Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 118

28/11/201113:14(Xem: 13366)
Tuyển tập 118

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG


Tuyển tập 10 bài Số 118 - thơMặc Giang

(Từ bàisố 1171đến số 1180)

[email protected]; [email protected]

01. HoaĐàm reo pháp giới 1171

02. Đừngtheo ta nhé ! 1172

03. Ngàymới tinh khôi 1173

04. BóngMẹ cuối trời 1174

05. Tưởngnhớ Vua Trần Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa 1175

06. Aicũng có quê hương ! 1176

07. Khôngmong đất nở hoa ! 1177

08. Mộtcõi trời quê 1178

09. Nóiđi 1179

10. Thôinghe 1180

Hoa Đàm reo pháp giới

Giữa đôi bờ không sắc

Ta muôn kiếp đi quanh

Mây trắng cỡi trời xanh

Nát tan dòng sinh tử

Đứng trên đầu vô thỉ

Chận tột đáy vô chung

Nghe tiếng nói điệp trùng

Của ba đường sáu nẻo

Xuân tàn hoa không héo

Đông đến chẳng lạnh băng

Giữa thu thiếu lá vàng

Vào Hạ thôi đổ nắng

Người già chưa tóc trắng

Em bé rũ bạc phơ

Nai hiền dáng ơ hờ

Ngác ngơ bên bờ suối

Hoàng hôn gác mé núi

Triều sóng vỗ biển xa

Nhìn trông cõi ta bà

Vo tròn trong ánh mắt

Đạt Ma đang diện bích

Thấy Ca Diếp mỉm cười

Ta nở nụ tinh khôi

Linh Sơn còn nguyên vẹn

Kinh hành ba vòng xoắn

Đức Như Lai ngồi yên

Xoay hai mặt đồng tiền

Long Hoa Di Lặc hiện

Bờ nào bờ không sắc

Bờ nào bờ sắc không

Nên muôn kiếp thong dong

Hoa Đàm reo pháp giới.

Tháng 11 – 2008

Đừng theo ta nhé !

Nguyễn Du siêu tuyệt truyệnKiều

Còn ta bay bổng chín chiều chânmây

Mặc Tử ôm bóng trăng gầy

Ta chìm đáy nước lắt laynguyệt tàn

Công Trứ chí khí dọc ngang

Ta rong du thủ trên đàng phù sinh

Tản Đà non nước hữu tình

Ta mơ sông núi như mình với ta

Vân Tiên «cõng Mẹ đi ra»

