Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 135

20/09/201214:06(Xem: 13514)
Tuyển tập 135

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 135 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1341 đến số 1350)

[email protected]

01.Đừng tan tro bụi tâm hồn

02.Biên Hòa - Chợ Quán xác xơ

03.Ai thương Thầy Chùa

04.Nhớ chuyện Vân Tiên

05.Giấc ngủ quê hương (*)

06.Như cánh chim bay

07.Vọng cố hương

08.Tiếng vọng núi rừng

09.Thương cội tùng già

10.Ai Vua, ai Cọp!

Đừng tan tro bụi tâm hồn

Trăng sao kia nhấp nháy giữalưng trời

Đom đóm nhỏ lập lòe soi đêmtối

Ai đánh động, khua thành đồngvách núi

Tiếng vô cùng lộng gió thétuy linh

Biển Đông trêu sóng Cá Kình

Trường Sơn cợt núi hỏi mìnhlà ai

Gập ghềnh biển rộng sông dài

Ôm bong bóng nước phơi đàisắt son

Sỏi đá kia xây xát dẫu haomòn

Đường trường xa vạn lý tri mãlực

Đèo heo hút chông chênh ngànđáy vực

Núi liền đồi khiếp đảm vạnsơn khê

Đã non, thì phải nặng thề

Đã nước, thì phải sắt thềcùng non

Nếu không, nào ngại mất còn

Cơ đồ lịch sử ra hồn gì đâu

Tang thương mới thấm biểu dâu

Bọt bèo mới thấm bờ lau đávàng

Đường nhựa nắng cháy chóichan

Mới thương đường đất cái quanthuở nào

Dù đi Bắc Đẩu, Nam Tào

Nhớ thương thôn dã trăng saoquê mình

Ngàn năm, trúc vẫn xinh xinh

Ngàn đời, tre vẫn thắm tìnhhương quê

Lối xưa còn đó, ai về

Đường xưa còn đó, lỗi thề chinhau

“Ra đi nhớ trước nhớ sau

Nhớ nhà mấy cột nhớ cau ấybuồng”

Ra đi nhớ nước nhớ nguồn

Nhớ cây nhớ cội nhớ vuôngchưa tròn

Lửa tàn còn chút sắt son

Đừng tan tro bụi tâm hồn ViệtNam.

Tháng 11 – 2009

Biên Hòa - Chợ Quán xác xơ!!!

Ngườita đại lộ thênh thang

Cònmình tiểu lộ bò càn lăn quay

Chặtchân chưa đã, chặt tay

Bôinhau chưa đã, xát mày trấu tro

Tưởngrằng bốn biển hải hồ

Nàongờ chết dí ao hồ vũng sâu

Ngườita đại lộ bắc cầu

Cònmình tiểu lộ bể đầu nhói tai

Thùngthình áo mão cân đai

Xongrồi ủm thủm nằm dài trùm chăn

Tâmcan đeo đá nặng oằn

Tựtình dằng vặc vết hằn không pha

Người ta bốn biển là nhà

Còn mình nhân ngã ta bà chưa thôi

Núi cao thương nhớ đỉnh đồi

Cội nguồn xa xót sông ngòi biển khơi

Cũngmang một kiếp trong đời

Màsao khô kiệt lở bồi không tan

Người ta đại lộ dọc ngang

Còn mình tiểu lộ bẽ bàng ngó nhau

Ngựa đau đày đọa con tàu

Trông qua xem lại một màu tiêu sơ

Tưởng rằng ngất ngưởng phất cờ

Nào ngờ lưng cọp vật vờ sởn gai

Người ta đại lộ đường dài

Còn mình tiểu lộ miệt mài trầm kha

Hình như chung một mái nhà

Mà sao sĩ nhục đẫy đà thế ni

Oan khiên nghiệp dĩ chứ gì

Tu tu rị rị lạ hì Tào Khê

Trần sa nhiễu loạn tứ bề

Một li không dứt đường về còn lâu

Người ta đại lộ dìu nhau

Còn mình tiểu lộ chì thau nhấn bùn

Thằng điên ngó lại thằng khùng

Biên Hòa - Chợ Quán lùng bùng ai hay

Biên Hòa - Chợ Quán khổ thay

Biên Hòa - Chợ Quán cho dày xác xơ!!!

Tháng 11 – 2009

Mặc Giang

Ai thương Thầy Chùa?

