Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 71

28/11/201113:14(Xem: 13994)
Tuyển tập 71

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 71

(Từ bài số 701 đến số 710)

01. Đừnggọi tôi là người tù ! 701

02. Quêncảnh ngục tù 702

03. Mở cửamà đi 703

04. Takhông cần ngươi nữa 704

05. Tha thứcho con 705

06. Chờ anhbên khung sắt 706

07. Gàtrống nuôi con 707

08. Mẹ ngồichờ con 708

09. Con xinhứa 709

10. Tâm sựngười tù 710

Đừng gọi tôi làngười tù !

Đừng gọi tôi là người tù

Nhứt nhựt tại tù, tại ngoại thiên thu

Tôi đã mang cuộc sống âm u

Ai muốn bước đi vào ngõ tối

Một đã lỡ, sai đường lạc lối

Tháng năm dài, trăm đắng ngàn cay

Nào có nghĩa gì, xiềng xích chân tay

Tòa án lương tâm, từng đêm thổn thức

Đừng gọi tôi là người tù

Ai không muốn đời mình đẹp nhất

Ai không muốn đời mình đổi thay

Trong hoang vu, còn có gió ngàn bay

Sao cứ gọi tôi là người tù muôn thuở

Đất bụi bay, vẫn còn muốn thở

Đá trơ vơ, vẫn cảm niềm đau

Những ngày xưa, như nước chảy qua cầu

Cho tôi sống những ngày mai tươi sáng

Đừng gọi tôi là người tù !

Đừng gọi tôi là người tù !

Tiếng nói này,

Tiếng gọi này,

Đau khổ lắm người ơi !!!

11 giờ đêm 10-02-2007

Quên cảnh ngục tù !

Tiếng mặc cảm, cả cuộc đời khốn khổ

Tiếng xấu xa, cả cuộc sống thương đau

Đêm từng đêm, tôi thức trắng canh thâu

Tự chất vấn, tại sao làm như thế

Người bạn tù tôi, thường nghe nhau kể

Có người sa, nơi khói trắng thần tiên

Có người sa, nơi mua phấn bán hương

Làm anh chị, nơi xó hẻm góc đường

Làm đàn em, bị dụ dỗ lon ton

Hay đầu nậu, tham ô, tai to, mặt lớn

Một thuở tung hoành, ngàn đời nguy khốn

Một lúc lầm mê, miệng thế cười chê

Chưa vào nhà tù, đã khổ trăm bề

Tiếng kêu xiềng xích, còn chi nói nữa

Người bạn tù ơi, thôi nhau đi nghe

Đời còn đó, ta lên xe chuyển hóa

Đời còn dài, ta cải hối ăn năn

Nhục nhã riêng mình, nhục nhã đến tổ tiên

Mở cửa ngục tù, hướng thiện hoàn lương

Quên cảnh ngục tù, về với yêu thương.

12 giờ đêm 10-02-2007

Mở cửa mà đi !

Tôi đã ở tù, khi còn trong bụng mẹ

Tôi đã ở tù, giữa hai nẻo tử sinh

Ba cõi trầm luân, đày ải cực hình

Nào có nghĩa gì, nhà tù, nhà giam nhân thế !!!

Nếu con tạo còn bánh xe chuyển hóa

Thì đời tôi sẽ cải biến hoàn lương

Tôi sẽ bước đi trên vạn nẻo đường

Sầu hận chi, chỉ một lần lẫm lỡ !!!

Trời đất mênh mông, tại sao không ở

Biển rộng sông dài, tại sao không đi

Bốn vách ngục tù, ngồi đó mà chi

Người bạn tù ơi, nghe lời tôi nói ???

Chiếc áo nhà tù, xem như một lần kỷ niệm

Ngày tháng nhà tù, xem như ngục thất trầm tư

Miếng cơm nhà tù, xem như của thế còn dư

Trao nhau nụ cười, mở cửa mà đi !!!

Trao nhau nụ cười, mở cửa mà đi !!!

12 giờ đêm 10-02-2007

Ta không cần ngươinữa !

Ngựa quen đường cũ, là con đường chi nhỉ !

Mà tại sao là câu tục ngữ muôn đời ?

Người bạn tù ơi, ngẫm nghĩ mà coi

Để chiêm nghiệm, những gì là tốt xấu ???

