Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 43: Mã huyết Thiên tử vấn bát chính

02/05/201113:07(Xem: 5987)
Phẩm 43: Mã huyết Thiên tử vấn bát chính

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

TÁMPHÁP
43. PHẨM THIÊN TỬ MÃ HUYẾT HỎI TÁM CHÍNH

KINHSỐ 1[62]
[756a07]Tôi nghe như vầy.

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Khithiên tử Mã Huyết,[63] vào lúc giữa đêm,[64] đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạchThế Tôn:

“Vừarồi, con có ý nghĩ như vầy: ‘Trên mặt đất có thể đibộ qua hết thế giới này được không?’ Nay con xin hỏiThế Tôn có thể bằng đi bộ để đi đến tận cùng thếgiới này không?”[65]

ThếTôn bảo:

“Nayông với ý nghĩa nào mà hỏi điều này?”

Thiêntử bạch Phật:

“Ngàyxưa, có một lần con đến chỗ Phạm thiên Bà-già.[66] Phạmthiên thấy con từ xa đến, liền nói với con: ‘Hoan nghinh,Thiên tử Mã Huyết! Nơi này là cõi vô vi, không sanh, khônggià, không bịnh, không chết, không bắt đầu, không kết thúc,không sầu ưu, khổ não.’[67] Khi ấy, con suy nghĩ nghĩ:‘Đây có phải là con đường dẫn đến Niết-bàn? Vì saovậy? Vì trong Niết-bàn không có sanh, già, bệnh, chết, sầuưu, khổ não. Đó là chỗ tận cùng của thế giới. Nếu đóđúng là chỗ tận cùng của thế giới thì có thể đi bộqua thế gian.’”

ThếTôn bảo:

“Vậythần túc của ông như thế nào?”

Thiêntử bạch Phật:

“Giốngnhư lực sĩ giỏi thuật bắn, mũi tên bay đi mà không bịcản. Ở đây đức thần túc của con cũng không bị chướngngại như vậy.”

ThếTôn bảo rằng:

“NayTa hỏi ông, tùy theo sở thích mà trả lời. Giống như cóbốn người nam giỏi thuật bắn tên. Bốn người bắn vềbốn hướng. Nếu có người đi đến, với ý muốn thu hếttên bốn hướng, khiến không rơi xuống đất. Thế nào, Thiêntử, người này rất là mau lẹ phải không, mới có thể khiếncho tên không rơi xuống đất? Thiên tử, nên biết, trướckhi mặt trời, mặt trăng lên, có vị thiên tử đi bộ nhanh.Ông đi lại, tiến dừng, còn nhanh chóng hơn người gom tênnày. Nhưng cung điện mặt trời, mặt trăng đi còn lẹ hơncả người gom tên và vị thiên tử này. Tính gom sự mau lẹcủa người kia, vị thiên tử, cùng cung điện mặt trời mặttrăng, vẫn không bằng sự mau lẹ của trời Tam thập tam.Tính sự mau lẹ của trời Tam thập tam không bằng sự maulẹ của trời Diễm. Thần đức mà các chư Thiên có đượcnhư vậy đều không bằng nhau. Giả sử nay ông có thần đứcnày như các vị thiên kia, từ kiếp này sang kiếp khác chođến trăm kiếp, ông cũng không thể nào đi đến chỗ tậncùng của thế giới. Vì sao vậy? Vì phương vực địa giớikhông thể tính toán được.

“Thiêntử, nên biết, vào đời quá khứ lâu xa, Ta từng làm vịtiên tên Mã Huyết giống tên như ông, ái dục đã sạch, baygiữa hư không không gì ngăn ngại. Khi ấy, thần túc củaTa khác với mọi người, trong khoảnh khắc búng ngón tay, đãcó thể thu những mũi tên từ bốn hướng này khiến khôngcho rơi xuống. Lúc ấy, do có thần túc này nên Ta suy nghĩ:‘Nay Ta có thể bằng thần túc này đi đến tận cùng mébờ thế giới hay không?’ Ta liền đi khắp thế giới nhưngkhông thể đến chỗ tận cùng bờ cõi của nó. Sau khi quađời, ta liền tiến tu đức nghiệp mà thành Phật đạo. Dướicây thọ vương, ngồi ngay thẳng tư duy về những việc làmđã từng trải xưa kia. Trước kia vốn là Tiên nhơn, đã dùngthần đức này mà vẫn không thể đến chỗ tận cùng mébờ của nó. Vậy phải dùng thần lực gì để đến chỗcứu cánh tận cùng của nó? Bây giở Ta lại suy nghĩ:‘Cần phải nương vào tám phẩm đạo Hiền thánh, sau đómới đạt đến chỗ tận cùng biên tế sanh tử.

“Nhữnggì là tám phẩm đạo Hiền thánh? Đó là, chánh kiến, chánhtư duy*, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn*,chánh niệm và chánh định*. Thiên tử, lại nữa, nên biết,đó gọi là tám phẩm đạo Hiền thánh, khiến đạt đếnchỗ tận cùng biên tế của thế giới. Hằng sa chư Phậttrong quá khứ đã đạt đến chỗ tận cùng của thế giới,tất cả đều bằng tám phẩm đạo Hiền thánh này để dạtcứu canh thế giới. Giả sử chư Phật trong tương lai mà xuấthiện, cũng sẽ bằng tám phẩm đạo Hiền thánh này để đạtđến chỗ tận cùng biên tế.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói bài kệ này:

Chânbước không cứu cánh

Đếntận cùng thế giới.

Mặtđất rộng vô cùng,

Thầntúc chẳng thể vượt.

Kẻphàm ý giả tưởng,

Khởimê hoặc trong đó.

Khôngrõ pháp chơn chánh,

Trôilăn trong năm đường.

Támphẩm đạo Hiền thánh,

Lấyđó làm thuyền bè,

Sởhành của chư Phật,

Đạtcùng tận thế gian.

Giảsử Phật tương lai,

DiLặc cùng tất cả,

Cũngbằng tám phẩm đạo

Đếntận cùng thế giới.

Chonên, người có trí

Tuđạo Hiền thánh này,

Ngàyđêm hành tu tập,

Liềnđến chỗ vô vi.

Thiêntử Mã Huyết sau khi nghe Như Lai nói tám phẩm đạo Hiền thánh,liền ở trên chỗ ngồi dứt sạch trần cấu, được phápnhãn thanh tịnh. Lúc ấy, thiên tử liền đảnh lễ sát đất,nhiễu Phật ba vòng rồi lui đi. Ngay ngày hôm ấy, thiên tửkia liền dùng đủ loại hoa trời rải lên Như Lai, rồi nóikệ này:

Trôilăn mãi sanh tử,

Muốnđi tận thế giới.

Támphẩm đạo Hiền thánh,

Khôngbiết lại không thấy.

Naycon đã kiến đế,

Lạinghe tám phẩm đạo,

Liềnđược tận bờ mé,

NơiChư Phật đã đến.

ThếTôn ấn khả những điều thiên tử kia nói. Thiên tử kia thấyThế Tôn đã ấn khả, liền đảnh lễ sát chân ThếTôn rồi lui đi.

