- Bản Lên Tiếng Về Tình Hình Chiến Tranh Trên Đất Nước Ukraine
- Bài thơ của một người lính Ukraine cảm động làm chạm đáy tim người " Nếu tôi chết trong vùng chiến sự"
- Nguyện Cầu cho Ukraine sớm được bình an
- Thông điệp Đức Đạt Lai Lạt Ma "Hy vọng Khôi phục Hòa bình ở Ukraine Thông qua Đối thoại"
- Cộng đồng Nhà lãnh đạo Tâm linh Cầu nguyện Hòa bình và Ứng phó với Khủng hoảng Nhân đạo ở Ukraine
- Chiến Tranh, Nhân Loại Tương Tàn ở Ukraine
- Tiếng vọng đau thương (thơ)
- Các Tôn giáo đồng Cầu nguyện cho Ukraine qua Góc nhìn của Trang Nhà Phật Môn (Buddhist Door)
- Các nhà Lãnh đạo Phật giáo Phản ứng với Khủng hoảng Nhân đạo ở Ukraine
- Nữ văn sĩ Iryna Tsvila tử trận bảo vệ thủ đô Kyiv
- Phân tích: Chiến tranh Nga-Ukraine Liên quan đến Tôn giáo như Thế nào?
- Thiền giả Harari đặt vấn đề: Tại sao Tổng thống Nga Bại trận trong Cuộc chiến này?
- Thư Của Những Nhà Khoa Học Đạt Giải Nobel Phản Đối Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Ukraine Của Tổng Thống Nga Putin
- Thiền giả Harari: Cuộc chiến của riêng Tổng thống Nga Không được sự Ủng hộ của Nhân dân
- Nếu Tổng thống Nga Thành công sẽ Bước vào một Kỷ nguyên Đen tối
- Phật giáo Hàn Quốc Tuần hành Yêu cầu Nga dừng Cuộc chiến và Cầu hòa bình cho Ukraine
- Thông điệp Chia sẻ vụ Khủng hoảng tại Ukraine của Tăng đoàn PG Mountain View, Mỹ
- Tâm người dân Vermont mãi nhớ Tây Tạng trong Bối cảnh Chiến tranh ở Ukraine
- Thông điệp của Hội đồng Liên minh Phật giáo các quốc gia châu Âu (EBU) Chia sẻ Cuộc chiến tại Ukraine
- Nga hãy Chấm dứt Cuộc chiến Sinh tử
- Lý giải Chiến tranh Nga-Ukraine
- Có bao giờ bạn nghĩ ? (thơ)
- Vang vọng tiếng Cầu nguyện Hòa bình cho Ukraine Trước Đại sứ quán Nga tại Hàn Quốc
- Phật giáo Hàn Quốc Chia sẻ Nỗi Thống khổ của Ukraine là Nỗi đau của Chúng ta (불교계 “우크라이나의 아픔은 우리 모두의 아픔…잔혹한 총칼 거둬야”)
- Chung một niềm đau (Thơ gởi tặng người dân Kraine, đang chịu khổ vì cuộc chiến tranh hết sức vô lý, thế giới cần phải lên án và sớm chấm dứt).
- Ca Ngợi Tự Do (thơ)
- Thiền giả Harari Chia sẻ: Ukraine Đang tuyến đầu Cuộc chiến Chống lại Chế độ Độc tài
- Mạn đàm Trực tuyến về tình trạng của đất nước Ukraine giữa Thiền giả Harari, Sử gia Rutger Bregman và Nhà báo Zanny Minton Beddoes
- Speech on the War in Ukraine of the Overseas Unified Vietnamese Buddhist Congregation
- Đức Tổng Giám mục Gudziak nói Ukraine Đang bị "Tổn thương qua Góc nhìn Thế giới"
- Ngọn Nến Hồng Cho Em Nhỏ Ukraine
- Trung tâm Phật giáo Ba Lan nơi Nương tựa của người Nepal Trốn khỏi Ukraine
- Solzhenitsyn, Putin và Chủ Nghĩa Dân Tộc Đại Nga
- Cuộc chiến Nga-Ukraine và nền hòa bình thế giới
- Thiền giả Harari Chia sẻ: Chiến tranh Ukraine Lịch sử Lặp lại?
- Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga công khai ủng hộ Putin xâm lăng Ukraine
- Cách Tổng thống Putin Sử dụng Chính thống giáo nhằm Củng cố Đế chế Nga
- Phật giáo Nhật Bản Quyên góp cho Trẻ em Ukraine bằng Chứng thư Tôn giáo
- Thông điệp của BCA MA về Cuộc chiến ở Ukraine
- Linh mục Chính thống giáo Nga bị Kết án vì Lập trường Phản đối cuộc Xâm lược Ukraine
- Vai trò Tôn giáo trong Cuộc chiến tại Ukraine
- Chùa Khánh Anh Evry-Courcouronnes tổ chức gây quỹ giúp dân tỵ nạn Ukraine (27-3-2022)
- Tổng thống Putin nói Nga và Ukraine chung Đức tin nhưng Bỏ qua nhiều Tình tiết
- Cuộc chiến giữa hai Quốc gia Chính thống giáo & Chia sẻ Truyền thống Tín ngưỡng Nga và Ukraine
- Những người đoạt giải Nobel Hòa bình Thúc giục Chấm dứt Chiến tranh Ukraine và Vũ khí Hạt nhân
- Tâm Thư Kêu Gọi Hòa Bình Của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu 02.04.2022
- Nỗi Sợ hãi của người Tỵ nạn Ukraine và Tinh thần Vô Úy thí Phật giáo (kỳ 5)
- Thiền giả Harari Chia sẻ: Ukraine trên Chiến tuyến Chống lại Chế độ Độc tài và Chủ nghĩa Đế quốc
- Giải đáp 9 Câu hỏi Hóc búa nhất về Chiến sự giữa Nga-Ukraine
- Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)
- Để Thực hiện sự Lựa chọn Quan trọng (Những hành động tàn bạo tại Ukraine được tài trợ bởi dầu khí của chúng ta.)
- Tàn tích của nền văn minh
- Hiệp hội Cộng sinh Toàn cầu PG Hàn Quốc Giúp đỡ người Tỵ nạn Ukraine bởi Chiến tranh
- Bất kể Tôn giáo nào, Người Ukriane vẫn Khát vọng Hòa bình
- Chiến tranh Ukraine Đánh dấu Thời điểm Nguy hiểm nhất Từ khi cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba
nhằm Củng cố Đế chế Nga
1. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường viện dẫn trong các bài phát biểu trước công chúng rằng, nhằm giúp Giáo hội Chính thống Nga có một vị trí nổi bật hơn nhiều trong đời sống chính trị Nga.
2. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự cho mình là người bảo vệ truyền thống đạo đức truyền thống - ví dụ bằng cách phản đối đồng tính luyến ái, trừng phạt ly hôn và ủng hộ "gia đình truyền thống".
3. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng Thiên Chúa giáo truyền thống được tính toán cho hiệu quả chính trị. Các nhà quan sát Hoa Kỳ và châu Âu hoàn hảo nếu nhìn thẩm thấu được trò chơi chính trị này.
Khi Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 2 của Nga vào ngày 07 tháng 05 năm 2000, ông đã kế thừa những gì còn lại của một Đế quốc Cộng sản Vô thần, dùng bạo lực tiêu diệt Tôn giáo một thời rùng rợn.
