Mật Tạng Bộ 2 _ No.947 (Tr.180 _ Tr.190)
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI PHÓNG QUANG
TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA ĐẠI THẦN LỰC ĐÔ NHIẾP
NHẤT THIẾT CHÚ VƯƠNG ĐÀ LA NI KINH
ĐẠI OAI ĐỨC TỐI THẮNG KIM LUÂN TAM MUỘI CHÚ
_PHẨM THỨ NHẤT_
(Cũng có tên là ĐẠI PHẬT ĐẢNH BIỆT HÀNH PHÁP _ Trích từ ngài VÔ ÚY)
Ta nghe như thế nầy, một thuở nọ đức Phật ở tại nước Xá Vệ (Śrāvastya) rừng cây Kỳ Đà (Jeṭavaṇa), vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) cùng với 5000 vị Đại A La Hán như là Ma Ha Ca Diếp (Mahā-Kāśyapa), Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Urubilvā-kāśyapa), Dà Da Ca Diếp (Gayā-kāśyapa), Na Đề Ca Diếp (Nadī-kāśyapa), Xá Lợi Phất (Śāriputra), Đại Mục Kiền Liên (Mahā-Māudgalyāyana), A Nậu Lâu Đà (Aniruddha), Kiếp Tân Na (Kapphina), A Nhã Kiều Trần Như (Ajñāta-kauṇḍimya), A Nan (Ānanda), La Hầu La (Rāhula).… làm Thượng Thủ (Parimukha)
Lại có vô lượng chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, Bồ Tát Phổ Hiền (Samanta-bhadra), Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Maṃjuśrī), Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara), Bồ Tát Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha), Bồ Tát Di Lặc (Maitreya), Bồ Tát Kim Cang Tạng (Vajra-garbha), làm Thượng thủ.
Lại có vô lượng Chú Thần Vương (Mantra-devatā-rāja), Tỳ Cu Chi Thần (Bhṛkuṭi), Hà Da Kiết Lợi Bà Thần (Hayagrīva) làm Thượng thủ.
Lại có vô lượng Kim Cang (Vajra), Bạt Xà La Tra Ha Sa Kim Cang (Vajra-ṭahasa) làm Thượng thủ.
Lại có Nhật Thiên Tử (Dư câu này). Lại có vô lượng Dược Xoa Vương (Yakṣa-rāja). A Tra Bạc Câu (Aṭavaka) làm Thượng thủ.
Lại có Nhật Thiên Tử (Āditya-devaputra) Nguyệt Thiên Tử (Candra-devaputra), bốn vị Đại Thiên Vương (Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ), Đao Lợi Thiên Vương (Trayastriṃśa-devarāja), Thích Đề Hoàn Nhơn (Śakra-devanaṃ-indra), Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara-deva), Đại Phạm Thiên (Mahā-brahma-deva), Đâu Xuất Thiên (Tuṣita-deva), Thủ Đà Hội Thiên (), Ma Hê Thủ La Thiên (Maheśvara-deva), Công Đức Thiên (Śrī-deva), Tỳ Thủ Yết Ma Thiên (Viśva-karma-deva), và các quyến thuộc Trời (Deva), Rồng (Nāga), Quỉ (Preta), Thần (Devatā), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Càn Thát Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Dà (Mahoraga), Cưu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa), Bố Đơn Na (Putana)…
Lại có vô lượng Nhân Thiên Vương (Nāra-deva-rāja), Long Vương (Nāga-rāja), La Sát Vương (Rākṣasa-rāja)… Tỳ Kheo (Bhikṣu), Tỳ Kheo Ni (Bhikṣuṇi), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā)… vô lượng hằng hà sa cu chi na dữu đa Thanh Văn (Śrāvaka), Bồ Tát (Bodhisatva), Trời (Deva), người (Manuṣya), Đại Chúng, tám Bộ Rồng Thần v.v… Trước sau vây quanh cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, dùng các hoa hương tán rải bên trên Đức Phật. Mỗi mỗi đều vui vẻ, chắp tay đảnh lễ, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui về một bên, nhìn ngắm Đức Như Lai, mắt không xa rời, đều muốn nguyện nghe Pháp tối thắng.
Lúc bấy giờ trong thành Vương Xá, có sáu vị Thầy ngoại đạo (Lục sư ngoại đạo) thường hành Tà Kiến. Thứ nhất là Phú Lan Na Ca Diếp (P: Pūraṇa Kassapa). Thứ hai là Ma Ha Tư Ca Lợi Nỗ Cồ Xá Lợi Tử (P: Makkhali Gosāla). Thứ ba là Tán Xã Y La Chi Tử (P: Sañjaya Belaṭṭhiputta). Thứ tư là A Chất Đa Kê Xa Ca Bà La (P: Ajita Kesakambala). Thứ năm là Già Cu Đa Già Trí Da Na (P: Pakudha-Kaccāyana). Thứ sáu là Ni Càn Thát Đà Nhược Đề Tử (P: Nigaṇṭha-nātaputta). Sáu Đại Ngoại Đạo của nhóm như thế dẫn các quyến thuộc của mình, đi đến chỗ của Đức Phật, muốn cùng luận nghị với Đức Như Lai.
Bấy giờ trong vườn có một cây khô tên là Am Mạt La (?Amala). Thời Phú Lan Na Ca Diếp hỏi Đức Phật rằng: “Này Cồ Đàm (Gautama)! Ông chẳng phải là bậc Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)! Nếu là bậc đầy đủ Nhất Thiết Trí thì làm thế nào để cho cây Am Mạt La này quyết định đã chết, được sống lại chăng?”.
Đức Phật Thế Tôn im lặng, không trả lời. Khi ấy, Phú Lan Na Ca Diếp thấy Đức Phật chẳng trả lời, liền dùng bàn tay cầm cây phất trắng lấy nước phun vào thì cái cây liền sanh ra hoa lá, cành lá xum xuê nở đầy hoa, trong chốc lát liền kết trái chín. Phú Lan Na ấy sai các Đệ Tử hái quả trái đem cho Đại Chúng.
Lúc đó trong Hội, tất cả kẻ Phàm Phu, tâm sanh nghi hoặc, khen Ngoại Đạo này có rất nhiều điều khác lạ kỳ dị. Đức Phật im lặng chẳng trả lời, nghĩa là Đức Như Lai không có Nhất Thiết Trí, chẳng theo kịp Ngoại Đạo.
Bấy giờ Đức Thế Tôn biết Tâm của Chúng trong Hội ấy sanh nghi ngờ, liền nhập vào Hỏa Quang Tam Muội. Từ trên đảnh phóng đại quang minh chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới xong, Đức Phật tự kết Phật Đảnh Ấn triệu thỉnh mười phương chư Phật, Bồ Tát.
Ở trong hư không, vô lượng hằng hà sa chư Phật Bồ Tát khắp đều vân tập. Mười phương chư Phật ấy cũng phóng quang minh, thân tuôn ra nước lửa, hiện Đại Oai Lực khiến cho cái cây kia trở lại khô héo như cũ, cành lá rơi gãy, tất cả nhóm Ngoại Đạo phiền não sầu muộn rối loạn, nắm tay nhau la khóc, bỏ chạy khắp nơi.
Bấy giờ chư Thiên trụ ở trong hư không, rải hoa cúng dường, tấu mọi loại âm nhạc, khen ngợi Thần Lực của Đức Phật, đủ Nhất Thiết Trí, hàng phục Ngoại Đạo. Bốn Chúng vui vẻ đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).
_Bấy giờ A Nan khắp xem tâm niệm của Đại Chúng, liền ở trong Hội, an lành đứng dậy, trật áo hở vai phải, chắp tay hướng về Đức Phật, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi thưa rằng: “Lành thay! Bậc đại sư của Trời, người có đầy đủ đại lực kỳ diệu. Vì sao ngày nay hàng phục ngoại đạo, khiến cho tất cả chúng sanh đều quy y Chánh Pháp ?.
Bạch Đức Thế Tôn ! Hàng Thanh Văn chúng con thật là ngu muội, chỉ cầu nghe nhiều, đối với các Lậu Tâm (Āsrava-citta), không cầu giải thoát, nương theo sự thương yêu dạy bảo của Phật được tầng lớp chính đúng, được nghe nhưng chẳng thể tự định (an vậy). Nay muốn nhiếp tâm thời hàng phục như thế nào?
Nguyện xin Đức Thế Tôn vì chúng con mà rộng nói, khiến cho chúng con được bất thối chuyển, khiến cho tất cả chúng sanh đều được nghe Pháp Yếu.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng sức Chánh Biến Tri khen A Nan rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông hay vì tất cả Trời, Người, Đại Chúng thưa hỏi Như Lai về sự nhiếp tâm. Hãy lắng tâm mà nghe, lắng tâm mà thọ trì, suy nghĩ cho chín chắn, Ta nay sẽ vì ông trước tiên nói nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi). Nếu có người tu học cầu Nhất Thiết Trí, trước hết phải giữ gìn bốn loại Luật Nghi (Vinaya), hiểu cho rõ ràng đầy đủ. Như Lai trong trắng, tự chẳng hay sanh ra tất cả Tâm cành lá. Ba cõi bốn loài như vô lượng nhân duyên, sau đó cần phải biết Pháp mười hai Nhân Duyên.
A
A
_Lúc đó A Nan cảm thương các hữu tình luân hồi trong sáu nẻo, chìm đắm trong biển khổ, không thể tự mình hay biết, chỉ tạo làm theo Tâm, cho nên lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Con nương theo sự yêu thương dạy bảo của Đức Như Lai, nên tâm con đã được khai ngộ. Ngày nay, con phải tu chứng thành Đạo Vô Học. Chỉ nghĩ đến thời Mạt Pháp, người mới tu học, dựng lập Đạo Tràng, thời y theo Giáo Pháp nào để được thoát ly ? Kết Giới thế nào để hàng phục chúng Ma, khiến cho tất cả Trời, Rồng, Quỷ, Thần ủng hộ Nghi Quỹ thanh tịnh của Phật Thế Tôn hiện nay?”
