Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 140

20/09/201214:06(Xem: 13597)
Tuyển tập 140

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 140 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1391 đến số 1400)

[email protected]

01.Tìm một bóng hình

02.Tìm em từ thuở ban sơ

03.Ta đi tìm em

04.Nước Non Nhà

05.Non nước hữu tình

06.Nước Việt dấu yêu

07.Ấm lạnh tình quê

08.Quyền thiêng liêng tối thượng

09.Bảo tồn sông núi

10.Dư đồ Tổ Quốc

Tìm một bóng hình

Tìmem từ thuở còn xanh

Thờigian mòn mỏi treo cành tầm không

Tìmem lên núi xuống non

Xuốngsông xuống biển xuống hòn đảo xa

Thángngày lần lữa đi qua

Đêmđêm thức giấc canh gà chìm sâu

Tìmem điểm trắng mái đầu

Cuốisông nước chảy bên cầu sóng xô

Vôtình em hiện trong mơ

Bỗngchoàng thức dậy vật vờ bóng đêm

Bậtlên ánh sáng dõi đèn

Vénrèm lồng lộng bức màn vô thinh

Nhìnra trông bóng ngỡ mình

Nhưngkhông, đây chỉ là hình của ta

Tìmem lặn lội gần xa

Tìmtrong khắp cõi Ta bà hư hao

Chota tìm thấy đi nào

Trinhnguyên cũng vậy ra sao cũng đành

Dùcho trâm ngọc tinh anh

Hayxây xát đá hay xanh cỏ vàng

Dùcho diễm lệ thiên trang

Haykhô khốc cháy hay tàn bụi tro

Tươnggiao từ thuở ban sơ

Khônlanh cũng thế dại khờ có chi

Thế mà cho đến hôm ni

Em đâu chẳng thấy cớ gì hỡ em !

Tháng4 – 2010

Tìm em từ thuở ban sơ

Tìmem từ thuở ban sơ

Cớchi từ đó đến giờ

Emvẫn lặng thinh ẩn mặt

Mìnhta một cõi trơ vơ

Tìmem từ thuở ban sơ

Cớchi em lại hững hờ

Khôngkhi nào cho thấy mặt

Vôtình lại hiện trong mơ

Chừngnhư em chẳng xa ta

Điđâu cũng thế thôi mà

Dùcho khi ngủ khi thức

Nhưngtìm thì kiếm không ra

“Hữuduyên thiên lý tương ngộ

Vôduyên đối diện bất phùng”

Thìthà không phải tri kỷ

Nhưngsao ta lại tri âm

Tavui em cũng chẳng mừng

Tabuồn em cũng chẳng chia

Duyênchi vô tình quá nhẽ

Vôduyên sao lại chẳng lìa

Bảorằng tiền khiên oan trái

Đẳngđeo duyên nợ trả vay

Nói đi ta xin được trả

Cũngkhông lên tiếng mảy may

Cớ sao ta lại tìm em

Không tên mà biết đâu tìm

Diện mạo ra sao chẳng thấy

Nhưng ta không lúc nào yên

Tìm khi từ ta có mặt

Lanman cho đến bây giờ

Emvẫn không hình không bóng

Tatìm từ thưở ban sơ.

Tháng4 – 2010

Ta đi tìm em

Tađi tìm em

Ngườiem không tên

Khôngbóng không hình

Nhưnglại không quên

Tađi tìm em

Ngườiem không tên

Chưatừng gặp mặt

Diệnmục vô hình

Tađi tìm em

Vếtcũ lối mòn

Đồngxanh cỏ nội

Emvẫn biệt tăm

Núicao rừng thẳm

Biểnrộng sông sâu

Vạnhữu tinh cầu

Emở nơi đâu

Làngquê phố thị

Ghếđá công viên

SôngHậu Sông Tiền

Emhỡi thuyền quyên

TrườngTiền mấy nhịp

Đóvắng bóng người

Gócbiển chân trời

Emhỡi chơi vơi

Tađi tìm em

Trênkhắp mọi miền

Ngàydài đêm ngắn

Khôngthuở nào quên

Tađi tìm em

Ngườiem không tên

Khôngbóng không hình

Trùngtrùng vạn hữu

Tagọi tên em.

