Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Buổi Thiền Quán An Lạc

04/02/201108:40(Xem: 1278)
11. Buổi Thiền Quán An Lạc

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

11.BUỔI THIỀN QUÁN AN LẠC

Tháitử ngày càng chìm sâu trong cảnh bi quan yếm thế. Hình nhưngười không còn ham thích điều gì nữa. Thái tử biếng lườiăn uống và kết quả là người thái tử trở nên xanh xao,gầy ốm. Hoàng thượng và mọi người đều rất phiền muộnvì những thay đổi bất hạnh này đã xảy đến cho thái tửTất Ðạt Ða thân yêu của họ.

Ngàynọ, thái tử đến gặp vua cha và bày tỏ: “Thưa phụ vương,gần đây, tâm con luôn bị xáo trộn. Con cảm thấy bất anvà xin cha cho phép con một lần nữa du ngoạn ra ngoài thành.Sự thay đổi cảnh trí này có thể giúp con an lạc”.

Vuacha đồng ý nghe theo lời yêu cầu của thái tử ngay vì nhàvua muốn thực hiện bất cứ điều gì để làm thái tử vuilòng và có được hạnh phúc.Cũng như trước đây, phụ hoàngcăn dặn các quan triều thần thân tín nhất nên đi sát bêncạnh và trông chừng thái tử.

Lầnnày, Tất Ðạt Ða tự mình cỡi ngựa Kiền Trắc đi ra ngoàithành tìm những cảnh thôn quê xinh đẹp. Cuối cùng, tháitử tiến đến một bờ ruộng và xuống ngựa. Các quần thầnđi theo sau bên cạnh. Họ cố gắng giúp thái tử vui bằngcách kể những câu chuyện vui tin tức và tin đồn nhảm nhíở triều đình. Nhưng thái tử không thích nghe những câu chuyệntầm phào đó; nên các quầnthần để thái tử ở lại mộtmình, rồi họ bỏ đi, chuyện trò vui vẻ với nhau.

Tháitử Tất Ðạt Ða đửng nhìn ra cánh đồng. Bác nông phu đangcày ruộng với những con bò, chim muông ca hát dưới ánh mặttrời chiếu sáng rực rỡ. Hoàng tử thầm nghĩ: “Cảnh nơiđây thật là đẹp. Các luống cày ở đồng ruộngtrông giốngnhư các gợn sóng nơi mặt hồ”.

Tháitử ngồi xuống, và lần đầu tiên tâm hồn người cảm thấythoải mái trong giây lát. Nhưng khi nhìn kỹ hơn vào cảnh tượngtrước mặt, thái tử bắt đầu nhận ra đó là những sựvật mà người chưa được mục kích trước đây. Lưỡi càycắt đất thành luống tới đâu, thái tử trông thấy thânmình của hàng trăm côn trùng bé nhỏ bị giết chết đếnđó. Thái tử nhìn thấy vô số loài sâu bọ khác bò lui bòtới hỗn loạn trong cảnh tổ ấm của chúng bị tàn phá.

Tháitử cũng nhận biết rằng chim chóc không còn hót ca vui vẻnữa. Chúng đang liên tục tìm kiếm thức ăn, bay sà xuốngđể mổ gắp những con sâu sợ hãi. Và nhiều chim nhỏ hơnlo lắng sợ đàn diều hâu và các chim lớn khácđang đói ănbay lượn vòng quanh bên trên chúng.

Tháitử chứng kiến những con bò làm việc khổ nhọc đang cốgắng kéo chiếc cày nặng nề trên thửa ruộng. Bác nông phuquất những làn roi làm phồng da đau đớn trên lưng con bò.Và người nông dân cũng lao động cực nhọc. Như loài vật,thân hình chai cứng và sạm nắng mặt trời của ông ta cũngnhễ nhại mồ hôi.

Tháitử suy nghĩ: “Ðó là vòng luân hồi khổ đau. Người nôngdân, những con vật của ông ta, các loài chim chóc, côn trùng- chúng làm việc suốt ngày mong tìm cuộc sống hạnh phúc, đầy tiện nghi và có đủ miếng ăn. Nhưng kỳ thực,chúng đang thường xuyên giết chóc, tự hủy diệt mình vàsát hại lẫn nhau! Ta cảm thấy quá tội nghiệp cho cuộc sốngtrần gian làm sao”.