Ta dìu tay Mẹ vào nhà, đi vô

Bá Quát chiếm mất hai bồ

Còn ta chữ nghĩa thảy hồ lung linh

Hưng Đạo Tướng Sĩ Hịch binh

Ta ươm son sắt thinh thinh dưđồ

Nguyễn Trãi Đại Cáo Bình Ngô

Ta khơi rêu phủ xương khôchất chồng

Quang Trung nhẹ tựa lông hồng

Ta ghi dấu nét anh hùng xưanay

Hoàng Chương tuyệt tác thơsay

Ta ru mây gió bay bay trên ngàn

Thế Lữ có Hổ Nhớ Rừng

Ta reo núi thẳm trùng trùngthùy dương

Tú Xương biếm tứ đỗ tường

Ta trông những kẻ trên đườngnổi trôi

Trọng Lư ngơ ngác lưng đồi

Còn ta đắp vá lở bồi môm sông

Nguyễn Khuyến mong được làmthông

Còn ta cuộc lữ ước mong trở về

Tế Hanh ca ngợi đồng quê

Ta reo sông núi sơn khê đẹp màu

Xuân Diệu cao vút tình yêu

Ta rong những bước cầu kiều nên thơ

Hùng Vương mở nước dựng cờ

Còn ta mơ vọng tóc tơ Lạc Hồng

Nhớ thương tình núi nghĩa sông

Gừng cay muối mặn giống dòng Rồng Tiên

Nhớ thương non nước Ba Miền

Việt Nam dân tộc hồn thiêng muôn đời

Vần thơ lục bát tinh khôi

Câu sáu câu tám liên hồi trào dâng

Vần thơ lục bát cao ngần

Khi bay bay bổng khi trầm trầm sâu

Vần thơ lục bát đượm màu

Khi khoan khoan nhặt, khi sầu sầu vương

Hừng đông cây cỏ ngậm sương

Hoàng hôn buông phủ còn nương ráng chiều

Ngập ngừng ngưỡng cửa tịch liêu

Còn hong giọt nắng nâng niu nụ hồng

Thôi nghe, dừng bước nửa chừng

Đừng theo ta nhé, đi rong vôcùng

Thôi nghe, dừng bước lao lung

Đừng theo ta nhé, thỉ chungkhông đường

Vần thơ còn đó thương thương!!!

Tháng 11 – 2008

Ngày mới tinh khôi

Chim muông ca hát lên rồi

Lại một ngày mới tinh khôi

Vầng dương ửng hồng đuổi nắng

Mênh mông rải khắp đất trời

Biển xa liên hồi kéo gió

Trùng dương cỡi sóng xô bờ

Hải âu tung bay đây đó

Gọi đàn gởi mộng ru mơ

Sương pha giọt châu óng ả

Lung linh trắng bạch gợn vàng

Ngàn cây đẹp màu hoa lá

Chuồn chuồn, bươm bướm mơnman

Đồng xanh thơm thơm hương lúa

Căn tròn ngậm sữa trổ bông

Mạ non ươm mầm gốc rạ

Dân quê mưa nắng no lòng

Châu thành cao sang phố thị

Sóng người xuôi ngược lại qua

Dập dìu nam thanh nữ tú

Điểm trang sức sống phồn hoa

Một ngày, lại một ngày mới

Một ngày, lại một ngày qua

Chiếc bóng thời gian đưa đẩy

Sống sao cao đẹp an hòa.

Tháng 11 – 2008

Bóng Mẹ cuối trời

Không biết bây giờ mẹ ở đâu

Con đi tìm mẹ khắp tinh cầu

Chân trời thăm thẳm màu xanhngát

Góc biển nhạt nhòa phủ bể dâu

Không biết bây giờ mẹ ở đâu

Có nghe một cõi gọi thiên thu

Con đi đến cuối bờ hoang vắng

Bỏ ngõ hư vô chẳng địa đầu

Con nghe có một cõi đi về

Cất bước đi tìm như mộng mơ

Thiên cổ mù mờ không tiếng vọng

Tuyền đài lặng lẽ đứng trơ vơ

Con nghe có một cõi vô thường

Nhưng chẳng thấy ai, lạnh khóihương

Cửa tử bỏ hờ không đóng mở

Dọc đường cỏ dại mọc vương vương

Mẹ đi biền biệt ở nơi nao

Một cõi vô vi là cõi nào

Vũ trụ mênh mông lồng lộng quá

Đêm tàn sương lạnh bóng trăngsao

Cánh cửa tử sinh thật lạ lùng

Nhô đầu, đập giũa những laolung

Ra đi, biệt tích không âm vọng

Lặng lẽ thiên thu đến tận cùng

Con đi tìm Mẹ, biết đâu tìm

Le lói sao trời thắp bóng đêm

Đom đóm lập lòe vờn vũ trụ

Chập chờn bóng mẹ cuối trờiquên.

