Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 132

20/09/201214:06(Xem: 12809)
Tuyển tập 132

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 132 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1311 đến số 1320)

[email protected]

01.Trường Ca Pháp Hoa 10 (Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

02.Trường Ca Pháp Hoa 11 (Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

03.Trường Ca Pháp Hoa 12 (Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

04.Trường Ca Pháp Hoa 13 (Phẩm Trì, thứ 13)

05.Trường Ca Pháp Hoa 14 (Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

06.Trường Ca Pháp Hoa 15 (Phẩm Tùng Địa dõng xuất, thứ 15)

07.Trường Ca Pháp Hoa 16 (Phẩm Như Lai thọ lượng, thứ 16)

08.Trường Ca Pháp Hoa 17 (Phẩm Phân biệt Công đức, thứ 17)

09.Trường Ca Pháp Hoa 18 (Phẩm Tùy Hỷ Công đức, thứ 18)

10.Trường Ca Pháp Hoa 19 (Phẩm Pháp sư Công đức, thứ 19)

Trường Ca Pháp Hoa 10

(Phẩm Pháp Sư, thứ 10)

Pháp Sư khi nói pháp

Phải vào nhà Như Lai

Mặc chiếc áo Như Lai

Ngồi pháp tọa Như Lai

Nhà Như Lai, là đức từ bi

Áo Như Lai, là áo nhẫn nhục

Tòa Như Lai, là vô vị vô cầu

Tri kiến Phật, biển tuệ thâm sâu

Đâu phải đèn dầu, hay đom đóm nhỏ

Anh muốn có Phật tuệ

Chị muốn thấy Phật thân

Em muốn đón Phật thừa

Nhờ Pháp Hoa Hải Hội

Đỉnh Linh Sơn, diệu âm vượt ba cõi

Núi Linh Thứu, Pháp Phật vượt phương ngàn

Mỗi chúng sanh, đều là Phật sẽ thành

Bởi đều có thường chơn, chân thật tánh

Pháp Hoa, ai nói ra một tiếng

Pháp Hoa, ai lắng nghe một câu

Như dòng sông bắc nhịp cầu kiều

Đi đi khắp trường giang đại hải

Đầu ghềnh quan ải

Cuối ngõ thênh thang

Gieo rắc đạo vàng

Đài sen thơm ngát

Thần tiên cỡi hạc

Tứ Thánh đường về

Một bước Tào Khê

Hoa Nghiêm pháp giới.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 11

(Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11)

Phật Đa Bảo, đã nhập Niết bànvô lượng kiếp

Nghe Pháp Hoa, Ngài cũng hiệnPháp thân

Bảo Tháp kia, phương tiệnnói, ân cần

Pháp thân Phật, vốn bất sanhbất diệt

Phật pháp thân, luôn thườnghằng chân thật

Thể như thế, tánh như thế,biết không

Tướng như thế, dụng như thếtương đồng

Ta ca hát trên dòng sông bấtnhị

Bên nầy sông, thuyền ai chờai đợi

Bên kia sông, bến cũ đợi conđò

Khách lên thuyền, xin cứ bướclên cho

Ta đưa khách đi về sông bếncũ

Xin đảnh lễ Đấng Cha LànhĐiều Ngự

Xin chân thành xưng tán ĐứcPháp vương

Chúng con đi trên con thuyềnthanh lương

Thuyền bát nhã, đưa người quabiển khổ

Phật Đa Bảo, nhường nửa tòapháp tọa

Cùng nhau ngồi, Đức Giáo chủThích Ca

Hai Đức Thế Tôn, chung mộtmái nhà

Vô lượng vô biên, hằng saThánh Chúng

Hiện bảo tháp, là pháp thânbất diệt

Hiện pháp tòa, là thần lựcNhư Lai

Nói pháp âm, là Pháp Phậtkhông hai

Độ độ tận chúng sanh, nhập TỳLô Tánh Hải.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 12

(Phẩm Đề Bà Đạt Đa, thứ 12)

