Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 01

28/11/201113:14(Xem: 14381)
Tuyển tập 01

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 8 bài - thơ MặcGiang - Số 01

(Từ bài số 01 đến số 08)

[email protected]

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Tiếng lòng nức nở Quê Hương

Nắng lên cho ấm hương sầu

Gợi lên trầm bỗng tiếng cầu kinh xưa

Tìnhquê biết nói sao vừa

Đau thương máu lệ hay chưa hỡi người ?

Cònđâu câu hát tiếng cười

Lá xanh e úng hoa tươi nghẹn ngào

Thángngày mòn mỏi tiêu dao

Âm vang dậy sóng rạt rào hồn ai ?

Mẹquê khóc mãi đêm dài

Da mồi tóc bạc hôm mai bơ phờ

Kìatrông em bé ngây thơ !

Xuân xanh đốt cháy trông chờ chi đây

Kìatrông thiếu phụ vai gầy !

Phấn son nhòa nhạt niềm tây lạnh lùng

Kìatrông một thuở anh hùng !

Vì dân vì nước đau lòng không anh ?

Ngườiđang cát đá nhục hình

Kẻ thì cúi mặt rêu xanh nấm mồ

Quêhương ơi biết bao giờ ?

Thanh bình no ấm chan hòa yêu thương

Khôngcòn máu đổ lệ vương

Trong ngoài ca khúc liên hoan trở về

Nương dâu vườn sắn con đê

Gia đình sum hợp phu thê vui vầy

Thờigian đếm mãi nào hay

Nghe không Mẹ gọi đêm rày đầy vơi

Hươnghồn Tổ Quốc ai ơi !

Hương hồn Tổ Quốc của người Việt Nam !

23-10-82

THẦM LẶNG

Chiều14-12-82

Xuân đến làm chi thấy ngậm ngùi

Nụ cười đã chết hẳn trên môi

Ngày vui đã mất từ lâu lắm

Từ thuở còn thơ khóc chào đời

Mấy chục xuân rồi đến với tôi

Hững hờ không nỡ, nhận không thôi

Như quê hương chất chồng thương tích

Vết cũ chưa khô, máu lại bồi

Nước đổ về đâu có ngược dòng ?

Nghìn năm Mẹ hỡi có buồn không ?

Đàn con tan tác trăm phương gởi

Nhớ thuở bình mông giống Lạc Hồng

Khóc Mẹ ủ gầy tận cuối quê

Thương em èo uột khổ trăm bề

Đôi tay nương níu Hồn Sông Núi

Ước vọng ngày nao bước trở về !

Quyện lấy cùng ai nỗi nhớ mong

Nhớ dòng sông nhỏ nẻo cô thôn

Nắng lên sưởi ấm đồng xanh gội

Ngát đượm tình quê vẫn sống còn

Đất mới xuân sang rộn rã hời

Âm thầm giọt lệ cố hương ơi !

Nghẹn ngào lữ khách buồn không nói

Biết nói cùng ai đất nước tôi ?

Quê Hương còn đó

Đấtlành còn đó dư hương

Xuân thu đông hạ hằng vương vấn lòng

Ngàyvề mòn mỏi ngóng trông

Nào ai hiểu được thuyền không nước buồn

Sôngơi có nhớ lấy nguồn

Núi ơi có nhớ lấy non mấy lần

Tang thương mấy độ phongtrần

Lại qua mấy lớp phù vân tiêu điều

Cònđâu hương sắc mỹ miều

Còn đâu đồng rộng phì nhiêu lúa vàng

Thìthầm biển gọi mênh mang

Còn đâu em bé ca ngàn tuổi thơ

Thươngquê từ bấy đến giờ

Yêu quê từ độ bơ vơ khơi dòng

Nỗiniềm non nước mênh mông

Trời xanh chao động cuồng phong trổi mình

Thổiđi cho sạch hư vinh

Em còn đứng đó như mình với ta

Xưa nay trang sử lựa là

Lật ra một cái còn ta với mình

Việt Nam muôn thuở tồn sinh

Quê hương muôn thuở như mình với ta.

