ĐÀI LOAN: Pho tượng Phật bằng pha lê cao 2 mét của nhà điêu khắc Đài Loan Loretta Yang
Đài Bắc, Đài Loan – Điêu khắc gia Phật tử Loretta Yang đã tạo tác một tượng Phật Nghìn Tay cao 2 mét bằng pha lê. Bà nói mình đã lấy cảm hứng từ một bức tranh 800 năm tuổi thuộc thời nhà Nguyên của Trung Hoa.
Pho tượng này cao gấp hai lần pho tượng mà bà đã chế tác vào năm 2006, vốn được công nhận là tượng Phật bằng pha lê cao nhất thế giới.
Bà Yang nói rằng pho tượng Phật mới của bà có vài chỗ nứt nhỏ và “kém hoàn hảo hơn”, nhưng nó làm thỏa nguyện ước của bà là gìn giữ bằng pha lê những hình ảnh đang phai mờ của Phật vốn được vẽ trên các vách của hang động Đôn Hoàng nổi tiếng ở miền tây Trung quốc.
Bà Yang là giám đốc mỹ thuật và là người đồng sáng lập công ty thủy tinh Liuli Gongfang. Bà đã tạo tác tượng Phật và những tác phẩm khác bằng thủy tinh theo các phong cách truyền thống và hiện đại. Các tác phẩm của bà hiện đang được triển lãm tại Đài Bắc.
(AP – October 22, 2012)
Một số tượng Phật do điêu khắc gia Loretta Yang tạo tác - Photos: jaxstumpes & AP
THÁI LAN: Xây tượng Phật tại Chùa Nongyai
Tối 20-1-2012, hàng trăm người bao gồm các vị lãnh đạo cộng đồng đã đến Chùa Nongyai ở Đông Pattaya để dự một buổi lễ tôn giáo đặc biệt.
Đây là dịp xây tượng Phật Maha Jakrapat mới, mà khi hoàn thành sẽ được tôn trí tại ngôi chùa nổi tiếng Doi Saket (tọa lạc tại ngoại ô thành phố Chiang Mai ở bắc Thái Lan).
Như một hành động để tỏ thiện ý, các học sinh tham quan đến từ thị trấn Doi Saket đã có phần vũ nhạc theo phong cách truyền thống Lanna để trình diễn cho tất cả những người tham dự sự kiện công đức này.
Đây là pho tượng ở tư thế ngồi, được dự định dành cho việc tôn vinh Đức Vua nhân sinh nhật thứ 85 của ông vào tháng 12 tới.
(pattayapeople.com – October 27, 2012)
Chư tăng và Phật tử tại lễ xây tượng Phật ở Chùa Nongyai -Photo: pattayapeople.com
ẤN ĐỘ: Odisha sẽ mở trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến
Bhubaneswar, Ấn Độ - Chính quyền Odisha đã quyết định mở một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến được lên kế hoạch từ ngày 1-1-2013 để thu hút sinh viên từ Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á.
Ngày 18-10-2012, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Maheswar Mohanty nói, “Một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến sẽ được mở tại Langudi ở Quận Jajpur”. Ông cho biết các khóa học được cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp và các khóa sau đại học và nghiên cứu sẽ được dạy theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu sẽ tự hạch toán.
“Mục tiêu của việc mở một trung tâm như vậy là để thu hút sinh viên từ trong và ngoài nước,” Bí thư Bộ Du lịch và Văn hóa A K Tripathy nói.
Bộ trưởng M. Mohanty cũng cho biết một ‘Hội thảo Quốc tế về di sản Phật giáo của Odisha: đặt Odisha vào viễn cảnh toàn cầu’ sẽ được tổ chức tại Udaygiri trong 3 ngày, từ 1 đến 3-2-2013. Nhiều học giả nước ngoài và Ấn Độ được dự kiến sẽ tham gia hội thảo này.
(Mahabodhi – October 27, 2912)
NHẬT BẢN: Lễ rước kiệu Mikoshi theo truyền thống Phật giáo Shinto
Yokosuka, Honshu - Ngày 21-10-2012, thủy thủ từ Đội tàu thuyền Hoạt động của Thành phố Yokosuka (CFAY) và các thành viên cộng đồng địa phương đã bắt đầu từ trung tâm thành phố Yokosuka diễn hành xuống đường Clement. Đây là cuộc diễn hành Mikoshi thường niên lần thứ 36.
Họ khiêng một mikoshi – là một chiếc kiệu (theo Phật giáo Shinto của Nhật Bản) để rước một vị thần từ đền thờ chính đến đền thờ tạm thời trong một lễ hội, hoặc khi rước đến một đền thờ mới. Kiệu được khiêng đi trong các lễ hội và các ngày lễ của Nhật để đem lại may mắn cho cộng đồng địa phương.
Các đối tác CFAY cùng với nước chủ nhà đã tài trợ để ủng hộ lễ rước kiệu mikoshi CFAY, vốn có mang tên các đội quân và các tổ chức tại địa phương.
(Japanese Buddhism in the News – October 27, 2012)
Cuộc diễn hành Mikoshi tại Yokosuka - Photo: Joseph Schmitt
BANGLADESH: Xây dựng lại các Phật tự bị phá hủy
Nhà chức trách đã bắt đầu xây dựng lại chùa chiền bị các băng nhóm phá hủy tại chợ Cox và huyện Chittagong hồi tháng 9-2012.
Việc xây dựng đã khởi động theo lệnh Thủ tướng Sheikh Hasina, người đã bảo đảm rằng các ngôi chùa sẽ được tái xây dựng. Công việc sẽ được các kỹ sư quân đội thực hiện với chi phí ước tính 120 triệu taka.
Các quan chức nói rằng các vị lãnh đạo Phật giáo sẽ thông qua lần cuối cùng những mầu thiết kế mới để giữ được hình dạng nguyên bản của các chùa.
Sự tàn phá các ngôi làng Phật giáo ở tây nam Bangladesh vào ngày 29 và 30-9-2012 là vụ xung đột tôn giáo tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, khiến hàng nghìn Phật tử phải di tản và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.
Thủ tướng S. Hasina đến thăm khu vực Ramu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó đã nói với một phái đoàn lãnh đạo Phật giáo rằng chính phủ của bà sẽ không tha cho bất cứ ai có liên quan trong cuộc tấn công này.
(Mahabodhi IP – October 28, 2012)
Một ngôi chùa bị phá hủy tại Bangladesh - Photo: Haroon Habib
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
Công Trình Xây Dựng
Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực.
Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử.
Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’.
Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.