Thiêntử kia sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2[68]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói trai pháp tám quan của Hiền thánh.[69] Các ngươihãy ghi nhớ kỹ, tùy hỷ mà phụng hành.”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Saogọi là trai pháp tám quan? Một là không sát sanh, hai làkhông lấy của không cho, ba là không dâm dục, bốn là khôngnói dối, năm là không uống rượu, sáu là không ăn phi thời,bảy là không nằm ngồi trên giường cao rộng, tám là tránhxa việc đờn ca xướng hát và xoa hương thơm vào mình. Tỳ-kheo,đó gọi là trai pháp tám quan của Hiền thánh.”

Lúcấy, Ưu-ba-y bạch Phật:

“Tuhành trai pháp tám quan như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“NàyƯu-ba-ly, thiện nam, thiện nữ vào ngày thứ 8, 14, 15[70] đếnchỗ Sa-môn hoặc Tỳ-kheo trưởng lão, tự xưng tên họ rằng,‘Con từ sáng đến tối,[71] như A-la-hán, giữ tâm không diđộng, không dùng dao gậy gia hại chúng sanh, ban vui khắp tấtcả. Nay con thọ trai pháp, nhất thiết không vi phạm, khôngkhởi tâm sát. Con tu tập [757a01] giáo pháp Chân nhân kia, khôngtrộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,không ăn quá ngọ, không ngồi chỗ cao rộng, không tập camúa xướng hát và thoa hương vào mình.’ Nếu người có trítuệ, hãy nói như vậy. Nếu là người không có trí huệ,nên dạy nói như vậy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo kia nên chỉ dạy từng điều một, đừng đểsai sót, cũng đừng để vượt quá. Lại nên dạy cho phátthệ nguyện.”

Ưu-ba-lybạch Phật:

“Nênphát nguyện như thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Ngườiấy nguyện rằng: ‘Nay con bằng trai pháp tám quan này sẽkhông đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không rơivào nơi tám nạn, không ở biên địa, không rơi vào nơi tệác, không theo tri thức ác; con phụng sự cha mẹ chân chánhkhông có tà kiến, sanh vào trung bộ, được nghe pháp thiện,tư duy phân biệt, thành tựu pháp tùy pháp; đem công đứctrai pháp này nhiếp lấy pháp lành của tất cả chúng sanh;đem công đức này bố thí cho họ giúp cho người kia thànhĐạo Vô thượng Chánh chơn; đem phước của thệ nguyện nàybố thí để thành tựu ba thừa khiến cho không bị thối luigiữa chừng. Lại đem trai pháp tám quan này để họcPhật đạo, Bích-chi-phật đạo, A-la-hán đạo. Những ngườihọc chánh pháp ở các thế giới cũng đều tập theo nghiệpnày. Giả sử trong tương lai, khi Phật Di-lặc xuất hiện ởđời, Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, người nào gặp hộikia thì sẽ được độ ngay. Khi Phật Di Lặc xuất hiện ởđời, có ba hội Thanh văn. Hội đầu có chín mươi sáu ứcchúng Tỳ-kheo. Hội thứ hai có chín mươi bốn ức chúng Tỳ-kheo.Hội thứ ba có chín mươi hai ức chúng Tỳ-kheo, đều là A-la-háncác lậu đã sạch. Cũng gặp vua cùng giáo thọ sư của đấtnước kia.’ Dạy như vậy, không đề cho thiếu xót.”

Ưu-ba-lybạch Thế Tôn:

“Nếuthiện nam, thiện nữ kia tuy trì trai tám quan nhưng không phátthệ nguyện, há không được công đức lớn hay sao?”

ThếTôn bảo:

“Tuyđược phước kia, nhưng phước không đáng nói. Vì sao vậy?Nay Ta sẽ nói.

“Trongđời quá khứ, có vua tên là Bảo Nhạc cai trị bằng pháp,không có tà vạy, thống lãnh cõi Diêm phù đề này. Bấy giờ,có Phật tên Bảo Tạng Như Lai, Chí chơn Đẳng chánh giác,Minh Hạnh Túc*, Thiện Thệ* Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,Điều Ngự trượng phu*, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn* xuấthiện ở đời. Vua kia có người con gái tên Mâu-ni, dung mạođặc thù, mặt như màu hoa đào, đều do đời trước cúngdường chư Phật mà được như vậy. Bấy giờ, Phật kia cũngcó ba hội chúng. Hội đầu tiên gồm chúng một ức sáu vạntám ngàn Tỳ-kheo. Hội thứ nhì gồm chúng một ức sáu vạnTỳ-kheo. Hội thứ ba gồm chúng một ức ba vạn Tỳ-kheo, đềulà A-la-hán các lậu hoặc đã sạch.

“Khiấy, Phật kia thuyết pháp như vậy cho các đệ tử: ‘CácTỳ-kheo, hãy nhớ nghĩ toạ thiền, chớ có biếng nhác. Lạihãy tìm cầu phương tiện tụng tập kinh, giới.’ Thị giảcủa Phật kia tên là Mãn Nguyện, đa văn đệ nhất, như Tỳ-kheoA-nan đa văn tối thắng hôm nay của Ta. Lúc ấy, Tỳ-kheo MãnNguyện kia bạch Phật Bảo Tạng: ‘Có những Tỳ-kheo cáccăn ám độn, cũng không siêng năng đối với pháp thiền định,lại cũng không tụng tập, Thế Tôn đặt họ vào nhómnào?’

“PhậtBảo Tạng bảo: ‘Nếu có Tỳ-kheo nào các căn ám độn, khôngthể hành pháp thiền, nên tu ba nghiệp pháp thượng nhân. Thếnào là ba? Toạ thiền, tụng kinh, khuyến hóa.’ Như vậy,Phật kia thuyết pháp vi diệu cho các đệ tử như thế.

“Bấygiờ, có Tỳ-kheo trưởng lão không thể tu hành pháp thiền.Tỳ-kheo ấy suy nghĩ nghĩ: ‘Nay ta tuổi già yếu, không thểtu pháp thiền kia. Vậy ta nên thỉnh nguyện hành pháp khuyếntrợ.’ Lúc ấy, Tỳ-kheo trưởng lão kia vào trong thành Dãmã xin dầu mè đốt đuốc, hàng ngày đến cúng dường NhưLai Bảo Tạng, khiến cho ánh sáng không dứt.

“Khiấy, Công chúa Mâu-ni thấy Tỳ-kheo trưởng lão này đi khắpcác nẻo đường để cầu xin, liền hỏi: ‘Tỳ-kheo, hômnay thầy cầu xin vật gì vậy?’ Tỳ-kheo đáp: ‘Công chúa,nên biết, tuổi tôi đã già yếu, không thể hành pháp thiền,cho nên cầu xin dầu để cúng dường Phật, thắp sáng liêntục cho Phật.’ Công chúa khi nghe danh hiệu Phật, vui mừnghớn hở không thể tự chế, bạch với Tỳ-kheo trưởng lão: ‘Tỳ-kheo, thầy chớ cầu xin ở nơi khác. Chính tôi sẽ cungcấp, cúng dường hết cả dầu lẫn đèn.’

