Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (29)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Mới nhất
A-Z
Z-A
Kệ Tụng Giảng Giải 554 Câu Chú Lăng Nghiêm Ht Thích Tuyên Hóa Vạn Phật Thánh Thành Mỹ Quốc
19/10/2022
08:30
Kệ Tụng Giảng Giải 554 Câu Chú Lăng Nghiêm Ht Thích Tuyên Hóa Vạn Phật Thánh Thành Mỹ Quốc
Qua Tháp Cánh Tiên (thơ)
01/08/2022
07:01
Nửa gánh giang san, nửa gánh tình, Đồ Bàn bái biệt tóc đương xanh. Lạnh hồn tháp cổ trơ vơ đứng, Vắng tiếng chuông đưa, gạch với mình.
Tuyển Tập 1-7: Ca Khúc Áo Bay Các Cõi
03/01/2022
17:27
Tuyển Tập 1-7: Ca Khúc Áo Bay Các Cõi (Soprano Lâm Minh Ngọc - Thơ của Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm - Tâm Vương & Hưng Việt)
Nhạc phẩm "Nhẫn" (lời thơ của Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm; Phổ nhạc và hòa âm: Hưng Việt)
26/12/2021
08:07
Nhạc phẩm NHẪN. Lời thơ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Phổ nhạc và hòa âm Hưng Việt Thực hiện Studio Home 5'Việt
Phần 07: Mê tín và chánh tín
07/11/2021
19:24
Mê tín (迷信) tức tin vào các tướng huyền hoặc, trái nghịch với thực tướng của vạn sự vạn vật. Thực tướng ấy là gì?. Thiên Thai Trí Giả nói: “nhất sắc nhất hương vô phi trung đạo” (一色一香無 非中道) nghĩa là một sắc một hương đều là Trung đạo. Lý thực tướng Trung đạo tiềm tàng trong hết thảy mọi vật, dù nhỏ nhặt như nhất sắc, nhất hương cũng có đủ bản thể của thực tướng Trung đạo. Người mê tín thì trụ nơi mê tân tức bến mê, chánh báo và y báo tương hợp, chỉ cho ba cõi Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới cùng với lục đạo tức sáu đường của chúng sinh là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Người, Trời, và A tu la. Vì không có chánh tín mà đọa lạc trong bến mê nên từ trong bến mê phải phá bỏ mê tín, phát khởi chánh tín. Muốn đắc chánh giác thì trước hết phải tu học chánh giáo. Thánh đạo nếu được nhìn như con đường hóa hiện của thần tiên, thánh hiền, và ngay cả ma quỷ (quỷ Tử Mẫu và con là hai vị hộ pháp), nhằm vào mục đích hộ trì chánh pháp, giúp đỡ chúng sinh cả hai mặt thân và tâm, tạo những
Phần 06: Nhiều lối vào Thực Tướng
07/11/2021
19:21
Đức Phật nói: “Trong suốt 49 năm Ta đã chưa từng thuyết một lời nào”. Trong Đại Phẩm, Ngài Tu Bồ Đề hỏi: – Nếu các pháp cứu cánh là Không thì vì cớ gì Phật dạy Bồ tát từ sơ địa cho đến thập địa? Phật đáp: – Do các pháp cứu cánh Không cho nên liền có sơ địa cho đến thập địa. Nếu các pháp có tánh quyết định thì không có một địa cho đến mười địa. Lời dạy trên khiến chúng ta liên tưởng đến cách phân chia Ngũ Thời Bát Giáo của Pháp Hoa Tông, tất cả đều nương nơi Không mà lập nghĩa. Vì là Không nên các pháp thành tựu, nếu chẳng phải là Không thì các pháp chẳng thể thành. Năm thời giáo hóa theo Thiên Thai Trí Giả là thời Hoa Nghiêm, Lộc Uyển, Phương Đẳng, Bát Nhã, và Niết Bàn. Trong năm thời có tám cách thức giáo hóa khế hợp căn tánh chúng sinh. Tám cách thức giáo hóa này lại được chia ra làm hai. Thứ nhất là Hóa Nghi Tứ Giáo gồm có: Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí mật giáo, Bất định giáo. Thứ hai là Hóa Pháp Tứ Giáo gồm có: Tam tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo.
