Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 128

02/03/201212:17(Xem: 13499)
Tuyển tập 128

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 128 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1271 đến số 1280)

[email protected]; [email protected]

01.Cái nghèo quê tôi

02.Tạ tội quê nghèo

03.Chưa hẳn là người

04.Quê hương là nhất

05.Chờ một nhịp cầu

06.Một khối tình quê

07.Lại một dòng sông

08.Tiếng gọi dòng sông

09.Non nước quêmình

10.Đóa Hoa HiếuHạnh

Cái nghèo quê tôi

Quêhương tôi nghèo lắm

Cơmcháo độn ngô khoai

Ngaytừ thuở chào đời

Quendần trong đói khổ

Cáinghèo đèo cái khó

Cáiquẫn bó cái khôn

Nênchứa chất tâm hồn

Hònchồng nâng đá tảng

Sóngtràn bờ lãng mạn

Bãicát trắng bụi lau

Dìudịu hơn hương cau

Thơmthơm hơn nếp một

Đấtcày nằm sắp lớp

Lằnbừa nhũn bụi tro

Taynắm chiếc quạt mo

Phấtbăng bèo nhân ảnh

Conđê ngăn lối chắn

Hànggiậu vững như đồng

Đỡcả núi cả sông

Trảibao thời nghiêng ngửa

Lũytre xanh trước ngõ

Bụitrúc biếc sau hè

Sừngsững tựa sơn khê

BiểnĐông reo núi Thái

Quêhương tôi nghèo lắm

Nhưngkhông tiếng thở than

Nhânnghĩa kết đá vàng

Nhântình đơm son sắt

Quêhương tôi nghèo lắm

Nhưngchẳng có đâu bằng

Lòngdân sáng trăng rằm

Rọiđêm đen phù thế

Khắpnăm châu bốn bể

Đâuhơn quê hương tôi

Thửđi bốn phương trời

Quêhương tôi là nhất

Ságì bã vật chất

Nghĩagì bãi phồn hoa

Bèobọt cuốn trôi bờ

Thếnhân chìm ảo mộng

Quêhương tôi lồng lộng

Mâytrắng ngát trời xanh

Sựsống đẹp trong lành

Nghèonhưng nhất thiên hạ

Ngàncây ca hoa lá

Biểnrộng hát sông dài

Thửmở cửa thiên thai

Quêhương tôi diễm lệ

Nghèomà chân thiện mỹ

Ráchmà sạch thanh lương

Khôngđâu bằng quê hương

ViệtNammình em nhé !

Tháng7 – 2009

Tạ tội quê nghèo

Tôixin tạ tội quê nghèo

Ấmnồng bếp lửa mái tranh

Củkhoai lùi tro chưa chín

Đóino từ thuở đầu xanh

Tôixin tạ tội quê nghèo

Ruộngđồng chân bùn tay lấm

Gánhgồng cày sâu cuốc bẫm

Luyệntôi dũng lực trung trinh

Tôithương mẹ tôi mưa nắng

Tôinhớ cha tôi vun trồng

Mồhôi phơi vành áo trắng

Tôbồi tình biển nghĩa sông

Tôixin giữ lấy quê nghèo

Mặnmà gừng cay muối mặn

Đậmđà tình sâu nghĩa nặng

Cưumang xuống biển lên đèo

Quênghèo có tội gì đâu

Nuôi ta lúc chửa xanh đầu

Cho dù đi đây đi đó

Không phai gốc rạ úa màu

Lợi danh, bọt trôi bãi biển

Sang hèn, bèo dạt bến sông

Quẳng đi ta bà thế giới

Điền viên ruộng lúa ngô đồng

Luống cày vun trồng đất mẹ

Lối bừa vun xới quê cha

Mạ non thì thầm khe khẽ

Đồng xanh thơm lúa sơn hà.

Tháng 7 – 2009

Chưa hẳn làngười !

Tiếng ve réo rắc trưa hè

Một mùa inh ỏi tai nghe

Khốc khô lòn khe gió nắng

Đong đầy một cõi tình quê

Quê người lạnh buốt mùa đông

Cái tình cố quận thinh không

Bếp điện mền bông lò sưởi

Nhưng không lửa khói ấm nồng

Quê người cũng gọi là xuân

Chào nhau tay bắt mặt mừng

Hương xuân chừng như để có

Chứa đầy một khoảng trống không

Quê người cũng có thu sang

Rừng cây đổ lá thu vàng

Khungtrời tàn thu tím ngắt

Nhưngkhông tiếng nói thôn làng

Quêngười phố thị thênh thang

Cáigiàu đầy ắp cái sang

Vănminh nâng cao cường độ

Nhưngkhông tiếng nói phố phường

Aicó xa quê mới biết

Xaquê như thiếu tiếng cười

Quêhương nếu ai chối bỏ

Sốngthôi, chưa hẳn là người !