Năm 1982

Quê Hương còn đó đợi chờ

Không quê sầu hận ngập tràn

Làm thân lưu lạc lòng man mác buồn

Nghehồn réo rắt trào tuôn

Miên man cây cội nước nguồn mà đau

Biểndâu xanh ngát một màu

Lênh đênh mặt nước rầu rầu tang thương

Chiềutà gợn sóng tơ vương

Nghiêng nghiêng đôi ngả vầng dương gợi hình

Ta còn tiếng gọi bên mình

Mình ta còn có bóng hình bên ta

Xagần còn có gần xa

Ta quên sao được bên ta có mình

Quêhương nguyên vẹn bóng hình

Như ta nguyên vẹn chưa sinh bao giờ

Nghekhông tiếng gọi à ơ

À ơ tiếng gọi đêm mơ xa mờ

Quê hương còn đó đợi chờ

Như ta còn đó chưa hề ra đi

Ságì hai chữ biệt ly

Thời gian như thể bờ mi khép hờ

Mởra còn đẹp như mơ

Khép vào lưu lại vần thơ muôn đời

Đêm khuya dạo gót rongchơi

Quê hương ôm ấp đôi lời còn ghi

Đôi chân còn mãi bước đi

Đôi tay nương níu cũng vì Quê Hương

Năm 1983

TỪ ĐÓ XA MỜ

11 giờ đêm 16-11-BínhTý 1997,

Kính dâng hương hồn Mẹ!

Mười bốn tuổi xa gia đình vạndặm

Ba mươi năm, vỏn vẹn bảy mươihai giờ thăm

Và từ đó Bóng Mẫu Từ thămthẳm

Mẹ ơi ! Trăng mười sáu

Bóng đơn côi vò võ xa xăm

Đất trời nghiêng ngửa

Thành sầu sụp đổ

Hai Đấng Sinh Thành

Khuất bóng biệt tăm

Hơn một tuổi chào đời

Kêu tiếng Cha trong vòng taycủa chị

Bốn mươi ba năm

Kêu tiếng Mẹ tự đáy lòng

Còn chi đâu nữa mà mong

Thương thương nhớ nhớ xuôidòng buông trôi

Nghĩa đáp ân đền còn đâu nữa?

Nghìn năm vĩnh biệt nhé Mẹ ơi!

Xứ Phù Cát còn đó

Thôn Tân Hòa còn đây

Mây thoảng gió bay

Một người con tự nguyện kiếplưu đày

Mang hạnh nguyện đơn sơ hiếncho đời tươi đẹp !

Khói hương trầm nghi ngút

Mắt con nhòa rướm lệ

Nửa tinh cầu vụn vỡ

Mẹ linh thiêng còn nhớ ?

Đã nhiều lần con thưa Mẹ

Bốn người con. Hãy bớt đi mộtđứa cho đời !

Chân bước mãi cho Ánh đạovàng tỏ rạng

Được tin Mẹ nhắm mắt

Con trầm ngâm sống với Mẹ mộtđêm

Một đêm để biết chuyện làm

Một đêm cầu nguyện Hoa Đàmkính dâng

Một đêm là cả ngàn năm

Một đêm vũ trụ lặng yên xoay vần

Dù cho bao độ phù vân

Con còn Bóng Mẹ theo vầng trăng soi

Vầng trăng mười sáu chia đôi

Nửa từ quê cũ, nửa trôi quê người

Cho con từ tạ nụ cười

Cho con từ tạ Bóng Người conthương.

TIẾNG KÊU CỨU QUÊ HƯƠNG

Hạ tuần tháng 9 nămCanh Thìn - 2000

* Một ngày nhịn ăn vậnđộng & Đêm Thắp Nến chia xẻ *

Ai thương quê hương tôi ?

Ai thương đồng bào tôi ?

Thôi rồi Miền Nam ơi !

Mưa tuôn gió cuốn bạo tàn

Cả đất nước lệ tràn lên ánhmắt

Ruột đau như cào

Tâm can như cắt

Khoanh tay bất lực

Nhìn vật đổi sao dời

Nhìn hoang tàn đổ nát

Nhìn vận nước nổi trôi

Không sao nói được nên lời

Trời cao có thấu lòng ngườihay chăng ?

Đất bằng dậy sóng

Sấm sét vang rền

Vì đâu giận hờn

Gây nên nông nỗi !