Suốt 19 năm qua, Tổng Vladimir Putin đã biến nước Nga lại trở thành một cường quốc với tham vọng toàn cầu. Một trong những công cụ quan trọng của ông, trong quá trình chuyển đổi đó là Giáo hội Chính thống Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thường viện dẫn trong các bài phát biểu trước công chúng rằng, nhằm giúp Giáo hội Chính thống Nga có một vị trí nổi bật hơn nhiều trong đời sống chính trị Nga so với những người tiền nhiệm. Những những lời hô hào này hầu như không chân thành theo nghĩa tôn giáo. Thay vào đó, ông đã sử dụng Giáo hội Chính thống giáo Nga để biện minh cho sự bành trước của Đế quốc Nga và cố gắng làm mất uy tín ảnh hưởng của phương Tây ở Đông Âu.
Nhiều nhân vật bảo thủ tại Hoa Kỳ, bao gồm ông Pat Buchanan, nhà báo bảo thủ, chính trị gia, nhà bình luận và tác giả người Mỹ và ông Franklin Graham, Nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo giáo người Mỹ, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham, đã bị cuốn hút hấp dẫn bởi lời hùng biện của Tổng thống Nga Vladimir Putin, với sự nhấn mạnh quá nhiều vào các giá trị truyền thống của phương Tây-Thiên Chúa giáo và dường như từ chối nền văn hóa "suy thoái và chủ nghĩa nguyên thủy", mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đã tạo ra " một cuộc khủng hoảng đạo đức ở phương Tây."
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khéo chuyển mình thành kẻ hiếu chiến trong cuộc chiến văn hóa. Khi làm như thế, ông đã kêu gọi một số nhân vật bảo thủ người Mỹ, những người đã trở nên hoài nghi về truyền thống dân chủ tự do được kế thừa từ thời Khai sáng (phong trào duy lý, phong trào tri thức triết học chi phối tư tưởng châu Âu vào thế kỷ 17 và 18, dùng lý trí, sự theo đuổi hạnh phúc, và sự nhận biết của giác quan làm nền móng, chủ trương tự do, tiến bộ loài người, khoan dung, bác ái, chính phủ lập hiến, phân lập nhà nước với tôn giáo...), mà họ tin rằng nó chứa đựng mầm mống của sự sụp đổ về tinh thần và văn hóa của cường quốc Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự cho mình là người bảo vệ truyền thống đạo đức truyền thống - ví dụ bằng cách phản đối đồng tính luyến ái, trừng phạt ly hôn và ủng hộ "gia đình truyền thống". Ông rất thích chụp ảnh kỷ niệm với Đức Thượng phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga, thậm chí đã xuất bản lịch của chính ông có các lễ kỷ niệm phụng vụ truyền thống.
Nhưng gần đây, những vụ xung đột ở Ukraine cho thấy mối quan hệ công khai của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Giáo hội Chính thống giáo Nga có thể liên quan nhiều đến địa chính trị hơn là sự chân thành tôn giáo. Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn một lịch sử tôn giáo và văn hóa chung:
"Mọi thứ ở Crimea đều nói lên lịch sử và niềm tự hào chung của chúng tôi. Đây là vị trí của Khersones cổ đại, thông qua sự kiện quan trọng là lễ rửa tội hàng loạt vào năm 988 của cư dân Kyiv, và sau đó là ở các thành phố khác của bang, bởi Hoàng tử Vladimir I Svyatoslavich, kết quả là Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo hàng đầu ở Nga.
Việc thành lập Thiên Chúa giáo ở Nga là một quá trình lâu dài và phức tạp kéo dài trong nhiều thế kỷ, trải qua một số giai đoạn quan trọng: sự thâm nhập tự phát của các ý tưởng và giá trị Thiên Chúa giáo vào môi trường ngoại giáo, cuộc đấu tranh của Thiên Chúa giáo và các tôn giáo thế giới khác cho các lĩnh vực ảnh hưởng của ảnh hưởng, việc tuyên bố Thiên Chúa giáo là quốc giáo của Kievan Rus, xã hội ngoại giáo đối đầu với ý thức hệ mới.
