Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 93

28/11/201113:14(Xem: 14202)
Tuyển tập 93

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 93

(Từ bài số 921 đến số 930)

01.Hát bảntrường ca 921

02.Bóng núi lưngđồi 922

03.Đường về BênNội 923

04.Đường về QuêNgoại 924

05.Tiếng đoạntrường 925

06.Ai bảo em làthơ ? 926

07.Nói Tiếng YêuThương 927

08.Vần thơ tuyệtmỹ ! 928

09.Thương quá emtôi 929

10.Hai tiếng MẹQuê 930

Hát bản trường ca

Tháng 02 – 2008

Ta hát mãi bản trường ca biểnThái

Sóng rạt rào ôm ấp vỗ trùngdương

Dù tang thương có đập giũagió sương

Nước vẫn ngậm mềm môi mùibiển mặn

Ta hát mãi bản Trường Sơn hùngvĩ

Núi ôm rừng trùng điệp kéomênh mông

Từ vùng cao cho đến mỏm nonsông

Đâu đâu cũng, nặng tình quê,sông núi

Tự đầu nguồn đỉnh đồi reo BảnGiốc

Ải Nam Quan rộng mở cửa giagia

Mũi Cà Mau liền một dải nhànhà

Non sông Việt năm ngàn nămvăn hiến

Quốc tổ Hùng Vương, thiêngliêng khói quyện

Giòng giống Lạc Hồng, concháu Rồng Tiên

Một cõi giang sơn, ba mảnhnối liền

Biển rộng sông dài, tình NamTrung Bắc

Bao thời đại, thăng trầm vinhnhục

Bao thời kỳ, hải biến điềntang

Con cháu Việt Nam,dõng dạc hiên ngang

Chân cứng đá mềm, bền lòngson sắt

Sông thẳng tắp, phải quanhiều khúc ngặt

Lúa đồng vàng, kết từngkhoảnh mạ non

Cát đá nhiều mới đãi ngọc sắtson

Chí oanh liệt chuyển traotừng thế hệ

Ta hát mãi bản trường ca BiểnThái

Ta trao nhau từng điệp khúcTrường Sơn

Việt Nam ơi, quốc túy quốc hồn

Con chim Lạc, gọi chim Hồngmuôn thuở

Ta hát mãi, trả quên, gởi nhớ

Ta ngân dài, tình tự nâng niu

Bắc Nam Trung soi gương sáng nhiễu điều

Non sông Việt vẫn ngàn đờirạng rỡ.

Bóng núi lưng đồi

Tháng 02 – 2008

Chiều nghiêng bóng núi lưngđồi

Cây rung nhớ cội, nước trôinhớ nguồn

Chữ tròn khép lại chữ vuông

Rụng rơi cát đá, vỡ toangngọc ngà

Loạn triều đập giũa phong ba

Bọt xô biển sóng, nước tà đầunon

Bình sinh sức lực hao mòn

Ba sinh ngẫm nghĩ có còn gìkhông

Đầu nguồn nước đổ về sông

Sông đi ra biển, biển trôngvề nguồn

Thuyền ai gác mái chiều hôm

Bờ lau héo hắt, sóng cồn xađưa

Đất trời chan nắng đổ mưa

Đọa đày cay nghiệt chưa vừahóa công

Bùn nhơ, ũng thối ruộng đồng

Xác xơ cát bụi, non sông úamàu

Da sần. thịt tái, tim đau

Xa xa đất mẹ, hương cauthoảng mùi

Bờ mi đỏ áu khô cười

Một còn không có hỏi mười màchi

Bờ rêu ngậm cỏ thầm thì

Tang điền thương hải, ai vìhỡi ai !!!

Đường về Bên Nội

Tháng 02 – 2008

Đường về Bên Nội

Tôi tìm hình bóng cha tôi

Tôi sẽ nhìn qua, từng Chú,Bác, Cô

Của những con người chungnhau cắt rốn

Có dấu nét nào, hình bóng chatôi

Đường về Bên Nội

Tôi tìm hình bóng của cha

Như núi tìm non, mấy nẻo sơnhà

Rừng núi điệp trùng, ngàn câygió hú

Đá tảng hòn chồng, năm thángkhông pha

Đường về Bên Nội

Tôi tìm hình bóng phụ thân

Bãi biển phù sa, nhuộm vá phong trần

Góp nhặt rong rêu từ trongsỏi đá

Ẩn hiện thâm trầm, bóng dángtừ nghiêm

Đường về Bên Nội

Tôi tìm hình bóng cha yêu

Tình tự non sông, ra sứcnhiễu điều

Còn vết tích nào, đường xưalối cũ

Núi ngả đầu non, sóng nướcdập dìu

Đường về Bên Nội

Tôi tìm hình bóng cha thương

Vạn lý sơn khê, từng bước conđường

Núi Thái, biển Đông, ngàn nămvợn khói

Ngấm nét sử vàng, da thịt quêhương.