Khi ấy A Nan dùng Kệ hỏi rằng:
Pháp đã nói cũng thế
Người hay tin thọ trì
Phước Đức thường theo Thân
Luôn nói tu Già Đà (Gāthā: Kệ tụng)
An lạc chúng Trời Người
Chúng con nguyện tu Nghiệp
Làm sao mà dựng lập
Các Quỹ Tắc thanh tịnh
Của Phật, Trời, Rồng, Thần?
Khiến Sám Hối thế nào
Phá diệt các nghiệp chướng?
Nên Cúng Dường thế nào
Bái phục các Hiền Thánh?
Tác Quy Y thế nào
Được Phật thương gia hộ?
Làm sao phát nguyện lớn
Khuyến Thỉnh với Hồi Hướng?
Làm sao dạy chúng sanh
Ta, người đều lợi ích?
Xin Phật Đại Từ Bi
Thương xót hết thảy chúng
Rộng vì chúng con nói
Thọ trì các Pháp Yếu.”
Đức Phật bảo A Nan: “Nếu người đời sau, nguyện dựng lập Đạo Tràng, trước nên ở núi Tuyết có loài trâu trắng rất mạnh, ăn cỏ thơm Phì Nị (Piṇḍī,hoặc Pinodhni) trong núi ấy. Loài trâu này chỉ uống nước trong thơm của núi Tuyết, phân của nó nhỏ mịn, có thể lấy phân ấy hòa với Chiên Đàn (Candana) làm bùn. Đất ấy nếu chẳng phải là núi Tuyết thì phân trâu ấy ô uế, không thể dùng xoa bôi mặt đất. Riêng ở nơi bình nguyên, đào xuống bỏ lớp vỏ đất, từ năm thước (5/3 m) trở xuống, lấy đất màu vàng hòa với Chiên Đàn, Trầm Thủy, Tô Hợp, Huân Lục, Uất Kim, Bạch Giao, Thanh Mộc, Linh Lăng, Cam Tùng và Kê Thiệt Hương, dùng mười loại diệu hương nầy đâm giã, sàng lọc thành bột, trộn với đất làm bùn, xoa bôi cái Đàn vuông vức khoảng một trượng sáu thước (16/3 m), làm cái Đàn tám góc (bát giác đàn)
Chính giữa Đàn đặt một hoa sen làm bằng vàng, bạc, đồng, gỗ… trong tâm hoa sen để một cái bát, trong bát đựng đầy nước sương tháng tám.Trong nước bỏ các loại cỏ , cây, hoa, lá …có được ở chỗ ở. Lấy tám cái kính trong sạch tròn sáng đều để xung quanh. Bên ngoài bông hoa,cái bát, cái gương…dựng lập 16 hoa sen, 16 cái lư hương. Ở khoảng giữa hoa sen đặt bày lò hương trang nghiêm. Thiêu đốt toàn Trầm Thủy Hương, không cho thấy lửa. Lấy sữa trâu trắng để trong 16 vật khí. Dùng sữa làm bánh mới với bánh dầu đường cát. Cháo sữa, Tô Hợp, Mật Khương, Mật Ngẫu, Mật Tô, Thuần Tô, Thuần Mật và các quả trái cây, thức ăn uống, Bồ Đào, Thạch Mật, các loại đồ ăn thượng diệu …ở bên ngoài hoa sen. Mỗi mỗi đều có 16 cái vây quanh bên ngoài bông hoa sen, dùng dâng cúng chư Phật và Đại Bồ Tát.
Mỗi ngày đến giờ ăn hoặc ngay lúc nửa đêm, lấy nửa thăng (1/2 lít) Mật, dùng bơ hợp ba lần. Ở trước mặt Đàn, để riêng một lò lửa nhỏ. Dùng hương Đâu Lâu Bà nấu sắc, lấy nước thơm tắm gội. Dùng than ấy nhúm lửa khiến cho cháy rực rồi ném Tô Mật đó vào trong lò than khiến bốc khói để cúng tế hết thảy Phật, Bồ Tát.
Bốn góc phía ngoài treo phan lọng. Ở trong Đàn Thất, trên bốn bức tường chưng bày hết thảy hình tượng của Đức Như Lai với các Bồ Tát ở mười phương.
Nên ở trước mặt để Lô Xá Na (Locana), Thích Ca (Śākya-muṇi), Di Lặc (Maitreya), A Súc (Akṣobhya), Di Đà (Amitābha). Các hình tượng đại biến hóa của Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và Kim Cang Tạng (Vajra-garbha) ở hai bên trái phải.
Đế Thích (Indra), Phạm Vương (Brahma-rāja), Ô Sô Sắt Ma (Ucchuṣma), Tỳ Lam Bà (Nilāmba), Quân Trà Lợi (Kuṇḍali), Cu Tri (Bhṛkuṭi), bốn vị Thiên Vương, Quỷ Thần Đại Tướng của 28 Bộ kèm với các Trời (Deva), Rồng (Nāga), A Tu La Vương (Asura-rāja), Hỏa Đầu Kim Cang, Tần Na Dạ Ca (Vinayāka) để bên cạnh bốn cửa, hai bên trái phải.
Lại đem tám cái kính sáng che treo trên hư không cùng với cái kính đã để trong Đàn Tràng, an tại bốn phương, mặt kính đối nhau khiến cho hình ảnh ấy lớp lớp chiếu xen lẫn nhau.
Ở trong bảy ngày đầu tiên, chí thành đảnh lễ mười phương Như Lai, các Đại Bồ Tát, A La Hán (Arhat), phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), luôn ở sáu Thời tụng Chú nhiễu Đàn, chí tâm hành Đạo. Một thời thường thực hành 108 biến.
Trong bảy ngày thứ hai, một hướng chuyên Tâm, phát Nguyện Bồ Đề, tâm không có chỗ gián đoạn. Ta, Tỳ Nại Gia (Vinaya: Giới Luật) trước tiên có nguyện dạy bảo
Trong bảy ngày thứ ba, ở 12 Thời, một hướng trì Phật Bát Đát La Chú.
Cho đến trong bảy ngày thứ tư, mười phương Như Lai, một thời xuất hiện ở trong ánh sáng giao nhau của các cái của kính, được Phật xoa đảnh, liền ở Đạo Tràng tu Tam Ma Địa (Samādhi). Hay khiến đời Mạt Thế như vậy tu học, thân tâm sáng sạch giống như Lưu Ly
A
Từ 21 ngày trở đi, ngồi ngay thẳng, an cư thanh tịnh. Trải qua 100 ngày, nếu người có Lợi Căn thì chẳng rời khỏi chỗ ngồi, đắc quả Tu Đà Hoàn (Srota-āpanna). Cho dù thân tâm của người ấy chưa định được Thánh Quả thì quyết định tự biết sẽ thành Phật chẳng sai.
Ông hỏi Đạo Tràng, thời dựng lập như vậy”.
_Bấy giờ mười phương chư Phật, mỗi mỗi đều khiến Bồ Tát hiến Đại Thần Chú, tất cả Kim Cang thị hiện Đại Thần Biến, nói Chú dâng lên, cho đến Trời, Rồng, Quỷ Thần, Dạ Xoa, Đại Tướng, các vị Tiên Nhân… đều hiện Thần Biến, nói Chú dâng lên, đều nói rằng: “Chú của Ta có đại oai lực hay phục giáng phục điều ác độc”.
Chúng của nhóm như vậy, nhiều vô lượng vô biên thày đều vân tập và đều nói lời này: “Thế Tôn! Nay con muốn nói Thần Chú như vậy. Nguyện xin nghe hứa”.
Lúc đó Đức Thế Tôn yên lặng nhận lời. Thời các Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ Thần, Ngũ Thông Thần Tiên đều ở trước mặt Đức Phật diễn nói nhân duyên đã được Thần Chú ở đời trước. Khi vị ấy nói Chú, thời đều hiện hình của Bổn Chú Thần (vị Thần của Bản Chú) đầy nghẹt trong hư không, không có kẽ hở
Bấy giờ Bồ tát Quán Thế Âm quay lại, từ trong Hội, an lành đứng dậy trật áo hở vai phải, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Trong đời quá khứ, con từng ở chỗ của chư Phật, được Đà La Ni (Dhāraṇī: Tổng Trì). Nay con muốn nói, nguyện xin nghe hứa.”
Khi ấy Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông có Đại Từ Bi muốn nói Thần Chú, nay chính là lúc.”
Lúc đó Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện ra thân Mã Đầu La Sát nói Thần Chú tên là Hà Gia Yết Lợi Bà (Hayagrīva) phóng đại quang minh che lấp tất cả các Chú Thần đã đến, đều bị hàng phục, chỉ hiển một thân, đứng một mình khác hẳn.
Bấy giờ Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Ta có Thần Chú của Phật tên là Phật Đảnh Như Lai Phóng Quang Ma Ha Tất Đát Đa Bát Đa Ra Đô Nhiếp Nhất Thiết Chú Vương Kim Luân Đế Thù La Kim Cang Đại Đạo Tràng Đà La Ni, rất là tôn trọng, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh không gì hơn được, chỉ có Phật cùng với Phật truyền nói cho nhau. Các ông cần phải một lòng thọ trì, sanh tưởng hiếm có.”
_Khi ấy A Nan ở trong Đại Chúng đảnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Từ khi con xuất gia chỉ cậy vào Đức Phật, kiêu căng ngang ngạnh quá đỗi, chỉ yêu thích cầu Đa Văn (Bahu-śrūta) cho nên chưa chứng Vô Vi (Asaṃskṛta), bị tà thuật của Phạm Thiên kia gây sự mê hoặc. Do nhờ Thần Chú Minh của Đức Như Lai giúp sức nên thoát được nạn khổ.
Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót tất cả, rộng vì con tuyên nói, thương nhớ các kẻ nói Chú trong Hội này cùng với người bị luân hồi trong hiện đời và tương lai, nghe Thần Chú của Phật được đại an lạc.”
Lúc đó Đại Địa đột nhiên chấn động, sông suối sục sôi, mặt trời mất ánh sáng. Ở trong hư không, Trời tuôn mưa hoa bảy báu, quấn quít rơi xuống, các hoa thơm của cõi Trời che đầy mặt đất, trống trời tự kêu. Tất cả chư Thiên tấu kỹ nhạc, ca vịnh, tán thán. Khắp hư không gió thơm bốn phía khởi lên. Tất cả Thiên Tiên đều đến vân tập nhiễu quanh Đức Phật ngàn vạn vòng, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi đứng ở một bên, chắp tay vui vẻ, sanh tâm hiếm có, khen là chưa từng có, nhìn ngắm Tôn nhan, mắt không tạm rời.
Bấy giờ chư Phật mười phương, mỗi vị đều sai một Đại Bồ Tát cầm các hương, hoa, phướng báu, phan, lọng cùng với căng già sa quyến thuộc cũng cầm các hương hoa. Mười phương chư Phật bảo các Đại Bồ Tát rằng: “Các ông đem hương hoa đến thế giới Ta Bà (Sāha-lokadhātu) cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Śākya-muṇi-tathāgata), đem lời của Ta thăm hỏi việc sinh hoạt thường ngày ”
Các vị Bồ Tát nương theo Thần Lực của Phật đi qua thế giới Ta Bà, tới thành Vương Xá trong Chúng Hội, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi lui ra đứng một bên, đem các hương hoa rải tán trên hư không, rồi nói lời này: “Các Đức Thế Tôn kia sai con đến đây, thăm hỏi Đức Thế Tôn: ít bịnh, ít não, đi đứng nhẹ nhàng thuận lợi, muốn nói Đại Pháp, nay đúng là lúc. Cúi xin Đức Thế Tôn vì chúng con và tất cả chúng sanh mà nói.”.
Khi ấy, trong Hội: tất cả Thanh Văn, Bồ Tát, Người, Trời, tám Bộ Rồng Thần khắp đều làm lễ, khác miệng đồng lời, bạch Phật rằng: “Cúi xin Đức Thế Tôn thương xót, vì con tuyên nói, chúng con muốn nghe Như Lai Phóng Quang Tối Thắng Tự Tại Vương Thần Chú”.
Lúc đó, Đức Thế Tôn đã thấy mười phương chư Phật, Bồ tát, Người, Trời thỉnh xong, liền nhập vào Tam Muội (Samādhi), lặng lẽ không nói. Từ bên trong Nhục Kế (Uṣṇīṣa-śira) phóng ra mười đạo ánh sáng trăm báu chiếu khắp mười phương Thế Giới, tất cả lỗ chân lông đều phóng tỏa gió thơm. Có bánh xe vàng lớn xoay chuyển tại hư không, trong ánh sáng ấy đều hiện bày khắp vô lượng trăm ngàn căng già sa cu chi na dữu đa Kim Cang Mật Tích, các Đại Thần Vương Lực Sĩ…bưng núi, cầm chày, quay mặt trời, hiện đại thần thông, áo giáp rực rỡ biểu lộ: gậy, đao, kiếm, gậy sắt, bánh xe, sợi dây, cung, tên, Điếu Trạo, binh khí, chuông, chuông lắc tay, vỏ ốc, cờ hiệu, cờ xí, phan, phướng, lọng…đầy chật khắp hư không.
Lại có sấm chớp chấn động phát ra âm thanh lớn, mặt trời mặt trăng mất ánh sáng. Tất cả Trời Rồng không thể ở yên trong cung, đều bỏ cung điện đi đến tụ tập. Tất cả nhóm thú mạnh đều mất Tâm độc kéo đến đại hội. Quỉ Thần ngừng đấu tranh, an ủi lẫn nhau. Đại Chúng ngẩng lên nhìn, vừa mừng vừa sợ, mỗi mỗi đều cầu thương xót, ngầm gia hộ.
Bấy giờ vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha) ở trên Vô Kiến Đảnh Tướng (Uṣṇīṣa-śiraskatā) trong luồng ánh sáng ấy, phát ra Đại Phạm Âm (Mahā-brahma-ghoṣa) tuyên nói như vậy, quy mạng cảnh tỉnh quần mê.
Liền nói Kệ là:
“
Mỗi đều nghe rõ Ta dạy bảo
Nay sẽ tuyên nói Đại Thần Chú
Tất cả người nghe, nên hoan hỷ
Cung kính làm lễ, chí Tâm nghe”
Phật Ấn đều có 32, Bồ Tát Ấn có 10, Kim Cang có 12, chư Thiên có 40, Thiên Nhật Nguyệt có 19, Quỷ có 11, Đà La Ni có 86
_Đại Phật Đảnh Đà La Ni Tâm Chú: (còn gọi là Nhất thiết Phật Tâm Chú)
“Úm (1) tát bà đát tha yết đa mạn lật đế (2) bát la phạt đế yết đa bà duệ (3) Úm (4) xa ma diễn đô ma ma (Họ tên…) tả tát bà bả đế biều (5) sa tất-đế sa ra bả đô (6) mưu chi mưu chi (7) tì mưu chi, tì mâu chi (8) già rị già rị nễ (9) yết để (10) bà da kỳ ra nãi (11) bộ địa bộ địa (12) bộ đà bộ đà da (13) bột địa lợi bột địa lợi (14) bột đà lâm (15) tát bà đát tha yết đa hiệt lật đà da (16) thọ sắc sĩ, toa ha”
Oṃ_ Sarva tathāgata-mūrtte pravara vigati bhaye śamayantu mamaṣya_ Sarva pāpebhyaḥ svāstirbhavatu_ muṇi muṇi vimuṇi _ cale calane gati bhaya hāraṇi_ bodhi bodhi_ bodhiya bodhiya _ buddhili buddhili_ sarva tathāgata-hṛdaya juṣṭai svāhā
Đại Phật Đảnh Đại Tâm Chú Ấn: Hai ngón giữa để sau hai ngón vô danh, hai ngón cái vịn nhau, ngón trỏ móc nhau, hai ngón giữa ở sau lưng hai ngón vô danh cùng dựa , hai ngón vô danh thẳng, hai ngón út quấn buộc của hai ngón giữa đứng thẳng, rất là khó nghĩ bàn.
Đại Phật Đảnh Phá Chư Pháp Ấn: (Một tên gọi là Kim Cang Uy Nộ Khế cùng với Tiểu Phật Đảnh Phá Chư Pháp Ấn, cũng đồng với Đại Đầu Kim Cang Phá
Đại Phật Đảnh Chế Nhất Thiết Thần Lực Bất Úy Giải Pháp Ấn: Hai ngón út, giữa, vô danh cài chéo nhau ở bên trong lòng bàn tay, co hai ngón cái vào trong lòng bàn tay, hai ngón trỏ bên trái đè bên phải đứng thẳng cùng cài chéo nhau.
Ba Ấn bên trên dùng Chú lúc trước.
Đại Phật Đảnh Nhất Thiết Phật Tâm Chú Ấn
_Nhất Thiết Chư Bồ Tát
“Úm (1) bả chiết ra để (2) bả chiết ra (3) bát-ra để sắc sỉ để du đề (4) đát tha yết đa, một đà-la, địa sắc tra na, địa sắc sỉ để, sa ha”
Oṃ_ vajra-vati vajra pratiṣṭhite śuddhe_ tathāgata-mudra adhiṣṭhana adhiṣṭhite svāhā
Đại Phật Đảnh Đại Phẫn Nộ Ấn: Hai ngón cái đứng thẳng, hai ngón giữa thẳng đầu dựa nhau, hai ngón trỏ hơi co đầu dựa bên cạnh lóng trên của ngón giữa, hai ngón vô danh hai ngón út cùng cài chéo nhau, ló đầu ngón hướng ra bên ngoài.
Đại Phật Đảnh Phược Đại Đao(?Lực) Quỷ Ấn: Hai ngón cái đứng thẳng, ngón trỏ trái co lại để đầu ngón ở bên ngoài gốc ngón cái trái, ngón trỏ phải hơi co, các ngón còn lại của hai tay đều co vào lòng bàn tay.
_Đại Phật Đảnh Quán Đảnh Chú: (còn gọi là Đại Phật Đảnh
“Úm (1) mưu nễ mưu nễ, phạt lệ (2) a tì săn giả mê (3) tát lật bà, đát tha yết đa hồng (4) ma ma (họ tên…) tả, tát bà bật địa-dã (5) tì sái kê (6) ma ha bả chiết la (7) ca phạt già nhiêu-la (8) một-lật nhiêu địa-lị để (9) đát tha yết đa hiệt lợi đạt da (1) địa sắc sĩ đa, bả chiết lệ (11) sa ha”
Oṃ_ Muṇi muṇi muṇi-vare_ abhiṣiṃca māṃ_ sarva tathāgata hūṃ mamaṣya _ sarva vidya abhiṣekai _ mahā-vajra-kavaca mudra mudriteḥ_ sarva tathāgata-hṛdaya adhiṣṭita vajre svāhā
_Đại Phật Đảnh Quán Đảnh Ấn: Đứng thẳng hai bàn chân ngang bằng nhau, tay phải hướng lên trên lá lách rũ xuống.