Tháng 3 – 2010

Nước Non Nhà

Nước non là nước non nhà

Nhà là của nước, nước là của dân

Trên thời ngước mặt cao ngần

Dưới thời đạp đất bước chân kiêu hùng

« Bầu ơi thương lấy Bí cùng »

Ba miền đất nước đều chung một giàn

Ngẩng đầu dõng dạc dọc ngang

Nam nhi nữ kiệt vẻ vang giống nòi

Nước non là nước non nhà

Nhà là của nước, nước là của dân

Nắng mưa dội ngược phong trần

Bền gan vững chí như thần mà đi

Trongthời dung thứ từ bi

Ngoàithời đối biện kiêu kỳ ngán ai

Chunglưng đấu cật kề vai

Thắmtô bồi đắp gia tài Việt Nam

Nước non là nước non nhà

Nhà là của nước, nước là của dân

Tin yêu bảo bọc ân cần

Anh em như thể thương thân khác gì

Lo từ việc nhỏ tí ti

Cho tới việc lớn, cũng vì chớ sao

Cùngchung một giọt máu đào

Sanghèn tài trí thấp cao không màng

Cùngchung dòng giống da vàng

Cùngchung Dân tộc huy hoàng Việt Nam

Nước non là nước non nhà

Nhà là của nước, nước là của dân

Nước non là nước non mình

Non là của nước, nước mình quang vinh.

Tháng 4 – 2010

Non nước hữu tình

Quê hương non nước hữu tình

Đi đâu cũng nhớ như mình với ta

Quê hương non nước kiêu sa

Đi đâu cũng nhớ cửa nhà Việt Nam

Quê hương sắc chạm lên chàm

Kết nên sử tích danh lam tuyệt vời

Quê hương nước Việt nơi nơi

Đi đâu cũng thấy vạn lời mến yêu

Yêu như bắc nhịp cầu kiều

Yêu như chỉ thắm tơ điều vắt vai

Yêu như giấc mộng trang đài

Yêu như biển rộng sông dài thân thương

Chân đi từng bước trên đường

Vẳng nghe tình tự vương vương dấu hài

Chân đi từng bước một hai

Vẳng nghe dấu ngọc hoa cài tinh anh

Nào em nào chị nào anh

Nắmtay xây đắp trong lành Việt Nam

Đầyvườn có quít cùng cam

Cóbầu có bí chứa chan một nhà

Dừngchân bắt nhịp câu ca

Bỗngtrầm uốn khúc mặn mà tình quê

Điđâu cũng nhớ nhau về

Ởđâu cũng vẹn ước thề sắt son

Tình rằng, nước nước non non

Quê hương sông núi đá mòn không phai

Ba Miền, vốn một không hai

Không ba không bốn phương đài điểm tô

Tình rằng, suối lạch ao hồ

Sông dài biển rộng cơ đồ mến thương

Đâu đâu cũng một quê hương

Dù đi vạn nẻo mọi đường Việt Nam.

Tháng 4 – 2010

Nước Việt dấu yêu

Ta yêu tổ quốc sơn hà

Non sông gấm vóc của nhà Việt Nam

Ta yêu thắng cảnh danh lam

Giangsan cẩm tú tâm đoan sử vàng

Ta yêu từ Ải Nam Quan

Xuống sông ra biển băng ngàn Cà Mau

Ta yêu non nước một màu

Bắc Nam Trung quyện con tàu quê hương

Ta yêu khắp phố khắp phường

Xuyên qua đồng nội xuyên đường cái quan

Ta yêu khắp xóm khắp làng

Xinh xinh trúc biếc hàng hàng tre xanh

Ta yêu đồi dốc thác ghềnh

Núi cao đèo cả thênh thênh đất trời

Ta yêu nước Việt muôn đời

Ngàn năm văn hiến giống nòi Rồng Tiên

Ta yêu non nước Ba Miền

Tổ Tiên con cháu hồn thiêng kiêu hùng

Ta yêu nước Việt của chung

Truyền trao gìn giữ vô cùng mà thôi

Ta yêu ao lạch sông ngòi

Biển Đông sóng vỗ mặn mòi Trường Sơn

Ta yêu đường cũ lối mòn

Lần trang lịch sử sắt son hiện hình

Ta yêu non nước quê mình

Gừng cay muối mặn nặng tình keo sơn

Ta yêu biển mộng, ôm hòn

Thùy dương vọng ước, ôm cồn ven sông

Ta yêu ruộng lúa xanh đồng

Tươi non lá mạ đượm giồng ngô khoai

Quê hương tổ quốc ta ơi

Ta yêu mãi mãi muôn đời Việt Nam.