“Từđó, Tỳ-kheo trưởng lão nhận sự bố thí của cô ấy, hàngngày lấy dầu cúng dường Như Lai Bảo Tạng và nguyện đemcông đức này hồi hướng Đạo Vô thượng Chánh chơn, miệngtự nói rằng: ‘Con tuổi đã già yếu, các căn lại chậmlụt, không có trí huệ để tu thiền, xin nhờ công đức nàymà khỏi đoạ vào ác thú, trong tương lai được gặp ThếTôn giống như Như Lai Bảo Tạng ngày nay, gặp Thánh chúngnhư Thánh chúng ngày nay, thuyết pháp cũng như ngày nay.’ NhưLai Bảo Tạng biết được tâm niệm của Tỳ-kheo ấy liềnmỉm cười, miệng phát ra ánh sáng năm màu và nói rằng: ‘Trảiqua vô số a-tăng-kỳ kiếp nữa ông sẽ thành Phật, hiệulà Như Lai Đăng Quang, Chí chơn đẳng chánh giác.’ Bấy giờ,Tỳ-kheo trưởng lão hết sức vui mừng, thân tâm kiên cố,ý không thối chuyển, vẻ mặt rạng rở khác với ngày thường.

“Khithấy Tỳ-kheo ấy có nhan sắc khác thường, công chúa Mâu-niliền hỏi: ‘Hôm nay nhan sắc của thầy cực kỳ vi diệu,rạng rỡ khác với ngày thường. Có điều gì đắc ý chăng?’Tỳ-kheo đáp: ‘Công chúa nên biết, vừa rồi, tôi đã đượcNhư Lai rưới nước cam lộ lên đảnh đầu.’ Công chúa Mâu-nihỏi, ‘Như Lai rưới nước cam lồ lên đảnh là như thếnào?’ Tỳ-kheo đáp: ‘Tôi được Như Lai Bảo Tạng thọký rằng qua vô số a-tăng-kỳ kiếp trong tương lai tôi sẽthành Phật, hiệu là Như Lai Đăng Quang, Chí chơn đẳng chánhgiác, nên thân tâm tôi kiên cố, ý không thối chuyển. Côngchúa, tôi đã được Như Lai ấy thọ ký như vậy.’ Côngchúa hỏi: ‘Đức Phật ấy có thọ ký cho tôi không?’ Tỳ-kheotrưởng lão đáp: ‘Tôi cũng không biết Ngài có thọ ký chocô hay không?’

“Saukhi nghe Tỳ-kheo nói, công chúa liền đi cỗ xe lộng lẫy* đếnchỗ Như Lai Bảo Tạng, đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồiqua một phía, và bạch Phật rằng: “Nay con là thí chủ thườngcúng dầu, nhưng Thế Tôn không thọ ký, mà thọ ký Tỳ-kheokia.’ Như Lai Bảo Tạng đáp: ‘Phát tâm cầu nguyện cònđược phước khó lường, huống gì là đem của cải bốthí.’ Công chúa Mâu-ni nói: ‘Nếu Như Lai không thọ ký chocon thì con sẽ tự đoạn mạng căn.’ Bảo Tạng Như Lai đáp:‘Phàm mang thân người nữ thì không thể mong làm Chuyểnluân Thánh vương, không thể mong làm Đế Thích, không thểmong làm Phạm Thiên, không thể mong làm Ma vương, cũng khôngthể mong làm Như Lai.’ Công chúa hỏi, ‘Con nhất định khôngthể thành đạo Vô thượng hay sao?’ Phật Bảo Tạng đáp:‘Có thể. [758a01] Này Mâu-ni nữ, cô có thể thành đạo Vôthượng Chánh chơn. Nhưng, công chúa nên biết, vô số a-tăng-kỳkiếp trong tương lai có Phật xuất thế, là thiện tri thứccủa cô. Vị Phật ấy sẽ thọ ký cho cô.’ Khi ấy, côngchúa bạch Phật rằng: ‘Người nhận thanh tịnh, còn thíchủ thì uế trược hay sao?’ Phật Bảo Tạng bảo: ‘ĐiềuTa nói ở đây là tâm ý thanh tịnh, phát nguyện kiên cố.’Công chúa nói xong, liền đứng dậy, đảnh lễ sát đất,nhiễu Phật ba vòng rồi ra đi.

“Ưu-ba-ly,nên biết, qua vô số a-tăng-kỳ kiếp, Phật Đăng Quang mớixuất hiện ở đời, hoá độ nước lớn Bát-đầu-ma, cóchúng Tỳ-kheo gồm mười sáu vạn tám ngàn người vây quanh,được nhà vua và nhân dân đến cúng dường. Lúc ấy, trongnước có vua tên Đề-bà-duyên-na trị đời đúng pháp, thốnglãnh cảnh giới Diêm phù này.

“Bấygiờ, vua thỉnh Phật và chúng Tỳ-kheo thọ thực. Vào buổisáng, Phật Đăng Quang đắp y cầm bát, dẫn các Tỳ-kheo nàothành. Trong lúc ấy, có bà-la-môn tên Di-lặc,[72] dung mạotuấn tú, một mình nổi bật trên tất cả đại chúng, y nhưPhạm thiên; tụng đọc thông suốt các bộ kinh, hiểu rõ cácbộ sách và các chú thuật, thông suốt thiên văn địa lý;không thứ gì không biết. Khi từ xa trông thấy Phật ĐăngQuang có dung mạo đặc biệt hiếm có trên đời, các căn vắnglặng, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, trang nghiêmthân, ông ấy liền sanh tâm hoan hỷ, phát sanh thiện tâm, suynghĩ rằng: “Trong sách có nói Như Lai xuất hiện ở đờilà việc rất khó gặp, lâu lắm mới có một lần. cũng nhưhoa Ưu đàm lâu lắm mới nở. Ta cần phải đến xem thử.’

“Bà-la-mônbèn tự tay cầm năm bông hoa đến chỗ Thế Tôn, và nghĩ rằng,‘Ai có ba mươi hai tướng, người ấy được gọi là Phật.’Ông đem năm nhánh hoa rải lên thân Như Lai, và tìm ba mươihai tướng nhưng chỉ thấy ba mươi tướng, còn hai tướngnữa thì không thấy, tức thì trong lòng hồ nghi rằng, vìsao ta quan sát Thế Tôn mà không thấy tướng lưỡi dài vàtướng mã âm tàng. Ông ấy liền nói kệ:

Nghecó ba hai tướng

Củabậc Đại trượng phu.

Naykhông thấy hai tướng.

Cóđủ tướng hảo chăng?

Thiếutướng mã âm tàng,

Trinhkhiết không dâm chăng?

Khôngthấy tướng lưỡi dài,

Liếmtai, che khắp mặt.

Monghiện tướng cho thấy,

Đểcon sạch nghi ngờ.

Xincho con được thấy

Tướngmã âm và lưỡi.