Chú là:
“Úm (1) a mật lật đa phiệt chiết lệ (2) phạ ra phạ ra (3) bát ra phạ tì du đề (4) hàm hàm phấn phấn ốc ốc, sa ha”
Oṃ_ Amṛta varje_ vara vara pravara śuddhe _ hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā
_Đại Phật Đảnh
Đại Phật Đảnh Kết Giới Chú Pháp:
“Úm (1) a mật lật đa (2) tì lô yết nễ, yết ra bà, dục khắc ni, a yết ra sa ni, hàm hàm phấn phấn, sa ha”
Oṃ_ Amṛta vilokini-garbha saṃrakṣaṇi Ākarṣaṇi hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā
_Đại Phật Đảnh Đại Tâm Ấn: Hai ngón giữa cài chéo nhau bên trong lòng bàn tay, hai ngón út đứng thẳng, hai ngón cái thẳng, hai ngón trỏ đều đè đầu ngón cái.
Ấn này hay nhiếp tất cả Tâm Ấn. Ở trong Chánh Pháp, hay nhiếp bốn loại Tùy Tâm Ấn. Nếu làm các Pháp được tự tại vô ngại, trước tiên kết Ấn này tụng Chú 49 biến, sau đó sử dụng.
Đại Phật Đảnh Tâm Trung Tâm Chú:
“Úm (1) bạt chiết ra (2) bạt ra bạt ra (3) ấn địa-lật da (4) tì du đạt nễ (5) hàm hàm (6) tăng rô giá lệ (7) ca rô già lệ (8) sa ha”
Oṃ_ Vajra bhara bhara indriya viśodhane hūṃ hūṃ_ ruru cale_ kuru cale svāhā
Nếu kết Ấn này, niệm tất cả chư Phật thì chư Phật đều đến trước mặt người đó, hết thảy tất cả Chú Thần hộ vệ người này. Là Đại Hộ Thân vậy, và sai khiến tất cả Quỷ Thần.
Nếu muốn tụng Chú Yếu, trước tiên tụng Phật Tâm Trung Tâm Chú.
_Hộ Thân dùng Tiểu Phật Đảnh Giáp Ấn:Hai tay ngón vô danh ngón út cái chéo nhau ở trong hổ khẩu, ló hai ngón giữa. Kèm dựng hai ngón cái, ngón trỏ đều đè vạch lóng trên ở lưng ngón giữa, hai ngón cái vịn bên cạnh lóng trên tại vạch bên trong của hai ngón giữa. Gọi là Đại Giáp Ấn để ở trước khêu bới xuất Ấn.
Nếu muốn làm Đàn, kết Ấn này tụng Chú Bộ Đàn Kết Giới thì chư Thần thảy đều tự đến. Nếu không làm Ấn này, thì các Đại Quỷ Thần Vương phá người kết Giới, làm Pháp không thành.
Kết Giáp Ấn này, Chú 49 biến, đem Ấn chà nơi ngực, hai bắp tay, ấn đầu gối…kính báo lên trên thì tất cả chúng Kim Cang thảy đều thị vệ, thấy là thân Phật. Tất cả Ngoại Đạo dùng hết Thần Lực cũng không thể hại được.
Đứng y như trên, chỉ sửa hai ngón cái hai ngón vịn vạch của ngón giữa, cũng gọi là Đại Khế Ấn.
Nếu có người ác, thú ác. Kết Ấn này tụng Chú 49 biến thì tám vạn bốn ngàn Kim Cang, trăm ức chư Phật vệ hộ Chú Sư.
_ Lại Yếu Bách Ức Chư Phật Đồng Tâm Ấn: (Một tên gọi là Phật Chuyển Luân Ấn): Hai ngón vô danh, hai ngón út cái chéo nhau bên trong lòng bàn tay, kèm dựng hai ngón cái, cũng dựng thẳng hai ngón giữa, hai ngón trỏ đều vịn vạch lóng trên sau lưng hai ngón giữa.
Lúc kết Ấn này thời trăm ức chư Phật, trăm ức Bồ Tát, trăm ức Kim Cang, bốn Thiên Vương Thần, quân chúng….đều đến hộ niệm, khiến cho chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Tất cả các ác nếu thấy trì Ấn nầy đều sanh từ thuận, không khởi Tâm ác.
Nếu nạn vua chúa, nạn binh, nạn đao…. muốn hại người thì kết Ấn này tụng Chú 49 biến ắt giặc ác giặc tự bị cột trói mê man không biết. Không giải thì cuối cùng chẳng được hiểu biết.
Ấn nầy rất có đại oai lực.
_Phật Đảnh Thân Ấn: Hai tay cài ngược hai ngón vô danh, hai ngón út trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa dựa đầu nhau, co đầu hai ngón trỏ đè lưng lóng trên của hai ngón giữa, kèm dựng hai ngón cái vịn bên cạnh lóng giữa của hai ngón giữa, đưa đầu ngón qua lại.
Liền nói Phật Đảnh Tâm Chú :
“Nam mô tát bà nhã da (1) Úm (2) đa tha yết đô ô sắt-nị sa (3) a na bà lô chỉ đá (4) ô uất-địa (5) đế thù la thí (6) ô-hồng, thập phạt ra thập phạt ra (8) đà ca đà ca (9) tì đà ca tì đà ca (10) đà ra đà ra (11) tì đà ra tì đà ra (12) sân đà sân đà (13) tần đà tần đà (14) ô-hồng, phấn phấn (15) sa ha”
Namo sarva-jñāya
Oṃ_ tathāgatoṣṇīṣa anāvalokita mūrdha tejorāsī hūṃ_ jvala jvala, dhaka dhaka, vidhaka vidhaka, dara dara, vidara vidara, cchinda cchinda, bhinda bhinda, hūṃ phaṭ phaṭ svāhā
_Phá Ma Hàng Phục Ấn Chú: Như Thân Ấn, chỉ sửa hai ngón trỏ đứng thẳng dựa đầu nhau, hai ngón giữa đều bật bên cạnh lưng lóng trên của ngón trỏ, vượt qua đầu cùng trụ nhau, kèm co hai ngón cái vào trong lòng bàn tay. Trước tiên nên dùng đảnh đầu đội, chí Tâm cung kính.
Chí Tâm tụng Chú là:
“Úm (1) thất-lị dạ (2) sa hề, sa ha”
Oṃ_ Śrīya vāhin svāhā
_ Phụng Thỉnh Ấn: Như Thân Ấn, chỉ sửa hai ngón cái trỏ đứng thẳng cách nhau khoảng bốn tấc rưỡi (1/2 dm), kèm dựng hai ngón cái cách ngón giữa 8 phân (4/15 dm), tụng Phật Đảnh Tâm Chú đến biến thứ tư, co hai ngón trỏ từ từ nhập vào lòng bàn tay, Chú đủ 11 biến cùng với Thủ Ấn Hòa Nam đảnh lễ, hướng vào trong bung bỏ Phụng Thỉnh Ấn.
_Thỉnh Tác Hoa Quang Ấn, hoa sen nâng bàn chân cũng gọi là Hoa Quang Ấn: Dựng hai ngón út cùng vịn nhau, kèm song song hai ngón cái, bung mở dựng thẳng sáu ngón còn lại, hơi co lóng ngón tay. Dùng thế mở bóc hoa, Chú đủ bảy biến, kèm co hai ngón cái hướng vào bên trong lòng bàn tay, liền lễ bái, hướng vào bên trong bung bỏ Liên Hoa Ấn.
Tòa Chú ấy là:
“Úm, ca ma la, sa ha” (Chú bảy biến)
Oṃ_ Kamala svāhā
_Tẩy Tịnh Chân Ngôn (Dùng thông cho các Bộ. Chân Ngôn này chú vào nước bảy lần)
“Úm, bạt chiết ra, ma ni, đà rị, hàm hàm, phán phán”
Oṃ_ Vajra-maṇi-dhāri hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ
_Nhập Xúc Xứ Chân Ngôn: Mỗi lần đến nhà cầu (nhà xí) thời dùng tụng bảy biến, búng ngón tay ba lần hướng xuống dưới.
“Úm, củ lỗ đà nan, hồng, xã”
Oṃ_ Krodhana hūṃ jaḥ
_Mỗi khi Khiết Thực (ăn) thời tụng Chân Ngôn bảy biến, kèm Tịch Trừ Tỳ Na Dạ Ca (Vinayāka)
“Úm, thất rị, ô-hồng, phán sát, sa ha”
Oṃ_ Śrī hūṃ phaṭ svāhā
_Tịnh Khẩu Chân Ngôn:
“Úm, sa đế thiên thần na la bà đế tra, sa ha”
Oṃ_ Sāti devatā
_Trước khi niệm tụng, tẩy tịnh niệm bảy biến
Tịnh Thân Chú là:
“Úm, bả chiết la, ma ni, đạt rị, hồng phán tra phán tra, sa ha”
Oṃ_ Vajra-maṇi-dhāri hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā
Khi đi đến chỗ dơ uế tụng bảy biến, như dùng nước thơm tắm rửa, cũng diệt tội tiếp chạm.
_Hộ Thân Ấn Chú: (trích trong Pháp Như Ý Luân)
Hai ngón trỏ, hai ngón vô danh, hai ngón út, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau trong lòng bàn tay, co đầu hai ngón giữa co đè lưng hai ngón trỏ tưởng dính nhau, kèm duỗi hai ngón cái vịn bên cạnh móng hai ngón giữa.
Chú là:
“Úm, câu lộ đà na, hổ-hồng, xước”
Oṃ_ Krodhana hūṃ jaḥ
Tác Ấn này, tụng Chú này ba biến dùng Hộ Thân khi đi qua các chỗ dơ uế với vào nhà cầu
_Như thường có đến một nơi, cầm đất làm sạch bàn tay kèm xúc răng miệng.
