Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Cảnh Tượng Bất Ngờ

04/02/201108:40(Xem: 1195)
7. Cảnh Tượng Bất Ngờ

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

7.CẢNH TƯỢNG BẤT NGỜ

VuaTịnh Phạn muốn chắc rằng con của mình trong chuyến du ngoạnra ngoài thành sẽ không gặp thấy bất cứ cảnh tượng gìcó thể gây xáo trộn nơi tâm hồn thái tử. Vì điều nàysẽ khiến người quyết định rời bỏ vương quốc để theođuổi cuộc sống ẩn tu. Cho nên trước ngày thái tử dựtính ra dạo chơi ngoài thành, đức vua phái các triều thầnvà quân lính đi loan báo: “Do lịnh của đức vua, ngày maithái tử Tất Ðạt Ða sẽ viếng thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu) (10). Dân chúng, để bày tỏ sự tôn kính, hãytrang hoàng nhà cửa, đường sá và treo đèn kết hoa rực rỡkhắp nơi. Những người già và bệnh hoạn sức khỏe yếukém ngày mai, nên ở trong nhà. Tại kinh thành đừng để tháitử trông thấy những cảnh tượng già nua, xấu xí, cũng nhưkhông đẹp đẽ”. Và, rất từ tốn, các tên lính đã bắtnhững kẻ hành khất ngoài đường và mang họ tập trung vềở một nơi trong thành phố, mà thái tử sẽ không tới viếngthăm được.

Sánghôm sau, tên hầu cận Xa Nặc (Channa) (11), sửa soạn con ngựaKiền Trắc (Kantaka) (12) thân yêu của thái tử, và đánh xeđưa người ra khỏi các cổng thành.

Ðâylà lần đầu tiên mà thái tử, kể từ khi còn là một đứatrẻ thơ, được nhìn thấy thành Ca Tỳ La Vệ, và cũng làlần đầu tiên phần đông dân chúng trong thành gặp mặt vịhoàng tử của họ. Mọi người đều vui mừng và đứng dọctheo những đường phố được trang hoàng mới mẻ để mongnhìn thấy vị thái tử trẻ đẹp.

Khixe ngựa của người đi qua, họ trầm trồ với nhau: “Tháitử dáng người trông cao ráo và đẹp mã làm sao! Cặp mắtvà vầng trán của thái tử quá sáng sủa! Chúng ta thực cóphước một ngày nào đó thái tử sẽ là vua của chúng ta”.

Vàthái tử cũng rất vui mừng. Kinh thành đâu cũng sáng ngời,sạch sẽ, và thái tử thấy dân chúng khắp nơi đều vui cười,hớn hở và nhảy múa. Các đường phố thái tử đi qua đềutràn ngập những cánh hoa do dân chúng hân hoan ném tung vàovị hoàng tử thân yêu. Thái tử sung sướngg tưởng nhớ lại:“Bài hát diễn tả thật đúng. Rõ ràng đây là một kinhthành rực rỡ tráng lệ và kỳ lạ!”.

Nhưngthái tử và tên hầu cận Xa Nặc đang đánh xe ngựa bất chợtnhìn thấy trong giữa đám đông dân chúng vui vẻ này có mộtông lão già lưng còng với nét mặt buồn thảm. Do sự tòmò vì từ trước nay thái tử chưa từng thấy bất cứ hìnhảnh nào như thế bao giờ, nên thái tử quay lại và hỏi:“Này Xa Nặc, ông già đó là ai vậy? Tại sao ông đi khomlưng và không nhảy múa như các bạn trẻ? Tại sao da mặtông nhăn nheo và không sáng sủa như mọi người khác mà nólại xanh mét và khô cằn? Tại sao ông lại quá khác biệtvới thiên hạ?”.

XaNặc chỉ vào ông già đang đứng mà mọi người không ai nhìnthấy và trả lời: “Tại sao, tâu điện hạ, vì đó là mộtông già”.

Tháitử hỏi: “Già? Người này luôn luôn già như vậy từ haymới xảy ra gần đây?”.