“Khiấy, Phật Đăng Quang liền nhập định, khiến cho bà-la-mônthấy hai tướng đó. Phật Đăng Quang lại hiện tướng lưỡirộng dài liếm đến hai tai và phóng ra ánh sáng lớn. Ánhsáng ấy sau đó trở vào đỉnh đầu. Khi bà-la-môn thấy NhưLai có đầy đủ ba mươi hai tướng, hết sức vui mừng, nóirằng: ‘Cúi nguyện Thế Tôn xem xét, con xin dâng lên Như Lainăm bông hoa này và xin đem thân này cúng dường Thế Tôn.’Sau khi vị ấy phát nguyện, năm bông hoa liền biến thành đàibáu trên không trung hết sức vi diệu, có bốn trụ, bốn cổng;thấy có đài lưới ngọc; vị ấy rất vui mừng, lại phátnguyện rằng: ‘Xin cho trong tương lai con được làm Phậtnhư Phật Đăng Quang. Đệ tử đi theo cũng y như vậy.’

“Biếtnhững ý nghĩ trong tâm bà-la-môn, Phật Đăng Quang liền mỉmcười. Theo thường pháp của chư Phật Thế Tôn, nếu khi thọký Thế Tôn mỉm cười thì miệng phát ra ánh sáng năm màu,chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Khi ánh sáng đãchiếu ba nghìn đại thiên thế giới thì ánh sáng mặt trờimặt trăng không còn. Sau ssod, ánh sáng trở vào trên đảnh.Nếu lúc Như Lai thọ ký làm Phật thì ánh sáng nhập vào trênđảnh. Nếu lúc thọ ký Bích-chi-phật thì ánh sáng từmiệng phát ra rồi vào lại trong miệng.[73] Nếu thọ ký Thanhvăn thì ánh sáng nhập vào vai. Nếu thọ ký sanh thiên thìlúc ấy ánh sáng nhập vào trong cánh tay. Nếu thọ ký sanhlàm người thì lúc ấy ánh sáng nhập vào hai bên hông. Nếuthọ ký sinh ngạ quỷ thì ánh sáng vào nách. Nếu thọ kýsinh súc sanh thì ánh sáng vào đầu gối. Nếu thọ ký sinhđịa ngục thì ánh sáng vào gót chân.

“Lúcấy, Bà-la-môn thấy ánh sáng vào đỉnh, vui mừng hớn hởkhông xiết kể, liền trải tóc lên đất và nói lời này:‘Nếu Như Lai không thọ ký cho con thì ngay chỗ này con tựđọan các căn.’ Phật Đăng Quang biết những ý nghĩ trongtâm Bà-la-môn Phật Đăng Quang, liền bảo: ‘Ông hãy mau đứngdậy. Đời vị lai Ông sẽ thành Phật, hiệu Thích-ca Văn NhưLai, Chí chơn đẳng chánh giác.’

“Ma-nạpsau khi nghe Phật thọ ký, sinh lòng hớn hở không xiết kể,liền ngay nơi đó mà đắc biến hiện tam-muội, vọt lên hưkhông cách mặt đất bảy nhẫn, chấp tay hướng về Như LaiĐăng Quang.

“NàyƯu-ba-ly, Ông chớ có nhận xét ai khác. Tỳ-kheo trưởng lãovào thời Như Lai Bảo Tạng lúc bấy giờ, không ai khác màchính là Như Lai Đăng Quang lúc ấy. Còn công chúa Mâu-ni lúcchính là Ta lúc bấy giờ. Lúc ấy, Như Lai Bảo Tạng đã đặttên hiệu cho Ta là Thích-ca Văn. Nay Ta vì nhân duyên ấy nênnói trai pháp tám quan này. Hãy phát thệ nguyện. Không nguyệnthì không quả. Vì sao vậy? Nếu người nữ kia phát thệ nguyện,ngay kiếp ấy thành tựu sở nguyện đó. Nếu Tỳ-kheo trưởnglão không phát thệ nguyện, thì trọn không thành Phật đạo.Phước của thệ nguyện không thể ghi kể, dẫn đến chỗcam lồ diệt tận.

“NàyƯu-ba-ly, Ông hãy học điều này như vậy.”

Ưu-ba-lysau khi nghe những điều Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[74]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại nước Ma-kiệt, gần bên bờ sông,[75]cùng năm trăm chúng đại Tỳ-kheo, .

Bấygiờ, Thế Tôn thấy giữa dòng sông có một khúc gỗ lớnbị nước cuốn trôi, liền ngồi dưới một gốc cây bênbờ sông. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi có thấy khúc gỗ bị nước cuốn trôi không?”

CácTỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch,chúng con có thấy!”

ThếTôn bảo:

“Nếukhúc gỗ này không vướng bờ này, không vướng bờ kia, khôngchìm giữa dòng, không bị tấp lên bờ, không bị người vớt,không bị phi nhân vớt, không bị dòng nước xoáy, không bịmục rã, nó sẽ trôi dần đến biển. Vì sao vậy? Vì biểnlà nguồn gốc của các dòng sông. Tỳ-kheo, các ngươi cũngnhư vậy. Nếu không không đắm bờ này, không đắm bờ kia,không chìm giữa dòng, không tấp lên bờ, không bị ngườibắt giữ, không bị phi nhân bắt giữ, cũng không bị nướcxoáy, cũng không bị mục rã, dần dần các ngươi sẽ xuôiđến Niết-bàn. Vì sao vậy? Xuôi đến Niết-bàn là chánhkiến,[76] chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,chánh tinh tấn*, chánh niệm, chánh định. Đó là nguồn gốccủa Niết-bàn.”

Bấygiờ, có người chăn bò tên Nan-đà[77] đang đứng chống gậy.Người chăn bò từ xa nghe những lời nói như vậy, bèn đilần đến chỗ Thế Tôn mà đứng. Bấy giờ người chăn bòbạch Thế Tôn:

“Naycon cũng không vướng bờ này, không vướng [759a01] bờ kia,không chìm giữa dòng, không tấp lên bờ, không bị ngườivớt, chẳng bị phi nhân vớt, không bị dòng nước xoáy, cũngchẳng mục rã, dần dần xuôi về Niết-bàn. Cúi xin ĐứcThế Tôn cho phép con ở trong đạo này được làm sa môn.”

ThếTôn bảo:

“Ngươihãy trả bò cho chủ rồi sau đó mới được làm sa môn.”

Ngườichăn bò Nan-đà thưa:

“Nhữngcon bò này nhớ nghé con, nên chúng nó tự sẽ về nhà. Cúixin Thế Tôn cho phép con đi theo đạo này.”

ThếTôn bảo:

“Nhữngcon bò này tuy sẽ tự trở về nhà, nhưng ông cần phải vềgiao lại cho chủ.”

Lúcấy, người chăn bò vâng lời Phật dạy, trở về giao bò,rồi trở lại chỗ Phật, bạch Thế Tôn:

“Nay con đã giao bò. Cúi xin Thế Tôn cho phép con làm sa môn.”

NhưLai liền chấp thuận ông làm sa-môn, thọ giới cụ túc.

