Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 24

28/11/201113:14(Xem: 13867)
Tuyển tập 24

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 24

(Từ bài số 231 đến số 240)

[email protected]

31 Bài thơ mười một : Gởi riêng nhà 231

32 Bài thơ mười hai : Thăm lại trường xưa 232

33 Bài thơ mười ba : Thăm người nghèo 233

34 Bài thơ mười bốn : Gởi người phế nhân 234

35 Bài thơ 15 : Gởi miền nước mặn đồng chua 235

36 Bài thơ 16 : Gởi người ở vùng cao 236

37 Bài thơ 17 : Thăm người mua bán ve chai 237

38 Bài thơ 18 : Thăm chị bán hàng rong 238

39 Bài thơ 19 : Thăm giới doanh thương 239

40 Bài thơ 20 : Tôi gởi thơ tôi 240

BàiThơ Mười Một : Gởi Riêng Nhà

Tháng 12-2004

Bài thơ mười một gởi riêngnhà

Tôi sẽ hỏi thăm hết cả nhà

Trước hết, xin hỏi ba hỏi mẹ

Rồi sau, mới hỏi đến gần xa

Ba đã già rồi, có khỏe không

Mẹ đeo tuổi hạc, đá đeo bông

Đến nay ốm yếu còn chi nữa

Trông được ngày nào thì cứtrông

Tóc bạc của ba nhuộm giósương

Còn kia, tóc trắng, mẹ sầuthương

Trắng treo đủng đỉnh chòm mâybạc

Hết cả cuộc đời, bỡi cháu con

Anh đã làm gì để thế ba

Quyền huynh thế phụ ấy là nhà

Anh tay cầm lái em chèo chống

Mới xứng là anh của cả nhà

Còn chị làm gì hỡ chị ơi

Hai vai liễu yếu gánh hai nơi

Bên này đã nặng, bên kia nữa

Như mẹ bây giờ đó, chị ơi !

Và còn em nữa phải không em

Đừng ỷ làm em mà ẽm èm

Anh chị đi đầu nên vất vả

Làm em phải hiểu mới là em

Còn hàng xóm nữa còn bà con

Còn ý tương lân, cho vẹn toàn

Dù có ra sao ta vẫn nhớ

Ân tình nghĩa trọng tấm lòng son.

Bài Thơ Mười Hai :Thăm lại trường xưa

Tháng 12-2004

Bài mười hai gởi về trường cũ

Để nhớ ngày xưa dưới mái trường

Bạn bè khi ấy còn đâu đó

Trường cũ đây rồi ai vấn vương

Ai về nhớ lại mái trường xưa

Hai buổi sớm chiều dẫu nắng mưa

Nhưng ít mấy khi ta vắng mặt

Học trò hiếu học dễ thương chưa

Trường xưa lối cũ đã đi qua

Ai đứng buồn trông những xót xa

Năm tháng tàn phai, mờ dấu tích

Phất phơ chiếc lá cuốn la đà

Ngày đó, ai chầm chậm bước đi

Cho ai nhanh bước cứ đi đi

Và ai, ghi vết hằng, lưu dấu

Ghi lại đường đi, ghi những gì

Khi học, có người hay đến trước

Khi tan, có người lại về sau

Thời gian cứ thế trôi đi mãi

Nhưng để không gian gợn sắc màu

Học xong, kết thúc, phải chiatay

Thuở ấy, nào ai nghĩ, có ngày

Sẽ đến trường xưa nhìn lối cũ

Chìm trong dĩ vãng, thấy hayhay !!!