Hỡi đêm đen, những đêm dài có thấu

Là con người, ai chẳng thấm niềm đau

Mái tóc xanh đã bạc trắng đeo đầu

Nỗi bức xúc nhũn mềm cơn động não

Thói hư, tật xấu, vô cùng thiện xảo

Phải thức tỉnh lòng, rung động tiếng chuông

Phải lắng lòng nghe, tiếng gọi thanh lương

Ta là con người,

chứ đâu phải là ngựa quen đường cũ !!!

Những đêm trong tù, nhiều đêm không ngủ

Ta đã nghe rồi, tiếng nói lương tâm

Trăng sáng ơi, trăng sáng ơi, đẹp lắm trăng rằm

Ta chờ em, ta chờ em, ánh trăng mười sáu

Ta nghe trái tim, nhiều lần rỉ máu

Ta xin chào mi, tan nát tâm can

Ngựa quen đường cũ, khép cửa buông màn

Ta quyết xa lìa, không cần ngươi nữa !

Ta quyết xa lìa, không cần ngươi nữa !

01 giờ sáng 11-02-2007

Tha thứ cho con

Xin mẹ tha cho con, con đã làm mẹ khổ

Xin cha tha cho con, phải mang tiếng nhục nhằn

Con nằm đây, lịch gỡ từng tờ, hối cải ăn năn

Chưa sống nên người, đã làm con bất hiếu

Tiếng ơn cha, xin gởi trên đồi núi

Tiếng nghĩa mẹ, xin gởi dưới biển đông

Một ngày mai, con gắng sức ra công

Dù gian khó, không bao giờ than thở

Một lần này, ngàn lần con xin nhớ

Một lần này, vạn thuở con không quên

Đã làm khổ cha, khổ mẹ, khổ anh, khổ chị, khổ em

Một con sâu, cả nồi canh rẻ rúng

Đêm đêm, chắp tay khấn nguyện

Ngày ngày, dõi mắt buồn trông

Nhìn qua cửa sắt dặn lòng

Vừng đông, bình minh chờ sáng

Xin cha tha cho con

Xin mẹ tha cho con

Anh chị đừng buồn

Đừng trách nghe em

Xin chắp tay nguyền

Dù nát lòng son !!!

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

Chờ anh bên khungsắt

Em bồng con, chờ anh bên khung sắt

Vắt cái nghèo đựng trong túi thăm nuôi

Keo dăm bông, hộp muối sả, sần sùi

Nhà trống trải, chờ anh về đắp vá

Một mẹ mấy con, tháng ngày tơi tả

Nước mắt đong đầy, từng bữa cơm canh

Con hỏi cha đâu, em nói vòng quanh

Cha con chưa về, bởi còn đêm tối

Đứa con lớn nhìn em khẽ hỏi

Hình như cha ở tú ở tù

Em bảo rằng, ở mịt ở mù

Chớ tú tù gì, con đừng nói thế

Rồi đến ngày, tay bồng tay bế

Vai đeo mang một túi thăm nuôi

Cửa sắt kia ren rét rợn người

Lịch sắp hết rồi, ngày mai lại sáng

Mẹ nuôi con, quên ngày quên tháng

Vợ trông chồng, nhớ phút nhớ giây

Mặt trời đông đã đổ về tây

Ba sáu lăm

Ba sáu lăm

Mấy lần rồi

Đã mòn chưa khung sắt !!!

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

Gà trống nuôi con

“Gà trống nuôi con”

“Gà trống nuôi con”

Khổ nhất đời, gà trống nuôi con

Con khóc oe oe, không làm sao biết dỗ

Tayđàn ông, xách nôi, thaytả

Pha sữa con, nóng lạnh vô chừng

Cho con ăn, hả miệng, kêu ùm

Tập làm mẹ, xòe cánh kêu, cục ... cục ... tác

Gà trống nuôi con !

Khó hơn vượt ghềnh vượt thác

Gà trống nuôi con !

Khó hơn băng núi băng đèo

Anh buồn trông những vách đá cheo leo

Em hởi em, chờ em về, tỏ ngõ

Anh ngoài này, mỏi mòn vò võ

Em trong kia, thổn thức từng cơn

Tháng ngày qua, lòng dạ héo hon

Thời gian dài, đã mòn mi mắt

Em ơi em, thôi em đừng khóc !

