Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 31

28/11/201113:14(Xem: 13162)
Tuyển tập 31

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 31

(Từ bài số 301 đến số 310)

[email protected]

Phải biết sống và bình yênvững sống 301

Đổi thành họ “ĐỔ” ! 302

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá ! 303

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo ! 304

Những vành Hoa Thế Hệ ! 305

Đừng khổ nữa, người ơi ! 306

Tình non nước không phai ! 307

Reo bình minh thức dậy ! 308

Bài thơ 21 : Rủ thơ đi chơi ! 309

Bài thơ 22 : Thăm viếng NhàThương 310

Phải biết sống, và bình yên vững sống !

Tháng 03-2005

Tôi còn nhớ, những ngày xưamẹ nói

Khi lớn lên đối mặt vớitrường đời

Dù làm gì vẫn chừa lại mộtnơi

Sống có hậu lương tâm nghekhông thẹn

Khi ra đi như đò ngang rẽtuyến

Bão tố nhiều chỉ mong đượctồn sinh

Một ra đi theo định hướngđăng trình

Phải đón nhận thế trần phiêulưu lắm

Đời sẽ thấm ngọt, bùi, chua,cay, mặn

Càng bước đi càng thêm thấmthật nhiều

Làm bao nhiêu càng đón nhậnbấy nhiêu

Càng thấu hiểu những gì xưamẹ nói

Áo mặc qua đầu, làm sao quakhỏi

Gội gió sương làm sao tránhphong trần

Nhưng làm gì, phải nhớ giữđức nhân

Thì sẽ dễ tựa nương hòa điệusống

Vũ trụ mênh mông, lưới trờilồng lộng

Vạn vật cùng chung, dưới ánhmặt trời

Như thể châm ngôn, đâu phảichuyện chơi

Lại còn tòa án lương tâm chếngự

Đạo nghĩa, là một lâu đàidinh thự

Đức nhân, là kiền thạch trụba chân

Mỗi hành vi, nghĩ kết quả,lượng phân

Lưỡi phải uốn bảy lần trướckhi lên tiếng

Cùng cực tất biến

Thái cực tất suy

Duy nhất an vi

Tại trung hữu lộ

Khổ, phải khổ, và nếm mùigian khổ

Lạc, phải lạc, và nếm vị lạcan

Người trần gian không nên sợthế gian

Phải biết sống, và bình yênvững sống.

Đổi thành họ “ĐỔ” !

Tháng 03-2005

Ở trong đời, người ta khôngchịu đổi tên

Mà thường hay đổi họ

Có một điều vô cùng kỳ ngộ

Không ai giống ai, mà tất cảlại giống nhau

Dù ở tỉnh, ở thành, hay ở bấtcứ nơi đâu

Khi đã đổi, là đổi cùng mộthọ

Họ này họ kia, dài dòng chikhó

Chữ Đ ghép Ổ ngắn ngủn mới kỳ

Hễ có chuyện gì, không hỏitên chi

Mà gọi trúng phóc, đúng là họ“ĐỔ” !!!

Dù dị dù đồng, giống nhau ởchỗ

Câu nói ra, cũng giống mới kỳkhôi

Đó là câu : “chuyện đó khôngdo tôi

Tôi đâu dính dự, mà do ngườikhác” !

Một điều nữa, cũng vô cùngkinh ngạc

Cái họ nầy không phân biệtriêng ai

Dù già trẻ, gái trai, lê thứ,anh tài

Khi ứng xử đều dùng chung mớilạ

Họ ĐỔ Thừa, không cần giấy tờtùy thân gì cả

Lại xuyên qua châu lục, ditrú, chủng tộc, quốc gia

Chuyện thơm tho, danh giá,ban khen, xía đến có ta

Chuyện đổ bể, tiếng tai, thấtbại, biến thành họ Đổ

Nếu làm nhỏ, chỉ gây ít nhiềuphiền nộ

Nếu làm lớn, mà “Đổ”, mớithật chết người

Mỗi một khi mà thiên hạ muốnkhui

Thì láo liêng, bịp bợm, núpgiòng họ “Đổ” !!!