Bài ThơMười Ba : Thăm Người Nghèo

Tháng 12-2004

Bài thứ mười ba thăm giớinghèo

Cái nghèo đeo đẳng mãi đeotheo

Tháng năm thỉnh thoảng chưaqua ngặt

Thì hỏi làm chi thoát cáinghèo

Vốn nghèo nên sống chẳng rachi

Thiếu trước hụt sau, khổ nóđì

Thẩm thấu cuộc đời nhiều bấthạnh

Cây sầu dần lớn với cây bi

Tôi đã nhìn qua thấy tậntường

Cái nghèo quay quắt khổ khônglường

Nào cha nào mẹ nào con cháu

Vá víu từng ngày thật thảmthương

Mái tranh chừa lỗ, ngó ôngtrời

Vách lá chừa khe, đón gióchơi

Cơm cháy phơi khô, dành nấucháo

Nhà không đóng cửa, chẳng aidời

Tháng năm lui tới, không aihỏi

Thấp thỏm lân la, chẳng aimời

Đem bán cái nghèo, không aigọi

Đem khoe cái thiếu, chẳng aichơi

Cái nghèo cứ thế nó làm reo

Reo suốt một đời đến mốc meo

Đem ném chẳng rơi, quăng chẳngrớt

Biết đâu, lỡ chết, nó còntheo

Xin cảm ơn ai hiểu phận nghèo

Đời tôi tệ quá, bạt hơn bèo

Trông qua ngó lại, còn nghequải

Khú đế như miêu, nó vẫn meo!!!

BàiThơ Mười Bốn : Gởi Người Phế Nhân

Tháng 12-2004

Mười bốn, tôi xin gởi phếnhân

Làm sao như thế biết sao lần

Tôi xin han hỏi tình chânthật

Chia xẻ những người không vẹnthân

Người nói một thời thuở chiếnchinh

Đạn bom đã cướp mất thân hình

Quê hương khói lửa đành camphận

Cam cả nhân gian chẳng nhớ mình

Người thì lại nói lúc thờibình

Giá áo túi cơm, ũi đất, sình

Tấc đất tấc vàng ra trái thúi

Nổ đoành một cái kéo về dinh

Người thì tàn tật mới ra đời

Cha mẹ trông qua luống rụngrời

Nhưng đã là con ươm giọt máu

Nên ươm đến cả một đời thôi

Người thì tật bịnh phát sinhra

Lúc trước cũng như ai ấy mà

Đâu biết hôm nay mang bịnhtật

Còn chi đâu nữa mà kêu ca

Có người lại bị bỡi thiên tai

Trần thế cớ chi chịu khổ dài

Ách nước tai trời sao tránhkhỏi

Đến ai đành chịu, trách chiai

Cuộc đời như thế, hỡ người ơi

Tiếng khóc lại chen lẫn tiếngcười

Thân thể nào ai mà biết được

Khi tàn, đành khổ đến tàn hơi

Ai có thương, đời sống phếnhân

Trần thân cho thấu nhữngphong trần

Xót thương cơ cảm, còn thươngxót

Cho những người mang kiếp phếnhân !!!

BàiThơ Mười Lăm : Gởi Miền Nước Mặn Đồng Chua

Tháng 12-2004

Bài mười lăm gởi miền nướcmặn

Quến đất phèn nhuộm cánh đồngchua

Bờ lau sậy vành đai lá chắn

Biển mênh mông sóng gợn giólùa

Thăm miền đất nước của quêtôi

Nước mặn đồng chua thấm mặnmôi

Ăn chắt mặc bền nên chất phác

Sống bình thường chẳng nghĩxa xôi

Hai bên mây nước kéo hai bờ

Én liệng cò bay cá lững lờ

Đôi nẻo giao thoa mùi mặnngọt

Khổ tuy nhiều đẹp cũng như mơ

Thủy triều lên xuống mỗi ngàyđêm

Khi thấp khi cao mấp mé thềm

Dấu nước vỗ bờ, in vách đá

Nước sâu dần, vách đá chênhvênh

Mây nước mênh mông giữa đấttrời

Bên bờ biển lộng sóng trùngkhơi

Trăng treo lơ lửng chòm mâybạc

Sao ngủ lưng trời sao rụngrơi

Nước mặn đồng chua ngấm biểndâu

Ra vô cũng phải bước qua cầu

Ngược xuôi cũng có thuyềnchèo chống

Hai nghiệp nông ngư đãi dãidầu

Gởi về miền đất mặn tôi ơi

Nước ngọt phèn chua nên lợlời

Nơi ấy, dân tôi đành phảisống

Một đời lam lũ sóng đầy vơi.