Đường về Quê Ngoại

Tháng 02 – 2008

Đường về Quê Ngoại

Tôi tìm hình bóng mẹ tôi

Tôi sẽ nhìn qua, bóng dángCậu, Dì

Của những con người cùngchung máu mủ

Còn dấu nét nào, hình bóng mẹtôi

Đường về Quê Ngoại

Tôi tìm hình bóng mẹ yêu

Tôi sẽ trông qua, mấy nẻo cầukiều

Mái khói nhà tranh, đườnglàng đâu đó

Còn dính chút nào, hình bóngmẹ yêu

Đường về Quê Ngoại

Tôi tìm hình bóng mẹ thương

Tôi sẽ nhìn qua, lối cỏ bênđường

Của những ngày xưa, mẹ tôicòn nhỏ

Kẹp mái tóc thề, đội nắng mưasương

Đường về Quê Ngoại

Tôi tìm hình bóng mẹ xưa

Lúa chín mạ non, cày cấy ngàymùa

Bông lúa thơm thơm, chìm sâugốc rạ

Giàn bí giàn bầu, đã mất haychưa

Đường về Quê Ngoại

Tôi tìm hình bóng mẹ tôi

Mây ngàn trôi ngủ cuối lưngđồi

Cánh chim xa bay về tổ cũ

Nói không lời, hai tiếng : MẹƠi !!!

Tiếng đoạn trường

Tháng 02 – 2008

Tiếng đoạn trường năm thángcan qua

Vốn đã mang kiếp sống khôngnhà

Quán trọ trần gian, đời lữkhách

Bọt bèo nhân thế, giọt sươngpha

Tiếng đoạn trường điệp khúcly tan

Khi bến sông rẽ chuyến đòngang

Đôi bờ sóng vỗ, mòn mi mắt

Đường xưa lối cũ, biệt đôiđàng

Tiếng đoạn trường điệp khúctha phương

Mỗi xót xa đếm một đoạn đường

Chiếc bóng thời gian treoquan ải

Dù nơi nào, đâu phải quêhương

Tiếng đoạn trường quá khứkhông quên

Đêm từng đêm thao thức dướiđèn

Nỗi đau nỗi khổ tăng nỗi nhớ

Phương trời xa khép cánhkhung thềm

Tiếng đoạn trường điệp khúcphân ly

Khắp trời mây mấy nẻo kinh kỳ

Lên non xuống biển còn khôngkhó

Tình quê hương nghẽn lốiđường đi.

Ai bảo em là thơ ?

Tháng 02 –2008

Ai bảo em là thơ

Để tôi mòn nét chữ

Trên trường đời quán lữ

Nhìn khắp chốn trần gian

Ai bảo em là thơ

Để tôi mòn trang giấy

Biển ngàn trùng sóng đẩy

Dệt muôn vạn ý lời

Ai bảo em là thơ

Tôi trầm ngâm lầm lũi

Nhìn hồn thiêng sông núi

Nhìn lệ sử can qua

Ai bảo em là thơ

Tôi ngậm miệng khô cười

Nhìn thẩm thấu con người

Ôi thế nhân nghiệt ngã

Ai bảo em là thơ

Tôi điệu vần khai bút

Mở muôn ngàn cung bậc

Nét chữ kết phương đài

Ai bảo em là thơ

Hồn tôi là nét mựt

Tâm tôi là ngòi bút

Lưu xuất đến vô cùng.

Nói tiếng yêuthương

Tháng 02 –2008

Ta nói tiếng yêu thương

Tan vạn sầu thế kỷ

Trao nhau chân thiện mỹ

Lấp tan vỡ mọi đường

Ta nói tiếng yêu thương

Xóa màn đêm tăm tối

Dứt muôn ngàn quan ải

Mờ mắt lệ can qua

Ta nói tiếng chan hòa

Thoát đường hầm nghiệt ngã

Xô vỡ toang bờ đá

Đeo nghiệp dĩ xưa nay

Ta nói tự tình này

Cho con tim biết thở

Không còn bao tan vỡ

Di hại đã lâu rồi

Ta bắc lại nhịp cầu

Không còn đâu giới tuyến

Hồn thiêng làn khói quyện

Ôi nhức nhối tim đau

Ta lấp hết biển dâu

Tang điền thôi hải biến

Trao nhau chỉ một tiếng

Tiếng nói của tình người

Ta trao nhau nụ cười

Chôn sâu từng khúc ruột

Đã từ lâu lem luốt

Qua giông bão tơi bời

Ta trao nhau một lời

Tình hương quê dịu ngọt

Đã từ lâu đánh mất

Tên gọi của Việt Nam.