Anh thay em, làm gà trống nuôi con !

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

Mẹ ngồi chờ con

Mẹ ngồi chờ con, chưa tới giờ mở cửa

Đưa mắt buồn trông, giọt lệ đắng lưng tròng

Ngày xưa nuôi con, tay bế tay bồng

Dãi nắng dầm mưa, mong con khôn lớn

Khi dỗ khi dành, nhẹ lời nhỏ tiếng

Khi roi khi vọt, khe khẽ lòng đau

Lòng mẹ nuôi con, dai dẫu dãi dầu

Mong con khôn lớn, giữa trường đời muôn ngả

Ngày nay nuôi con, chắc chiu trong túi nhỏ

Hũ muối mè, hộp muối sả, dăm bông

Kem đánh răng, bàn chải, cục xà phòng

Dù có ra sao, cũng là con của mẹ

Mẹ ngồi chờ con, văng vẳng bên tai, miệng đời biếmnhẽ

Mẹ dấu trong lòng, đâu dám kể con nghe

Lòng mẹ chín chiều, như sóng vỗ bờ đê

Dòng nước chảy xuôi, muôn ngàn đời vẫn thế

Mẹ ngồi chờ con, khung cửa vừa mới hé

Nhìn bóng dáng con, lòng đã ấm lên rồi

Con gắng giữ gìn, sức khỏe nghe con

Bóng tối đêm dài, mẹ mím lòng đau !!!

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

Con xin hứa

Mẹ ơi mẹ, xin mẹ đừng khóc

Cha ơi cha, xin cha đừng đau

Nhìn mẹ khổ, con không chịu nổi đâu

Nhìn cha buồn, lòng con thêm tan nát

Con xin hứa, dù ngàn cân treo sợi tóc

Dù băng đồi, đeo đá, đội sơn khê

Để đền ơn, công sinh dưỡng mẹ cha

Để chuộc lại những gì con đánh mất

Khi ngồi trong khung sắt

Với qui chế lao tù

Ì a, í a, í dầu

Tiếng mẹ ru hời,

Í a, tiếng mẹ ru hời,

Đã mấy mùa thu

Khi ngồi trong khung sắt

Khi nuốt miếng cơm tù

Ì a, í a, í dầu

Một ngày trong tù,

Í a, một ngày trong tù,

Là cả thiên thu

Xin mẹ đừng khóc nữa !

Xin cha đừng buồn đau !

Ngàn lần con xin hứa

Từ nay đến bạc đầu

À ơi, ới à,

Nước chảy qua cầu

Tháng ngày đau khổ, ới a

Như nước qua cầu, chảy đi !!!

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

Tâm sự người tù

Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !

Lại thêm một ngày mới

Chấp tác, chấp hành, theo qui chế nhà lao

Lớn nhỏ, nữ nam, nhanh nhẩu, xôn xao

Từng khu, từng phần, hòa nhau thao tác

Kia, tiếng hò, tiếng hát

Nọ, tiếng nói, tiếng cười

Thời khắc đi qua, quen thuộc quá đi thôi

Của những con người cùng chung mẫu số

Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !

Lại một ngày đã hết

Cảnh nhà lao trông vắng vẻ, im lìm

Tiếng ngáy đủ chiều,

như những bản hòa tấu không tên

Những dàn nhạc lừng danh,

còn thiếu nhiều thanh âm như thế

Tôi gát tay nhìn qua khung cửa nhỏ

Trông xa mờ, đếm những ánh sao thưa

Nỗi niềm đau, ôi biết nói sao vừa

Một lầm lỡ, biết bao nhiêu tan vỡ

Tiếng kiểng kêu : keng ! keng ! keng !

Lại thêm một ngày nữa

Tháng ngày qua đâu có những gì vui

Rồi một mai, ta sẽ bước ra ngoài

Giã từ nghe, chốn thâm u kinh dị

Ta xa em, như lên đò vĩ tuyến

Ta lìa em, như thuyền vỗ xa bờ

Dù gặp nhau như giấc mộng trong mơ

Xin giã biệt, không quay về bến cũ.

Mồng 7 Tết Đinh Hợi - 2007

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]