Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/09/201520:10(Xem: 13569)
Tuần 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 2 THÁNG 9, 2015)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Trung tâm Nguồn Phật giáo Tây Tạng bảo tồn văn bản từ tất cả các truyền thống Phật giáo

 

Sau khi đã đạt được mục tiêu ban đầu của việc bảo tồn số lượng đồ sộ của các nguồn văn bản quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng, Trung tâm Nguồn Phật giáo Tây Tạng (TBRC) hiện đang hướng đến việc mở rộng phạm vi công việc để bảo đảm rằng các văn bản Phật giáo từ mọi truyền thống đều được an toàn, dễ tìm và cập nhật được ở dạng kỹ thuật số.

Được thành lập vào năm 1999 với trụ sở đặt tại Cambridge, Masachusetts, TBRC trong lịch sử 16 năm của mình đã quét hơn 18,000 tập sách sang định dạng kỹ thuật số - với tổng cộng 9.5 triệu trang có sẵn trực tuyến và ngoại tuyến. Trong quá trình này, một mô hình biên mục đã được phát triển thích nghi cho việc sử dụng bất cứ ngôn ngữ hoặc chủ đề nào. Vào tháng 8-2015, TBRC đã vượt mốc 10 triệu trang văn bản được quét.

Mục tiêu mới của TBRC sẽ tập trung vào các nguồn văn bản của tiếng Hán, Pali, Phạn và các ngôn ngữ khác từ Trung, Đông và Đông Nam Á, vốn đặc biệt có nguy cơ bị biến mất trong thời đại của sự bất ổn về kinh tế-xã hội, chính trị và môi trường. Để đạt được điều này, sự hỗ trợ của những người bảo trợ nhìn xa trông rộng cũng như cộng đồng Phật giáo toàn thế giới sẽ là cần thiết.

(Buddhistdoor Global – September 9, 2015)

 

2015-09-2-000

Bộ sưu tập kỹ thuật số của TBRC bao gồm văn học Tây Tạng có niên đại từ thế kỷ thứ 8

Photo: harvardmagazine.com

 

 

NHẬT BẢN: Khánh thành tượng của Tiến sĩ Phật tử Ấn Độ Babasaheb Ambedkar tại Koyasan

 

Ngày 10-9-2015 tại Koyasan (Nhật Bản), Thủ hiến Devendra Fadnavis của bang Maharashtra (Ấn Độ) nói rằng trong khi Koyasan đang kỷ niệm 1,200 năm thành lập thì pho tượng lớn bằng kích thước người thật của một Phật tử thuần thành-Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar là một món quà vô giá đối với người dân của Koyasan.

Thủ hiến Fadnavus đã khánh thành pho tượng lớn bằng người thật của Tiến sĩ Ambedkar tại núi Koyasan, nơi đã được thành lập như một tu viện cho việc đào tạo Phật giáo cách đây 1,200 năm.

Thủ hiến Fadnavis nói trong khi chính quyền Maharashtra chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 125 ngày sinh của Cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ, Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar, nó lại trùng hợp với dịp lễ kỷ niệm lịch sử của Kosayan.

Cùng tham dự lễ khánh thành tượng, Tỉnh trưởng tỉnh Wakayama của Nhật Bản, ông Yoshinobu Nisaka, phát biểu rằng đây là một niềm tự hào vì tượng Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar được khánh thành tại Koyasan, trung tâm đào tạo Phật giáo cổ xưa nhất. Ông nói rằng Tiến sĩ Ambedkar đã đưa nước Ấn Độ hiện đại đến với triết học Phật giáo đúng như cách mà Bhante Kobo Dayashi đã du nhập Phật giáo vào Nhật Bản sau khi thành lập thánh địa Koyasan cách đây 1,200 năm.