Vì nhân thế, nên thế nhânkhốn khổ

Vì trần gian, nên gian tận đổthừa

Việc thấy êm thì trân tráo dạthưa

Nhắm chưa ổn như gà toi mắcnước

Dùng họ nầy họ nọ, ít ai nhớđược

Nên dùng chung một họ dễ nhớnhất trong đời

Khi bình thường, dùng họthiệt danh-giá-vọng-nòi

Khi thấy biến, đổi ngay thànhhọ “Đổ” !!!

Trong cuộc đời, cái gì cũng trả giá !

Tháng 03-2005

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Từ nữ nam đến lớn nhỏ, trẻgià

Mỗi thời kỳ khi đã bước điqua

Còn đứng vững đường đường,đâu phải dễ

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Dù bình thường hay quyền quícao sang

Dù thứ dân hay lá ngọc cànhvàng

Đều xơ xác bỡi trần gian đậpgiũa

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Từ nội gia đến xã hội conngười

Từ năm ba đến mấy chục mườimươi

Khi nhìn lại đều rùng mìnhngán ngẫm

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Từ thân sơ đến thế thái nhântình

Sống bình thường hay ôm mộngba sinh

Cũng xây xát biết bao phenchìm nổi

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Trả tuy nhiều nhưng nhậnchẳng bao nhiêu

Nhớ những khi về trên gác côliêu

Mới thấm thía đời mình nơiquán trọ

Trong cuộc đời, cái gì cũngtrả giá

Còn sống thì còn trả bỡi chưaxong

Trả đến khi nằm tắt ngủm, điđong

Mới kết thúc cuộc hành trìnhchấm dứt

Nếu biết sống, biết điều,biết chừng mực

Không phong trần nào có ngạigió sương

Không tang thương nào có ngạiđoạn trường

Mà cứ sống ung dung dầu vẫntrả

Nếu biết sống, luôn luôn thầmkhẽ bảo

Muốn làm gì, có mức độ, nghechưa

Thì dù cho trời có nắng haymưa

Cũng không ngại, huống gì làtrả giá !!!

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo !

Tháng 03-2005

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Khép khung trời dù bão tápsương sa

Khép âm u dù mưa gió bốn mùa

Đếm từng bước trên đường dàithân phận

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Ngày dài thêm chống chõitháng năm dài

Đêm dài thêm mòn lối cũ hômmai

Để thương tiếc những vì saoheo hút

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Đom đóm bay lạc lõng thắp đêmtrường

Đếm canh tàn tiếng quốc vọngkêu sương

Vừng đông tỏa nhưng bao giờđược sáng

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Lá bạc màu rũ cánh đọng ngânsương

Nhụy cũng tàn mà sắc cũngphai hương

Nhìn cô vọng rã rời thân tamthể

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Nắng có lên không đủ ấm tìnhngười

Nét tang thương luôn đè nénnụ cười

Sương khói đọng mái tường rêumấy lớp

Em thấy đó, nơi xa mờ hoangđảo

Dòng thời gian gõ tiếng núivẫn non

Sóng nhấp nhô từng nhịp nướckhông mòn

Thuyền vẫn đợi bến đò ngangđưa khách

Khi đã gọi là theo dòng lịchsử

Cũ qua rồi thì mới phải sang trang

Hãy viết lên những đen đỏ xanh vàng

Cho đậm nét những vết mờ bôi xóa.

Những vành hoa thế hệ !

Tháng 03-2005

Ta không quên những gì xa xưa cũ

Dù thời gian có phải mãi bước đi

Dù ra đi, có làm được những gì

Theo dòng chuyển quá hiện tương truy tán

Ta vẫn nhớ, ngọn đèn khuya khô cạn

Trắng đêm dài nhắn gởi những tâm tư

Dù đã qua, chưa tới, hay bây chừ

Đường chân chánh vẫn ngàn đời thiện mỹ

Dù không gian có đổi thay, ừnhĩ !

Dù thời gian có nhanh chậm,đương nhiên !

