- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
4. THẬP HỔI HƯỚNG:
l. A Nan! Thiện nam tử ấy, thần thông đầy đủ, Phật sự đã thành; tự tánh tinh túy thuần chân, xa lìa các lỗi lầm, ngay khi hóa độ chúng sanh mà diệt tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi hướng đạo Niết Bàn, gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh, Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng.
2. Hoại cái có thể hoại, tức xa lìa chúng sanh tướng, tướng xa lìa cũng phải lìa, vậy tướng hoại thì sở không, lìa cái Lìa thì năng không; năng sở đều không, bản giác bất hoại, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.
3. Bản giác trạm nhiên, tâm giác đồng như Phật giác, gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.
4. Tinh túy sáng tỏ, tâm địa đồng như Phật địa, gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.
5. Thế giới và Như Lai xen lộn lẫn nhau, được chẳng ngăn ngại, gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.
6. Nơi đồng Phật địa, mỗi mỗi sanh ra cái nhân trong sạch, nương nhân ấy mà phát huy, vào đạo Niết Bàn, gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.
7. Chân thiện căn đã thành, thì mười phương chúng sanh đều là bản tánh của ta, thành tựu tánh tròn đầy, chẳng bỏ chúng sanh, gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng.
8. Tức nơi nhất thiết pháp, mà lìa nhất thiết tướng cái "tức" cái "lìa", cả hai đều chẳng dính mắc, gọi là Chân Như Tướng Hồi Hướng.
9. Thật đắc Chân Như, mười phương vô ngại, gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng. (Phược là trói).
l0. Đức tánh viên mãn thành tựu, số lượng của pháp giới tiêu diệt, gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.
GIẢI NGHĨA:
1- CỨU HỘ NHẤT THIẾT CHÚNG SINH
LY CHÚNG SINH TƯỚNG HỒI HƯỚNG:
Là người Phật tử ấy đầy đủ thần thông thành tựu Phật sự, thân tâm trong sáng, xa lìa các lỗi lầm, làm việc độ sinh mà không chấp cứu giúp và người được giúp (năng độ sở độ), chỉ hướng về tịch tĩnh Niết bàn.
2- BẤT HOẠI HỒI HƯỚNG:
Là hành giả có khả năng trừ bỏ (hoại) những thứ cần diệt, tức xa lìa hình dạng, xa lìa cũng lìa, trừ bỏ hình dạng thì không nơi chỗ, lìa cái lìa thì năng sở đều không, gốc biết (bản giác) không hoại và có khả năng giữ bản tâm trong sáng của mình.
3- ĐẲNG NHẤT THIẾT
PHẬT HỒI HƯỚNG:
Là tính gốc biết (bản giác) của hành giả trong sáng tịch tĩnh (trạm nhiên), tâm biết (tâm giác) của hành giả hiển hiện như ngang bằng Phật.
4- CHÍ NHẤT THIẾT
XỨ HỒI HƯỚNG:
Là phát minh tận cùng cái biết chân thật (chân giác) sáng tỏ, tâm địa của hành giả như tâm Phật.
5- VÔ TẬN CÔNG ĐỨC
TẠNG HỒI HƯỚNG:
Là trước mắt hành giả Thế giới và Như Lai chỉ là một, không có khoảng cách khác biệt.
6- TÙY THUẬN BÌNH ĐẲNG
THIỆN CĂN HỒI HƯỚNG:
Là hành giả nhận thức tâm địa Phật và tâm địa của chúng sanh vốn giống nhau; trong chỗ giống nhau này phát huy các nhân thanh tịnh trong sạch để vào đạo Niết bàn.
7- TÙY THUẬN ĐẲNG PHÁP NHẤT
THIẾT CHÚNG SANH HỒI HƯỚNG:
Là căn bản trí đã hiển lộ, nên nhận thức chính mình và tất cả chúng sanh cùng một bản thể chân như, bản tánh tròn đầy.
8- CHÂN NHƯ TUỚNG HỒI HƯỚNG:
Là hành giả nhận thức rằng: “Tất cả là một, một là tất cả”, “là tất cả pháp, nhưng lià tất cả tướng”; lià tất cả tướng mà không lià tướng nào cả, vì “là và lià” viên dung vô ngại chẳng dính mắc.
9- VÔ PHƯỢC GIẢI THOÁT HỒI HƯỚNG:
Là đã thể nhập Chân như, hành giả tự tại, vô ngại trước mọi hiện tượng trong mười phương.
10- PHÁP GIỚI VÔ LƯỢNG HỒI HƯỚNG:
Là thành tựu viên mãn công đức thanh tịnh trong thể tính Chân như, trước mắt hành giả Pháp giới trở thành độc nhất chân thật, số luợng ranh giới không còn nữa.
5. TỨ GIA HẠNH:
- A Nan! Thiện nam tử ấy, đã tu xong 41 bậc tâm trong sạch, kế đó thành tựu bốn thứ gia hạnh diệu viên:
l. Tức đem Phật giác, dụng làm tự tâm, cũng như dùi cây lấy lửa, cây chưa đốt cháy, lửa sắp ra mà chưa ra, gọi là Noãn Địa.
2. Lại dùng tâm mình thành chỗ hành của Phật cũng như người đứng trên chót núi, toàn thân đã vào hư không, nhưng dưới chân đôi khi còn hơi dính đất, như có chỗ nương mà chẳng phải nương, gọi là Đảnh Địa.
3. Tâm với Phật đồng, khéo đắc trung đạo, như người hay nhẫn nại, niệm chẳng phân biệt, phi hoài, phi xuất, chẳng thể nói ra, gọi là Nhẫn Địa.
4. Số lượng tiêu diệt, mê, giác và trung đạo đều chẳng thể gán tên, gọi là Thế đệ Nhất địa.
GIẢI NGHĨA:
Thiện nam tử sau khi tu hành thành tựu Càn Huệ Địa và Mười Tín Tâm, Mười Trụ, Mười Hạnh, Mười Hồi Hướng (41 bậc tâm trong sạch), thì tiếp tục tu Bốn Gia Hạnh là:
1- NOÃN VỊ:
Là hành giả phát huy tuệ giác làm tâm mình, cũng như dùi cây lấy lửa, lửa sắp ra mà chưa phát.
2- ĐẢNH VỊ:
Là hành giả lấy tâm mình làm chỗ nương để phát huy tuệ giác, ví như người leo lên đỉnh núi, thân ở trong hư không, nhưng chân còn dính trên núi chưa rời khỏi.
3- NHẪN VỊ:
Là tâm hành giả giống tâm Phật, khéo đạt lý trung đạo, như người nhẫn nại, niệm chẳng phân biệt, chẳng nhớ (phi hoài), chẳng quên (phi xuất), chẳng thể nói ra.
4- ĐỆ NHẤT VỊ:
Tâm hành giả đạt đến chỗ trống không (vô sở trụ), diệt hết những phân biệt danh ngôn, xóa hết những gì thuộc về lượng số; mê, giác, trung đạo đối với hành giả chẳng còn gì.
6. THẬP ĐỊA:
(Còn tiếp)