Tháng7 - 2009

Quê hương là nhất

Quêhương nắng táp mưa lùa

Đóinghèo không tốn tiền mua

Đẳngđeo một đời gian khổ

Màsao nhung nhớ dư thừa

Quêhương nay ruộng mai đồng

Bốnmùa ấm lạnh tháng năm

Đonggiọt mồ hôi cơm áo

Màsao nặng trĩu trong lòng

Quêhương một mái nhà tranh

Khổnghèo từ thuở đầu xanh

Lớnlên thành đô phố hội

Màsao ruột héo tơ tằm

Quêhương xóm nhỏ thôn làng

Nắngthì đổ lửa chói chang

Mưathì dầm dề thác lũ

Màsao tình tự mênh mang

Điđâu cũng một cuộc đời

Ởđâu cũng thế mà thôi

Nhưngtình quê hương chỉ một

Khôngsao có thể đắp bồi

Quêhương có hoa có bướm

Ởđâu không bướm không hoa

Nhưngchỉ quê hương là nhất

Thaphương không phải là nhà.

Tháng7 – 2009

Chờ một nhịp cầu

Câycầu chung một con sông

Màsao đứt nhịp giữa dòng thế ni

Muốnqua, thật khó quá đi

Sachân nước xoáy nhỡ thì làm sao

Nhớnghe không dễ đâu nào

Phongba bão táp bèo trào bọt tan

Nhìnkia, một Phá Tam Giang

Xưanay biết mấy bẽ bàng lắm ru

Xaxa sương tỏa mịt mù

Haiđầu đành đoạn thiên thu sóng cồn

Thờigian chưa phủ dấu sờn

Khônggian chưa lấp vết mòn hằn sâu

Khinào bắt lại nhịp cầu

Mayra vá đắp biển dâu xanh rì

Thắplên đóm lửa li ti

Soitrong đêm tối đen sì đã lâu

Saoơi, đừng có đeo sầu

Trăngơi, đừng có kê đầu gối sương

Đầmlầy khoét rãnh khai mương

Cuốihầm nứt kẽ mở đường chui ra

Quarồi những thuở chia xa

Câycầu nối nhịp tình ta vẹn tình

Mớitan hết những lao linh

Cảmcơ thấm thía chuyện mình nghe em.

Tháng7 – 2009

Một khối tình quê

Tôimang một khối tình quê

Lênnon xuống biển chưa hề chia xa

Bốnmùa đưa đẩy lại qua

Xuânđông thu hạ vậy mà, thế thôi

Tôimang từ thuở nằm nôi

Đếnnay nguyên vẹn, cuối đời nguyên trinh

Điđâu, như bóng với hình

Ởđâu cũng vậy, như mình với ta

Rằngxa, xin đáp, thế à

Rằnggần, cũng đáp thế à, có chi

Tôileo lên đỉnh Ba Vì

SôngĐà, núi Tản thầm thì bao phen

Tôitrèo lên Ải Nam Quan

CàMau sóng vỗ chứa chan nỗi niềm

Niềmchung cho tới niềm riêng

Tìnhnon nghĩa nước mọi miền quê hương

Bướcđi từng bước trên đường

Nghetrong gió thoảng khôn lường hồn quê

Điđâu, cũng nhớ tình quê

Ở đâu,cũng nhớ bốn bề bủa giăng

Nhưđêm, đã có vầng trăng

Nhưngày, đã có nắng vàng lung linh

Hươngquê nặng trĩu khối tình

Hồnquê vương vấn như mình với ta.

Tháng7 – 2009

Lại một dòng sông

Đôi bờ của một dòng sông

Lan man sóng đẩy nước bồng trôiđi

Bờ nầy lên tiếng thầm thì

Bờ kia ôm ấp những gì xưa nay

Bụi lau ru gió lay lay

Hàng dừa đón nắng cay cay xamờ

Con đê trông ngóng đêm mơ

Cây đa nghiêng bóng bến đò chờai

Sao hôm chờ đợi sao mai

Dấu chân vẽ cát nhạt phai chưatàn

Rong rêu ủ kín bên đàng

Phong sương trải lớp thờigian úa màu

Vẳng nghe cát đá kêu đau

Tang thương thấm lạnh nương dâurợn hồn

Nước đi ra biển thăm cồn

Tới nguồn thăm cội lên non thămđèo

Phù sinh nhân ảnh đưa vèo

Gom bong bóng nước cỡi bèo hợptan

Đưa tay vớt ánh trăng ngàn

Lung linh đáy nước trườnggiang xô bờ

Dòng sông ôm bóng ru mơ.