(dna – September 11, 2015)

 

2015-09-2-001

Thủ hiến bang Maharashtra của Ấn Độ (người mặc áo đen) trong lễ khánh thành tượng Tiến sĩ Ambedkar tại Koyasan, Nhật Bản

Photo: dna

 

 

HOA KỲ: Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk nhận Huân chương Quốc gia 2014 về Nghệ thuật

Vào ngày 10-9-2015 tại Tòa Bạch Ốc, nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk đã được tặng Huân chương quốc gia 2014 về Nghệ thuật, “vì sự đóng góp của bà với vai trò nhà soạn nhạc, ca sĩ và diễn viên.” Huân chương này được trao cho “các cá nhân hoặc nhóm người mà, theo đánh giá của Tổng thống, là xứng đáng với sự công nhận đặc biệt do sự đóng góp nổi bật của họ cho sự xuất sắc, phát triển, hỗ trợ và giá trị của nghệ thuật tại Hoa Kỳ”.

Meredith Monk là một nhà soạn nhạc, ca sĩ, nhà làm phim và đạo diễn/ biên đạo múa sống tại New York. Là một người tiên phong trong “kỹ thuật thanh nhạc mở rộng” và “trình diễn tạp kỹ” đương đại, bà đã sáng tác hơn 200 tác phẩm.

(Lion’s Roar – September 11, 2015)  

 

2015-09-2-002

Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tặng Huân chương Quốc gia 2014 về Nghệ thuật

Photo: Sam Littlefair Wallace

2015-09-2-003

Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk

Photo: Lion’s Roar

 

 

TÍCH LAN: Người Tích Lan được khuyến cáo không viếng Lâm Tì Ni của Nepal do bất ổn

 

Bộ Ngoại giao Tích Lan đã khuyến cáo du khách Tích Lan không đến viếng Lâm Tì Ni (Nepal) cho đến khi có thông báo tiếp do bất ổn tại di tích lịch sử Phật giáo này.

Một làn sóng phản đối của công chúng tại Nepal chống lại một hiến pháp được đề xuất đã nổ ra, gây bất an cho hàng nghìn người hành hương đến viếng Lâm Tì Ni. Và Đại sứ quán Tích Lan tại Kathmandu đã yêu cầu người Tích Lan tránh không viếng Lâm Tì Ni cho đến khi có thông báo mới.

Các vụ phản đối bằng bạo lực đã gia tăng tại đồng bằng phía nam Nepal vào ngày 9-9 với việc người biểu tình tấn công những cảnh sát đã bắn chết ít nhất 5 người.

Khoảng 300 Phật tử Tích Lan đi hành hương bị mắc kẹt tại Lâm Tì Ni đã thoát được khỏi khu vực này và đang trên đường trở về nước, Bộ Ngoại giao Tích Lan cho biết.

(NewsNow – September 12, 2015) 

 

INDONESIA: Buổi trình diễn sử thi tại đền Phật giáo Borobudur

 

Được tổ chức một lần duy nhất mỗi năm vào ngày 10-10, buổi trình diễn văn hóa lớn Mahakarya Borobudur tại nhà hát ngoài trời Aksobya ở khu đền Phật giáo cổ Borobudur sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy 10-10-2015  lúc 7:00 pm.

Mahakarya Borobudur được trình bày bởi khoảng 200 diễn viên trong trang phục truyền thống, với sự hỗ trợ của dàn nhạc khí gõ đầy đủ, diễn ra trong bối cảnh đầy ấn tượng của ngôi đền Phật giáo thế kỷ thứ 9 được chiếu sáng – là buổi trình diễn lớn nhất thế giới của loại hình này.

Được trình bày với các yếu tố truyền thống lẫn hiện đại, buổi trình diễn đáng nhớ này là một sự hợp tác nghệ thuật giữa cộng đồng địa phương và các diễn viên từ Viện Nghệ thuật Solo..

Với 6 cảnh đầy ấn tượng, Mahakarya Borobudur đan xen những câu chuyện từ triều đại Saliendra và cuộc sống hàng ngày của địa phương vào thế kỷ thứ 8, vốn khai sinh nơi ngày nay là Cảnh quan Di sản Thế giới của Đền Borobudur.

(tipitaka.net – September 14, 2015)

 

2015-09-2-004
2015-09-2-005

Buổi trình diễn văn hóa lớn MahaKarya Borobudur vào các năm 2006 (ảnh trên) và 2010 (ảnh dưới)

Photos: google

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7562)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 10677)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 9945)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
16/09/2011(Xem: 6124)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 4466)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 30916)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 6731)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 9650)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 5668)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 4236)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]