Núi bên non vẫn còn đó linhthiêng

Đèo bên dốc vẫn trơ trơ tuếnguyệt

Lúa gặt xong, gieo mạ nonxanh biếc

Mộng đơm bông chờ lúa chínhoen vàng

Đã qua rồi những nhỏ giọt lầmthan

Mùi gạo mới thơm thơm tìnhquê mẹ

Nước còn đó tự đầu nguồn khekhẽ

Khơi thành dòng ươm mạng mạchtốt tươi

Bóng già nua chống gậy mỉmmôi cười

Trông gật gụ, thế đủ rồi, mãnnguyện

Những ngày qua như dòng lưutích chuyển

Những ngày nay nứt nẻ váruộng đồng

Những ngày mai hoa trái sẽđơm bông

Ta kết lại những vành hoa thếhệ.

Đừng khổ nữa người ơi !

Tháng 03-2005

Đi thăm giáp một vòng

Khắp ba miền đất nước

Viết hai chữ cả nước

Sống đau khổ lầm than

Thành thị đến thôn quê

Bình dân hay văn vật

Viết hai chữ lây lất

Vá víu tháng năm dài

Đi thăm những vùng quê

Thấy một sương hai nắng

Viết hai chữ cay đắng

Đeo đẳng cả cuộc đời

Đi thăm những vùng nghèo

Lưng còng mồ hôi đổ

Viết hai chữ gian khổ

Biết sống làm sao hơn

Đi trên khắp phố phường

Nhìn hàng rong, thúng, rổ

Viết hai chữ tạm bợ

Lây lất sống qua ngày

Đi thăm khu dinh điền

Thấy ruộng vườn nương rẫy

Viết hai chữ phát quải

Khốn khó khép nụ cười.

Đi thăm những vùng cao

Thấy buôn làng thưa thớt

Viết hai chữ xa xót

Người dân tộc buồn không

Đi thăm những vùng sâu

Thấy trẻ em thất học

Viết hai chữ lăn lóc

Chờ đón nẻo tương lai

Đi thăm những thôn làng

Lúa vàng trên đồng nắng

Viết tình sâu nghĩa nặng

Tràn ngập bước đi về

Đi thăm trên dòng sông

Để buồn trông non nước

Viết hai chữ bạc phước

Nên khốn khổ mọi người

Đâu phải một vài nơi

Cả quê hương như thế

Viết hai chữ rơi lệ

Nặng đôi mắt hai bờ

Đâu phải một vài vùng

Cả mọi miền đất nước

Viết hai chữ mong ước

Đừng khổ nữa người ơi !!!

Tình non nước không phai !

Tháng03-2005

Tôi vẽ một vòng tròn

Loanh hoanh trên mặt đất

Viết hai chữ chật vật

Đau khổ cả một đời

Buồn trông con dã tràng

Xây đời trên bờ cát

Viết hai chữ chua chát

Công khó vẫn hoàn không

Hoàng hôn kéo đêm về

Vẳng nghe tiếng dế nhủi

Viết hai chữ lủi thủi

Trong ngõ tối cuộc đời

Buồn trông con bọ hung

Vùi đầu trong vũng thối

Viết hai chữ le lói

Mang kiếp sống âm u

Buồn trông con thạch sùng

Vắt trần nhà chắt lưỡi

Viết hai chữ rã rượi

Thương tiếc chẳng được gì

Buồn trông con tò vò

Tơ tằm ươm thành kén

Viết hai chữ đè nén

Khúc rẽ của dòng sông

Buồn trông con ve sầu

Ngày hè kêu inh ỏi

Viết hai chữ mệt mỏi

Lột xác vắt vỏ cây

Buồn trông những đêm khuya

Nghe tiếng kêu con quốc

Viết hai chữ còn mất

Để lại tháng ngày qua

Buồn trông bóng cuối chiều

Gió thu về hiu hắt

Viết hai chữ se thắt

Khắc khoải vọng tình quê

Buồn trông những xa xôi

Giữa đôi bờ biền biệt

Viết hai chữ da diết

Gởi cánh én mang về

Buồn trông trên quê hương

Đi giữa lòng đất mẹ

Viết hai chữ khe khẽ

Đánh thức mọi lòng người

Buồn trông vọng núi đồi

Nghe hờn vong sông núi

Viết hai chữ nhắn gởi

Tình non nước không phai.

Reo bình minh thức dậy !