Tháng 4 – 2010

Ấm lạnh Tình Quê

Quê tôi nho nhỏ Miền Trung

Người đông đất hẹp chập chùng núi non

Đất cày sỏi đá hao mòn

Đồng khô cỏ cháy héo hon ngõ về

Quê tôi trĩu nặng tình quê

Dù kham khổ mấy cận kề có nhau

Thương như mùi trắng hoa cau

Mùi thanh hoa bưởi hoa ngâu cúc vàng

Quê tôi bốn xóm một làng

Có tre mấy lũy có hàng trúc xanh

Cócon sông nhỏ trong lành

Mưathành lũ lụt nắng thành đồng khô

Quêtôi hòa quyện bốn mùa

Xuânthu đông hạ gió lùa lại qua

Dânlàng vui sống mặn mà

Sẻchia ấm lạnh nhà nhà thân thương

Quêtôi tình nặng vấn vương

Chiachung lối nhỏ cạnh đường cái quan

Xemnhau thân thiện họ hàng

Thểnhư khoai sắn khoai lang một vườn

Quêtôi tôi nhớ tôi thương

Nhưđồng nhớ lúa như nương nắng chiều

Tìnhquê đâu nói chi nhiều

Chỉhong bếp lửa nâng niu trong lòng

Tìnhquê đâu nói long bong

Chỉôm ấm lạnh trong lòng mà thôi.

Tháng4 – 2010

Quyền thiêng liêng tối thượng

Trờiđất rộng sao thu mình ốc đảo

Dântộc hùng sao thúc thủ bó tay

Muốikia còn mặn, gừng kia còn cay

Aichịu được nhục nhằn đày đất mẹ

Trờiđất rộng sao thu mình ngõ hẹp

Dântộc hùng sao tắt nghẽn lối đi

Quốchồn xúc phạm, quốc túy suy vi

Mọingười dân đều có quyền lên tiếng

Thuởlập quốc, Tổ Tiên vừa xây dựng

HọHồng Bàng, mười tám đời Hùng Vương

Giặcphía Nam,giặc phía Bắc nhiễu nhương

Vẫnan định gần ba mươi thế kỷ

ThờiBắc thuộc, một ngàn năm thống trị

BạchĐằng giang, tài dũng lược Ngô Quyền

Đuổiquân thù, chấm dứt mọi ách khiên

Viếttrang sử chống ngoại xâm oanh liệt

Đinh,Lê, Lý, Trần – anh hùng hào kiệt

QuậtBắc phương, mở rộng phía Namphương

LêLợi, Quang Trung kiệt xuất phi thường

QuânHán Tàu biết bao lần khóc rống

Mộttrăm năm, thực dân Tây nuốt hận

Dẹpmộng xâm, tủi hổ phải cuốn cờ

Trangsử ta một lần nữa điểm tô

Vàonước ta, từ bị thương tới chết

Thờihôm nay, chín chục triệu người cùng dõng dạc

Cùngtuyên xưng, bất kỳ ai đụng tới nước non này

Dântộc ta quyết trừng trị thẳng tay

Đừnghống hách, đừng ngang tàn hung bạo

Aitiếp tay, để giữ quyền, uy, danh, lợi

Aitiếp tay, cõng rắn cắn gà nhà

Ainhu nhược, mang hậu họa sơn hà

Quétsạch cả, phường buôn dân bán nước

Khôngcó lý do gì, thu mình ốc đảo

Khôngcó lý do gì, thu mình ngõ hẹp

Tiếng ta ta nói

Nước ta ta giữ

Đất ta ta sống

Đường ta ta đi

Đó là quyền tối thượng

Và là quyền thiêng liêng cao cả.

Tháng4 – 2010

MặcGiang

[email protected]