Chú là:
“Úm, đổ lệ, cư rô cư rô, sa bà ha”
Oṃ_ Tutula kuru kuru svāhā
Kết Ấn này, Chú vào nước bảy lần, xúc răng miệng và uống vào, rưới vảy…thì giải tất cả Kim Cang Quỷ Thần. Hai tay chắp ngược, tưởng dính lưng bàn tay. Nên tưởng giận dữ chú 14 biến. Xong lật nghiêng hai bàn tay chắp thuận lại. Xong, lại tụng 7 biến, liền mở gấp hai bàn tay ra.
_Tứ Thiên Vương Chân Ngôn là:
“Nam mô lạt đát-ra thất rị dạ da (1) na mô chiết đổ rô ma ha xà da (2) tỳ tỉ xứ tra cư (3) ma ha xà da (4) tì lô bát sô ma ha xà da (5) địa lị, a thất đổ rô (6) sa đà da, sa đà da, ha để đàn, ha để đàn, bột đà bà để (7) bồ đề tát đỏa sa da (8) bát lạt để ca (9) bột đà tam bà để, tô lị da bà để (10) chiên đà ra bà để (11) hê hê để (12) dà trất để (13) hổ hổ, ma ha bà để (14) hê hê ma ha bà để (15) sa bà chước sô mục kiềm bạn đà ni, sa ha (16)”
_Kết Giới Nại Khế: (Trích trong Câu Chi Kinh)
Tướng của Khế ấy: Hai ngón giữa, hai ngón vô danh cài chéo nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, co ngón trỏ trái như móc câu, dựng thẳng ngón trỏ phải, Hợp mặt hai ngón cái tưởng dính nhau, liền thành.
Diệu Chân Ngôn là:
“Úm, chuẩn nễ, nê, chỉ la da, sa ha”
Oṃ_ Cuṅdhe dhe kīlāya svāhā
Tụng một biến, đem ngón cái của Khế chạm đất một hồi như thế cỏ đè xuống, ba lần tác Ấn như vậy.
_ Kết Ngoại Hỏa Viện Hỏa Giới Khế:
Khế ấy:
Diệu Ngôn là:
“Úm, a tam ma, kỳ nễ, hồng, sa phạ ha”
Oṃ_ Asamāṃgini hūṃ svāhā
Tụng ba biến, đem Khế xoay theo bên phải ba lần, liền thành.
_“Úm, kiết, đa rị, kiết”
Oṃ_ Gaḥ tāre gaḥ
Lại nữa, nếu bị bịnh ghẻ lác, nhọt ác, hoặc thân đau nhức…Chú vào nước 7 biến mà tắm tức lành.
Lại nữa, nếu bị rắn, rít, bò cạp, rồng, thú, cọp, sói, sư tử, ngựa, heo, chó…cắn, Chú vào nước một biến, rửa chỗ vết thương tức hết.
Lại nữa, nếu bị bùa chú ếm đối tà thuật làm cho bị bệnh, Chú vào 7 hạt cải (giới tử) xong đánh vào bệnh nhân, tức tự biết chỗ bị thư ếm. Lại Chú một biến rải nơi đảnh đầu liền trừ khỏi.
Lại nữa, có người bị Quỷ gây bệnh, nên khiến Tứ Thiên Vương thủ hộ bệnh nhân, Chú vào cành Thạch Lựu một biến, đánh trong hư không, khiến bệnh nhân nói tên tuổi của Quỷ.
Lại nữa, nếu bị bệnh ghẻ nhọt. Hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày phát bệnh thì Chú vào tro một nắm rồi rải chung quanh bệnh nhân, liền được trừ khỏi.
Lại nữa, nếu có tất cả Pháp chẳng thành nghiệm, đều do nghiệp chướng nơi thân, lấy nước chảy về hướng Đông, Chú vào 7 biến, đem rướt rót trên đảnh của Chú Sư liền được linh nghiệm, khiến cho vị Chú Thần kia sinh Tâm phụ giúp.
Lại nữa, nếu trong thân của Chú Sư có chướng nạn, thì lấy một phân Ngưu Hoàng, Chú vào 7 biến rồi xoa nơi chân tóc, tức được không có chướng ngại.
Lại nữa, nếu bị thuốc độc gây hại, lấy nước muối hoặc nước tỉnh hoa (nước mới múc vào lúc sáng sớm) rồi Chú vào một biến, đem nhỏ trong lỗ mũi, liền khỏi.
Lại lấy một thăng nước tỉnh hoa, Chú vào 7 biến, lúc mặt trời mới mọc, hướng về mặt trời mà uống thời các bệnh đều được khỏi. Nước còn dư hướng mặt trời mà rải tán thì hết thảy bệnh chướng của chúng sanh trong Thiên Hạ đều được tiêu diệt.
Lại nữa, chú vào nước biến biến với một hạt Bạch Giới Tử một biến, rải nước trong Thất, chú vào 7 hạt Bạch Giới Tử đem chôn trong nhà thì tất cả Quỷ Thần không dám vào.
Tiếp lại có Pháp. Chú vào nước một biến, đem rưới rót đảnh đầu với rửa mặt thì tất cả việc quan khẩu thiệt được tiêu diệt, người nhìn thấy vui vẻ.
Tiếp lại có Pháp. Nếu đi qua biển lớn, sông lớn, sông đào, dòng chảy trên núi, nơi hoang vắng… chú vào nước một biến rải vẩy rồi đi, tức được không sợ hãi.
Lại nữa, ở trong hang núi, trong rừng, chỗ yên lặng… đốt hương, rải hoa, tụng Chú thời tất cả chư Phật, Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ, Thần đều lại hiện thân, vì mình nói Diệu Pháp, cho đền ban cho thuốc của Thần Tiên.
Lại nữa nếu bị bệnh trúng gió, đau đầu, mặt mày nóng lạnh… chú vào bơ, Mật, Lạc một biến, rồi xoa bôi liền khỏi bệnh.
Lại nữa, nếu có người ác muốn đến gây hại. Lúc mặt trời chưa mọc thời chí Tâm tụng Chú ba biến thì tất cả khẩu thiệt, người ác tự nhiên tiêu diệt.
Tiếp lại có Pháp. Muốn cầu tài vật của người khác, tụng Chú 7 biến, rồi qua lại đều được.
Lại nữa, ở trong Tịnh Thất, đốt hương, tụng Chú thì tất cả Thiên Nữ thảy đều hiện thân, tấu kỹ nhạc của cõi Trời cúng dường, Chú Sư hoặc tìm cầu đồ ăn uống trên Trời đều tùy theo ý.
Lại nữa, nếu bị người ganh ghét, Chú vào nước một biến, rưới vảy trên hai cánh cửa của người ấy, sẽ khiến cho họ đều sinh vui vẻ.
Lại nữa, nếu buôn bán giao dịch, Chú vào lông chim công một biến, rồi đem đi theo, tức được lợi ích lớn.
Lại nữa, nếu có người bị chết qua ba ngày, Chú 21 biến, lại chú vào nhánh Thạch Lựu đánh 7 cái trên đỉnh đầu của họ, tức sống lại.
Lại nữa, có người bị Quỷ đánh chết thì Chú vào nước một biến rồi rưới vảy trên mặt người ấy, liền được sống lại.
Lại nếu ở trong tháp, hoặc bên trong tịnh thất, lấy đất sạch hòa hợp với Chiên Đàn đắp cái Đàn vuông ba bậc lớn nhỏ tùy ý, đem mọi loại hoa cỏ tán rải trên Đàn, lấy một cái bình Lưu Ly (Vaiḍurya) đựng đầy Đề Hồ (Sarpir-maṇḍa), lại lấy 7 hạt Xá Lợi (Śarīra) để trong bình đem an trên Đàn. Chú Sư ngồi ở phía Tây của Đàn, chí tâm quỳ gối, đốt hương, rải hoa, trì tụng Đại Chú không quá 7 biến, bấy giờ Xá lợi tức phóng ánh sáng chiếu rọi Hành Giả ấy. Người tụng Chú chí Tâm đảnh lễ phát nguyện, lấy Đề Hồ tự uống, thời tất cả chướng nạn đều tiêu trừ. Lại lấy Xá Lợi chứa đầy cái túi rồi đội tên đảnh đầu thì tất cả chư Phật, Bồ tát, Trời, Rồng, Quỉ Thần không có xa rời, vây quanh ủng hộ, nhìn người đấy như Đức Phật, tất cả chúng sanh nhìn thấy vui vẻ, cung kính cúng dường.
A
Lại nữa, nếu tất cả chúng sanh gặp ác thú muốn ăn thịt, tụng Chú mà chỉ, tức qui phục không dậy được và được giải thoát.
Lại nữa đêm 29 của kỳ Hắc Nguyệt (Kṛṣṇa-pakṣa), hướng nơi đồng trống, gò mả…đốt hương tụng Chú tức được Quỷ Tỳ Xá Trà (Piśāca) đi đến đảnh lễ hoặc đem châu báu cúng dường. Nếu muốn sai khiến hỏi các việc thiện ác đều biết.
A
A
Lại nữa, tay phải, ngón cái đè trên móng hai ngón út và vô danh, duỗi các ngón còn lại. Đây gọi là Sắc Ngữ Ấn, Đức Như Lai thường dùng Ấn nầy giáo hóa hàng Trời, Người, A Tu La…”
_Đức Phật bảo A Nan: “Sau khi Ta diệt độ, nếu có người ngày ngày tụng Thần Chú này 7 biến, tức tiêu tất cả tội nặng cực lớn, được Đại Thiện Nguyện, vô biên Công Đức. Ví như có người dùng châu báu trong bốn Thiên Hạ bố thí tu hành Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā:Bố Thí Ba La Mật) thì Công Đức như vậy gấp trăm ngàn vạn lần không bằng người vào lúc sáng sớm, ở trước tượng Phật, chí tâm tụng trì Chú nầy 7 biến. Phước Lực của Công Đức so với Công Đức trước, trăm phần chẳng theo kịp một phần ấy, cho đến tính đếm thí dụ cũng không thể theo kịp. Chú này hay khiến người trì tụng mau chứng viên mãn Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhi-maṇḍa). Mười phương Như Lai, tất cả khen ngợi: “Ngươi ở đời sau thành Phật không sai, hào quang nơi thân chiếu khắp tất cả cõi Phật”.