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời Dì ghẻ mà thương con chồng”

Mấy đời, ngoại đạo, quạ giòng

Hội hè, đình đám lòng vòng chao tương

Mấy đời tráo đấu cân lường

Mấy đời giảo hoạt mà thương Thầy chùa

Xôi chè, chuối oản, nó lùa

Xong rồi ngoảnh mặt, nó bừa ra tro

Mình thì ôm cái mặt mo

Co đầu, rút cổ, thụt giò, phỏng tay

Thế thời, thời thế xưa nay

Chính em chính chị xéo giày nát tan

Thế nhân, nhân thế bẽ bàng

Mấy ai thương cảm đầu tròn áo vuông

Kéo màn, hết cảnh, xong tuồng

Nhà chùa đóng cửa, hậu trường te tua

Mấy đời nắng biết thương mưa

Thầy chùa mới biết thương chùa mà thôi

Thiều Nguyên khuất núi nghiêng đồi

Thanh Minh hụt hẫng đứng ngồi sao yên

Vũng sâu nặng trĩu ưu phiền

Trong ngoài ập phủ đảo điên tư nghì

Mấy đời bạc bẽo thương chì

Ô hay cửa Phật từ bi thăng trầm

Mấy đời ớt hiểm rau răm

Trộn thêm rau đắng tỏi hành, xé môi

Uống nước, còn nuốt chưa trôi

Bừng bừng mặt mũi đã đời biết chưa???

Tháng 11 – 2009

Mặc Giang

Nhớ chuyện Vân Tiên

Ngồi chơi nhớ chuyện Vân Tiên

Cụ Đồ tên Chiểu của miền Bến Tre

Đâu cần ông Phán, ông Nghè

Mà sao thiên hạ học, nghe quá chừng

Cái thời Pháp thuộc vẫy vùng

Tay sai, bán nước ùn ùn lên mây

Cụ mù, dạy học qua ngày

Giữ gìn quốc thể, bọn Tây đừng hòng

Cơm rau, dưa muối cũng xong

Chức tước, danh vị, Cụ quăng ra đường

Hễ ai sỉ nhục quê hương

Cụ Đồ một chữ cái phường vong nhân

Hễ ai sỉ nhục quốc dân

Cụ Đồ một chữ ngu đần ô danh

Hễ ai vân cẩu tranh giành

Cụ Đồ một chữ Đỏ - Xanh trên đầu

Hễ ai nhân ảnh tham cầu

Cụ Đồ một chữ không trâu thì bò

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô

Gặp bọn hại đạo, mặc đồ chạy ra

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra

Gặp bọn giảo hoạt, ném ngà chạy vô

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô

Gặp bọn nịnh hót, vất đồ chạy ra

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra

Gặp bọn danh lợi, chửi mà chạy vô

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô

Gặp bọn thủ đắc, phất cờ chạy ra

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra

Gặp bọn bất chính, ném cà chạy vô

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô

Gặp bọn điếm nhục, quật mồ chạy ra

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra

Gặp bọn nhân ngã, chết bà chạy vô

Vân Tiên cõng mẹ chạy vô

Gặp bọn mục hạ, chết mồ chạy ra

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra

Gặp bọn tán tận, hết đà chạy vô

Nhớ thương Đình Chiểu cụ Đồ

Trẻ con lớn nhỏ hoan hô dậy trời

Chia hai sinh hoạt vui chơi

Câu câu chữ chữ muôn lời thật hay

Nếu cần, đối đáp suốt ngày

Câu kia chữ nọ khéo bày dễ thương

Cụ Đồ nay đã mục xương

Mỗi khi nhớ Cụ, thắp hương niệm tình

Vân Tiên lục bát tài tình

Câu sáu câu tám bóng hình quyện nhau

Vân Tiên có trước có sau

Dù văn hay võ, làu làu Vân Tiên.