Tháng 03-2005

Tiếng chim hót tinh mơ

Reo bình minh thức dậy

Vạn vật đồng cựa quậy

Đón ngày mới đang về

Tiếng chim hót líu lo

Đánh tan màn đêm tối

Vầng đông vừa le lói

Reo ánh nắng ban mai

Hãy hót nữa đi chim

Hát ca mềm môi ngọt

Thôi rồi những xa xót

Mở cửa đón tương lai

Chim hót nữa đi chim

Cho trời cao đất rộng

Cùng trao nhau hy vọng

Tay nắm lấy bàn tay

Đã nghe rồi chim ơi

Ngày mai trời sẽ sáng

Gian truân gởi ghềnh láng

Đau khổ đã thôi rồi

Cảm ơn nghe tiếng chim

Cả một đời réo gọi

Thôi thời gian mong đợi

Thôi hết những trông chờ

Đời đẹp như giấc mơ

Hãy cùng nhau xây dựng

Kiềng ba chân đứng vững

Tâm lực mới vẹn toàn

Trời chiều kéo hoàng hôn

Chim bay về tổ ấm

Cho gừng cay muối mặn

Hoa trái kết đơm bông

Tình quê khắp mọi miền

Hương quê mùi lúa chín

Khắp quê hương đan kín

Êm ấm mọi lòng người

Hãy trao nhau nụ cười

Tình quê hương muôn thuở

Cho thương về nỗi nhớ

Cho non gởi nước nhà.

Bài thơ hămmốt :Rủ thơ đi chơi !

Tháng 03-2005

Hổm nay thơ ấy chạy đâu rồi

Tứ tuyệt, này thơ, trở lại chơi

Đừng trách buồn chi, đừng dỗi nhé

Tình thơ còn đó, vẫn đầy vơi

Hổm nay, ta rảo bước đi rong

Chắp cánh thơ bay, đảo mấy vòng

Không đá động gì thơ tứ tuyệt

Trở về cho thõa những chờmong

Bữa trước gởi lên trên gáctrọ

Để ta đỡ xuống, nhẹ vòng tay

Kẻo rớt, thơ rơi, vung lả chả

Mất công lượm lại suốt đêmngày

Tứ tuyệt nhìn ta mỉm miệngcười

Nụ cười vẫn thế, thật là tươi

Như hoa vừa hé, bừng khoe nụ

Quá chín thơm thơm sắp vẹnmười

Chầm chậm đừng lo ta tính rồi

Từ từ ta sẽ dẫn đi chơi

Lạ quen, quen lạ, quen chi lạ

Thơ đến, thơ đi, thơ rụng rơi

Nơi đây, đã mở bài hăm mốt

Tiếp những hăm hăm tiếp mấy bài

Để viếng từng nơi khi nắm ý

Hôm nay, còn nữa, những ngày mai.

Bài thơ hămhai :Thăm viếng nhà thương !

Tháng 03-2005

Cùng ta thăm viếng những nhà thương

Bịnh tật ra sao chật hết giường

Không có một phòng nào trống cả

Nhìn người bịnh tật thấy mà thương

Bịnh viện tư và bịnh viện công

Viện công hầu hết dân nghèo không

Viện tư riêng rẻ dành dân khá

Nhưng bịnh chẳng tư cũng chẳng công

Khi bịnh khi đau chẳng mấy hồi

Một khi mang bịnh khổ thì thôi

Uống ăn không được nằm rên rỉ

Da dẻ xanh xao xương lõm lòi

Ai giới nhà nghèo đến viện công

Cố nhiên ít tổn chỉ đôi đồng

Hàng hàng sắp lớp chờ dài cổ

Khám, trị bình dân, thế cũng xong

Bịnh viện mà sao thiếu thốn cà

Vì ngân sách hụt kiếm đâu ra

Nên y, bác sĩ không nhiều lắm

Bịnh cứ chờ, nhưng phải đợi ca

Bịnh gì, đủ thứ bịnh trên đời

Lão ấu nữ nam, đủ hạng người

Mới biết có thân là có bịnh

Chữa mà không kịp chết như chơi

Đã nghe cái tiếng là nhà thương

Thấy tội, nhìn ai thấy cũng thương

Người bịnh mà trông, lòng phát ghét

Thì sao gọi tiếng là nhà thương !!!

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]