Kìa ! Cần Thơ, Đồng Tháp,Rạch Giá, Long An

Nọ ! Tiền Giang, Vĩnh Long,An Giang phủ tràn Châu Đốc

Đâu đâu cũng sụp, đổ, chết,trôi, phũ phàng chất ngất

Đâu đâu cũng sóng người lặnhụp, tiếng khóc, tiếng than

Miền Nam nước Việthai ngàn

Miền Nam ơi hỡi vôvàn tang thương

Miền Nam tôi đó quêhương

Viễn Đông hòn ngọc vấn vươnglệ nhòa

Còn chi là những tỉnh phìnhiêu,

dọc theo sông Cửu Long kiềudiễm !

Còn chi là những cánh đồngvàng,

bát ngàn lúa chín Miền Nam !

Khắp tám tỉnh ngập tràn

Ngược lên bên kia biên giới

Xuôi về đến tận Cà Mau

Vài chục năm qua đến vài chụcnăm sau

Là trận lụt lớn nhất từ nhiềuthế kỷ !

Biển nước mênh mông

Lưng đồi xấp xỉ

Phố phường lắp xắp

Làng xã nổi trôi

Có nơi dâng lên tới nóc

Có nơi mấp mé mái ruôi

Cả nhà nhét nhau chui rúc

Trên mảnh ván, cái giường, đẳng gỗ nối tiếp được kê

Đã hai tháng dài đằng đẵng, não nuột ê chề !

Chờ con nước rút cho tới cuối mùa mưa, còn hơn tháng nữa !

Kìa ! Thêm một em bé rớt, chìm

Bàn tay non làm sao em níu chữa ?

Em biến mất rồi, thăm thẳm mù khơi !

Kìa ! Thêm một cụ già run rẩy, cuốn trôi

Nét đẳng điu, tàn tạ, khô gầy

Không kịp ngoáy cổ, nhìn đàn cháu con bỏ lại

Tay chống tay chèo đưa đẩy

Quay quanh than khóc kiếm tìm

Lối xóm nghe la kéo tới

Thêm câu sầu não, im lìm

Nhiêu khê ơi hỡi nhiêu khê !

Tang thương phủ lớp mấy bề tang thương !

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước “biết thương sao cùng”

Mười mấy triệu dân tận cùng khốn khổ

Hơn nửa triệu người không nhà không cửa

Mấy trăm ngàn người lánh nạn, với gia tài là những gì vụn vỡ

Dõi tai nghe, có tin ai cứu trợ ?

Ngửa tay gầy, xin manh áo, sét cơm !

Nhìn trông ánh mắt mỏi mòn

Xa xăm chờ đợi héo hon nỗi lòng

Hỡi đồng bào ơi !

Hỡi quê hương ơi !

Tôi cất cao tiếng gọi

Xin ngỏ lời với chị !

Xin thưa chuyện với anh !

Là Nam, Trung hay Bắc

Và tất cả mọi người

Dang rộng bàn tay dung ruổi

Mở LÒNG VÀNG cho thỏa mối TỪTÂM

Xin đừng trách tôi nghe !

Mà dù có trách, tôi cũng vẫnthì thầm

Miễn sao, cho người nghèođược chén cơm thay chén cháo

Miễn sao, cho trẻ thơ đượcmảnh áo che thân

Tôi ngửa tay, thêm đón nhậnmột lần

Tình ruột thịt, nghĩa đồngbào, Ôi tinh thần cao quí !

Tiếng kêu cứu lạc quyên, aimà không nghe nhĩ !

Đẹp quá đi thôi ! Cảm tạ ơnngười !

Quê hương xin MỘT NỤ CƯỜI

Dù trong dù đục cũng ngườiViệt Nam.

THƯƠNG THẦY AN THIÊN

Cảm tác 11 giờ khuyaThứ Bảy 25-5-2002

Dâng lên Giác linh CốTT Thích An Thiên

Xả báo thân lúc 4 giờ 30 chiều Thứ Sáu 24-5-2002

Bốn giờ rưỡi chiều Thứ sáu

Ngày hăm bốn tháng năm

Năm hai nghìn lẻ hai

Tin chấn động nghe tim mìnhrỉ máu

Không gian khép lại

Thời gian ngừng trôi

Mắt lệ tuôn dài !

