Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Cuộc Viếng Thăm Của Vị Đạo Sư Hiền Đức

04/02/201108:40(Xem: 1263)
2. Cuộc Viếng Thăm Của Vị Đạo Sư Hiền Đức

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

2.CUỘC VIẾNG THĂM CỦA VỊ ĐẠO SƯ HIỀN ĐỨC

Vớiniềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và tháitử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hộihè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.Ðó là thời kỳ đại hạnh phúc và thanh bình của đất nước.Vì mọi người khắp nơi đều hân hoan vui mừng cho nên đứcvua và hoàng hậu đặt tên cho thái tử là “Tất Ðạt Ða”(Siddhartha) (4) nghĩa là “người đã mang lại mọi điều lành”.

Bấygiờ các hiền nhân đều tiên đoán về thái tử. Họ thưa:“Tâu bệ hạ, những điềm báo trước trong ngày thái tửđản sanh rất tốt đẹp. Thái tử sau này sẽ trở thành nhânvật còn vĩ đại hơn hoàng thượng bây giờ!” Nghe nói vậy,đức vua rất hãnh diện. Ngài thầm nghĩ: “Nếu các hiềnnhân này nói đúng thì con ta thái tử Tất Ðạt Ða tươnglai có thể là một vị minh quân, không những trị vì vươngquốc nhỏ của ta mà còn cai trị cả toàn thế giới! Thậtlà điều vinh dự lớn lao cho riêng ta cũng như hoàng tộc”.

Vàingày đầu tiên sau khi hoàng tử ra đời, nhiều người đãvào cung điện để thăm thái tử vừa mới giáng sanh. Mộttrong các vị này là ông tiên A Tư Ðà (Asita) (5). Ông là mộtđạo sĩ sống ẩn tu trong rừng sâu, và nổi danh là một conngười rất thánh thiện. Ðức vua và hoàng hậu ngạc nhiênthấy đạo sĩ A Tư Ðà rời bỏ khu rừng ông đang ở đểvào thăm cung điện, liền nói với sự kính trọng: “Thưađạo sư hiền đức, chúng tôi rất hân hạnh được Ngàiđến thăm. Xin cho chúng tôi biết mục đích viếng thăm củađạo sư, và chúng tôi hân hạnh sẽ phục vụ cho Ngài bấtcứ điều gì Ngài cần đến”.

Ðạosĩ A Tư Ðà đáp lời: “Bần đạo xin cám ơn về sự âncần tiếp đón của đức vua và hoàng hậu. Bần đạo từxa đến viếng thăm quý vị vì bần đạo thấy có những điềmlạ xuất hiện gần đây. Các điều ấy báo cho bần đạobiết rằng thái tử mà hoàng hậu vừa mới sinh, tương laisẽ thành đạt sự nghiệp kiến thức tinh thần vĩ đại.Lâu nay, bần đạo đã dành hết cuộc đời tu tập để mongcó được trí tuệ siêu phàm ấy, cho nên bần đạo nóng lòngđích thân muốn đến sớm để gặp thăm thái tử”.

Hoàngthượng vui vẻ vội vàng đến nơi thái tử đang nằm ngủ.Ðức vua cẩn thận bồng thái tử mang đến cho đạo sĩ ATư Ðà. Ông ta nhìn hoàng tử một hồi lâu và không nói gì.Rồi sau cùng đạo sĩ bước lui, buồn bã nhìn lên bầu trờithở dài và bắt đầu than khóc.

Nhìnđạo sĩ A Tư Ðà khóc, đức vua và hoàng hậu cảm thấy lolắng. Cả hai sợ rằng đạo sĩ đã trông thấy tướng trạnggì xấu nơi thái tử. Ðôi mắt đầy lệ, vua Tịnh Phạn quỳxuống và kêu lên: “Thưa đạo sĩ, Ngài đã thấy gì nơihoàng tử khiến Ngài phải khóc? Tất cả những vị hiềnđức khác đều bảo rằng thái tử con của trẩm ra đờisẽ trở thành một đại nhân, có được trí tuệ siêu phàm.Nhưng nay, sau khi xem tướng thái tử Ngài lại khóc. Ðiềuấy có nghĩa là thái tử sẽ chết sớm? Hay có điều gì rấtkhủng khiếp sắp xảy ra cho thái tử? Thái tử là đứa conđộc nhất mà trẩm rất yêu quý, xin hãy mau mau cho trẫm biếtNgài đã thấy gì nơi thái tử vì tâm của trẩm hiện đangquá hồi hộp đầy sự buồn khổ và lo âu”.