Tháng 11 – 2008

Tưởng nhớ Vua Trần Nhân Tông và Huyền Trân Công Chúa

Vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông

Đệ nhất quân vương đất trời Nam

An dân, an quốc, bình thiên hạ

Quốc Tổ, quốc Tông, đã địnhban

Vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông

Làm Vua, hơn các Vua

Xuất gia, thành Sư Tổ

Trúc Lâm Đầu Đà, non Yên Tử

Giác Hoàng Điều Ngự, nước ĐạiNam

Dân Việt tôn xưng “Đức CùĐàm”

Dòng Thiền Việt Nam khai Phậttích

Vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông

Xứng danh bậc nhất đấng minhquân

Quốc ngoại, hai phương đềukhiếp vía

Quốc nội, một phương vững nhưthần

Vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông

Phía Bắc, tan tác Nguyên Mông

Phía Nam, Chiêm Thànhquy phục

Rạng danh bậc nhất Nhà Trần

Xuyên qua lịch sử huy hoàng

Thảm nhung tô thắm giống dòngViệt Nam

Quê hương cẩm tú danh lam

Sơn son thếp ngọc, sắc vàngchâu pha

Năm ngàn năm, đất nước ta

Vững như bàn thạch, một nhàViệt Nam

Năm ngàn năm, dân tộc ta

Bắc Nam Trung, quyện câu camuôn đời

Dù cho vật đổi sao dời

Việt Nam muôn thuở,không dời đổi thay

Dù cho Nam Bắc Đông Tây

Việt Nam sông núi,không lay bụi hồng

Dòng lịch sử, năm ngàn năm vănhiến

Nước non nầy, trang lẫm liệthùng anh

Trời, còn ê ẩm màu xanh

Đất, còn e úng ngọn ngành thấpcao

Ngàn năm Bắc Thuộc lộn nhào

Trăm năm Tây Thuộc cào cào lănquay

Ngoại lai, ngoại nhập, biếttay

Xâm lăng, xâm thực, mặt mày náttan

Sách, không còn chỗ luận bàn

Sử, không còn chỗ sử vàng đẹphơn

Truyền huyết thống, qua HuyềnTrân Công Chúa

Tuyệt giai nhân, với nét ngọccành vàng

Nhớ câu : “Cây quế giữarừng”

Tiếc thay, không tựa báchtùng kiêu sa

Bởi nghe lời dạy Vua Cha

Bởi thương cuộc sống cửa nhàmuôn dân

Bắc, còn nghiệt ngã phongtrần

Nam, yên bờ cõi, gá thân ngọc ngà

Hỡi những ai : sinh ra,lớn lên, trưởng thành

Đang sống, hay xa các tỉnhMiền Trung

Miền thùy dương nhưng khô cằnsỏi đá

Lúa mòn gốc rạ

Đèo xéo ruộng đồng

Sông dài biển rộng

Muối mặn mềm môi

Xa xa bóng núi lưng đồi

Trăng ngàn vòi vọi, dõi soisao mờ

Có nhớ không Châu Ô, Châu Lý

Có nhớ ai sắc nước hương trời

Đêm dài ngày ngắn chơi vơi

Ai nghiêng nắng đổ mưa rơitháng ngày

Cảm thôi, đã quý thương thay

Huống chi sương gió bụi baybốn mùa

Bảy trăm năm trước, đèn khimờ khi tỏ

Bức rèm thưa, nhòa dấu lệtrăng khuya

Giọt dài, giọt ngắn chia lìa

Giọt khô, giọt ướt, đầm đìamắt mơ

Bảy trăm năm sau, xây điệnngọc bệ thờ

Khói hương trầm, lung linhhồn Công Chúa

Xin chắp tay, chân thành dângluyến nhớ

Đàn Nam Ai, hòa điệu lý hòkhoan

Huyền Trân, dấu ấn thấm son

Nhân Tông, triện ngọc khôngmòn thời gian

Tâm nguyền, tâm hạnh, tâm đan

Muôn đời ghi nhớ, hò khoan,khoan hò

Sông Gianh, còn đó con đò

Bến Hải, còn đó ai cho ấmlòng

Thu Bồn, còn đó ước mong

Hương Giang còn đó, chờ trôngai về

Nước non, nặng một lời thề

Non non nước nước không hề chia xa

Quê hương gấm vóc sơn hà

Muôn đời rạng rỡ một nhà Việt Nam.