Điện thoại liên hồi tới tấp

Bàng hoàng rúng động khôngthôi

Tiếng nói ngập ngừng lấp vấp

Thầy An Thiên đã mất rồi !

Vành môi run rẩy vành môi

Mắt rưng rưng mắt xa xôingóng chờ

Đêm dài vần vũ hoang sơ

Trăng khuya nhạt bóng hoen mờcùng sao

Quý Thầy hối hả !

Phật tử xôn xao !

Một số tụ nhau về Chùa MinhGiác

Người thì liên lạc các cơquan công quyền chờ đợi nắm tin

Mười giờ đêm còn hội họp

Rồi kéo nhau đi đến chỗ giữxác Thầy

Thầy của chúng tôi cho chúngtôi xin !

Chỉ xin một chút được nhìn !

Và được đứng gần, yên lặngcùng nhau cầu nguyện

Nhưng họ bảo không được, phảichờ sau giảo nghiệm

Họ còn bảo : nếu có vào cũngkhông thể nào nhận diện

Cháy đen ! rách toát ! lóxương ! nức nẻ ! co quắp ! như than !

Phũ phàng chi hỡi phũ phàng

Đắng cay chi hỡi bẽ bàng đắngcay

Đất nước xứ người

Luật lệ xứ người

Thôi đành chấp nhận !

Ôi, thiểu não ê chề !

Rồi lũ lượt ra về, Chùa MinhGiác tiêu sơ

Đêm đông càng khuya giá cắt,ai cũng bơ phờ

Lập tạm bàn thờ bên nhà khocầu nguyện

Tiếng mõ lời kinh vang vọng

Thì thào sùi sụt liên miên

Âm vang chừng nghe nấc giọng

Âm dương giao cảm nối liền

Thầy An Thiên hỡi Thầy AnThiên !

Giác linh phưởng phất chùachiền dấu yêu

Tiếng kinh trầm bỗng cao siêu

An Thiên nương bóng tiêu diêu hồng trần

An Thiên về với mây ngàn

Môn đồ ở lại hai hàng lệ rơi

Anh em huynh đệ nào nguôi

Từng cơn thổn thức bồi hồitiếc thương !

Tròn bốn mươi năm

Xuất gia tu học

Cắt ái từ thân

Bôn ba du học

Xứ Nhật Bản thần kinh

Rồi nhân duyên đưa đẩy

Úc Đại Lợi nương thân

Đã hai mươi năm

Anh em huynh đệ

Lần bước phong trần

Kẻ trước người sau lập nêntừng trụ xứ

Lần hồi trôi nổi

Giáo Hội thành hình

Những tưởng năm tháng còn dài

Quê hương, Đạo Pháp trĩu vai

Vui buồn cùng nhau can dự

Nào ngờ một thoáng chia ly

Âm thầm lặng lẽ ra đi

Từ nay đôi ngả còn chi hởThầy ?

Đông về giá lạnh hây hây

Người đi đi mãi nào phai bónghình !

Thầy là người ít nói

Khiêm cung rẻ rúng ngôn từ

Đến độ ra đi

Không một lời từ biệt

Không một tiếng nghe qua

Kết thúc cuộc đời của một nhàtu

Chỉ còn lá thư bốn trang đểlại

Quý Thầy chưa được xem

Môn đồ đệ tử chưa được xem

Họ chỉ dịch một vài câu đạikhái

Tang lễ của Thầy nhờ Giáo Hội

Tro cốt của Thầy rải xuốngbiển xuống sông

Nghe sao se thắt tâm hồn

Ân tình huynh đệ theo dòng lệrơi

Không sao nói được nên lời

Mắt rưng rưng mắt đầy vơi đôibờ

Môn đồ hiếu quyến bơ vơ

Từ nay Minh Giác trông chờ aiđây ?

Còn đâu ước nguyện của Thầy ?

Ra đi một thoáng trời mâyngút ngàn !

Còn đâu ân nghĩa cưu mang ?

Ra đi một thoáng vô vàn mếnthương !

Thôi !