Tháng 11 – 2009

GIẤC NGỦ QUÊ HƯƠNG

Mười năm lẻ ta xa miền nước ngọt

Xa ruộng vườn ôm ấp bóngcây xanh

Dòng kênh nhỏ lục bìnhtrôi man mác

Khói lam hòa hơi thởquyện mái tranh

Miền đất sống những ngày ta khôn lớn

Cơm đồng quê hạt lúa chín mộng vàng

Công cha ta với tháng ngày tần tảo

Và mẹ hiền chín tháng đã cưu mang

Khơi mạch sống tươi màubên nương rẫy

Nước quê nghèo pha lẫn vịphèn chua

Tình đầm ấm bên trời xanhthơ ấu

Không tị hiềm ngoài lờinói phân bua

Trong hơi thở nghe tình thêm khắn khít

Gió thanh bình âm hưởng khúc dân ca

Đồng ruộng xanh cánh cò in trăng trắng

Nắng trên cành lau lách cũng thiết tha

Mười năm lẻ ta chưa vềquê cũ

So tuổi mình trong hiện tại mà thương

Cứ muốn nghe trong đời hơi thở cũ

Và một lần xin giấc ngủ quê hương.

LÊ NGUYÊN CHÂU

(bài này QH biết đãkhoảng 15 năm)

Như cánh chim bay

Đãmười năm xa quê hương biền biệt

Haimươi năm, còn gì nữa xa quê

Bamươi năm, thôi, nói nữa chi hè

Thắpđom đóm lập lòe soi viễn xứ

Tanhớ lắm, mái nhà tranh bếp lửa

Tathương lắm, tiếng tí tách củi khô

Bóngmẹ già chiều tối đợi con về

Rồicả nhà ấm no cơn đói lạnh

Tanhớ lắm, bác nông phu nặng gánh

Tathương lắm, dân quê vụ ngày mùa

Dướiđồng sâu, em cấy lúa đỡ mưa

Trênđồng cạn, anh tay cày chống nắng

Dânquê nghèo nhưng tình sâu nghĩa nặng

Tiếngtự tình vang xóm dưới thôn trên

Nơi chôn nhau, ta đâu biết mà quên

Nhưng núm rốn, mẹ cắt ra từ đó

Qua mười năm, tưởng rằng quên dần nhớ

Hai mươi năm, thêm chồng chất sao quên

Ba mươi năm, rong rêu phủ bên thềm

Gió hiu hắt mỗi đêm về vẫy gọi

Cõi trời quê phơi phương đài mòn mỏi

Chốn tha phương mờ mịt kiếp không nhà

Càng thương thêm tiếng nói của quê cha

Càng nhớ thêm tiếng tự tình đất mẹ

Cánh chim bay, dễ gì về tới tổ

Dù bay về, tổ cũ tìm đâu ra

Phảikhông chim sao vội vỗ bay xa

Nhanhđi nhé, kẻo hoàng hôn khuất núi!

Tháng11 – 2009

Từ bài Giấc ngủ quê hương của Lê NguyênChâu

do Thầy QH tặng, tôi viết bài này.

MặcGiang

Vọng cố hương

Taviết bài thơ vọng cố hương

Khixa mới biết kiếp tha phương

Quênhà một cõi trời cô đọng

Thămthẳm hồn đau nát đoạn trường

Nhữngai mang kiếp sống xa nhà

Mớithấu lòng thương hình bóng cha

Nhớmái quê nghèo nơi đất mẹ

Lá me chi lắm những la đà

Ve kêu não nuột mỗi trưa hè

Thương quá đi thôi, một tiếng Me

Nhớ quá đi thôi, tình phụ tử

Gập ghềnh sóng vỗ nước chìm khe

Khi xa mới thấu những tư lường

Sung sướng gì nghe tiếng cố hương

Lại bắt băng ngang tình cố quận

Một thương kéo nhớ đến ngàn thương

Nếu ai bỏ mất tiếng quê hương

Sống cũng thừa thôi kiếp mộng thường

Lưu lạc lung linh hồn nghĩa địa

Bụi mờ đan kín cỏ phơi sương

Ai ai cũng có một quê hương

Vẫn biết ra đi, biệt dặm trường

Chimchóc còn mong về tổ ấm

Làmngười ray rức vọng tơ vương

Nắmlên chút đất của quê cha

Nặngtrĩu trên tay bóng mẹ già

Mộtcõi trời quê tràn khối óc

Tronglòng sâu thẳm tiếng gia gia

Quêhương tôi viết, đừng nghe đau

Bạctrắng hoa cau, hỏi mấy màu

Vạndặm trường xa, hỏi mấy nhịp

Vànglên cát đá bãi nương dâu.