Tháng 7 – 2009

Tiếng gọi dòng sông

Vẳng nghe tiếng gọi dòng sông

Bến đi bến đợi bến mong bếnchờ

Đầu ghềnh nước chảy xa bờ

Cuối sông nước cuốn lặng lờra khơi

Trầm tư bốn biển đất trời

Nhìn trông quán trọ cuộc đờilại qua

Chỗ này, là cửa là nhà

Chỗ kia, là bãi tha ma rợn hồn

Đi từ chót đỉnh núi non

Băng ra hải đảo sóng cồn khua vang

Ngập ngừng khúc rẽ đò ngang

Đêm khuya thanh vắng trăngngàn lung linh

Bóng ai như thể là mình

Rong rêu sót lại lưu hình chưapha

Ô hay một cõi ta bà

Biết bao dấu tích nhà ga phiêu bồng

Trăng kia còn vắt từng không

Sao kia còn hiện giữa thềm hư vô

Bèo trôi bến nước sóng xô

Bọt trồi bãi cát tàn khô bụi hồng

Dòng sông vọng tiếng thinhkhông.

Tháng 7 – 2009

Non nước QuêMình

Anh đi biền biệtphương xa

Cha già đỡ nắng, mẹgià gối sương

Anh đi lối cỏ bên đường

Quê nhà một cõi,dặm trường đăm chiêu

Ruột đau, biết mấychín chiều

Lòng đau, biết mấychỉ điều đan tơ

Biển Đông réo rắchải hồ

Trường Sơn vợn khóicơ đồ tóc tang

Nhớ xưa ai đến ĐèoNgang

Thềm hoang rêu phủ,quan san treo cành

Mờ mờ nhân ảnh hoenthành

Gập ghềnh sóng vỗreo quanh ghế ngồi

Dòng sông nay lởmai bồi

Đẩy xô cát trắngmặn mòi phù sa

Anh đi, xa mái quênhà

Đêm đêm quốc gọi,canh gà vọng sương

Trăng khuya vàng vọtngàn phương

Lập lòe đom đóm soiđường từ ly

Mắt mẹ sâu thẳm bờmi

Lòng cha hun hút tưnghì núi sông

Mạ non khô khốcruộng đồng

Lúa vàng èo uộtngậm bông bốn mùa

Cái quay búng sẵnđược thua

Bọt bèo thời thếgió lùa lại qua

Anh đi, bỏ lại quênhà

Nào cha nào mẹ nàobà nào con

Núi kia, đeo đá ômnon

Sông kia, ru biểnmơ hòn đảo xa

Anh đi bụi giósương pha

Phong trần đập giũacho tà phù sinh

Hỡi ôi, non nước quê mình !!!

Tháng 8 – 2009

Mặc Giang

Đóa Hoa Hiếu Hạnh

Một bông hồng xin dâng Mẹ

Một bông hồng xin dâng Cha

Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu

Công Cha phải nhớ làm đầu

Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình

Song Đường một đóa nguyên trinh

Không hoa nào cõi phù sinh sánh bằng

Công Cha nghĩa Mẹ nặng oằn

Đền ơn hiếu hạnh không ngằn mé đâu

Một bông hồng xin dâng Mẹ

Một bông hồng tưởng nhớ Cha

Không bông nào cõi ta bà

Thiêng liêng cao quý như hoa song đường

Mẹ, cho tiếng nói tình thương

Cha, cho nghị lực trên đường trần gian

Hoahồng cho Mẹ em mang

Mỗikhi ấm lạnh dọc ngang đi về

ChoCha, anh gánh sơn khê

Gánhsông gánh núi ước thề trĩu vai

Hoahồng cho Mẹ em cài

Thươngyêu dịu ngọt phương đài thơm hương

ChoCha, anh bước lên đường

Dấnthân phụng hiến can trường không pha

Mộtbông hồng, nhờ đức Mẹ

Mộtbông hồng, nhờ ơn Cha

Đápđền, không tiếng kêu ca

Hiếuhạnh, không tiếng xót xa so bì

Đừngđể Mẹ ứa vành mi

TócCha bạc trắng tư nghì vì ai

Chắptay nâng đóa hoa cài

Conhiền cháu thảo kề vai chung lòng

Vườnhồng xin mãi trổ bông

Đóahoa Hiếu Hạnh vun trồng tháng năm.

Tháng8 – 2009

MặcGiang

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10919)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10732)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9082)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11321)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9488)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11380)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]