Vần thơ tuyệt mỹ !

Tháng 02 –2008

Vần thơ gởi lên non

Cho ngàn cây xanh lá

Lan man bên bờ đá

Nhìn vết tích rong rêu

Vần thơ gởi gấm thêu

Kết tinh ngàn hoa lệ

Sông dài ra cửa bể

Kéo sóng vỗ trùng dương

Vần thơ mở con đường

Thông thương đi vạn nẻo

Không còn nơi khô héo

Tràn nhựa sống xinh tươi

Vần thơ mang nụ cười

Hòa reo tình nhân thế

Kết hương lành đạo nghĩa

Tỏa từ ái khiêm cung

Vần thơ gởi cơ cùng

Không còn đau nước mắt

Xóa tan niềm héo hắt

Xoa dịu nỗi sầu thương

Vần thơ kết hổ tương

Tan tường thành ngăn cách

Khai thông bờ ao lạch

Thành sông lớn ra khơi

Vần thơ đi khắp nơi

Kết tình thương thánh thiện

Băng biên cương vĩ tuyến

Nối muôn vạn nhịp cầu

Vần thơ xuống hố sâu

Lấp muôn ngàn đổ vỡ

Không còn ai thống khổ

Chan hạnh phúc vui vầy

Vần thơ gởi lên mây

Cho thuận hòa mưa nắng

Hết chói chang hạ trắng

Hết đông lạnh thu gầy

Vần thơ lấp đọa đày

Trần gian tràn diễm phúc

Từ đầm sâu nước đục

Thành thanh thủy trong lành

Vần thơ khép tơ mành

Không thở than màn gió

Nghĩa tình treo cửa ngỏ

Kết nhà nhà thân thương

Vần thơ mở vạn đường

Không nơi nào nghẽn lối

Không màn đêm tăm tối

Không vạn lý sơn khê

Không ai oán não nề

Không tỵ hiềm thù hận

Không ao tù cặn bẩn

Không cửa ngỏ uy quyền

Reo khúc nhạc thần tiên

Đi khắp cùng trái đất

Reo tình thương chân thật

Đi đến mọi lòng người

Vần thơ thật tuyệt vời

Trao cho nhau nụ cười

Trao cho nhau xanh tươi

Ôi, vần thơ tuyệt mỹ !!!

Thương quá em tôi

Tháng 02 – 2008

Em tôi khổ thuở đầu xanh

Cút côi không được học hành

Lớn lên trăm nghề lao nhọc

Miếng cơm vá áo tơ mành

Em tôi khổ thuở còn thơ

Kém vui tấm bé đến giờ

Mẹ cha không còn tiếng nói

Đường đời vạn nẻo bơ vơ

Em tôi bất hạnh từ lâu

Sớm mang một kiếp cơ cầu

Tóc xanh sợi đen sợi trắng

Đến nay một mái bạc đầu

Em tôi nước mắt cạn mi

Tấm thân côi cút tí ti

Lớn lên một mình tứ cố

Cuộc đời mấy bến sầu bi

Em tôi đây đó quê mình

Tuổi thơ trông thật xinh xinh

Mồ côi, bức tường trống vắng

Cây non khô héo treo cành

Em tôi đây đó quê hương

Mồ côi ngóng đợi tình thương

Đói nghèo qua cơn ấm lạnh

Ai ơi lòng dạ tư lường.

Hai tiếng Mẹ Quê

Tháng 02 – 2008

Mẹ quê một mái tranh nghèo

Một thân hai cảnh đẳng đeo

Sớm khuya tảo tần đây đó

Khó hơn xuống biển lên đèo

Mẹ quê một nắng hai sương

Gian lao đánh đổi trăm đường

Nắng sớm mưa chiều gồng gánh

Mái đầu điểm bạc phơi sương

Mẹ quê mái khói nhà tranh

Đồng vàng gieo mạ ươm xanh

Cháu con một đàn lớn nhỏ

Héo hon nát ruột tơ tằm

Mẹ quê mưa nắng bốn mùa

Áo gai mòn chỉ gió lùa

Phong sương ngả màu mái tóc

Gian truân biết mấy cho vừa

Mẹ quê một mái tình thương

Thương con, gian khổ khônglường

Một đời, trải thân chống đỡ

Mắt mòn mi héo đẫm sương

Mẹ quê gian khổ một đời

Tóc tơ ghềnh ráng hai nơi

Tuổi già chiều nghiêng bóngxế

Thương nhiều hai tiếng Mẹ Quê !!!

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 14036)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 59456)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8767)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8923)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11232)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11038)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9305)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9865)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11571)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9602)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]