Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Thuyết Pháp Cho Ai

04/02/201108:40(Xem: 1242)
19. Thuyết Pháp Cho Ai

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

19.THUYẾT PHÁP CHO AI?

Tấtcả vạn vật đều vui mừng vào buổi sáng huy hoàng ấy. Hoatươi nở rộ khắp nơi, tỏa hương thơm ngào ngạt trong khônggian. Chim chóc ríu rít hót ca, và mọi sinh vật đâu đâu cũngkhông còn sợ hãi. Những mống cầu vồng và mây ngũ sắcrực rỡ hiện ra trên bầu trời, và mọi người đều kinhngạc khi nhìn thấy các hiện tượng kỳ lạ đó.

ÐứcPhật với lòng ngập tràn niềm an lạc giải thoát nhất. TâmNgài dứt sạch hết vô minh, phiền não và cảm thấy nguồnvui bất tận. Trải qua nhiều ngày và tuần lễ, Ngài ngồigần cây Bồ Ðề (giác ngộ) để suy tưởng về niềm vuivà phúc lạc nhiệm mầu mà Ngài đã thành tựu được.

RồiNgài suy nghĩ: “Ta đã trải qua nhiều gian nan tu tập mớitìm ra con đường đạo chấm dứt sự khổ và trở thành mộtvị Phật, Ta đã tu hành khổ hạnh trong nhiều năm. Khi thấyrằng phần đông mọi người đều mê mờ và bị vô minh chelấp, ta không rõ ai là người hiểu biết được những giáolý mà ta đã chứng ngộ. Làm sao ta có thể chỉ dạy giáopháp ấy cho họ? Vậy tốt hơn ta nên ẩn tu một mình trongrừng cho đến mãn đời để thụ hưởng nguồn an lạc củamột vị Phật”.

Nhưngrồi Ngài lại nghe tiếng nói từ nội tâm như sau: “Xin Ngàiđừng quên chúng con! Chúng con là những người ở thế gianđang đau khổ. Chúng con đã mong chờ giờ phút này từ lúcNgài mới ra đời và ngay cả trước thời gian đó. Chúng conđã hy vọng và nguyện cầu trong nhiều năm qua rằng Ngài sẽtừ bỏ cuộc đời vương giả để xuất gia hầu tìm ra conđường cứu khổ chúng sanh. Giờ đây Ngài đã chứng ngộđược giáo lý ấy, xin Ngài hãy chỉ dạy cho chúng con. Khôngnhư Ngài chúng con đang còn đau khổ”.

Nhưngtừ nơi tâm của đức Phật lại dấy lên một ý tưởng khác:“Ai thực hành được giáo lý ta chỉ dạy? Ai có ý chí mạnhmẽ và đầy can đảm? Ai sẽ cố gắng hết mình và chịuđựng lâu dài?”

Rồitiếng nói tiềm ẩn lại vang lên: “Kính bạch đức ThếTôn hẳn đúng là tâm chúng con đã bị màn vô minh che lấp.Nhưng vẫn có những người không đến nỗi quá mê lầm. Họcó thể hiểu biết, thực hành theo giáo lý của Ngài. Vì hạnhnguyện cứu độ chúng sanh, xin Ngài từ bi chỉ dạy giáo phápchân thật ấy cho chúng con!”.

ÐứcPhật mỉm cười và bảo: “Dĩ nhiên, dĩ nhiên, Ta sẽ chỉdạy. Lý do duy nhất khiến ta đã từ bỏ cuộc đời vươnggiã là mong đi tìm con đường cứu khổ cho nhân loại. NayTa đã thành Phật, Ta sẽ làm bất cứ điều gì Ta có thể.

“Nhưngngay cả đức Phật cũng không thể dứt trừ hết nỗi khổcho những kẻ khác nếu họ không nỗ lực tự mình cứu độ.Con người cần phải biết ngăn ngừa bệnh tật trước khivị bác sĩ có thể chữa lành bệnh cho họ. Cũng thế họnên chịu khó lắng nghe giáo pháp chân thật trước khi kẻkhác có thể giúp họ. Nhưng bất cứ ai tìm đến Ta với tinhthần rộng mở sẽ nhận thấy rằng Ta luôn sẵn sàng bằngmọi cách chỉ giáo cho họ”.

Rồiđức Phật thầm nghĩ: “Ai trong số những người trên thếgian này ta nên giáo hóa trước tiên? Người nào sẵn sàngnhất?” Ngài liền tưởng nhớ đến ông A La La (Adrada)
vàUất Ðầu Lam Phất (Udraka) là hai đạo sư mà Ngài đã gặpsáu năm trước đây. “Họ là những người ta nên chỉ giáotrước, nhưng ta biết rằng nay họ đã từ trần và khôngcòn ở thế gian này nữa”.

ÐứcPhật lại nhớ đến năm người bạn cùng tu khổ hạnh vớiNgài ở trong rừng. Ngài tự nghĩ: “Họ sẵn sàng có thểhiểu rõ chân lý Ta sẽ thuyết giảng cho họ trước tiên”.

Ngàibiết rằng Ngài sẽ gặp những người bạn này ở vườnLộc Uyển gần thành Ba La Nại, một thánh địa thiêng liêngnhất của Ấn Ðộ thời cổ. Ðức Phật thầm bảo: “Tasẽ đến đó, và bắt đầu công việc giảng pháp mà Ta quyếtđịnh sẽ làm”.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2011(Xem: 3284)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
21/03/2011(Xem: 8097)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/02/2011(Xem: 17756)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
07/02/2011(Xem: 4361)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phú và thiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
04/02/2011(Xem: 2009)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
17/01/2011(Xem: 14087)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
05/01/2011(Xem: 1686)
“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.” Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
02/01/2011(Xem: 1466)
Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng với người đánh xe Channa (Xa Nặc) và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc), Thái Tử Siddahattha -- giờ đây là Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) -- đi suốt đến sáng, và vượt qua sông Anomà (Neranjara). Trên bãi cát dài theo bờ sông, Ngài tự cạo râu tóc, trao xiêm y cho Channa đem về, rồi khoác lên mình tấm y vàng, nguyện sống đời tu sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất. Ngài không ở nơi nào thường trực. Một cây cao bóng mát, hoặc một hang đá hoang vu nào cũng có thể che mưa đỡ nắng cho Ngài. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, Ngài đi trong ánh nắng nóng bức và trong sương gió lạnh lùng.
21/10/2010(Xem: 4192)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 1788)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567