Phần 05: Khái niệm về Diệu Cảm Ứng, Diệu Thần Thông và Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội của Pháp Hoa Tông đối chiếu với Thánh đạo tại Việt Nam
07/11/2021
19:15
Khái niệm về Bản Môn và Tích Môn Thập Diệu của Thiên Thai Trí Giả qua Diệu Cảm Ứng, Diệu Thần Thông, và Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội thể hiện cụ thể qua Thánh Đạo tại Việt Nam như thế nào?. Thiên Thai Trí Giả đưa ra hai loại Thập Diệu là Bản môn Thập Diệu và Tích môn Thập Diệu. Đại sư nói: “Thần lực của kinh Pháp Hoa thuần diệu. Thế cho nên, trong phẩm Tựa nói có mười tướng “điềm lành” đều biểu hiện cho diệu. “Đất đều nghiêm tịnh” tức biểu hiện Lý vi diệu. “Phóng ánh sáng giữa chặng mày” tức biểu hiện Trí vi diệu. “Nhập vào ở Tam muội” tức là biểu hiện Hành vi diệu. “Trời mưa bốn loại hoa” tức biểu hiện Địa vị vi diệu. “Gió thổi hương chiên đàn” tức biểu hiện Thừa vi diệu. “Bốn chúng đều nghi ngờ” tức là biểu hiện căn cơ. “Thấy một vạn tám ngàn cõi” tức biểu hiện sự ứng hiện. Hai lãnh vực này là nói rõ sự Cảm Ứng vi diệu. “Mặt đất rung động sáu cách” tức là biểu hiện Thần thông vi diệu. “Trống trời tự nhiên kêu và vì chúng sanh mà nói pháp” tức là biểu hiện Thuyết pháp vi diệu. “T
Phần 04: Đại nguyện tầm thinh cứu khổ với 32 ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Diệu Âm trong kinh Pháp Hoa.
07/11/2021
19:12
Hạnh nguyện cứu khổ ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm xuất hiện trong vô số kinh luận. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25, nói rất rõ Bồ tát Quán Thế Âm không những chỉ tầm thanh cứu khổ mà còn thị hiện 32 ứng hóa thân phù hợp để dạy bảo, cứu giúp chúng sinh. Con số 32 cũng chỉ là một con số tượng trưng, có thể là muôn triệu muôn ức lần thị hiện hơn thế nữa, tức thân hiện khắp nơi, nơi nào có chúng sinh thì nơi đó có Phật và Bồ tát dưới nhiều thân tướng khác biệt, đồng sự hoặc đồng hành, gọi là phổ môn thị hiện. Phổ môn thị hiện là hoạt dụng du hí thần thông của chư Phật và Bồ tát, tự tại hóa hiện các giả danh giả tướng khác nhau để thuyết pháp độ sinh. Trong Quán Âm Huyền Nghĩa Ký của Ngài Tri Lễ, tổ thứ 17 Pháp HoaTông, (960 – 1028), tức tập giải thích tác phẩm Quán Âm Huyền Nghĩa của Trí Giả Đại Sư, đã giải thích sơ lược mười nghĩa về phổ môn thị hiện là: 1. Nhân Pháp. 2. Từ Bi. 3. Phước Tuệ. 4. Chân Ứng. 5. Dược Châu. 6. Hiển Ẩn, 7. Quyền Thật. 8. Bổn Tích. 9. Duyên Liễu. 10. Tr
Phần 03: Vai trò cầu pháp và hộ pháp của chư thiên qua các buổi vấn đạo thời chư Phật tại thế
07/11/2021
19:09
Tứ Tất Đàn là bốn phương thức chư Phật dùng để hóa độ chúng sinh tất cả căn cơ. Theo định nghĩa, tất là tất cả, đàn là bố thí. Tất đàn là bố thí rộng lớn khắp cả căn tánh chúng sinh từ bậc đại trí đến hàng hạ liệt. Có bốn loại tất đàn: Thế tục tất đàn, Vị nhân tất đàn, Đối trị tất đàn, và Đệ nhất nghĩa tất đàn. Trong bốn tất đàn thì chúng ta có thể thấy rõ ba tất đàn đầu thuộc Quyền giáo, tức không phải cứu cánh. Riêng Tất Đàn thứ tư là Thực giáo, tức Đệ Nhất Nghĩa. Thật sự, khi đã dùng ngôn tự để chuyển đạt việc giáo hóa thì tạm nói rằng tất cả đều là Quyền pháp. Tuy nhiên, Quyền pháp không phải là một cái gì kém giá trị hơn Thực pháp như đã nói ở các trang trên. Về điểm này xin được trình bày rộng hơn ở đề mục thứ VII Nhiều Đường Vào Thực Tướng. 1/. Quyền giáo, thế tục tất đàn: Phật tùy thuận lối hiểu thông thường của trí thế gian mà nói nghĩa nhân duyên cho nên gọi là thế tục. Chư thiên cũng tùy thuận theo trí tuệ hạn hẹp của các cõi Trời thấp, và trí tuệ của người thế gi
Phần 01: Phật giáo, chiếc nôi phổ môn của nhân loại
07/11/2021
19:04
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
Quay lại