Ngày14-11-2008 * Mặc Giang

Ai cũng có quêhương !

Ai ai cũng có quê hương

Dù cho sống chốn tha phương cuối trời

Ai ai cũng có đầu đời

Dù sinh đất nẻ, sông ngòi, vũng nông

Nước còn có chỗ khơi dòng

Cây còn có cội, gốc nguồn có nơi

Huống chi là một con người

Ai không mang tiếng khóc cười chui ra

Trở thành vùng đất quê cha

Thơm thơm tình nồng quê mẹ

Quê cha nuôi ta khôn lớn

Đất mẹ nuôi ta nên người

Nói ra, thương quá đi thôi

Hai tiếng quê hương là thế

Nhắc nhau để thương để nhớ

Trước sau rồi cũng tìm về

Khung trời, một bọc tình quê

Cất trong thềm hoang ký ức

Tại sao quê hương đẹp nhất

Tìm về, sẽ biết ngay thôi

Bởi vì, còn đó chôn nhau

Bởi vì, còn kia nấm rốn

Nằm ngay trong lòng ta đó

Châu thân máu chảy về tim

Quê hương đâu có kiếm tìm

Ai ai cũng có quê hương

Quê hương một thương hai nhớ

Quê hương một nhớ hai thương

Đi đâu cũng nhớ vấn vương suốtđời

Dù cho vạn lý mù khơi

Quê hương cũng có không rờichia xa

Dù cho bóng xế chiều tà

Ai ai cũng có quê nhà dấu yêu.

Tháng 11 – 2008

Không mong đất nở hoa !

Tình quê sao vời vợi

Nhớ quê sao bồn chồn

Khi sống thật bình thường

Khi xa tràn nhung nhớ

Là quê, là mùa, lớn cây, đất nở

Nào ngô, nào khoai, nào ruộng, nào đồng

Mồ hôi nhỏ giọt nắng hong

Quê nghèo khốn khó long đong đầu đời

Một thời tuổi trẻ lơi bơi

Giỡn chơi một thuở đã đời tuổi thơ

Khi xa từ đó đến giờ

Lâu lâu gợi nhớ, thẫn thờ hồn đau

Sinh ra, cắt rốn chôn nhau

Nhớ thương, thấm thía thịt thau da mòn

Hèn chi có người nói

« Khi sống là quê là đất

Khi xa, đất bỗng hóa tâm hồn »

Mịt mờ cuối nẻo cô thôn

Đêm đêm thức giấc héo hon canh trường

Sương đêm nhỏ giọt vương vương

Dế kêu non nỉ dặm trường xa mơ

Vườn sau còn nhớ lối về

Ngõ trước còn nhớ trưa hè chơi hoang

« Bánh canh » Mẹ cho ăn đòn

Ngọn roi tron trót, thật giòn Mẹ ơi

Ước gì còn nhỏ thế thôi

Cái thời thơ ấu đầu đời tuổi thơ

Để không đón nhận bây giờ

Nào ai mong đất nở hoa tâm hồn.