Thầy cứ đi đi

Lặng lẽ âm thầm

Giáo Hội còn đây

Để cho người ở lại

Minh Giác còn đây

Vì Thầy lớn nhỏ bảo nhau !

Và tìm người tiếp nối mai sau!

Niềm đau dù có lên màu

Tang thương dù có làm nau mấylần

Việc chung ai cũng có phần

Chùa chung ai cũng chẳng ngầnngại chi

Nhiệm mầu ánh đạo từ bi

Dang tay một chút cũng vì AnThiên

Tang lễ của Thầy !

Huynh đệ chúng tôi cùng nhau câuhội

Minh Giác vơi đầy

Môn đồ, Phật tử xa gần kéotới

Thành tâm thiết lễ nguyện cầu

Hợp tan như cuộc biển dâu

Thầy đi về với nhiệm mầu AnThiên

An Thiên từ cõi An Thiên

Chắp tay xin nguyện về miềnLạc Bang

Ta Bà là chốn lầm than

Cho tròn hạnh nguyện Sen Vàng trỗ bông

Pháp hữu TNT

Đêm 14 viết thương Thầy

Ngày mai là Phật Đản 2626

C H Ù A T Ô I

Mồng 8 tháng Chạp, Vía Phật Thành Đạo,

Nhớ lại chùa xưa, quê cũ - Ngày 10-01-2003

Chùa tôi nho nhỏ bên làng

Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh

Có tre mấy lũy yên lành

Có chim ca hót trên cành líu lo

Có con đường đất quanh co

Có người đưa đẩy con đò lạiqua

Có mưa có nắng chan hòa

Có trăng có gió mặn mà tìnhquê

Có đầm sen nở sum suê

Dân làng xin hái đem về cúngdâng

Tương chao dưa muối thanh bần

Dân làng san sẻ góp phần chianhau

Chùa tôi cửa trước cửa sau

Mỗi lần Hội lớn kéo nhau ravào

Lời kinh tiếng mõ thanh tao

Tiếng chuông ngân vọng rạtrào hồn quê

Có ve réo rắt trưa hè

Có cây phượng vĩ chở che oinồng

Chùa tôi có kiểng có bông

Xanh vàng đỏ trắng điểm hồngtô son

Có hàng ghế đá rêu phong

Có hòn non bộ nằm trong sânchùa

Chùa tôi quanh quẩn bốn mùa

Cùng dân làng sống hơn thuakhông màn

Thương yêu thân thiện hòa vang

Có ân có nghĩa chứa chan tìnhngười

Chia nhau câu hát tiếng cười

Chia nhau sướng khổ đẹp tươidân làng

Chùa tôi còn đó âm vang

Tôi xa lâu lắm còn mang nặngtình

Tôi mang một chút xinh xinh

Tôi thương tôi nhớ một mình tôi thôi

Chùa tôi còn có quê tôi

Quê tôi còn có chùa tôi muôn đời

Đưa hồn về chốn xa xôi

Sờ lên đôi má lệ rơi hai hàng

Cho tôi xin được cưu mang

Dù cho một chút hành trang trong đời

Thuyền ơi ! Sao mãi xa khơi

Xin ngưng mái đẩy cho tôi trở về

Trở về thăm lại chùa quê

Thăm trăng thăm gió thăm quê thăm làng

Hay trăng còn đợi trăng ngàn?

Ước mong còn đợi miên manchưa tròn

Khó hơn xuống biển lên non

Khi xa mới biết mỏi mòn thángnăm

Gió ơi ! còn nhớ ly tăm

Mây ơi ! còn nhớ dặm băngchưa về

Ra đi một mảnh tình quê

Chỉ xin một chuyến trở về màthôi

Không ngờ một chuyến chia phôi

Trở thành một chuyến nửa đờiphân đôi

Rêu mờ mấy lớp lên ngôi

Trăng mờ mấy lớp dặm soi bênđường

Chùa tôi tôi nhớ tôi thương

Quê tôi tôi nhớ vấn vương đêmdài

Một đi cửa đóng then cài

Một đi lối cũ dấu hài dặmbăng

Vi vu thông gọi lời ngàn

Nao nao nước chảy miên manmịt mờ.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10913)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]