Đề Bà Đạt Đa, với Thích Catuy hai mà một

Thích Ca với Đề Bà Đạt Đa,tuy một mà hai

Kiếp này, có mặt trong đời

Thật ra, đã có muôn đời kiếpxưa

Nói một, chưa trọn biết chưa

Bảo hai, chưa vẹn, rằng thừađó nghe

Còn kia, Long Nữ nữa hè

Hiện ra chân thật, rằng e quáchừng

Bởi không biết thì đừng cóhỏi

Khi biết rồi, còn hỏi nữa chi

Nói sao, nghe lạ rứa hì

Biết không không biết, cái gìbiết không

Trong cái dị, có cái đồng, aibiết

Trong cái đồng, có cái dị, aihay

Nghe không tiếng vỗ bàn tay

Không còn vỗ nữa bàn tay vẫncòn

Mở ra thêm một triện son

Tặng thêm dấu ấn tròn vuông vuông tròn

Đề Bà lên núi tìm non

Thích Ca đứng đợi bên hòn Tào Khê

Đưa thêm Long Nữ trở về

Chúng sanh Phật tánh đề huềNhư Lai.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 13

(Phẩm Trì, thứ 13)

Kiều Đàm, Dì mẫu thuở xa xưa

Khi Phật sinh ra, sao thế hè

Hoàng hậu Ma Gia đà khuấtbóng

Bà thay thế Mẹ, nuôi con thơ

Gia Du «thiếuphụ» nữa thì sao

Nguyệt lão se tơ khá vụng(về) nào

Thế tử La Hầu vừa có mặt

Đạt Đa đêm tối bỏ hoàng trào

Trần thế phiêu du đâu phảinhà

Vua Cha Tịnh Phạn lại băng hà

Phật về hầu lễ lo tang chế

Rồi Phật cũng đi chẳng xót xa

Thái tử Hầu La cũng xuất gia

Thời gian thấm thoát mộng canqua

Vô thường quán trọ còn chinữa

Xuất giá xuất gia, xuất thế à

Đàm Di phát nguyện xin đi tu

Phật chẳng nói năng chẳng ậm ừ

Thấy vậy A Nan lòng trắc ẩn

Ba lần thưa thỉnh, Phật im ru

Kiều Đàm hòa nước mắt Gia Du

Phật cảm thương như chiếc láthu

Ni giới nay cho hòa đại chúng

Đạo mầu nhiệm thể với thiênthu

Nói thêm chút nữa kẻo sanhnghi

Phật với Gia Du chẳng vết tì

Nguyện ước cùng sanh cùng tếđộ

Chứ không oan trái nợ thê nhi

Xuất gia xuất thế khó khônlường

Cắt ái từ thân, cắt tóc luôn

Cắt cả tam đồ và bát nạn

Con thuyền bát nhã thật thanhlương

Đến khi thọ ký, ngóng trônglòng

Long Nữ qua cầu, mình sẽ xong

Phật tánh Phật tâm, tri kiếnPhật

Trời xanh mây trắng mãi thongdong

Đức Phật tuyên dương nói mộtlời

Kiều Đàm, Dì mẫu của ta ơi

Gia Du, Ni trưởng kia cũng thế

Thọ ký cùng nhau ráng cứu đời

Ca hát vạn lời Đức Thích Ca

Đạo mầu chân thật, chính là nhà

Đường về đã biết còn tay chỉ

Ni giới hành trì đẹp thế a.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 14

(Phẩm An Lạc Hạnh, thứ 14)

Người tu, giới luật tinhnghiêm

Trần sa biến mất, não phiềntiêu tan

Hiểu thông sự lý rõ ràng

Trùng trùng duyên khởi trênđàng ta đi

Thượng hoằng Phật Đạo vô nghì

Hạ hoằng pháp giới từ bi độđời

“Nơi nào cần chúng ta đến

Nơi nào gọi chúng ta đi

Không quản gian nguy

Không màng khó nhọc”

Dù phải trải đến muôn ngàngian khổ

Dù hát câu băng vạn lý quađèo

Đi qua tận cuối xóm nghèo

Đi về tận chốn vùng sâu mưarừng

Đi qua thôn dã ruộng đồng

Đi về vùng thấp mặn nồng phènchua

Không vì thành thị gió lùa

Bèo tan mấy độ, bọt xua mấythời

Đầm lầy nước đọng lở bồi

Sen vàng từ đó đâm chồi trổbông

Bùn theo nước đổ trôi sông

Gần bùn mà chẳng chút trôngmùi bùn

Nơi nào cần chúng ta đến

Nơi nào gọi chúng ta đi

Đó là đạo huyền vi

Đó là đời phụng sự

Không ngã nhân bỉ thử

Bình đẳng tánh Như Lai

Hoa sen kết liên đài

Bảo Thành Vô Thượng Giác.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 15