Rồivới cái nhìn đầy từ ái, đạo sĩ A Tư Ðà trấn an đứcvua cùng hoàng hậu và bảo họ không có gì phải lo sợ. Ðạosĩ nói:

“Xinbệ hạ và hoàng hậu chớ quá phiền muộn. Bần đạo khóckhông phải vì thấy có ẩn dấu gì xấu nơi thái tử. Thậtvậy, điều mà bần đạo đã xem và biết chắc rằng tháitử khi lớn lên sẽ trở thành một đấng siêu nhân. Bầnđạo đã nhìn thấy nơi thái tử có nhiều tướng tốt đặcbiệt - như ánh sáng phát chiếu ra từ các ngón tay của ngườiđiều ấy báo cho bần đạo biết rằng tương lai của tháitử sẽ hết sức huy hoàng.

“Nếuthái tử quyết định ở lại với bệ hạ để lên làm vua,thái tử sẽ trở thành một vị chuyển luân thánh vương tronglịch sử. Thái tử sẽ trị vì một đất nước rộng lớnvà mang lại cho quốc dân nhiều an lành hạnh phúc. Nhưng nếuthái tử không muốn lên ngôi hoàng đế, tương lai của ngườisẽ còn vĩ đại hơn! Thái tử sẽ trở thành một đấng đạiđạo sư, chỉ bày cho toàn nhân loại phương pháp sống thếnào để có được tâm an lạc và tình thương. Nhận thấythế gian đầy nỗi buồn đau, thái tử sẽ rời bỏ cung điệnđi tu, để tìm ra con đường chấm dứt sự khổ đau. Rồingười sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai muốn tìm học giáo lýấy.

“Không,tâu bệ hạ và hoàng hậu, bần đạo không phải khóc cho tháitử, mà khóc than cho chính mình. Hoàng thượng xem, bần đạođã dùng hết cả cuộc đời để sưu tầm chân lý, tìm racon đường chấm dứt mọi khổ đau. Và hôm nay, bần đạođã gặp thái tử, người một ngày kia sẽ chỉ dạy nhữngđiều mà bần đạo muốn tu học. Nhưng đến lúc thái tửcó đủ khả năng để dạy dỗ thì bần đạo đã từ trầnrồi. Như vậy bần đạo sẽ không được tu học vớihoàng tử trong kiếp này. Cho nên bần đạo hết sức buồnkhổ. Nhưng bệ hạ và hoàng hậu, thật là đại phước, không nên buồn lo. Hãy vui mừng đã sinh được một hoàngnam siêu việt như thế”.

Rồiđạo sĩ A Tư Ðà nhìn thái tử lần cuối cùng rất lâu, vàtừ từ rời khỏi cung điện. Ðức vua nhìn theo đạo sĩ bướcđi rồi, quay lại hướng mắt về thái tử. Ngài rất sungsướng vì biết rằng không có gì hiểm nguy, đe dọa cuộcsống của thái tử. Rồi nhà vua thầm nghĩ: “Ðạo sĩ A Tồà dạy rằng thái tử Tất Ðạt Ða tương lai sẽ trở thànhmột đại vương hoặc là một đại đạo sư. Tốt nhất,trước tiên thái tử sẽ là một vị vua. Hãnh diện biếtbao khi ta có được một hoàng tử nổi danh và đầy quyềnuy như thế! Rồi khi thái tử đến tuổi già như đạo sĩA Tư Ðà, người có thể xuất gia để trở thành một đạosư hiền đức nếu thái tử muốn”.

Suynghĩ điều như vậy, vua Tịnh Phạn sung sướng đứng bồngthái tử trong tay, ước mơ tưởng nghĩ đến danh vọng màcon của mình một ngày nào sẽ có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2011(Xem: 3258)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
21/03/2011(Xem: 8027)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/02/2011(Xem: 17653)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
07/02/2011(Xem: 4311)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phú và thiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
04/02/2011(Xem: 1996)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
17/01/2011(Xem: 13980)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
05/01/2011(Xem: 1672)
“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.” Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
02/01/2011(Xem: 1460)
Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng với người đánh xe Channa (Xa Nặc) và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc), Thái Tử Siddahattha -- giờ đây là Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) -- đi suốt đến sáng, và vượt qua sông Anomà (Neranjara). Trên bãi cát dài theo bờ sông, Ngài tự cạo râu tóc, trao xiêm y cho Channa đem về, rồi khoác lên mình tấm y vàng, nguyện sống đời tu sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất. Ngài không ở nơi nào thường trực. Một cây cao bóng mát, hoặc một hang đá hoang vu nào cũng có thể che mưa đỡ nắng cho Ngài. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, Ngài đi trong ánh nắng nóng bức và trong sương gió lạnh lùng.
21/10/2010(Xem: 4157)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 1740)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567