Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Bài Pháp Ðầu Tiên

04/02/201108:40(Xem: 1182)
20. Bài Pháp Ðầu Tiên

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

20.BÀI PHÁP ÐẦU TIÊN

Ðườngtới thành Ba La Nại khá xa, đức Phật đi chậm rãi xuyênqua các làng mạc và ruộng đồng. Mọi người đều chú ýđến Ngài. Hình dáng Ngài trông uy nghi, hảo tướng với bướcđi trang nghiêm và khoan thai. Thoạt nhìn gặp đức Phật dânchúng đều cảm thấy an lành và hạnh phúc. Ngài nói giọngtừ tốn và hiền hòa với những ai Ngài gặp. Bất kể ngườigiàu hay nghèo, thông minh hoặc ngu dốt, cao sang hay thấp hèn,đức Phật đều đối xử với họ một cách bình đẳng vớisự kính mến và lòng thương bao la.

Cuốicùng, đức Phật đến vườn Lộc Uyển. Từ xa, năm ngườibạn cũ thấy Ngài đang đi tới. Họ thầm bảo với nhau: “Kìa,ông Tất Ðạt Ða bất tài vô dụng nay lại tới đây. Chúngta khỏi cần tiếp đón con người nhu nhược ấy! Hãy mặckệ đừng biết đến ông ta”.

Nhưngkhi đức Phật tiến lại gần, mọi người đều nhận thấynơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt. Cho nên banđầu họ có ý không muốn nghinh tiếp, nhưng sau tất cả đềutự động đứng dậy chào đón Ngài. Với lòng đầy tôn kính,họ sửa soạn chỗ ngồi nâng giữ chiếc y của đức ThếTôn, mang nước lại cho Ngài và nói: “Hoan nghênh Ngài TấtÐạt Ða đến vườn Lộc Uyển. Chúng tôi hân hạnh đượcNgài đến tu học với chúng tôi tại đây”.

ÐứcPhật đáp lại: “Này các đạo sĩ, Như Lai cám ơn tâm thànhđón tiếp của quý vị. Nhưng quý vị nên biết rằng nay Takhông còn là thái tử Tất Ðạt Ða nữa cho nên không đúngchút nào nếu các người gọi ta bằng tên đó”.

Cácđạo sĩ hỏi: “Vậy chúng tôi nên gọi Ngài với danh xưnggì?”.

ÐứcThế Tôn dạy rằng: “Toàn thế giới đều chìm đắm trongvô minh. Nay. Khi một người đã khám phá ra chân lý, họ khôngcòn sống trong mê lầm nữa. Nay Ta đã giác ngộ và tìm rachân lý. Tất cả các đấng Giác Ngộ được gọi là Phật”.

Rồinăm vị đạo sĩ với lòng tôn kính thưa rằng: “Bạch đứcThế Tôn, xin Ngài hãy chỉ giáo cho chúng con những điều Ngàiđã hiểu biết để chúng con cũng được giác ngộ như Ngài”.

Vàđể đáp lại lời thỉnh cầu của họ, đức Phật đã thuyếtbài pháp đầu tiên. Nó được gọi tên là: “Chuyển BánhXe Pháp” và “Pháp” (Dharma) là chân lý mà Ngài đã chứngngộ. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các sa môn, quývị nên biết rằng có bốn Chân Lý Vi Diệu. Một là ChânLý về Sự Khổ. Cuộc sống là ngập tràn những khổ đaunhư già, bệnh chết và bất hạnh. Mọi người luôn chạyđuổi theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ thấy khổ đau.Ngay khi đạt được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấymệt mỏi vì điều lạc thú ấy. Không có nơi nào con ngườitìm thấy sự thỏa mãn thực sự hay an lạc hoàn toàn.

“Hailà Chân Lý Cao Siêu về Nguyên Nhân của Sự Khổ. Khi tâm chúngta chứa đầy lòng tham và dục vọng chúng ta sẽ gặp mọiđiều đau khổ. Chẳng hạn một người giàu bo bo giữ của,tánh keo kiết ấy sẽ mang lại cho y sự khổ đau mà thôi.

“Thứba là Chân Lý Cao Siêu về Sự Chấm Dứt Sự Khổ. Khi tâmchúng ta đoạn diệt hết lòng tham và dục vọng, sự khổsẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm thấy an lạc và hạnh phúckhông lời nào diễn tả được.

“Sau cùng, bốn là Chân Lý Cao Siêu về Ðạo Diệt Khổ. Ðâylà con đường dẫn đến sự chấm dứt hết mọi khổ đau.Nếu chúng ta giữ gìn không sát hại tất cả những chúngsanh, nếu chúng ta biết điều phục tu sửa tâm tánh, và nếuchúng ta đạt được trí tuệ, mỗi chúng ta có thể đạttới sự an lạc hoàn toàn, chấm dứt mọi khổ đau”.

Saukhi nghe bài pháp này, năm vị đạo sĩ cảm thấy vô cùng hạnhphúc như họ tìm thấy được kho vàng vĩ đại. Tất cả đềunói: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài thực sự đã chứng ngộchân lý. Xin Ngài chỉ dạy cho chúng con con đường đạt tớitrí tuệ cùng tột và sự an lạc hoàn toàn. Chúng con nguyệnlàm đệ tử theo Ngài”.

Ðượcbiết rằng vào lúc ấy, nhiều vị thiên thần cũng nghe đượcbài pháp đầu tiên này nên đã bay xuống trần gian và thốtlên: “Ðức Thế Tôn đã bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Nguyệncầu thế giới nhân loại tất cả đều hưởng phúc lạc”.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 8293)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
10/11/2011(Xem: 11217)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
25/10/2011(Xem: 1446)
Trong kinh Cula-Malunkya-sutta(Trung A Hàm, Majjhima Nikaya, 63) mộtđệ tử của Đức Phật là Malunkyaputta có hỏi Đức Phật rằng "một bậc Giác Ngộ sau khi tịch diệt có còn hiện hữu haykhông?". Đức Phật giữ yên lặng và không trả lời, lý do là vì câu hỏi đãđược đặt sai, và vì đấy chỉ là một hình thức vướng mắc trong sự bám víu và biệnluận. Thật thế, tên gọi của Ngài là "Thích-CaMâu-Ni",có nghĩa là "Bậc TríGiả Trầm Lặng trong họ Thích-Ca", hoặc người ta còn gọi Ngài bằng danhhiệu "Mahamauni" có nghĩa là"Bậc Yên Lặng Lớn Lao"hay "Vị Đại Thánh Nhân của Yên Lặng".
25/08/2011(Xem: 7552)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
15/05/2011(Xem: 1504)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
14/05/2011(Xem: 11899)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
13/05/2011(Xem: 1856)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
04/05/2011(Xem: 4393)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
20/04/2011(Xem: 7085)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
16/04/2011(Xem: 7724)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567