XaNặc trả lời: “Tâu điện hạ, dạ không. Nhiều năm trứơcông lão già ấy cũng trẻ và khỏe mạnh như mọi người khácmà thái tử nhìn thấy tại đây hôm nay. Nhưng sức lực củaông dần dần kém sút. Lưng ông khòm xuống, màu da nơi máđã phai nhạt, phần lớn những răng của ông đều rụng hết,và hiện nay trông ông lão già nua như vậy.”

Hếtsức ngạc nhiên và buồn rầu, thái tử Tất Ðạt Ða lạihỏi: “Phải chăng chỉ có mình ông lão đó phải chịu cảnhkhổ ốm đau vì sự già nua? Hay những người khác đều giốngnhư ông?”

“Tâuđiện hạ, như Ngài biết, chắc chắn rằng tất cả mọingười ai cũng phải trải qua tuổi già. Ngài, con, Da Du ÐàLa, vợ của điện hạ, và La Hầu La, mọi người sống nơicung điện – chúng ta đang già lần trong từng giây phút. Mộtngày nào đó tất cả chúng ta đều trông già nua như ông lãoấy.”

Nhữnglời nói này của Xa Nặc đã làm cho thái tử sửng sốt, khiếnngười ngồi im lặng rất lâu không nói năng gì. Thái tửtrông như người mất hồn, sợ hãi vì bị một tia sét đánhbất ngờ. Sau cùng thái tử lại lên tiếng và nói: “NàyXa Nặc, hôm nay ta chứng kiến những điều mà ta không baogiờ ước mong được thấy. Giữa những người trẻ hạnhphúc này, cảnh tượng của sự già nua đã làm ta kinh hoàng.Thôi ngươi hãy đánh xe quay trở về hoàng cung, mọi niềmvui của ta trong chuyến du ngoạn này đã tiêu tan hết. Hãytrở về. Ta không muốn nhìn thấy gì nữa.”

XaNặc vâng lịnh thái tử. Khi trở về hoàng cung, thái tử đivào cung điện mà không chào hỏi ai cả, thái tử vội vãlên lầu vào phòng riêng của mình, và ngồi im lặng rất lâu.Mọi người ngạc nhiên trước hành động lạ lùng của tháitử, và họ đều cố gắng giúp cho thái tử vui lên. Nhưnghoàn toàn thất bại. Vào bữa ăn tối, thái tử không thiếttha dùng đến thức ăn, mặc dù người đầu bếp chính đãnấu các món ăn đặc biệt cho thái tử. Thái tử cũng khôngcòn ham muốn thưởng thức âm nhạc và xem; vũ múa mà luônngồi một mình suy nghĩ đến “sự già, sự già, sự già”.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 8324)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
10/11/2011(Xem: 11311)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
25/10/2011(Xem: 1449)
Trong kinh Cula-Malunkya-sutta(Trung A Hàm, Majjhima Nikaya, 63) mộtđệ tử của Đức Phật là Malunkyaputta có hỏi Đức Phật rằng "một bậc Giác Ngộ sau khi tịch diệt có còn hiện hữu haykhông?". Đức Phật giữ yên lặng và không trả lời, lý do là vì câu hỏi đãđược đặt sai, và vì đấy chỉ là một hình thức vướng mắc trong sự bám víu và biệnluận. Thật thế, tên gọi của Ngài là "Thích-CaMâu-Ni",có nghĩa là "Bậc TríGiả Trầm Lặng trong họ Thích-Ca", hoặc người ta còn gọi Ngài bằng danhhiệu "Mahamauni" có nghĩa là"Bậc Yên Lặng Lớn Lao"hay "Vị Đại Thánh Nhân của Yên Lặng".
25/08/2011(Xem: 7576)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
15/05/2011(Xem: 1516)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
14/05/2011(Xem: 11957)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
13/05/2011(Xem: 1868)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
04/05/2011(Xem: 4409)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
20/04/2011(Xem: 7124)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
16/04/2011(Xem: 7733)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567