Cómột Tỳ-kheo khác bạch Thế Tôn:

“Saogọi là bờ này? Sao gọi là bờ kia? Thế nào là chìm giữadòng? Thế nào là tấp lên bờ? Thế nào là bị người bắtgiữ? Thế nào là bị phi nhân bắt giữ? Thế nào là bị dòngnước xóay? Thế nào là bị mục rã?”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Bờnày là chỉ thân. Bờ kia là thân diệt tận. Chìm giữa dònglà dục ái. Tấp lên bờ là năm dục. Bị người bắt giữlà, như có thiện gia nam tử phát thệ nguyện này: ‘Do phướclành công đức này tôi sẽ làm vua nước lớn, hoặc làm đạithần.’ Bị phi nhân bắt giữ là, như có Tỳ-kheo phát nguyệnnhư vầy: ‘Tôi sẽ sinh lên trời Tứ thiên vương mà hànhphạm hạnh. Nay ta đem công đức nguyện sanh về các cõi trời.’Đó gọi là bị phi nhân bắt giữ. Bị dòng nước xoáy, đólà tà nghi. Mục rã là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp,tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Đó là mục rã.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo Nan-đà ở tại chỗ vắng vẻ, tự khắc cầntu tập, vì mục đích mà thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc,xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vô thượng, cho đến, tựbiết rằng, sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cầnlàm đã xong, không còn tái sinh đời sau nữa. Ông ở ngay trênchỗ ngồi thành A-la-hán.

Nan-đàsau khi nghe những gì nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[78]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại Ca-lan-đà, Trúc viên, thànhLa-duyệt, cùng năm trăm Tỳ-kheo.

Lúcấy, Đề-bà-đạt-đâu* đã mất thần túc. Thái tử A-xà-thếmỗi ngày sai đem năm trăm nồi cơm cúng dường ông. Khi cácTỳ-kheo nghe Đề-bà-đạt-đâu đã mất thần túc, lại đượcA-xà-thế cúng dường, cùng nhau dẫn đến chỗ Phật, đảnhlễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, các Tỳ-kheobạch Phật:

“Đề-bà-đạt-đâuoai lực rất lớn, nay được vua A-xà-thế cúng dường mỗingày năm trăm nồi cơm.”

ThếTôn nghe những lời này rồi, bèn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi chớ dấy lên ý tưởng này, ham lợi dưỡng của Tỳkheo Đề-bà-đạt-đâu. Kẻ ngu kia vì lợi dưỡng này sẽtự diệt vong. Vì sao vậy? Ở đây Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đâusẽ không đạt kết quả như ước nguyện đối với mụcđích xuất gia học đạo.

“Tỳ-kheo,nên biết, như có người ra khỏi làng xóm, tay cầm búa bén,đi đến cây lớn, ý mong muốn trước hết là mong cây lớn,nhưng khi kịp đến cây kia thì chỉ mang cành lá trở về.[79]Nay Tỳ-kheo này cũng như vậy, vì tham đắm lợi dưỡng. Vìlợi dưỡng này, tự khen mình trước mọi người, chê baingười khác, nên những việc làm của Tỳ-kheo không đạtkết quả như sở nguyện. Người ấy vì lợi dưỡng này nênkhông tìm cầu phương tiện khởi tâm dõng mãnh như ngườikia tìm không được lõi cây,[80] bị người trí vứtbỏ.

“Giảsử có Tỳ-kheo sau khi được lợi dưỡng, không tự khen, lạikhông chê bai người khác; nhưng có lúc lại đến người kháctự khoe rằng: ‘Tôi là người trì giới. Kia là kẻ phạmgiới.’ Những sở nguyện của Tỳ-kheo cũng không đượckết quả, như người bỏ gốc mang cành[81] về nhà. Ngườitrí thấy vậy bèn nói: ‘Người này chỉ mang cành về nhàmàg không biết được lõi.’ Ở đây, Tỳ-kheo cũng như vậy,vì có được lợi dưỡng, vâng giữ giới luật, gồm tu phạmhạnh và thích tu ta-muội. Vị ấy do tâm tam-muội này mà tựkhen với người khác: ‘Nay tôi đắc định. Người khác khôngđắc định.’ Những pháp cần làm của Tỳ-kheo này cũngkhông được kết quả.

“Cũngnhư có người muốn tìm lõi cây, đi đến cây lớn mong đượclõi cây, bỏ cành lá cây, lấy gốc mang gốc về. Người tríthấy vậy, nói rằng: ‘Người này được riêng phầngốc.’ Nay Tỳ-kheo cũng vậy, phát sinh lợi dưỡng, nhưngvâng giữ giới luật, không tự khen, lại chẳng chê bai ngườikhác. Tu hành tam-muội cũng như vậy, lần lượt hành trí huệ.Ở trong pháp này, trí huệ là bậc nhất. Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đâuở trong pháp này đã không được trí huệ, tam muội, cũngkhông đầy đủ pháp giới luật.”

CóTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Vìsao gọi Đề-bà-đạt-đâu kia không hiểu pháp giới luật?Ông đó có thần đức, thành tựu các hành, có trí huệ này,vì sao gọi là không hiểu pháp giới luật? Có trí huệ thìcó tam-muội, có tam-muội thì có giới luật.”

ThếTôn bảo:

“Phápgiới luật là việc thường của thế tục, thành tựu tam-muộicũng là việc thường của thế tục. Thần túc phi hành cũnglà việc thường của thế tục. Chỉ thành tựu trí huệ,đó là pháp trên hết.”

Lúcấy, Thế Tôn liền nói kệ này:

Dothiền được thần túc,

Khôngrốt ráo đi lên;

Khôngđược bờ vô vi

Lạirơi vào năm dục.

Tríhụê là tối thượng,

Khôngưu, không gì lo,

Cứucánh được chánh kiến,

Cắtđứt cõi sanh tử.

“Tỳ-kheo,nên biết, do phương tiện này mà biết Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đâukhông hiểu pháp giới luật, cũng không hiểu hành trí tuệvà tam-muội. Tỳ-kheo, các ngươi chớ có tham đắm lợi dưỡngnhư Đề-bà-đạt-đâu. Phàm người lợi dưỡng đoạ vàocõi ác, không đến cõi lành. Nếu đắm lợi dưỡng liềntập tà kiến, lìa chánh kiến, tập tà tư duy, lìa chánh tưduy, tập tà ngữ, lìa chánh ngữ, tập tà nghiệp, lìa chánhnghiệp, tập tà mạng, lìa chánh mạng, tập tà tinh tấn*,lìa chánh tinh tấn, tập tà niệm, lìa chánh niệm, tập tàđịnh, lìa chánh định. Cho nên, Tỳ-kheo chớ khởi tâm lợidưỡng, chế phục khiến không khởi. Đã khởi tâm lợi dưỡng,hãy tìm cầu phương tiện mà diệt nó.

“CácTỳ-kheo, cần phải học điều này như vậy.”