Tháng11 – 2009

MặcGiang

Tiếng vọng núi rừng

Tađứng giữa rừng khuya khua gió núi

Tiếnguy linh vang vọng bốn phương trời

Hỡinúi rừng kỳ vĩ của ta ơi

Aiđánh đổ nổi thành đồng vách núi

Khiđêm đến, rùng rợn thêm bóng tối

Khingày lên, khiếp đảm thêm điệp trùng

Aivô đây, bé nhỏ giữa núi rừng

Bướctừng bước rụt rè trong kinh dị

Ngướcmỏi ót chưa qua đầu đỉnh núi

Cúimỏi cổ chưa nhìn hết hố sâu

Lạicòn đèo, còn dốc nữa, ôi thôi

Đừnggiỡn mặt nghe, hỡi thế nhân bé bỏng

Trờicòn sợ mỗi đông về giá lạnh

Đấtcòn kinh mỗi hạ đến khô khan

Tímcho tím lòng, tím ngắt thu sang

Xuânmỉm nụ, cho trần gian dễ thở

Tộinghiệp không, hỡi những ai Thế Lữ

Mộtly sơn cả kiếp nhớ thương rừng

Nhớđồi non nghiêng vách núi điệp trùng

Háttrăng sao lộng ngân hà xao quyến

Vũtrụ kia, một khi ta lên tiếng

Tiếngvang rền đẩy nhịp kéo nhau đi

Khuathanh âm ngân vọng đến kiêu kỳ

Chorừng núi thêm uy linh cao cả.

Tháng11 – 2009

MặcGiang

Thương Cội Tùng Già

Thươngthay cho cội tùng già

Ngồitrơ gốc cội giữa nhà trần gian

Nhìnra lối dọc đường ngang

Trôngvào bốn vách khép màn đóng khung

Tùngơi tùng hỡi là tùng

Báchơi là bách cùng chung phận nầy

Nghetùng ngất ngưởng trời mây

Nàohay một cõi niềm tây ngỡ ngàng

Nghebách vượt bóng thời gian

Nàohay phớt gió mây ngàn thế thôi

Đượcmang tiếng quý trong đời

Bốnmùa chết đứng chịu trời ai hay

Nóira xấu mặt hổ mày

Âmthầm heo hút nỗi này tình kia

Buồntrông cánh nhạn chiều về

Chimhồng bạt gió tứ bề xa bay

Cộitùng một gốc khô cây

Đấttrơ đá cuội xát xây thân tàn

Caochi, cho lắm phong trần

Trọngchi, cho lắm cơ cần tim đau

Xanhxanh cũng chỉ một màu

Cõicằn cũng chỉ bàu nhàu bèo mây

Cộitùng trông bách thương thay

Thếgian ai muốn thân nầy tặng cho.

Tháng11 – 2009

MặcGiang

Ai vua, ai cọp !

Tacó nghe câu Một rừng không hai cọp

Thếmới gọi là Chúa tể sơn lâm

Đểcho núi rừng huyền bí uyên thâm

Tăngkỳ vĩ giữa đất trời cao rộng

Cónhững khi gầm gừ, vươn vai, thét rống

Cónhững khi lầm lũi, khép kín, âm u

Chorừng sâu thêm hun hút mịt mù

Chonúi thẳm thêm cao kỳ rùng rợn

Nghetiếng cọp, ai mà không phát ớn

Giữanúi rừng, ai không khiếp uy linh

Cóbiết đâu, cọp cô độc một mình

Cảđêm ngày trầm ngâm vua một cõi

Lỡsinh ra, biết làm sao thoát khỏi

Sungsướng gì mang tiếng gọi sơn lâm

Chúagì chúa, chỉ có chúa âm thầm

Sốngthui thủi một mình trong cô độc

Tacó nghe câu Gần vua như gần cọp

Vuadễ gì gần gũi với dân thường

Cọpdễ gì bầu bạn khách tương lân

Tiếngthì có nhưng làm sao có miếng

Lỡlàm vua, nên cân đai chịu trận

Lỡlàm cọp nên khoác bộ rằn ri

Lộtxác ra vốn thật chẳng có gì

Cũngmột đống bầy nhầy khốc khô lở lói

Vuagì mà vua, cọp gì mà cọp

Biếtbao nhiêu ông vua, thèm cuộc đời dân giã quá đi thôi

Biếtbao nhiêu con cọp, xót xa cho thân phận núi đồi

Aicó hiểu, và ai không có hiểu???

Tháng11 – 2009

Mặc Giang

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]