Tháng 11 –2008

Một cõi trời quê

Quê tôi, vốn thật quê mùa

Sẻ chia chơn chất hơn thua không màng

Như dòng sông nhỏ băng ngang

Như đồng xanh gội lúa vàng trổ bông

Lạnh co, cái rét mùa đông

Nóng duỗi, cái nực oi nồng hạrang

Xuân về, áo mới mơn man

Thu vương ủ dột lá vàng baybay

Đói no ấm lạnh qua ngày

Nhà tranh bếp lửa đã dài nắngmưa

Ra sông tắm nắng buổi trưa

Những đêm trăng xuống giỡn đùadưới trăng

Ra ao vớt bóng chị Hằng

Lao chao sóng đẩy chị Hằngrung rinh

Có hàng trúc biếc xinh xinh

Có tre mấy lũy bao quanh xómlàng

Đầu hè, rau muống chạy ngang

Sau hè, rau đắng bên giàn mướphương

Có hoa súng mọc dưới mương

Lá giang đầy ắp trên đường cáiquan

Một bàu sen nở giữa làng

Gần bùn mà chẳng lây lan mùibùn

Dân làng sớm tối chia chung

Tương thân tương ái đều cùngcó nhau

Thơm thơm như vị hương cau

Ngọt ngọt như vị mía lau đầumùa

Phong sương đội nắng gió lùa

Một thời tuổi trẻ quê mùa thếthôi

Đến khi xa mất quê rồi

Trở thành một khối trong đời,lạ chưa

Đó đây, đi khắp đã thừa

Hồn quê trống vắng vẫn chừa mộtnơi

Phố phường không thể đắp bồi

Châu thành không thể đổi dờitình quê

Lâu lâu gọi nhớ nhung về

Trời quê một cõi bốn bề trơ vơ.

Tháng 11 – 2008

Nói đi

Nói đi, đừng để mai sau

Lùi về quá khứ biết đâu màlần

Nói đi, cơ cảm lượng phân

Mây ngàn đem gởi phù vân còngì

Dẫu rằng đời chẳng có chi

Nhưng mang một kiếp, còn gìhay không

Lên rừng tìm lá diêu bông

Xuống biển dũi cát con còngđi đâu

Trên cầu, mặt nước chìm sâu

Dưới cầu, nước chảy rầu rầumờ xa

Đổ cho một cõi ta bà

Như bong bóng nước, xây nhà phù sinh

Đổ cho cát bụi vương hình

Bọt bèo trôi nổi tơ tình chi đau

Thu mình ốc đảo thật sâu

Khép trong vũng tối gối đầu hoang sơ

Có gì, cũng trả hư vô

Không gì, cũng trả cuối bờ phong sương

Tự ti, an phận thủ thường

Khác chi sỏi đá bên đường bụibay

Yếm thời yếm thế quá thay

Làm cây làm cỏ còn lay hồngtrần

Nói đi, mới biết lựa lần

Có thân mới thể thương thân mớilà

Nói đi, mới biết gần xa

Có nhân có kỷ với ta cùng mình

Hư không, chưa hẳn lặng thinh

Lâu lâu vẳng tiếng vang rền hưvô.

Tháng 11 – 2008

Thôi nghe

Thôi nghe, đừng nói chi nhiều

Con người, ai cũng biết điều,phải không

Thôi nghe, đừng xé cay lòng

Thế gian sao nữa, cũng trong biểntrần

Đã dày cát bụi phù vân

Còn đay nghiến mãi lựa lầnsao cam

Sét kia, rỉ sét lên chàm

Đồng kia loang lổ lam nham ốmàu

Con người, ai lại không đau

Có nghe sỏi đá còn cau tơ tình

Người ta, nào khác chi mình

Sống sao cho phải, biết mình biết ta

Kì kèo bớt một thêm ba

Cộng năm trừ bảy cũng là số không

Thôi nghe, trong dị có đồng

Trong đồng có dị, mới mong vuôngtròn

Nếu vuông, mà chẳng có tròn

Lấy gì so sánh vuông tròn cùngai

Bàn tay, ngón ngắn ngón dài

Cùng nương cùng tựa hòa hàibiết bao

Con người, có thấp có cao

Có dung có dị chớ nào giốngnhau

Ở đời, có trước có sau

Sống sao cho phải, đâu mâu làmgì

Thôi nghe, nhân ngã lắm chi

Thế gian bỉ thử đen sì trầnlao

Thôi nghe, biết sống đi nào

Nụ mai chúm chím, cành đào trổbông.

Tháng 11 – 2008

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]