Lòngthái tử ngập tràn tình thương bao la đối với những sinhvật bất hạnh này. Thái tử không muốn nhìn thấy chúng khổđau. Người tìm đến một nơi bóng mát ngồi dưới cây hồngtáo và bắt đầu chú tâm thiền định suy tưởng đến mọicảnh vật mà thái tử đã chứng kiến. Khi thái tử quán chiếusâu xa thấu suốt bản chất của sự khổ mà người đã thấy,tâm thức thái tử càng trở nên yên lặng và định tĩnh.Thái tử cảm thấy tâm mình hoàn toàn vắng lặng mà trướcđây chưa từng có được.

Vớitâm thanh tịnh, giờ đây thái tử bắt đầu quán tưởng:“Mọi chúng sanh đều mong tìm hạnh phúc. Nhưng hầu hếtđều bị che lấp bởi vô minh và ái dục khiến họ thấycuộc đời không có gì khác ngoài sự khổ đau. Sự lo âu,phiền muộn, đói nghèo, già, bệnh và chết–đây là nhữngphần thưởng mà con người nhận lãnh trong cuộc sống trầmluân của họ!

“Giờđây, ta đã nhận thức rõ điều đó, ta không còn thích sốngtrong thế giới dục lạc nhỏ bé và luôn thay đổi này. Taphải đi tìm chân lý mà nó sẽ mang lại cho ta niềm vui vàsự an lạc vĩnh cửu. Nhưng làm sao ta có thể an lòng chỉbiết tìm sự giải thoát khổ đau cho riêng mình? Ta phải tìmra con đường cứu độ cho mọi chúng sanh khác nữa. Nhữngngười ấy đều thân thiết với ta, và họ đang quá khổđau! Ta phải đi tìm ra con đường chấm dứt sự đau khổnày và chia xẻ sự giải thoát đó với những người khác”.

Saubuổi tọa thiền quán tâm từ bi này kết thúc, thái tử TấtÐạt Ða liền mở mắt. Bấy giờ hiện ra trước mặt tháitử là một đạo sĩ phục sức giống như kẻ hành khất nghèo,mà từ trước nay thái tử chưa từng gặp thấy. Cặp mắtcủa vị đó rất hiền từ và trong sáng với khuôn mặt lộvẽ hết sức bình an.

Tháitử hỏi: “Hãy cho ta biết ngươi là ai?”.

Vịđạo sĩ trả lời: “Ta là người cảm thấy ghê sợ trướcnhững khổ đau của trần thế. Ta nhàm chán các thú vui dụclạc mà mọi kẻ khác đang mong tìm; cho nên giờ đây ta đilang thang một mình. Ta đã rời bỏ ngôi nhà của ta; hiệnta sống và ngủ nơi các hang động, trong rừng hoặc bất cứnơi nào mà ta gặp thấy. Nguồn vui duy nhất của ta là mongđạt được sự an lạc toàn hão và giải thoát cùng tộtnhất”. Vừa nói xong những lời này, vị đạo sĩ như cóphép lạ liền biến mất, bỏ mình thái tử ở lại với sựkinh ngạc và lòng ngập tràn niềm vui.

Tháitử thầm nghĩ: “Cuối cùng ta đã tìm thấy ý nghĩa chânthật của sự sống. Ta cũng sẽ từ giã cung điện của tađể bắt đầu đi tìm chân hạnh phúc và con đường chấmdứt mọi khổ đau”.

Vớitâm nguyện dõng mãnh và ý chí cương quyết, thái tử leo lênngựa Kiền Trắc và trở về hoàng cung.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2011(Xem: 3260)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
21/03/2011(Xem: 8033)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/02/2011(Xem: 17657)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
07/02/2011(Xem: 4317)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phú và thiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
04/02/2011(Xem: 1998)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
17/01/2011(Xem: 13988)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
05/01/2011(Xem: 1674)
“Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.” Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có.” Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)
02/01/2011(Xem: 1460)
Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng với người đánh xe Channa (Xa Nặc) và ngựa Kanthaka (Kiền Trắc), Thái Tử Siddahattha -- giờ đây là Đạo Sĩ Gotama (Cồ Đàm) -- đi suốt đến sáng, và vượt qua sông Anomà (Neranjara). Trên bãi cát dài theo bờ sông, Ngài tự cạo râu tóc, trao xiêm y cho Channa đem về, rồi khoác lên mình tấm y vàng, nguyện sống đời tu sĩ và sẵn sàng chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất. Ngài không ở nơi nào thường trực. Một cây cao bóng mát, hoặc một hang đá hoang vu nào cũng có thể che mưa đỡ nắng cho Ngài. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, Ngài đi trong ánh nắng nóng bức và trong sương gió lạnh lùng.
21/10/2010(Xem: 4159)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 1748)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567