(Phẩm Tùng Địa Dõng Xuất, thứ 15)

Kinh Pháp Hoa, là vua của cáckinh

Lý Pháp Hoa, là vua của cácPháp

Nên hằng hà sa số Chư Bồ Tát

Khắp mười phương vân tập xinhộ trì

Đức Như Lai, vốn vô lượng từbi

Thiện nam tử, các ông lo chirứa

Cõi Ta Bà, ba ngàn thế giớitùng địa

Đất nứt ra, Chư Bồ Tát hóa thân

Kéo nhau trùng trùng, điệpđiệp thênh thang

Dùng Phật Nhãn, không làm saokể xiết

Vô Sư Trí, Vô Sư Trí, diễmtuyệt

Hữu Sư Trí, Hữu Sư Trí, kẹtrồi

Chư Bồ Tát từ phương xa

Không sao thốt nên lời

Chư Bồ Tát cõi Ta Bà

Ấn tâm, ấn tâm địa

Bảo rằng có, kiếm một ngườikhông có

Bảo rằng không, pháp giới vốnrỗng không

«Nhìn xem bóng nguyệtdòng sông

Nào hay có có không không làgì»

Nhìn xem vũ trụ li ti

Nhét trong hạt cải, chưa vì là sao

Nhìn xem vũ trụ thấp cao

Chân lông chui tọt, thế nào mà chi

Lành thay Ta Bà Tùng Địa

Lành thay Bồ Tát dũng xuất

Pháp Hoa, diệu pháp bậc nhất

Pháp Hoa, diệu pháp vô nghì

Vô chung vô thỉ mất đi

Nụ hoa hàm tiếu từ bi hiển bày

Hoa Đàm một đóa trên tay

Thong dong tự tại tháng ngày tiêu dao

Cao hơn núi cả Diệu Cao

A Tỳ đâu thấp, ai nào biết chưa?

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 16

(Phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16)

Như Lai Thọ Lượng không cùng

Vô thỉ biến mất, vô chung vẫncòn

Như Lai Thọ Lượng càn khôn

Bao trùm vũ trụ chưa lờn hằngsa

Số nhân, số cộng thua xa

Lũy thừa, cấp số những làthấm sâu

Như Lai Thọ Lượng nhiệm mầu

Ba ngàn thế giới trên đầuchân lông

Như Lai Thọ Lượng vô cùng

Lông rùa sừng thỏ nhét trongmộng đào

Vượt qua đối đãi chiêm bao

Kìa xem trước mặt cây đào trổbông

Vượt qua vĩ tuyến chắn đường

Xuyên qua kinh tuyến chơn thườngtrinh nguyên

Vốn không có một con thuyền

Vào ra bốn biển con thuyềntinh anh

Kìa xem chiếc lá lìa cành

Lá non non lá, cây xanh xanh rừng

Kìa xem những cánh đồng vàng

Mạ non non mạ, lúa vàng vàng ươm

Như Lai Thọ Lượng khôn lường

Như Lai Thọ Lượng khôn lường Như Lai.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 17

(Phẩm Phân Biệt Công Đức, thứ 17)