A
A
A
Thiện
* Hoán (hô gọi) Nhất Thiết Bồ Tát Chú:
“ Úm, bà thận nhược ba đa, sa ha”.
Chắp tay để ngang trên trái tim, quỳ gối. Co ngón giữa trái đè trên lưng lóng giữa của ngón giữa phải, hai ngón cái hướng về phía trước, hợp các ngón còn lại. Nếu Chú Sư chưa lập Đàn, chỉ mỗi lần làm Ấn này thì hướng về trước mặt Phật, tụng Chú 7 biến, đốt hương đảnh lễ liền tụng, ắt diệt được tội nặng trong 80 kiếp.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI PHÓNG QUANG TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
_PHẨM THỨ HAI_
Bấy giờ Đức Phật nói Chú xong. Tiếp theo nói Ấn Pháp, bảo các Bồ Tát Đại Chúng rằng: “Các ngươi!
Rồi nói Chú là:
* Hoán Bất Không Quyến Sách Ấn Chú là:
“Úm, y hê y hê, tát đê da, bà đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Ehyehi sātya-pataye svāhā
Hai ngón út cài chéo nhau, co hai ngón cái vào lòng bàn tay, bung tán các ngón còn lại, tụng Chú lúc trước 7 biến. Nếu lập Đàn xong, trước tiên kết Ấn này, mỗi ngày tụng Chú lúc trước cúng dường Bồ Tát sẽ diệt được tội phá Giới.
* Hoán Mã Minh Bồ Tát Ấn Chú là:
Khi kêu gọi Mã Minh Bồ Tát thời hướng về mặt trời, miệng ngậm nước, hướng về mặt trời mà phun, liền tụng, ngửa Ấn.
“Úm, tát bà tỳ da, phẫn lưu phẫn lưu, đầu đậu đầu đậu đầu đậu đầu đậu, đốt lực đốt lực đốt lực đốt lực, sa ha”.
Hai tay mười ngón cài chéo nhau, chắp lại để ngang trái tim, tụng 7 biến, đảnh lễ Bồ Tát cầu thông minh. Nếu mỗi ngày kết Ấn này cúng dường Bồ Tát sẽ diệt được nghiệp tội ngu si.
* Hoán Quán Thế Âm Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, tát bà tát đỏa, tỳ da ha, tỳ da ha, sa ha”.
Oṃ_ Sarva satva vyūha vyūha svāhā
Chắp cổ tay lại, mười ngón cách nhau 3 tấc (1 dm) như hoa sen nở, cúng dường. Nếu người mỗi ngày ngửa Ấn cúng dường sẽ diệt được tội trong tám vạn kiếp sanh tử.
*Hoán Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, mạn thù thất lợi da, bà đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Maṇjuśrīya-pataye svāhā
Hai tay: co ngón vô danh vào lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa, hướng hai ngón cái về phía trước cách nhau 1 tấc (1/3 dm) đưa qua lại. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này cúng dường Bồ Tát sẽ điệt được tội trong một ngàn ngàn kiếp.
*Hoán Long Thọ Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, tát bà ẩu ba đề, sa ha”.
Oṃ_ Sarva upati svāhā
Ngửa lòng bàn tay trái để trên cổ tay phải, che lòng bàn tay phải, hai tay đâu lưng nhau như miệng con rắn. Nếu người bị rồng rắn độc gây thương tích, kết Ấn này hướng đến tức trừ.
* Hoán Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát Ấn Pháp Chú là:
“Úm, phiến nê, a ba duệ, sa ha”.
Oṃ_ Sanne apāye svāhā
Hai tay ngón giữa cài chéo nhau, hai ngón vô danh móc nhau trong lòng bàn tay, co hai ngón cái hơi cong, hai ngón trỏ giao nhau bên trái đè bên phải, hai ngón út giao nhau rồi chắp tay lại. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này cúng dường sẽ diệt được tội trong một ngàn kiếp. Nếu khi làm Pháp thời dùng Ấn này kêu gọi Bồ Tát.
* Hoán Hư Không Tạng Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, tát bà đa tỳ da, chu lưu chu lưu, sa ha”.
Hơi co ngăm ngón tay trái để trong lòng bàn tay phải, dựng đứng năm ngón tay trái. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này cúng dường Bồ Tát sẽ diệt được tội trong 21 kiếp sanh tử.
* Hoán Địa Tạng Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, rô ha rô ha rô ha, sa ha”.
Oṃ_ Ruha ruha ruha svāhā
Lấy tay phải từ ngón giữa trở xuống co trong lòng bàn tay, hai ngón kia đứng thẳng.
* Hoán Nhật Tạng Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, tát bà bà đa duệ, sá ha”.
Oṃ_ Sarva pataye svāhā
Hai hai cổ tay lại, mười ngón cài chéo nhau, chắp lại để ngang trái tim. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này cúng dường Bồ Tát sẽ diệt được tội trong một ngàn kiếp.
* Hoán Long Tiên Bồ Tát Ấn Chú là:
“Úm, bà đề đa, bà đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Patitā pataye svāhā
Hai ngón giữa cài chéo nhau tại lòng bàn tay, hai ngón vô danh cài chéo nhau, hai ngón út cùng móc nhau, hai ngón cái trụ hai ngón trỏ, hợp cổ tay lại. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này cúng dường Bồ Tát sẽ diệt được tội trong một ngàn kiếp.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI PHÓNG QUANG TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
_ PHẨM THỨ BA_
* Hoán Kim Cang Tạng Vương Kim Cang Quân Chủ Ấn (cũng là Hoán Kim Cang Mẫu Đồng Chú là)
“Thất-lị trí, phược xá la bà ni, sa la đà, ma ha phì địa da la xả, bà la đạn đa la ma chiến trà phì địa dã la xã, y hê y hê, bạn già bạn, thi già lan”.
Nếu làm Pháp an trí xong, nhiễu đàn ba vòng, làm tiếng búng lưỡi thì tất cả Kim Cang đều nhận lấy chỗ đứng của mình, tất cả Quỷ Thần không dám vào bên trong.
* Hoán Ương Câu Thi Kim Cang Chú là:
“Úm, phược xã ra ương câu thi, bà đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Vajra-Aṃkuśe pataye svāhā
Cài ngược hai ngón vô danh, hai ngón út trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa đầu dựa nhau, hai ngón trỏ bật bên dưới lóng thứ ba sau lưng hai ngón giữa, đầu ngón dựa nhau, kèm hai ngón cái phụ trên ngón giữa, hợp cổ tay lại, đưa ngón cái qua lại.
* Hoán Tra Ha Sa Kim Cang Chú (cũng gọi là Đại Tiếu Kim Cang).
“Úm, phược xã ra tra sa ha sa, na ma, y hê y hê, sá ha”.
Oṃ_ Vajra-ṭahāsa nāma ehyehi svāhā
Hai ngón giữa đều bật tại ngón vô danh, đầu dựa nhau, hai ngón út mở đầu đứng thẳng cách nhau khoảng một thốn (1/3 dm), hai ngón cái đè vạch bên cạnh lóng thứ hai của hai ngón vô danh, chắp cổ tay lại, ngón trỏ co đầu dựa nhau, đưa đầu ngón qua lại.
* Hoán Đại Tồi Toái Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, phược xã ra, phược xã lợi ni, cồ trí ni, bàn đà, đà già, bàn đà, đà già, hồng phấn tra, sa ha”.
Oṃ_ Vajra vajriṇī ghuṭṭiṇi bandha dhaka bandha dhaka hūṃ phaṭ svāhā
Hai ngón út bật nơi lưng hai ngón vô danh, dựng hai ngón vô danh dựa đầu nhau, kèm hai ngón cái co đầu để vào lóng của hai ngón giữa, đưa ngón trỏ qua lại.
* Hoán Thương Yết La Kim Cang Chú là:
“Úm, phược xã ra thích thương ca la, ha da ha da na, bàn na bàn đà phấn tra, đà tra đà”.
Hai ngón giữa, hai ngón vô danh, hai ngón út cùng cài ngược nhau, bên phải đè bên trái, hai ngón vô danh giao nhau ở sau lưng ngón giữa, dựng thẳng hai ngón giữa dựa đầu nhau, ngón trỏ móc đầu ngón vô danh, hai ngón cái vịn đầu hai ngón giữa. Ngang bằng xong, đem hai ngón giữa, hai ngón cái trụ đầu nhau, để trên đảnh đầu, mặt làm vẽ giận dữ.
* Hoán Mã Đầu Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, ba la tì tất đa, phược xã la ni, phược phược chi, sa ha”.
Oṃ_ Pravīka siddha_ Vajra-jvala arci svāhā
Chú vào hạt cải trắng, nhiễu Đàn. Hai tay từ ngón giữa trở xuống cài chéo nhau bên ngoài, đều bám dính nơi lưng bàn tay, chắp tay lại, dựng thẳng hai ngón trỏ cách nhau khoảng 5 phân, kèm hai ngón cái dính nhau đều co 1 lóng, không cho dính ngón trỏ, đưa đầu ngón qua lại.
* Hoán Ni Lam Bà Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, phược xã ra, dược xoa da, ra xã, hồng hồng phấn tra, sa ha”.
Oṃ_ Vajra-yakṣāya- rāja hūṃ hūm phaṭ svāhā
* Hoán Ô Xu Sa Ma Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, tất đà, thất chiên trà, phược xã ra, củ rô, bàn đà bàn đà, hồng hồng phấn”.
