Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

04/02/201108:40(Xem: 1233)
15. Sáu Năm Tu Khổ Hạnh

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

15.SÁU NĂM TU KHỔ HẠNH
Rồisa môn Tất Ðạt Ða đến khu rừng nơi có các đạo sĩ thôngbác đang tu tập. Ðầu tiên ông học đạo với Ngài A La La(Arada)(16) và sau đó với Ngài Uất Ðầu Lam Phất (Udraka)(17).Trong thời gian ngắn, ông đều thông hiểu hết mọi điềumà các đạo sư này chỉ dạy. Nhưng ông vẫn chưa thỏa mãn,và tự nghĩ: “Thầy của ta mặc dù là những đạo sư thánhthiện, song mọi lời chỉ giáo của họ vẫn không giúp conngười chấm dứt được những sự khổ đau. Cho nên ta phảicố gắng tự mình đi tìm ra chân lý.”

Samôn tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sôngNi Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng CaDa (Gaya)(19). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kiabờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập.Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rấtít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền địnhnhiều giờ mỗi ngày.

Samôn hỏi những đạo sĩ này:
“Tạisao quý vị tự hành hạ làm đau đớn thân xác mình như vậy.”

Họtrả lời: “Phần đông mọi người trên thế gian đều nuôngchìu quý mến thân thể của mình, cho nên họ đang còn chịunhiều đau khổ. Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thểkhống chế sự đau đớn chúng ta sẽ tìm ra phương pháp khắcphục được những khổ đau”.


Samôn Tất Ðạt Ða thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trongcác cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìuthân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc.Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùngvới họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đếnchấm dứt được sự khổ hay không.”

Rồiông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vảvà khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tạimột chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn,nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thânmình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịtbởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừađủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đếnđâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra conđường chấm dứt mọi khổ đau”.

Nămngười bạn cùng tu nhìn sa môn Tất Ðạt Ta, đầy kinh ngạc.Họ nói với nhau: “Chúng ta chưa thấy ai có quyết chí tuhành như vị này. Ông ta luôn tinh tấn và không bao giờ thốitâm. Người sắp thành công bằng lối tu khổ hạnh này sẽlà Tất Ðạt Ða. Chúng ta nên đến ngồi sát cạnh sa mônđể khi người tìm ra được con đường chánh đạo, chúngta sẽ có thể tu học với ông”.

Samôn Tất Ðạt Ða ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn.Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó ngườichấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi samôn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũngkhông ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và tráinạc do gió thổi vào vạt áo của người.

Samôn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đivẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu.Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưngngười vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

Sáunăm dài trôi qua. Khi rời cung điện và từ bỏ mọi thú vuitrần tục, sa môn Tất Ðạt Ða đúng hai mươi chín tuổi.Nay ông được ba mươi lăm trải qua sáu năm tu hành khắc khổtrong sự ăn uống, ngủ nghỉ, ẩn trú và phục sức. Ngàykia, sa môn thầm nghĩ: “Nay ta có tiến gần chút nào đếnmục đích tầm đạo giải thoát của ta hơn sáu năm trướcchăng? Hay ta vẫn đang còn mê mờ như xưa? Khi làm thái tửsống trong cảnh giàu sang phú quý, ta thụ hưởng đủ mọiđiều mà một vị hoàng tử có thể mong ước có được.Ta đã phung phí nhiều năm trong các ngục tù lạc thú đó.

“Rồita xuất gia đi tu và bắt đầu công cuộc tầm đạo. Ta đãsống trong rừng, các hang động và chưa gặt hái được kếtquả gì ngoài sự nhịn ăn và hành hạ xác thân. Nhưng ta vẫnkhông tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Giờ đâyta có thể nhận thấy đó là một sự sai lầm trong việc tựhủy hoại thân thể của mình như thế này, chẳng khác gìsự nhầm lẫn là ta đã phí phạm nhiều thì giờ trước kiatrong các cung điện hoàng gia. Ðể tìm ra chân lý, ta nên theocon đường trung đạo nằm giữa hai cuộc sống quá dục lạc,và quá ép xác khổ hạnh”.

Samôn nhớ lại nhiều năm trứơc, sau khi nhìn thấy cảnh mộtngười chết, ông đã ngồi thiền định dưới gốc cây hồngtáo. Sa môn thầm nghĩ: “Sau lần tham thiền đó, tâm ta trởnên rất định tinh. Lần đầu tiên ta có thể sáng suốt nhìnthấy rõ ràng các sự vật. Giờ đây ta sẽ cố gắng thiềnđịnh trở lại như thế”.

Nhưngkhi nhìn lại mình, sa môn nhận thức rằng: “Ta đã ngồiđây tu tập nhịn ăn trong nhiều năm hiện giờ thân ta mệtmỏi, đầy dơ bẩn và suy yếu. Ta ốm gầy đến nỗi chỉcòn da bọc xương. Làm sao ta có thể thiền định sáng suốt,quán sát sự vật khi thân mình dơ nhớp và quá đói khát”.

Samôn từ từ đứng dậy đi xuống sông tắm. Nhưng người quáyếu sức gần như muốn ngã chìm nước. Sa môn nỗ lực cốgắng vươn mình để tiến lên bờ. Rồi Ngài ngồi trong giâylát, nghỉ ngơi.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 8322)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
10/11/2011(Xem: 11301)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
25/10/2011(Xem: 1449)
Trong kinh Cula-Malunkya-sutta(Trung A Hàm, Majjhima Nikaya, 63) mộtđệ tử của Đức Phật là Malunkyaputta có hỏi Đức Phật rằng "một bậc Giác Ngộ sau khi tịch diệt có còn hiện hữu haykhông?". Đức Phật giữ yên lặng và không trả lời, lý do là vì câu hỏi đãđược đặt sai, và vì đấy chỉ là một hình thức vướng mắc trong sự bám víu và biệnluận. Thật thế, tên gọi của Ngài là "Thích-CaMâu-Ni",có nghĩa là "Bậc TríGiả Trầm Lặng trong họ Thích-Ca", hoặc người ta còn gọi Ngài bằng danhhiệu "Mahamauni" có nghĩa là"Bậc Yên Lặng Lớn Lao"hay "Vị Đại Thánh Nhân của Yên Lặng".
25/08/2011(Xem: 7572)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
15/05/2011(Xem: 1516)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
14/05/2011(Xem: 11955)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
13/05/2011(Xem: 1868)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
04/05/2011(Xem: 4407)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
20/04/2011(Xem: 7123)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
16/04/2011(Xem: 7731)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567