Này A Dật Đa, hãy nghe ta nói

Người trì Kinh Pháp Hoa côngđức vô lường

Là pháp vô lậu, trùm khắpmười phương

Còn pháp hữu lậu, vào ra bacõi

Ví có Trưởng giả, đem bạcvàng châu báu

Ví có đại gia, đem hiến cảcủa tiền

Công đức kia, chỉ hưởng đượcnhơn thiên

Không thể sánh, người nhậpTri kiến Phật

Kinh Pháp Hoa, lại là Kinhbậc nhất

Trì Kinh Pháp Hoa, là trì huệmạng Như Lai

Thông quá khứ, xuyên hiệntại, suốt tương lai

Đèn giải thoát soi mườiphương thế giới

Người trì Kinh Pháp Hoa, côngđức bậc nhất

Phật Pháp Thân mầu nhiệm,không giảm không tăng

Không lớn không nhỏ, khôngđục không trong

Không những gì của trần gianso sánh được

Người trì Kinh Pháp Hoa, côngđức tuyệt thế

Là kiến lập đạo tràng ba cõisáu đường

Là pháp âm bất tuyệt trămhướng ngàn phương

Hạt giống Bồ Đề lưu truyềnkhông chấm dứt

Núi Tu Di, cao nhất trong các núi

Kinh Pháp Hoa, vi diệu nhất trong các kinh

Không cần bóng, cũng đã thấy được hình

Không cần gương, chiếu rạng ngời chơn thể

Chư Thiên nghe, trong lòngvui không tả

Đem hoa trời rải cúng khắptrần gian

Đem nhạc trời hòa điệu khắpba ngàn

Xin cúng dường Thế Tôn VôThượng Giác

Bảy chúng đệ tử, hết rồi mùahạ

Không mùa thu, cũng chẳng cómùa đông

Sống Lạc Bang, cần chi nữaMùa Xuân

Tâm thánh thoát an bình ViDiệu Pháp.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 18

(Phẩm Tùy Hỷ Công Đức, thứ 18)

Phẩm Tùy hỷ Công Đức

Thật thù thắng không lường

Pháp Hoa Diệu Pháp Vương

Bất thuyết, bất khả thuyết

Phẩm Tùy Hỷ siêu tuyệt

Thật bất khả tư nghì

Một niệm hỷ, tùy nghi

Bao trùm lên tất cả

Người nghe lần thứ nhất

Đến người thứ năm mươi

Cho đến vạn mười mươi

Công đức kia vẫn thế

Xanh non mầm lá mạ

Vàng ươm cánh đồng vàng

Thanh thoát ánh trăng ngàn

Trăng thanh trăng mười sáu

Không còn kia bờ giậu

Không còn nọ hàng rào

Lay động cả trăng sao

Rung ngân hà xao xuyến

Anh, tùy hỷ một tiếng

Chị, tùy hỷ một lời

Em, nhoẻn miệng mỉm cười

Gắn Pháp Hoa hàm tiếu

Em, người em nhỏ xíu

Chị, người chị lớn khôn

Anh, ngựa lý chân bon

Tôi, hát ca đồng nội

Đều nhờ ơn Pháp gội

Đều tắm pháp mưa nhuần

Nhẹ như tiếng chuông ngân

Rong thuyền du Diệu Pháp.

Tháng 11 – 2009

Trường Ca Pháp Hoa 19

(Phẩm Pháp Sư Công Đức, thứ 19)

Này, Thường Tinh Tấn Bồ Tát,hãy lắng nghe

Nay, nhân duyên hội đủ, tanói thật nè

Nói hôm nay, sẽ không thêmmột lần nói nữa

Các chúng đệ tử con ơi, nghecho rõ

Nghe, để rồi thọ trì, giảnggiải thâm sâu

Và truyền lưu đến tận ngànsau

Không suy suyển, không dễduôi, mai một

Các con hãy thọ trì chonghiêm mật

Nói, nghe, giảng dạy, truyềntụng Pháp Hoa

Còn hơn xây đến chín đợt phùđồ

Bởi lục căn, tinh thông xuyênpháp giới

Mắt thanh tịnh, thấy những gìkhông thể thấy

Tai thanh tịnh, nghe những gìkhông thể nghe

Mũi thanh tịnh, ngửi những gìgì không thể ngửi

Miệng thanh tịnh, nói một lờirúng động thiên thu

Thân thanh tịnh, ba ngàn thếgiới trống rỗng

Ý thanh tịnh, hiểu rõ vạnpháp nhân duyên

Trì Pháp Hoa, sẽ không cầnphi thuyền

Xuyên vũ trụ, trong sát nahơi thở

Khi đã gọi, là Pháp Sư CôngĐức

Bởi thâm sâu uyên áo KinhPháp Hoa

Như Sen vàng, đỏ, trắng,xanh, kết đại Liên Tòa

Tam Thế Phật hiện pháp thânthường trụ

Gom pháp giới, vo tròn trongmột chữ

Gom vũ trụ, nhẹ hững trên bàntay

Các con ơi, cần chi nữa banngày

Vì không còn hoàng hôn và đêmtối.

Tháng 11 – 2009

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10914)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10721)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9070)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9612)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11311)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9379)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11780)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9473)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12420)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11369)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]