KhiPhật nói pháp vi diệu này, hơn sáu mươi Tỳ-kheo xả bỏpháp phục, sống đời bạch y. Lại có sáu chục Tỳ-kheo kháctâm giải thoát khỏi hữu lậu, các trần cấu sạch, đượcpháp nhãn thanh tịnh.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nayta sẽ nói ví dụ thuyền bè. [760a01] Các ngươi hãy suy nghĩkỹ và ghi nhớ trong tâm.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn.” Các Tỳ-kheo vâng theo lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“Thếnào là ví dụ thuyền bè? Khi các ngươi đi đường bị giặcbắt giữ, cần làm chủ tâm ý, không khởi niệm ác, phảikhởi tâm từ, bi, hỷ, xả* tràn đầy khắp mọi nơi, vô lượng,vô hạn không thể tính đếm. Giữ tâm phải như đất; giốngnhư đất này vừa nhận vật sạch, vừa nhận vật dơ, phântiểu ô uế, đều nhận hết; nhưng đất không khởi tâm tănggiảm, không nói: ‘Đây tốt, đây xấu.’ Nay sở hành cácngươi cũng phải như vậy. Nếu bị giặc cướp bắt giữ,chớ sanh ác niệm, không khởi tâm tăng giảm, cũng như đất,nước, lửa, gió, xấu cũng nhận, tốt cũng nhận, đều khôngtâm tăng giảm; hãy sanh tâm từ bi hỷ xả* đối với hếtthảy chúng sanh. Vì sao vậy? Vì pháp hành thiện còn phảibỏ huống chi pháp ác mà có thể tập hành sao?

“Nhưcó người gặp chỗ có tai nạn đáng sợ, muốn vượt quachỗ nạn đến nơi yên ổn, tùy ý rong ruổi tìm nơi an ổn.Người ấy gặp sông lớn, rất sâu rộng, cũng không có cầuthuyền để có thể qua đến bờ bên kia được, mà nơi đangđứng thật là đáng sợ. Bờ kia là vô vi. Bấy giờ, ngườikia liền suy nghĩ: ‘Sông này rất sâu rộng. Ta hãy gom gópcây gỗ, cỏ, lá kết thành một chiếc bè để vượt qua.Nhờ bè này mà từ bờ này đến được bờ kia.’ Bấy giờngười kia, liền thâu thập cây gỗ, cỏ lá kết bè vượtqua, từ bờ này đến bờ kia. Người kia đã vượt qua bờkia, lại nghĩ: ‘Chiếc bè này đối với ta có nhiều lợiích. Nhờ chiếc bè này cứu được nguy nan, từ nơi đángsợ đến chỗ an lành. Ta không bỏ bè này. Hãy mang theo bênmình.’ Thế nào, Tỳ-kheo, người kia đã đến nơi rồi, cónên mang bè theo bên mình? Hay không nên?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Khôngnên, bạch Thế Tôn. Sở nguyện người kia đã đạt kết quả,thì mang chiếc bè theo làm gì?”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Thiệnpháp còn phải xả, huống gì là phi pháp.”

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo bạch với Thế Tôn:

"Saogọi là pháp còn phải xả huống là phi pháp? Chúng con háchẳng phải nhờ pháp mà học đạo hay sao?”

ThếTôn bảo:

“Ykiêu mạn diệt kiêu mạn, mạn mạn, tăng thượng (quá) mạn,[82]tự mạn, tà kiến mạn, [760b] mạn trung mạn, tăng thượngmạn.[83] Bằng không mạn diệt mạn mạn, diệt tăng tăng thượngquá mạn.[84] Bằng chánh mạn, diệt tà mạn, tăng thượngmạn, diệt hết bốn mạn. Xưa kia, khi Ta chưa thành Phật đạo,ngồi dưới gốc thọ vương, suy nghĩ như vầy: ‘Trong dụcgiới, ai là cao trọng nhất để Ta sẽ hàng phục. Trong cõidục này, trời và người, không ai không bị hàng phục.’Rồi Ta lại tự nghĩ: ‘Nghe có tệ ma Ba-tuần. Ta sẽ chiếnđấu với chúng. Do hàng phục Ba-tuần, nên tất cả chư thiêncao quí đều bị hàng phục.’ Lúc ấy, Tỳ-kheo, Ta mỉm cườitrên chỗ ngồi, khiến cảnh giới ma Ba tuần đều chấn động.Giữa hư không nghe tiếng nói kệ:

Bỏpháp Chân Tịnh vương,[85]

Xuấtgia học cam lồ;

Dùcó thệ nguyện rộng:

Dọntrống ba đường ác.

Nayta họp binh chúng,

Xemmặt sa-môn kia.

Nếuy không theo ta;

Nắmchân liệng ngòai biển.[86]

“Lúcbấy giờ, Tệ ma Ba-tuần vô cùng thịnh nộ, bảo đại tướngSư Tử rằng, ‘Hãy nhanh chóng tập hợp bốn bộ binh chúngđi công phạt Sa-môn. Lại xem ông ấy có thế lực gì mà dámchiến đấu với ta?’ Khi ấy Ta lại suy nghĩ: ‘Giao chiếnvới phàm phu mà còn không im lặng, huống gì là với hạngcường hào của cõi Dục ư? Dù sao Ta cũng cần phải cạnhtranh với chúng.’

“CácTỳ-kheo, khi ấy Ta bận áo giáp nhân từ, tay cầm cung tam-muội,tên trí huệ, chờ đợi đám đại quân kia. Bấy giờ, Tệma, đại tướng và mười tám ức binh chúng, tướng mạokhác nhau như vượn, khỉ, sư tử, đi đến chỗ Ta. Trong đó,chúng La-sát hoặc một thân nhiều đầu, hoặc vài chục thânchung một đầu, hoặc hai vai có ba cổ, ngay tim có miệng; hoặccó một tay, hoặc có [760b20c] hai tay, hoặc có bốn tay;hoặc hai tay nâng đầu, miệng ngậm xác rắn, hoặc trên đầubốc lửa, miệng phun ra lửa, hoặc hai tay vạch miệng, muốnnuốt chửng phía trước, hoặc vạch bụng hướng nhau, taycầm đao kiếm, vai vác giáo mác, hoặc cầm chày cối, hoặcghánh núi vác đá, ghánh vác cây lớn, hoặc hai chân chổnglên trời đầu chúc xuống đất, hoặc cởi voi sư tử, hổ,sói, trùng độc, hoặc đi bộ đến, hoặc bay trên không. MaBa-tuần dẫn binh chúng như vậy vây quanh đại thọ.

“MaBa-tuần ở bên trái Ta, nói với Ta rằng, ‘Sa-môn đứng dậyngay!’ Tỳ-kheo, khi ấy Ta im lặng không đáp. Ba lần như vậy.

“Manói với ta, ‘Sa-môn có sợ ta không?’ Ta bảo, ‘Ta nắmgiữ tâm, không sợ hãi điều gì.’

“MaBa-tuần nói, ‘Sa-môn có thấy chúng bốn bộ của ta không?Ông chỉ có một mình, không có binh khí, đao trượng, trọcđầu, thân thể phơi trần, chỉ khóac ba y này, mà lại nói:Ta không sợ gì!’ Ta bèn nói Ma Ba tuần bài kệ này:

Giápnhân, cung tam-muội,

Taycầm tên trí tuệ,

Phướcnghiệp là binh chúng,

Tasẽ phá quân ông.