BàiThơ Mười Sáu : Gởi Người Ở Vùng Cao

Tháng 12-2004

Bài thơ mười sáu gởi vùng cao

Đồi thấp núi cao gió rạt rào

Tiếng nói vượt trùng reo vắngngắc

Rừng khuya gối mộng ngắmtrăng sao

Trăng tròn mười sáu lại tròntrăng

Đồi núi rừng khuya đón chịhằng

Ca hát bập bùng reo ánh lửa

Êm đềm vui sống những đêmtrăng

Nhà sàn dong dỏng cất venrừng

Vừa mát ban ngày, phòng tốibưng

Theo dấu đánh hơi, loài dãthú

Lâm le đêm viếng, biết đâuchừng

Dân cư thưa thớt sống đơn sơ

Sáng quảy gùi đi, chiều vátvò

Điểm hẹn miền xuôi cùng đổichác

Ngày ngày cứ thế chẳng âu lo

Rừng sâu, gió núi lộng xa xa

Lối nhỏ, đường đi, nẻo lạiqua

Có những loài hoa bên cỏ dại

Hương thơm, nhụy thắm, sắckiêu sa

Người ở trên cao sống đã lâu

Đã quen rừng núi lại quen màu

Nhìn trời, đủ biết mưa haynắng

Biết thuận hòa và cả thuẫnmâu

Lòng dạ thẳng ngay, tâm tánhhiền

Chẳng chua chẳng ngót chẳnghuyên thuyên

Nghĩ sao nói vậy lời chânthật

Như chim rừng lảnh lót tựnhiên.

BàiThơ Mười Bảy : Thăm Người Mua Bán Ve Chai

Tháng 12-2004

Gởi thăm những chị bán vechai

Buôn bán ra sao có đủ xài

Còn có chút dư, thêm chút để

Ngày qua ngày lại đến ngàymai

Cứ gọi là nghề cho dễ coi

Khi buôn nước mắt bán mồ hôi

Đó đây đi khắp trong thiên hạ

Có chuyến còn may, chuyến mấttoi

Bán buôn đủ mọi thứ trên đời

Xoong, chảo, nồi, niêu, chén,bát, môi

Nhôm, bạc, thau, chì, đồng,kẽm, sắt

Và thêm lông vịt nữa, ôi thôi!

Có chuyến đi gần, có chuyếnxa

Xe đò, xe lửa, đến xe tha

Ngắn năm ba bữa, dài tuần lễ

Khỏe khoắn gì đâu, mệt thấybà

Có khi kiếm được, có khikhông

Chọn lựa chẳng cho, họ đổđồng

Hốt đại đem về, rồi chất đống

Còn chi lời lỗ, vốn đi đoong

Kiếm cơm kiếm gạo được là may

Có bữa gặp cò, phủi trắng tay

Ấm ức về nhà, buồn thúi ruột

Rồi năm ba bữa lại đi ngay

Đã bao năm rồi như thế đó

Tay trắng hoàn tay, tay trắng tay

Kiếm chác đôi đồng, tiêu, trảnợ

Ve chai lây lất, xót thươngthay !!!

BàiThơ Mười Tám : Thăm Chị Bán Hàng Rong

Tháng 12-2004

Hỏi thăm những chị bán hàngrong

Cuộc sống ra sao, có đỡ không

Buôn bán những gì trong đóchị

Mỗi một ngày, kiếm được khákhông ?