Kỳ tích tinh thần của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc chấp nhận Chính thống giáo đã được xác định trước nền tảng tổng thể của văn hóa, nền văn minh và các giá trị nhân văn đoàn kết các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus."
Giáo hội Chính thống giáo Nga đã có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin và trên thực tế đã phục vụ để thúc đẩy mục tiêu của ông. Một trường hợp điển hình là vị trí của nó đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine.
Kể từ năm 1686, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine thuộc quyền quản lý của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhưng vào tháng 10 năm ngoái, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine tuyên bố rằng sau 332 năm, họ đang tách ra khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa trong nỗ lực giành độc lập từ Liên Xô cũ (Nga). Sự chia rẽ này được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tạo điều kiện và được sự chấp thuận của người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew, Tòa Thượng phụ Đại kết có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã phản đối và nói rằng sự chia rẽ là bất hợp pháp. Nó tiếp tục duy trì rằng, Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa có quyền tài phán vượt ra ngoài biên giới của Nga, Ukraine và Belarus.
Sự chia rẽ tôn giáo này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng giữa Ukraine và Nga, gần đây nhất là vụ Nga bắt giữ 24 thủy thủ Ukraine vào tháng 11 năm ngoái.
Đáng ngạc nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho các chính trị gia Ukraine về việc chia rẽ Giáo hội, cáo buộc họ đã "can thiệp" vào công việc của Giáo hội và coi việc Giáo hội Chính thống giáo Ukraine ly khai là một "dự án chính trị thế tục". Sau đó, ông cho rằng Nga là một quốc gia bảo vệ tự do tôn giáo bằng cách nào đó, Putin nói rằng: "Chúng tôi bảo lưu quyền phản ứng và làm mọi thứ để bảo vệ Nhân quyền, bao gồm cả quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo."
Đạo đức giả Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện một cách trắng trợn. Gần đây, hãng Thông tấn AP đã phát hiện ra rằng, chính phủ Nga đã vi phạm việc "can thiệp" bằng cách cố gắng xâm nhập vào các hộp thư mail của Giáo hội Chính thống giáo Ukraine. Rõ ràng cho thấy nhóm hack khét tiếng của Nga hiện nay "Fancy Bear" đã nhắm mục tiêu vào các thư mail của Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew với Ukraine dẫn đến quyết định trao độc lập cho Giáo hội Chính thống giáo Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Ukraine và Belarus, cũng như mở rộng ảnh hưởng của Nga sang Đông và Trung Âu. Trong quá trình này, chắc chắn Tổng thống Putin sẽ tiếp tục thúc đẩy Giáo hội Chính thống Nga. Đây chỉ đơn giản là một nỗ lực nhằm dụ dỗ các quốc gia thuộc Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trở lại dưới sự lũng đoạn thao túng của Đế quốc Nga.
Việc Đại Cung điện Kremlin (Большой Кремлёвский дворец) sử dụng Giáo hội Chính thống giáo Nga có ý nghĩa hoàn hảo, dựa trên các xu hướng tôn giáo trong khu vực. Trong hai thập kỷ qua, Thiên Chúa giáo Chính thống đã có một sự phục hưng rõ rệt ở Đông Âu. Tại 9 quốc gia láng giềng trong khu vực Nga - Moldova, Greece, Armenia, Georgia, Serbia, Romania, Ukraine, Bulgaria và Belarus - hơn 70% người dân xác định là Chính thống Giáo, theo kết quả khảo sát các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo hiện tại của kết quả nghiên cứu hiện tại của Pew (Pew Research Center, PRC).
Sự hồi sinh của Chính thống giáo trùng hợp với tình cảm thân Nga. Trung tâm Nghiên cứu Pew lưu ý rằng, tại 9 quốc gia láng giềng trong khu vực Nga - Moldova, Greece, Armenia, Georgia, Serbia, Romania, Ukraine, Bulgaria và Belarus thuộc Liên Xô trước đây theo Chính thống giáo - ngoại trừ Ukraine - hơn một nửa số người được khảo sát đồng ý rằng "một Đế quốc Nga hùng cường là cần thiết để cân bằng ảnh hưởng của phương Tây".
Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) kết luận rằng: "Bất kỳ Cơ đốc nhân thuộc Giáo hội Chính thống giáo nào - và không chỉ Cơ đốc nhân thuộc Giáo hội Chính thống Nga - bày tỏ quan điểm thân Nga. . . Bản sắc Chính thống giáo gắn bó chặt chẽ với bản sắc dân tộc, cảm giác tự hào về tính ưu việt văn hóa, sự ủng hộ cho mối liên kết giữa các Giáo hội quốc gia và chính phủ, coi Nga như một bức tường thành kiên cố chống lại phương Tây."
Nhiều quốc gia Đông Âu đang ở ngã ba đường giữa hai lựa chọn: Một mặt là tăng cường hội nhập với phương Tây và tự do hóa, liên kết với Nga và mặt khác là chủ nghĩa độc tài.
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm kiếm nhiều ảnh hưởng hơn đối với các quốc gia này, việc nhấn mạnh tôn giáo truyền thống nhằm phục vụ mục tiêu của ông. Nó thiết lập nền tảng chugn giữa Nga-Đông Âu và quan trọng hơn, khuếch đại những khac biệt mà Đông Âu có thể có với phương Tây - đặc biệt là khi thế giới phương Tây ngày càng xa rời các giá trị tôn giáo truyền thống.
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng Thiên Chúa giáo truyền thống, được tính toán cho hiệu quả chính trị. Các nhà quan sát Hoa Kỳ và châu Âu thật hòa hảo nếu nhìn thẩm thấu được trò chơi chính trị này.
Tác giả Alexis Mrachek là Cộng tác viên Nghiên cứu về Nga và Âu-Á tại Trung tâm Chính sách đối ngoại Douglas và Sarah Allison thuộc Quỹ Di sản. Trong nghiên cứu và viết, cô tập trung vào các vấn đề chính trị và an ninh trong nước, trong khu vực Á-Âu. Cô rất thành thạo tiếng Nga.
Bài bình luận của tác giả Alexis Mrachek đã được đăng trên các tờ báo như Newsweek, Los Angeles Times, Fox News, The National Interest, Washington Examiner, RealClearWorld, Dallas Morning News, Voice of America Ukrainian Service, The Washington Times, and the Australian Financial Review. Các bài báo của cô được trích dẫn trên nhiều tờ báo khác nhau, bao gồm Chương trình nghị sự Georgia, Georgia Today và Forbes, cũng như Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2020 của Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ.
Trước khi gia nhập The Heritage Foundation, tác giả Alexis Mrachek từng là trợ lý tại Quỹ Rumsfeld, nơi cô hỗ trợ Chương trình Học bổng Trung Á-Caucasus. Cô cũng từng là một cựu thực tập sinh của The Heritage Foundation.
Tác giả Alexis Mrachek có học vị Thạc sĩ về Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tại Trường Dịch vụ Đối ngoại của Đại học Georgetown, tọa lạc tại bang Washington, DC - thủ đô của Hoa Kỳ và học vị Cử nhân về Nghiên cứu Quốc tế và Nga của Đại học Texas A&M, Hoa Kỳ. Trong thời gian theo học chương trình Cử nhân, cô sống và học tiếng Nga ở St.Petersburg, Nga. Cô cũng đã hoàn thành chương trình chuyên sâu về tiếng Nga của Đại học Middlebury là một trường Đại học Giáo dục Khai phóng tư nhân phi lợi nhuận tọa lạc tại Middlebury, bang Vermont, Hoa Kỳ.
Tác giả Alexis Mrachek đến từ San Antonio, Texas, và hiện đang cư trú tại Washington, D.C.
Tác giả Alexis Mrachek
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: Europe The Heritage Foundation)