cũng là một người bạn tốt của người dân Tây Tạng.

Cuối cùng, Đức Đạt lai Lạt ma viết, “Chúng ta có thể vui vì trong suốt 92 năm, ông ấy đã sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa - là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta”.

(ddnews.gov.in - December 27, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-12-4-004

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: ddnews.gov.in

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện 18 tác phẩm điêu khắc cổ, bao gồm cả đạo Shaiva và các vị thần Phật giáo

Các tác phẩm điêu khắc cổ đã được tìm thấy dọc theo bờ sông Baitarani ở quận Bhadrak của bang Odisha.

Các tác phẩm điêu khắc này được tìm thấy gần ngôi làng Maninathpur ở khu Bhandaripokhari của quận Bhadrak vào hạ tuần tháng này.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 18 tác phẩm điêu khắc cổ, bao gồm cả đạo Shaiva và các vị thần Phật giáo hiếm có, có niên đại từ thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 Công nguyên (CE).

Những hiện vật này bao gồm các ngôi đền thu nhỏ được chạm khắc tinh xảo và các ‘bảo tháp nước công đức’(argha stupas).

Các tác phẩm điêu khắc mô tả các vị thần đạo Shaiva, và các biểu tượng Phật giáo như Đức Phật, bồ tát Tara và Liên Hoa Thủ.

Các tác phẩm điêu khắc này đã được chuyển giao cho Bảo tàng Tịnh xá Phật giáo để bảo quản và trưng bày.

(PTI – December 27, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-12-4-005

Các cổ vật được phát hiện vào hạ tuần tháng 12 gần làng Maninathpur ở khu Bhandaripokhari của bang Odisha

Photo: PTI

 

HOA KỲ: Thiền sư người Mỹ Hozan Alan Senauke viên tịch, thọ 77 tuổi

Hozan Alan Senauke, nhà sư Phật giáo dấn thân Thiền phái Tào Động, Pháp sư và là trụ trì thường trú của Trung tâm Thiền Berkeley ở California, đã viên tịch vào ngày 22-12-2024, thọ 77 tuổi.

Cộng tác lâu năm với Mạng lưới Phật tử dấn thân quốc tế (INEB) và là thành viên của Ủy ban cố vấn INEB, Hozan là một nhà hoạt động Phật giáo nổi tiếng và là người ủng hộ mạnh mẽ cho sự thay đổi xã hội và bình đẳng. Ông sáng lập nhiều sáng kiến ​​và phát triển các nguồn lực có tác động bắt nguồn từ Phật giáo cho sự thay đổi xã hội ở Châu Á và Hoa Kỳ.

Sinh ra tại Brooklyn, New York, vào năm 1947, Hozan Alan Senauke là đệ tử của Sojun Mel Weitsman Roshi, thuộc dòng Thiền tông Tào Động của Shunryu Suzuki từ năm 1968.

(Buddhistdoor Global – December 23, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-12-4-006

Thiền sư Hozan Alan Senauke, 1947–2024

Photo: Berkeley Zen Center Facebook

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2022(Xem: 24158)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23358)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 7590)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
04/01/2022(Xem: 9127)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5373)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
30/12/2021(Xem: 3593)
Không phải lúc nào cũng được xem là nghệ thuật như bối cảnh ban đầu vốn có, các hiện vật mà bây giờ chúng ta phân loại là “nghệ thuật Phật giáo” (Buddhist art), mặc dù có được kỹ thuật thủ công tuyệt xảo và tính thẩm mỹ sâu sắc, chúng được tạo ra với mục đích tôn nghiêm thờ phụng, sinh hoạt văn hóa tâm linh và tích lũy công đức. Giống như nhiều thuật ngữ chính của Phật giáo bị hiểu sai ở phương Tây, thì hình ảnh Phật giáo cũng vậy. Trên thực tế, việc lạm dụng hình tượng Đức Phật trở nên tràn lan, đến nỗi cộng đồng Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan cảm thấy cần phải đặt dấu hiệu cảnh báo trên khắp thành phố để giáo dục du khách thập phương rằng "Đức Phật không phải để trang trí" (Buddha is not for decoration) một cách lạm dụng
24/10/2021(Xem: 3453)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết, bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 tới, Vương quốc Phật giáo này sẽ mở cửa chào đón du khách thập phương hành hương từ 46 quốc gia, thay vì trước đây chỉ công bố 10 quốc gia có nguy cơ thấp bởi dịch Covid-19.
23/09/2021(Xem: 5403)
Bài Khảo Luận nầy nay đã in lại và trở thành CHƯƠNG MỘT của tác phẩm nầy. Chương hai có tựa đề là: VIỆT NAM PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG QUỐC. Những chương khác nghiên cứu về Phật, Bồ Tát, các Kinh, Luận...là những Kinh, Luận, Bồ Tát... rất uyên thâm, nỗi tiếng, tiêu biểu cho Giáo Lý Phật Giáo của tất cả các tông phái Phật Giáo đang hành đạo tại Việt Nam. Phần cuối của tác phẩm là những phụ lục. Trong đó 3 phụ lục đầu là 3 bài tham luận đã thuyết trình trong 3 lần hội thảo quốc tế, có ghi rõ thời gian và nơi chốn hội thảo. Những phụ lục còn lại là những bài khảo luận nghiên cứu về giáo lý Phật Giáo. Như vậy xét về nội dung tác phẩm nầy không phải là sách chuyên khảo cứu về Lịch Sử Du Nhập và Truyền Thừa của Phật Giáo Việt Nam. Mục đích của tác giả là muốn cho thế hệ người Việt Nam trẽ lưu tâm nghiên cứu sâu, tìm hiểu, phát huy những điểm son lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt, viết lên cho thế giới biết Dân Tộc Việt Nam có lịch sử Hào Hùng, Minh Triết về mọi thời đại, mọi lãnh vực tro
12/06/2021(Xem: 14922)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
07/06/2021(Xem: 12509)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]