“MaBa tuần lại nói với Ta, ‘Ta làm nhiều điều ích lợi choSa-môn. Sa-môn nếu không nghe lời ta, lập tức ta làm cho hìnhhài ông tan mất thành tro. Lại nữa, Sa-môn tướng mạo đẹpđẽ, tuổi tráng thịnh đáng yêu, xuất xứ từ Chuyển luânvương dòng sát-lợi. Hãy kíp rời nơi này mà vui hưởng ngũdục. Ta sẽ đưa ông lên làm Chuyển luân Thánh vương.’ Taliền bảo Ba-tuần, ‘Những điều người nói là vô thườngbiến dịch, không thể tồn tại lâu dài, cần lìa bỏ, chẳngphải là điều ta ham muốn.’

“Tệma Ba tuần lại hỏi ta, ‘Sa-môn, nay ông cầu mong điều gì,chí nguyện vật gì?’ Ta đáp, ‘Điều ta mong là nơi chốnkhông sợ hãi, yên ổn, tịch tĩnh trong thành Niết-bàn, đểdẫn những chúng sanh trôi nổi sanh tử, chìm đắm trong khổnão này về đường chính.’

“Manói Ta, ‘Giờ nếu Sa-môn không kíp rời khỏi chỗ ngồi,ta sẽ nắm chân ông ném vào biển.’

Tabảo Ba tuần, ‘Ta nhận thấy trên trời dưới đất, Ma hoặcThiên ma, người hoặc phi nhơn, cùng chúng bốn bộ của ông,không ai có thể làm lay động một sợi lông Ta.’ Ma nói vớiTa, ‘Sa-môn, nay muốn giao chiến với [761a01] ta hay chăng?’Ta đáp, ‘Ta đang nghĩ đến giao chiến.’ Ma hỏi ta,‘Kẻ địch của ông là những ai?’ Ta đáp, ‘Chính là kiêumạn, như tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn, mạn trong mạn.’Ma hỏi Ta, ‘Ông diệt các mạn này vì mục đích gì?’ Tađáp, ‘Ba-tuần, nên biết, có từ tam-muội, bi tam-muội, hỷtam-muội, xả* tam-muội, không tam-muội, vô nguyện tam-muội,vô tướng tam-muội. Do từ tam-muội mà thành tựu bi tam-muội.Do bi tam-muội mà đắc hỷ tam-muội. Do hỷ tam-muội mà đắcxả tam-muội. Do xả tam-muội mà đắc không tam-muộ. Do khôngtam-muội mà đắc vô nguyện tam-muội. Do vô nguyện tam-muộimà đắc vô tướng tam-muội. Do lực tam-muội này mà Ta chiếnđấu với ông. Hành diệt thì khổ diệt. Khổ diệt thì kếtsử diệt. Kết sử diệt thì đạt đến Niết-bàn.’

“Manói với Ta, ‘Sa-môn, pháp được diệt bởi pháp chăng?’Ta đáp, ‘Pháp cần được diệt bởi pháp.’ Ma lại hỏiTa, ‘Thế nào là diệt pháp bởi?’ Ta nói, ‘Chánh kiếnđược diệt bởi tà kiến; tà kiến diệt được diệt chánhkiến; chánh tư duy* diệt tà tư duy*, tà tư duy* diệt chánhtư duy*, chánh ngữ diệt tà ngữ, tà ngữ diệt chánh ngữ,;chánh nghiệp diệt tà nghiệp, tà nghiệp diệt chánh nghiệp;chánh mạng diệt tà mạng, tà mạng diệt chánh mạng; chánhtinh tấn* diệt tà tinh tấn*, tà tinh tấn* diệt chánh tinhtấn*; chánh niệm diệt tà niệm, tà niệm diệt chánh niệm;chánh định diệt tà định, tà định diệt chánh định.’

“Manói với Ta, ‘Mặc dù Sa-môn có nói vậy, nhưng trường hợpnày khó chấp nhận. Ông đứng dậy nhanh lên, đừng để taném xuống biển.’

“Bấygiờ, Ta lại nói với Ma Ba-tuần, ‘Ngươi trước kia làm phướcchỉ với một lần bố thí mà nay được làm Ma vương Dụcgiới. Xưa kia Ta đã tạo công đức không thể kể hết. Naynhững lời nói của ngươi mới thật là khó chấp nhận.’Ma Ba-tuần đáp, ‘Những phước mà ta đã làm, ở đây ônglàm chứng. Còn Ông tự xưng rằng đã tạo ra vô số phước,ai là người làm chứng?’

“Tỳ-kheo,khi ấy Ta liền duỗi cánh tay phải, dùng ngón tay chỉ xuốngđất, nói với Ma Ba-tuần, ‘Những công đức Ta đã làm,đất chứng biết.’ Khi Ta vừa nói lời này, thần Đất từdưới đất vọt lên, chấp tay bạch, ‘Bạch Thế Tôn, conxin làm chứng biết.’ Thần đất nói lời này xong, Ma Ba-tuầnsầu ưu khổ não, liền biến mất.

“Tỳ-kheo,hãy bằng phương tiện này mà biết rằng, pháp còn diệt huốnggì là phi pháp. Ta trong thời gian dài đã nói kinh ‘Nhất giácdụ’[87] cho các ngươi, không ghi văn của nó, huống gì làhiểu rõ nghĩa nó.[88] Vì sao vậy? Vì pháp này sâu huyền,vị Thanh văn, Bích-chi-phật nào tu pháp này thì được côngđức lớn, được đến chỗ vô vi cam lồ. Vì sao nó đượcdụ là nương bè? Có nghĩa là nương mạn diệt mạn. Mạnđã diệt hết thì không còn các niệm tưởng não loạn nữa.Giống như da chồn hoang được thuộc kỹ, dùng tay cuộn lạikhông gây tiếng động, không chỗ nào cứng. Đây cũng nhưvậy, nếu Tỳ-kheo nào hết kiêu mạn, không còn gì tăng giảm.Cho nên, nay Ta bảo các ngươi, giả sử ai bị giặc bắt giữ,chớ sanh ác niệm, phải đem tâm từ ban khắp mọi nơi, giốngnhư da cực mềm kia, trong lâu dài sẽ đạt đến chỗ vô vi.Các Tỳ-kheo, cần phải suy nghĩ như vậy.”

KhiPhật nói pháp này, ba ngàn thiên tử dứt sạch bụi trần,ngay trên chỗ ngồi được mắt pháp thanh tịnh; sáu mươiTỳ-kheo khác cởi bỏ pháp phục, trở về đời sống bạchy; sáu mươi Tỳ-kheo khác diệt tận các lậu, tâm giải thoát,[89]được mắt pháp thanh tịnh.

CácTỳ-kheo sau nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[90]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại miểu thần, bên bờ sông Hằng,[91]nước Ma-kiệt, cùng với năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cũngnhư người chăn bò Ma-kiệt[92] ngu si ít trí, muốn đưa đànbò từ bờ này sông Hằng sang bờ kia, nhưng không chịu dòxem chỗ cạn sâu bờ bên này, bên kia, mà lùa bò xuống nước.Trước tiên, cho qua những con bò gầy, và những con bê cònnhỏ. Ở giữa dòng nước, chúng hết sức yếu đuối khôngthể đến bờ kia được. Tiếp lại cho qua những con bò trungbình không mập không gầy. Chúng cũng không qua được, màở giữa dòng chịu khổ não. Cuối cùng cho qua những con bòkhoe mạnh nhất nhất, cũng bị mắc khốn ở giữa dòng.[93]Nay, Tỳ-kheo trong chúng của Ta cũng lại như vậy. Tâm ý ámđộn không có trí sáng, không phân biệt đường đi sanh tử,không phân biệt cầu, thuyền của Ma. Muốn vượt qua dòngsanh tử mà không tập tu pháp cấm giới, liền bị Ma Ba-tuầnchi phối. Tìm cầu Niết-bàn mà theo tà đạo để mong đượcdiệt độ, rốt cuộc không được kết quả, tự tạo tộinghiệp, lại đẩy người khác sa đọa vào tội lỗi.