Bảo tồn sông núi

Sốngxa quê mới thấy tình cố quận

Sốngxa nhà mới đậm nét cố hương

Khôngthiếu gì mà chỉ thiếu tình thương

Khôngmất gì mà chỉ mất tình ruột thịt

Khôngai chia cái con tim đau buốt

Khôngai chia nỗi cay xé tâm hồn

Cùngxa quê mới thấm sự héo hon

Cùngly hương mới thấu đời biệt xứ

Ôngcha ta từng chỉ dạy một chữ

Mộtchữ thôi mà sâu sắc vô bờ

Đánhđổi gì chứ không đánh đổi tình quê

Vàtình quê chẳng có gì bù đắp được

Đãcó quê thì ta phải có nước

Đãcó núi thì ta phải có sông

Nướckia muôn hướng đổ về sông

Nhưng,ta không bao giờ đem đổ nước

Lạinhớ xưa từng dạy

Nướcmất là nhà mất

Nhàmất là ta mất

Nướckhông mất một tấc đất

Thìta không mất một cái gì

Cònnước kia bị biến thái suy vi

Cảdân tộc coi chừng không đất sống

Đừngôm mộng leo lên đồi ảo vọng

Đừngôm mơ thêu dệt giấc chiêm bao

Đừngôm trăng hỏi vớ vẩn ngàn sao

Chẳngkhác gì bọt bèo trôi ra biển

Tấtcả, chỉ nói lên một tiếng

NướcViệt còn là dân tộc còn

NướcViệt mất là dân tộc mất

Bởi,sống mà không chủ quyền chủ đất

Nếukhông nô lệ, thì cũng ngoại thuộc ngoại lai

Mộtngàn năm xưa, thống thiết quá dài

Mộttrăm năm trước, cũng không quá ngắn

Quákhứ, ngậm bồ hòn ngâm trái đắng

Hiệntại, Tàu phù Tàu thực bủa vây

Quốcthể, Quốc hồn xúc phạm xát xây

Taquyết chống để bảo tồn sông núi.

Tháng4 – 2010

Dư đồ Tổ Quốc

Đứng nơi đây, tanhớ về Bản Giốc

Núi chót vót trênnon, địa đầu phương Bắc

Thác vắt vảnhlưng đèo, đổ xuống vực sâu

Núi cả, cây cao,rừng thẳm kê đầu

Vẽ nét ngọc đầutiên bức dư đồ tổ quốc

Ta nhìn dấu mốc

Ghi Ải Nam Quan

Khói lửa thiêngsử tích chưa tàn

Rung tình tự nămngàn năm thuở trước

Đức Hùng Vươngdựng cờ mở nước

Hiệu Văn Langdòng giống Tiên Rồng

Xuôi xuống, tậnđồng bằng sóng vỗ Biển Đông

Ngược lên, chạydài trùng trùng Trường Sơn vách núi

Đây Chi Lăng, kiaBạch Đằng

Đó Đống Đa, nọChí Linh

Hồn cha ông nonnước vặn mình

Bao thời đại vùichôn xâm thực

Ôi Cổ Loa,

dấu tích đền đài,bóng mờ rêu phủ

Ôi Thăng Long,

di thành bảoquốc, rực sáng kinh đô

Đây rồi, Hà Nộibây giờ

Ngàn năm văn vậtnên thơ diệu kỳ

Sông Gianh cuốnhút ta đi

Để xem nơi đó cógì hay không

Một thời Nam Bắctrôi sông

Gần ba thế kỷbềnh bồng nước non

Thì ra« Nhất đái hoành sơn »

« Dung thânvạn đại » lối mòn chưa pha

Ghé Cố Đô nhìnqua lối cũ

Vết Kinh Kỳ baophủ Hương Giang

Dừng chân mộtchút bên đàng

Trường Tiền đẩynhịp vang vang sóng cồn

Ta ghé Qui Nhơn

Đồ Bàn xưa hồnChiêm vợn khói

Hương nhạt nhòanhắn gởi ngàn mây

Hòa trong chiếclá có cây

Nhìn gốc vướng rễnhìn dây vướng rừng

Bờ mi khép mắtrưng rưng

Trôi bờ dĩ vãnglạnh lùng Huyền Trân

Đi vào thành phốSài Gòn

Ba trăm năm cũvẫn còn khắc ghi

Đường qua Bến Nghé ta đi

Đường về Gia Định thầm thì trước sau

Anh ơi đừng vội đi mau

Ghé thăm Bà Chiểu sắc màu nào quên

Sài Gòn ta dễ gì quên

Nhưng xin giã biệt, vẫy chào thành đô

Miền Nam đang đợi đang chờ

Nhanh chân lên nhé xuôi về Miền Nam

Miền Nam ruộng lúa bạt ngàn

Miền Nam bất bạc đất vàng viễn đông

Vượt cầu Mỹ Thuận

Sông Hậu Sông Tiền

Hát Cửu Longgiang

Hòa reo chín khúc

Miền Nam ngào ngạt

Đượm tình Miền Nam

Cà Mau mây nướcmênh mông

Mới thành chữ “S”núi sông nước nhà

Cả dòng lịch sửcan qua

Mới thành tổ quốcsơn hà Việt Nam

Cà Mau nhớ ải Nam Quan

Đứng đây vọng nhớ Văn Lang thuở nào

Tình quê tình nước nao nao

Hồn quê hồn nước lệ đào chưa khô

Nhìn trông một mảnh cơ đồ

Người người dân Việt thắm tô muôn đời.

Tháng 4 – 2010

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]