Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (29)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Mới nhất
A-Z
Z-A
Phần 02: Quyền pháp và Thực pháp
07/11/2021
19:03
Pháp phương tiện còn gọi là Quyền Pháp. Phương tiện là sự lập bày khéo léo của chư Phật, chư Bồ tát, chư Thiên… nhằm mục đích đưa chúng sinh vào pháp chân thực, gọi là Thực Pháp. Theo Pháp Hoa Tông, giáo pháp nào chỉ cho chúng sinh nhập được tri kiến Phật thì đó là Thực giáo, ngoài ra đều là Quyền giáo. Quyền giáo dùng trí tuệ hiểu được phương tiện khéo léo đáp ứng căn tánh của chúng sinh qua tam thừa là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, và Bồ tát thừa mà hóa độ. Thực giáo dùng trí tuệ viên mãn giáo hóa chúng sinh nhập vào pháp Nhất thừa tối thượng. Thiên Thai Trí Giả với Tam đế Không, Giả Trung:
Quyền Thực, Thánh Đạo và Phật Giáo
07/11/2021
18:59
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
Nhập Pháp Giới (Thi hóa phẩm Nhập Pháp Giới, kinh Hoa Nghiêm)
06/11/2021
18:35
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
Mở Cửa Mặt Trời (Trường Ca Thánh Tăng Trần-huyền-trang Đường-tam -Tạng Thỉnh Kinh)
06/11/2021
18:18
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
04. Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục (phần 4)
06/11/2021
11:22
2974. Tâm là gốc, rộng lớn, bao gồm muôn pháp Pháp thế gian và pháp xuất thế gian Tâm bất sinh diệt, Tịch Chiếu càn khôn Chỉ một tâm này, chỗ dụng của thánh phàm có khác Kẻ phàm phu đưa tâm vào trần cảnh Lấy tham sân si làm đất dụng tâm Rong chơi trong ái, dục, sát, đạo, dâm[1] Tự tạo nghiệp, theo quả nhân lưu lạc Kẻ chạy theo trần quay lưng với giác Như Lai xót thương dạy lìa vọng hợp chân Với người sơ cơ, Phật dạy “dứt vọng là chân” Khi thuần thục, dạy “vọng và chân đồng thể” Như gió lặng sóng yên, nước hồ tĩnh lặng Tuyết sương tan dưới ánh thái dương hồng Nước là băng, sóng là nước, thể tánh đồng Nhưng tướng và dụng thì nghìn trùng khác biệt
03. Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục (phần 3)
06/11/2021
11:18
2003. Ấn Quang tôi từng thấy người chép kinh dùng máu Tâm chưa an mà gây khổ cho thân Chẳng khác gì trò bỡn cợt của trẻ con Lại tạo thêm nghiệp vì thiếu lòng cung kính Lấy ra rất nhiều máu mỗi lần châm chích Qua vài ngày chung máu đã tanh tao Dưới nắng hè oi ả đổi sắc màu Thêm ruồi nhặng nếu không che đậy kỹ Vậy mà người vẫn bắt chước Pháp Thân Đại Sĩ Chấm bút lông viết ngoáy một đôi tờ Lại có người mang chung máu phơi khô Khi muốn chép kinh, hòa máu cùng nước lã Chép luộm thuộm trang kinh với lòng vội vã Tâm không thành vì chỉ muốn vang danh
02. Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục (phần 2)
06/11/2021
11:15
1027. Dù tinh tấn tu trì ngũ giới và thập thiện Vui thú cõi trời, người, chính là gốc rễ đọa sa Dù phiền não thiên cung không sâu đậm tựa Sa Bà Khi phước tận dù là thần tiên cũng đọa. Vì từng tạo phước nên theo nhân hưởng quả Tạo phước thì tạo nghiệp cũng dễ thôi Tạo nghiệp rồi, trong nháy mắt đọa luân hồi Một hơi thở, lãnh thọ thân cõi dữ. Nên người xưa nói, Kẻ tu hành không giữ gìn chánh niệm Không khéo vun trồng Tịnh nghiệp sáu thời Vì có tu nên được phước trời, người Phước báu ấy chẳng khác nào oán địch Tam giới bất an tựa như hỏa trạch [1] Người khôn ngoan phải cầu chỗ xuất sanh Nếu không Tín Nguyện mà chỉ niệm Phật danh Hạnh xưng niệm đó chỉ là tự lực Vì không tin, không nguyện nên không cảm ứng
Thi Kệ: Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
06/11/2021
10:14
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Phật chu du giáo hóa chúng sinh Cùng tám ngàn Bồ Tát đến Quảng Nghiêm thành Như Lai an tọa dưới cành nhạc hoa Ba vạn sáu ngàn thiên long, bát bộ Nhân, phi nhân, vô số xa gần Quốc vương, cư sĩ, đại thần Dưới tòa cung thỉnh pháp âm biện tài Lúc bấy giờ có ngài đại sĩ Là Văn Thù đứng dậy chắp tay Ca-sa bên hữu bày vai Nương nguồn Phật lực tỏ bày thiện ngôn Bạch lời rằng: “Thế Tôn uy lực Xin dạy cho công đức Như Lai Danh xưng, thệ nguyện, bản hoài Khiến người nghe được nghiệp tai tiêu trừ Chúng hữu tình, kể từ Tượng pháp
Như Đã Có Nhau
22/03/2021
12:03
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
Thiền Và Chỉ Quán
30/04/2013
17:58
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
Quay lại