Ngày ngày gồng gánh bán hàngrong

Những bữa nhanh tay, đỡ nhọclòng

Đỡ bỏ công, hôm khuya, sớmtối

Nai lưng, tiền cắt, kiếm đôiđồng

Bán khoai, bán bắp, bán chèxôi

Bù lại, chế qua, đủ đắp bồi

Bữa nọ, bữa kia, thay đổi món

Dần dà, khách khứa cũng quenthôi

Chị gánh hàng rong đến cuốiđường

Trời còn ngái ngủ mới tinhsương

Bước chân đon đả, đôi vaigánh

Thêm bớt kì kèo, đổ xótthương

Bán buôn, kiếm sống, tạm quangày

Hết bán rồi, thì lại trắngtay

Bán được ngày nào thì có sống

Còn không bán nữa, phải đong,vay

Cho nên đã trải mấy năm qua

Cho đến hôm nay tuổi đã già

Dậy sớm, thức khuya, đâu nổinữa

Lâu lâu một gánh, mệt ui cha

Mua gánh bán bưng khổ một đời

Khi buông đòn gánh, chẳng cònhơi

Đồng vô, mở cửa, đồng ra sạch

Biết thế, nhưng làm sao, chịơi !

Bài Thơ Mười Chín : Thăm Giới Doanh Thương

Tháng 12-2004

Bài thơ mười chín thăm doanhthương

Buôn bán, đương nhiên, đủ mọiđường

Nhưng sống có tiền, nhân cóhậu

Cho thuyền đời chở những thanhlương

Nghề nào cũng trải những chuacay

Khổ trí, nhọc tâm, xẫm mặtmày

Đổ sức cần lao, còn nặng nhẹ

Nhưng mà cố sống được, là may

Không buôn, không bán, chẳngai cho

Nhưng bán buôn thì phải đắnđo

Hơn thiệt, lỗ lời, sao phảiphải

Muốn đa, tích tiểu, đừng ănto

Tiếng làm người chủ, nói,nghe oai

Ai biết nai lưng đến cõm còi

Sớm tối bơ phờ, không thở nổi

Bạc tiền công sức, đếm đầyvơi

Người ta đã nghỉ tự đầu hôm

Mình thở không ra đến tối ồm

Vừa mới nửa khuya bừng thứcdậy

Lại làm, lại tính, lại lomkhom

Hỏi thăm cho biết những thâmtình

Biết sống ở đời, biết nhụcvinh

Chẳng trọng, chẳng khinh,chẳng dối trá

Ai ai cũng khổ, phải riêngmình

Bước ra, có tiếng thưa ôngchủ

Bước vô, chờ tiếng, để hỏi bà

Đừng để tiếng đời, khua uế xụ

Biết cho người và biết cho ta !!!

Bài Thơ Hai Mươi : Tôi Gởi Thơ Tôi !

Tháng12-2004

Bài hai mươi, viết gởi thơ tôi

Thăm khắp trùng dương, thăm núi đồi

Thăm khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm

Gởi cho đời, và gởi cho tôi

Thơ tôi, đem gởi ở trên ngàn

Lơ lửng cho mây kéo langthang

Thăm thẳm cho sao mờ lấp lánh

Mênh mang cho nguyệt tỏatrăng vàng

Thơ tôi, đem gởi ở trên đồi

Cho núi lên non để ngó trời

Cho dốc lên đèo nhìn vũ trụ

Cho không gian hết những chơivơi

Thơ tôi, đem gởi ở trên cao

Để gió lay lay, lá xạt xào

Để cát bụi tàn, thôi khởiđộng

Xuống trần gian hết những hưhao

Thơ tôi, đem gởi xuống đầmsâu

Để thấm bùn nhơ phủ ngập đầu

Để vượt tầng không vươn khỏinước

Sợi thơ, vẫn óng ánh thiênthâu

Thơ tôi, đem gởi xuống dòngsông

Dù nổi trôi, mưa gió dập dồn

Dù có phiêu bồng ra biển cả

Làm cho thơ, ý đẹp khơi dòng

Thơ tôi, đem gởi xuống nươngdâu

Hải biến điền tang nhuộm sắcmàu

Lại có bờ lau bên cát bụi

Nên hồn thơ thấm những thươngđau

Không đâu, tôi có gởi đikhông

Nếu có thì thơ chẳng có dòng

Còn nếu không, thì thơ chẳngcó

Nên hồn thơ cứ mãi đi rong !!!

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10919)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10732)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9082)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11321)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9488)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11380)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]