Oṃ_ Siddha scaṇḍa-vajra-krodha bandha bandha hūṃ hūṃ phaṭ
* Hoán Hỏa Đầu Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, phược xã ra ba ni, đà ha đà ha, hồng hồng phấn phấn”.
Oṃ_ Vajra-pāṇi, daha daha, hūṃ hūṃ, phaṭ phaṭ
Hai tay đều ngửa lên, co hai ngón cái co trên móng hai ngón trỏ, đưa hai ngón cái qua lại.
* Hoán Kim Cang Đồng Nữ Ấn Chú là:
“Hồng hồng, phược xã rị ni, bà đa duệ, sa ha”.
Hūṃ hūṃ, vajriṇī pataye svāhā
Dùng Đồng Tử Ấn đâu lưng, bên phải đè bên trái. Nếu người mỗi ngày kết Ấn này sẽ trừ được khẩu thiệt.
* Hoán Kim Cang Liên Tỏa Ấn Chú là:
“Hồng hồng, phược xã ra, ha na ha na, bàn đà ha, bàn đà ha, tra”.
Hūṃ hūṃ, vajra, hana hana, bandha bandha phaṭ
Mười ngón tay đều hướng vô trong níu nhau. Nếu che trùm tức là Nội Ấn. Nếu chỉ kết Ấn này thì tất cả Quỷ đều tự bỏ đi.
* Hoán Tô Tất Địa Kim Cang Ấn Chú là:
“Úm, tô tất địa già ra, già ra, sa ha”.
Oṃ_ Susiddhi-kāra kāra svāhā
Hai ngón vô danh, út cài ngược trong bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữatrụ đầu ngón hơi cong, hai ngón trỏ để nơi lưng hai ngón giữa đầu ngón ở lóng thứ ba của ngón ngữa, không cho dính nhau. Kèm hai ngón cái vịn lóng thứ hai của hai ngón giữa, đưa đầu ngón qua lại.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI PHÓNG QUANG TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
_PHẨM THỨ TƯ_
* Hoán Tối Thắng Thiên Vương Ấn Chú là:
“Úm, kiện ni ca la xã, phấn”.
Đứng trên mặt đất, hai bàn chân cách nhau khoảng hai thước (2/3m), ngón chân ngang bằng nhau. Hai tay: có lóng giữa của ngón giữa vào trong lòng bàn tay, tiếp theo kèm hai ngón cái đè lên trên. Hai ngón trỏ, hai ngón vô danh, hai ngón út cùng dính lưng đầu ngón, bên cạnh của ba ngón đều mở, hợp cổ tay lại. Đem lóng bên dưới của hai ngón cái để dính trên trán, hướng đầu ngón lên trên. Nếu làm Pháp thì các Ma ác thường bỏ đi, dùng Ấn này nhiễu quanh Đàn.
* Hoán Đế Thích Thiên Chúng Ấn Chú là:
“Úm, thất lị, địa phì duệ, ấn đà ra, hồng phấn”.
Oṃ_ Śrī-devye Indra hūṃ phaṭ
Hai ngón vô danh giao nhau trong lòng bàn tay, hai ngón cái đè lóng giữa của hai ngón giữa, hai ngón trỏ cách nhau 3 tấc (1 dm), hai ngón út đầu dựa nhau, đưa hai đầu ngón qua lại. Nếu kết Ấn nầy cúng dường Đế Thích sẽ khiến cho người quý hiển diệt tội.
* Hoán Đông Phương Thiên Vương Ấn Chú là:
“Úm, đề phá ra tra, bà đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Dhṛta-rāṣṭra pataye svāhā
Hai tay đều nắm quyền, dựng đứng hai ngón cái, quyền phải đặt lên quyền trái. Nếu người làm Pháp này, dùng Ấn Pháp này kết Giới thì Thiên Vương liền đi đến.
* Hoán Nam Phương Thiên Vương Ấn Chú là:
“Úm, tỳ rô trạch ca, phì địa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Virūḍhaka- vidye svāhā
Như Đông Phương Thiên Vương Ấn, chỉ đổi tay phải: dựng thẳng ngón giữa, co ngón cái vào lòng bàn tay. Nếu khi làm Pháp, dùng Ấn này thì Thiên Vương liền đi đến.
* Hoán Tây Phương Thiên Vương Ấn Chú là:
“Úm, tỳ rô bác xoa, phì địa dã, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Virūpākṣa-vidya pataye svāhā
Như Nam Phương Thiên Vương Ấn, chỉ sửa ngón cái, mở ra như miệng con cọp, đưa ngón cái qua lại. Nếu muốn làm Pháp thời kêu gọi hàng Rồng.
* Hoán Tỳ Sa Môn Thiên Vương Ấn Chú là:
“Úm, tỳ sa môn na, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Vaiśravaṇa pataye svāhā
Như Tây Phương Thiên Vương Ấn, co ngón trỏ vào nắm thành quyền, đưa ngón cái qua lại. Nếu làm Pháp, muốn triệu Thần Dược xoa, trước tiên kêu gọi Tỳ Sa Môn Thiên cúng dường, sau đó triệu Dược Xoa đều dùng Ấn nầy. Sau đó để Ấn ở trên đầu gối.
* Hoán Tỳ Nữu Thiên Ấn Chú là:
“Hồng, phệ đà bà duệ, phì địa da, ba đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ vedabhaye vidya pataye svāhā
Năm ngón tay trái nắm năm ngón tay phải, đưa ngón cái phải qua lại. Nếu khi làm Pháp thời triệu Thiên Nhân này vào trong Giới Đàn.
* Hoán Tỳ Thủ Yết Ma Thiên Ấn Chú là:
“Hồng, phệ rô ca tra, ba đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ virukaṭa pataye svāhā
* Hoán Phạm Thiên Ấn (Ấn đồng với lúc trước) Chú là:
“Hồng, tỳ rô đề, bà đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ virude pataye svāhā
Nếu làm Pháp, dùng kêu gọi vị Trời này cúng dường, bảo vệ hương hoa.
* Hoán Diêm Ma Thiên Ấn (Ấn đồng với lúc trước) Chú là:
“Hồng, phì địa, diêm ma da, bà đa duệ, sa ha”.
Hūṃ vidya yamāya pataye svāhā
Nếu khi làm Pháp thời chú vào nước, vào Đàn. Dùng vị Trời này cầm cái áo
* Hoán Đâu Suất Thiên Ấn (Ấn đồng với lúc trước) Chú là:
“Úm, nhận khải, phì địa duệ, sa ha”.
Nếu khi làm Pháp thời chú kêu gọi vị Trời này cầm bông hoa.
* Hoán Công Đức Thiên Ấn (Ấn đồng với lúc trước) Chú là:
“Úm, thất rị da đá, phì địa duệ, sa ha”.
Oṃ_ śrīyatā vidye svāhā
Nếu khi làm Pháp thời chú kêu gọi vị Trời này, cầu cúng dường, xin Ân Phước.
* Hoán Đại Biện Tài Thiên Ấn Chú là:
“Hồng hồng, phì mạt lị, phì ba cừ lợi, ba đa duệ, sa ha”.
Chắp hai tay lại, hai ngón giữa cài chéo nhau trong lòng bàn tay, đưa qua lại. Nếu người cúng dường vị Trời này sẽ khiến cho người đó được lợi khẩu biện tài, nhiều Trí Tuệ. Triệu khiến vào trong Đàn.
* Hoán Mẫu Tử Quỷ Thiên Ấn Chú là:
“Úm, ba ba, ha rị để ba da, ba đa duệ, sa ha”.
Dùng Đại Biện Tài Thiên ấn, chỉ đổi hai ngón giữa đứng thẳng, hai ngón vô danh giao nhau vào trong lòng bàn tay, hai ngón út hơi giao nhau, đưa hai ngón cái qua lại. Nếu khi tắm rửa thời chú vào nước rồi tắm gội.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI TÍN ẤN
TRIỆU NHẤT THIẾT TIỂU THIÊN CHÚ ẤN PHÁP
_PHẨM THỨ NĂM_
Triệu Nhất Thiết Tiểu Thiên Chú Pháp. Tay phải: dượng thẳng ngón giữa, các ngón nắm lại thành quyền. Tay trái cũng vậy, hợp hai cổ tay lại cách ngực 8 tấc (8,3 dm), hơi co ngón giữa phải đè lóng ngón giữa trái, đưa qua lại, không được gấp gáp.
* Hoán Nhất Thiết Tinh Thiên Chú là:
“Hồng, tha ha phạm, ba đa duệ, sa ha”.
Nhất Thiết Nhật Thiên Chú là:
“Hồng, đà ra mạt để, ba đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ Tārā-vati pataye svāhā
Nhất Thiết Nguyệt Thiên Chú là:
“Hồng, tô ma để bà đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ Soma-adhipataye svāhā
Nhất Thiết Thủy Thiên Chú là:
“Hồng, ô đà ca để bà đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ Udaka-adhipataye svāhā
Nhất Thiết Hỏa Thiên Chú là:
“Hồng, a ca ni, ba đa duệ, sa ha”.
Hūṃ_ Agni pataye svāhā
Phần bên trên đây đều dùng Như Lai Tín Ấn, đều tụng Chú nhiều, đều tụng Chú nhiều.
Như Lai Đảnh Ấn triệu nhất thiết Long Quỷ Thần Phẩm
Dùng Tín Ấn lúc trước chẳng sửa đổi. Chỉ thay đổi đem ngón trỏ như giao với ngón giựa, cũng bên phải đè bên trái, đưa ngón trỏ qua lại, ngón giữa chẳng nghiêng động.
* Triệu A Tu La Quân Chúng Ấn Chú là:
“Úm, a tố ra, bộ đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Asura-bhūtaye svāhā
Triệu Nhất Thiết A Tu La Vương Chú:
“Tỳ ma chất đa ra, a tố ra, ba đá duệ, sa ha”.
Vimacitra asura pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Long Vương Chú là:
“Úm, ẩu ba nan đà, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Upananda pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Dược Xoa Chúng Chú là:
“Úm, chiêm bà ra, dược xoa, ba đá duệ, sa ha”.
Oṃ_ Jambhala-yakṣa-pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết La Sát Quân Chú là:
“Úm, thập bà, la sát bà, sa ha”.
Oṃ_ jīva rākṣasa svāhā
Triệu Nhất Thiết Càn Thát Bà Quân Chú là:
“Úm, tát quân càn địa phạ, bà đá duệ, sa ha”.
Oṃ_ sarva gandharva pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Đại Hắc Thiên Quân Chúng Chú là:
“Úm, ma ha ca la, hồng hồng, sa ha”.
Oṃ_ Mahā-kāla hūṃ hūṃ svāhā
Triệu Nhất Thiết Khẩn Na La Quân Chúng Chú là:
“Úm, tát bà khẩn na la, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ sarva kiṃnara pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Mạc Hô Lạc Già Chú là:
“Úm, tát bà ma hô lạc già, bà đá duệ, sa ha”.
Oṃ_ sarva mahoraga pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Ca Lâu La Chú là:
“Úm, tát bà ca lâu la, ba đá duệ, sa ha”.
Oṃ_ sarva garuḍa pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Nữ Dược Xoa Chú là:
“Úm, tát bà tỳ lam bà, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ sarva vilāmba pataye svāhā
Triệu Nhất Thiết Nữ Quân La Sát Chú là:
“Úm, tát tỳ địa duệ ca, ba đá duệ, sa ha”.
Triệu Nhất Thiết Long Nữ Quân Chú là:
“Úm, bà đề đề đá, phì địa da, sa ha”.
Triệu Nhất Thiết Mộc Thần Chú là:
“Úm, tỳ thất chi, bà đá duệ, sa ha”.
Triệu Nhất Thiết Hoa Quả Thần Chú là:
“Úm, phệ bà tì chi đá duệ, sa ha”.
Lại dùng Quỷ Thần lúc trước. Nếu khi làm Pháp thời kêu gọi cúng dường, làm Đồ Chúng. Trước tiên nên tự kết Như Lai Đảnh Ấn mà sai khiến, đều y theo.
NHƯ LAI KHẨU ẤN TRIỆU NHẤT THIẾT DƯỢC XOA TƯỚNG QUÂN
_PHẨM THỨ SÁU_
Hai tay ngón út cài chéo nhau nhập vào lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón vô danh, hai ngón giữa trụ đầu nhau, hơi mở ngón trỏ cách nhau khoảng một tấc rưỡi (1/2 dm), hai ngón cái đè vào lóng của hai ngón giữa, đưa ngón cái qua lại. Kết Ấn này triệu Tướng Quân hộ Đàn.
Triệu Tán Chỉ Đại Tướng Chú là:
“Úm, tán chi ca, tỳ da ha, tỳ da ha, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Śañcika vyūha vyūha pataye svāhā
Triệu A Tra Bà Câu Đại Tướng Chú là:
“Úm, đá duật đá, bột luật, ba ra bột luật, giả cát mê, sa ha”.
Triệu Ma Ni Bạt Đà Chú là:
“Úm, ma ni bạt đà ra, ba da duệ, sa ha”.
Oṃ_ Maṇi-bhadra pataye svāhā
Triệu Cưu Bàn Trà Vương Chú là:
“Úm, cưu bàn trà, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Kuṃbhaṇḍa pataye svāhā
Triệu Giá Văn Trà Chú là:
“Úm, hộ rô hộ rô, giá văn trà, sa ha”.
Oṃ_ Huru huru camuṇḍa svāhā
Triệu Ni Mật Lợi Chú là:
“Úm, nỉ mật lợi, ba đa duệ, sa ha”.
Triệu Na Tra Cưu Phạt Ra Thiên Vương Chú là:
“Úm, na tra cưu phạt ra, khả khả khả khà, hồng, ba đa duệ, sa ha”.
Oṃ_ Naḍa-kuvera ha ha ha ha hūṃ pataye svāhā
Bấy giờ Đại Tự Đại Thiên (Maheśvara) đem các quyến thuộc đi đến chỗ của Đức Phật Phật rồi bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay cũng nguyện thủ hộ Pháp Đàn, khiến cho người làm pháp mau được thành tựu đại nghiệm. Nay con đem Ấn dâng lên Đức Thế Tôn, nguyện xin rũ thương nhận lấy”
Chú là:
“Hồng, phì rô trì, hồng, ma duệ, sa ha”.
Hūṃ _ Bhrūṃ hūṃ maye svāhā
Bạch Thế Tôn! Thần Chú của con. Hoặc tất cả Quỷ Thần không dám xúc phạm, không bị các việc quan, các oan gia tự nhiên hoà giải. Nếu muốn làm Pháp, khi vào Đàn thời nên kêu gọi con, chỉ trong một niệm, con liền đến nơi đó gia hộ.
Ấn: hai ngón vô danh dựa nhau đứng thẳng. Hai ngón út, hai ngón giữa, hai ngón trỏ giao nhau vào trong lòng bàn tay, hợp cổ tay lại, hướng về phía trước.
* Hoán Tam Thập Tam Thiên Chúng Ấn Chú là:
“Úm, bà tôn đà rị, đà na đà nhã, ba ra ba ra đa nễ, sa ha”.
Hợp cổ tay lại, hai ngón trỏ cài ngược trong lòng bàn tay, đè bên cạnh hai ngón giữa, đưa ngón cái qua lại. Khi muốn làm pháp thời trước tiên kết Ấn nầy ấn mặt đất, xong sau đó mới kết Ấn dựa vào Đất (tá địa) làm Đàn. Nếu người mỗi buổi sáng, buổi trưa kêu gọi tất cả Thiên, thí thực cúng dường, khiến được giàu có lớn, tiền của tự tới”.
_ Khi ấy, Đức Phật bảo Đại Chúng: “ Nên biết sau khi Ta diệt độ, nếu y theo Pháp của ta lập Đàn, cúng dường chư Thiên, Bồ tát, mười phương chư Phật thì các ngươi đều đồng dựa vào Đất (tá địa)”
Đức Phật nói: “ Nếu muốn làm Phật Đảnh Đàn này, trước phải chọn được đất, đốt hương, khải cáo khắp mười phương chư Phật, chư đại Bồ tát, Trời, Rồng, Quỷ Thần xong, liền đốt Trầm Thuỷ Hương, bày đồ ăn uống cúng dường. Trước tiên phải dùng các Địa Khế (ấn chú nơi đất để lập đàn) mãn ba ngày, sau đó đào bỏ các vật uế ác, lấp đất làm Đàn dựa vào Đất như hoa sen 12 cánh không lòi rể gốc, dùng phấn trắng rải khắp hết, dùng hương cúng dường, tụng Đại Phật Đảnh 21 biến. Mỗi ngày khi mặt trời chưa mọc, thời liền tụng 7 biến, lại lễ bốn bái”
Đức Phật nói: “Ba ngày đào đất xong, lấy đất sạch, chú vào đất 108 biến, xong liền rây đất, hoà bột thơm tô đắp, nhờ người đắp cũng được, phải nhịn ăn, miệng thường tụng Chú, tay cầm đất lấp. Nếu đất khô có thể dùng nước cốt của 10 loại hương hòa với đất, vuông tròn y theo Đàn, chia vạch xây đắp xong. Liền dùng mảnh lụa vuông tám thước (8/3 m) chú vào 21 biến, vẽ Phật Đảnh phủ che Phật Đảnh Khế trên Đàn.
Làm hai hoa sen không có gốc rễ, vẽ một vị Trời như hình Bồ tát, tay phải cầm phất trắng, tay trái cầm viên ngọc Như Ý, một chân đạp lên một hoa, áo bên trên đều dùng áo trắng, đầu đội mão trời, đeo chuỗi Anh Lạc, mâm hương, mâm hoa.
Phật Đảnh Khế ba ngày che xong, liền làm Thiên Khế, cũng ở trên lụa như Pháp lúc trước, vẽ mười hai hoa sen kèm hoa phấn trắng, trên hoa vẽ mây năm màu. Thẳng đứng trong mây vẽ vị Kim Cang tám tay đều cầm đao, gậy v.v… đang đi trong mây, có lửa Kim Cang bốc lên tới đầu. Đeo vòng vàng xuyến vàng, hoa không có rễ, không có khắc chạm. Trước mặt Kim Cang có mây đùn lên Hoa mười hai cánh, Thiên Khế của mỗi cánh vẽ ba ngày xong, tức lấy làm áo.
Vẽ trên lụa lúc trước gọi là Kết Khế, cũng gọi là Tập Khế. Khế nầy hợp với mười hai hoa sen không có gốc rễ, mỗi hoa vẽ một vị Thần như đầu mặt Phật Đảnh, có tám tay bốn chân, ngồi ngay trong hoa, tay cầm gậy báu, hai tay trước kết Triệu Tín Ấn đồng với Như Lai Tín Ấn, trương ngay trên Đàn một ngày một đêm, tụng Chú nhiễu Đàn, thỉnh triệu Trời Rồng Quỷ Thần, cuối cùng nên triệu Bồ Tát, Phật.
_ Hoặc có Bản đề là: Đại Phật Đảnh Như Lai Phóng Quang Đại Thần Lực Đô Nhiếp Đại Oai Đức Ký Tối Thắng Kim Cang Tam Muội Chú Pháp
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI PHÓNG QUANG PHÁP, quyển thứ hai (đã bị mất) Bản này tựa như sai lầm nhiều, nên dùng bản khác để có thể xem xét.
_Hết_
Hiệu chỉnh xong vào ngày 26/11/2012