“Cũngnhư người chăn bò Ma-kiệt thông tuệ nhiều trí, ý muốnđưa bò từ bờ này sang bờ kia. Trước hết thăm dò nơi sâu,cạn, rồi đưa những con bò khỏe mạnh nhất đến bờ kiatrước.[94] Kế đó [761c] đưa những con bò trung bình khôngmập không ốm, cũng sang được đến bờ bên kia. Kế đếnđưa những con gầy nhất cũng vượt qua không xảy ra việcgì. Những con bê còn nhỏ[95] theo sau cùng mà được qua sangan ổn. Tỳ-kheo, ở đây cũng vậy, Như Lai khéo quán sátđời này đời sau, quán sát biển sanh tử, con đường đicủa Ma. Tự mình bằng bát chánh đạo mà vượt qua hiểm nạnsanh tử, lại bằng đường này để độ người chưa đượcđộ.

“Cũngnhư con bò chính dẫn đầu, một con đi đúng thì những conkhác đều đi theo. Đệ tử của Ta cũng như vậy, sạch hữulậu, thành vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát,ở trong hiện pháp tự thân tác chứng mà tự an trú, vượtcảnh giới Ma đến chỗ vô vi.

“Cũngnhư con bò khoe mạnh kia vượt qua sông Hằng đến được bờbên kia. Hàng Thanh văn của Ta cũng như vậy, đoạn năm hạphần kết, thành A-na-hàm, ở trên kia mà bát Niết-bàn, khôngcòn trở lại cõi này nữa, qua cảnh giới ma đến chỗ vôvi.

“Cũngnhư những con bò trung bình không mập không ốm, qua đượcsông Hằng không có gì trở ngại. Đệ tử của Ta cũng lạinhư vậy, đọan trừ ba kết, dâm, nộ, si mỏng, thành Tư-đà-hàm,trở lại đời này một lần nữa, rồi tận cùng mé khổ,qua cảnh giới Ma đến chỗ vô vi.

“Cũngnhư những con bò gầy kia dẫn theo những con bê qua đượcdòng sông Hằng kia. Đệ tử của Ta cũng lại như vậy, đoạntrừ ba[96] kết, thành Tu-đà-hoàn, tất đến chỗ được độ,qua cảnh giới Ma, thoát khỏi nạn sanh tử.

“Cũngnhư những con bê nhỏ kia theo mẹ lội qua được. Đệ tửcủa Ta cũng lại như vậy, tùy tín hành,[97] tùy pháp hành,[98]đoạn trừ các sự trói buộc của Ma, đến chỗ vô vi.”[99]

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

BịMa vương bắt giữ

Khôngvượt bờ sinh tử.

NhưLai đã suốt cùng,

Trísoi tỏ thế gian.[100]

Điềuchư Phật tỏ ngộ,

Bà-la-mônkhông hiểu rõ.

Còntrong bờ sanh tử,

Lạiđộ người chưa độ.

Naynăm hạng người này,[101]

Cònlại không thể kể,

Muốnthoát nạn sanh tử,

Thảynhờ oai lực Phật.

“Chonên, Tỳ-kheo, hãy chuyên tâm mình, sông không phóng dật, tìmcầu phương tiện thành tựu tám đạo phẩm Hiền thánh. Nươngvào đạo Hiền thánh sẽ có thể vượt khỏi biển sanh tử.Vì sao vậy? Như người chăn bò ngu si kia, chính là [762a01]bà-la-môn ngoại đạo, tự dìm trong dòng sanh tử, lại đẩyngười khác đắm vào trong tội. Nước sông Hằng kia tứclà biển sanh tử. Người chăn bò thông tuệ kia chính là NhưLai, đã vượt hiểm nạn sinh tử do tám đạo phẩm của Hiềnthánh. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựuBát Thánh Đạo.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7[102]
Tôinghe như vầy.

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn lê của Kỳ-bà-già[103] tạithành La-duyệt, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi đệtử, đều là A-la-hán, các lậu hoặc đã sạch, thấu suốtsáu thông, chỉ trừ một người là Tỳ-kheo A-nan.

Bấygiờ, vào ngày 15 tháng 7, ngày thọ tuế,[104] vua A-xà-thế,vào lúc nửa đêm sao sáng đã xuất hiện, nói với phu nhânNguyệt Quang[105]:

“Hômnay là ngày rằm, trăng tròn sáng quá, nên làm gì?”

Phunhân đáp:

“Hômnay là ngày rằm, là ngày thuyết giới, nên đàn ca, tự mìnhhưởng thụ năm dục.”

Vuanghe xong những lời này mà không hài lòng. Vua lại hỏi tháitử Ưu-đà-da:[106]

“Đêmnay, thật trong sáng, nên làm gì?”

Tháitử Ưu-đà-da bạch vua:

“Nhưnửa đêm nay thật trong sáng, nên tập họp bốn loại binhđi chinh phạt ngoại địch các nước khác nào chưa hàng phục.”

Saukhi vua A-xà-thế nghe những lời này xong, cũng lại không vừaý, lại hỏi thái tử Vô Úy:[107]

“Nhưnay, đêm thật trong sáng, nên làm những gì?”

Vươngtử Vô Úy đáp:

“NayBất-lan Ca-diếp,[108] rành về các toán số, biết cả vềthiên văn địa lý, được mọi người tôn ngưỡng, có thểđi đến hỏi ông về những nghi nạn này, vị ấy sẽ nóilý rất vi diệu cho Tôn vương, hoàn toàn không có điều gìngưng trệ.”

Saukhi nghe xong những lời này, cũng không vừa ý, vua lại hỏiđại thần Tu-ni-ma:[109]

“Nhưđêm nay, thật trong sáng, nên làm những gì?”

Tu-ni-matâu vua rằng:

“Nhưnửa đêm nay, thật là trong sáng. Gần đây không xa có A-di-sủy[110]hiểu biết rộng, xin Đại vương đến hỏi những điều nghingờ.”

Vuanghe xong những lời này, cũng không vừa ý, lại hỏi Bà-la-mônBà-sa[111]:

“Nhưnửa đêm nay, thật là trong sáng, nên làm những gì?”

Bà-la-mônđáp:

“Nhưnay ngày mười lăm, thật là trong sáng. Gần đây không xa cóCù-da-lâu,[112] cúi xin Đại vương đến đó hỏi nghĩa này.”

Saukhi nghe những lời này xong, cũng không hợp ý mình, vua lạihỏi Bà-la-môn Ma-đặc[113] rằng:

“Nhưnửa đêm nay, thật là trong sáng, nên làm việc gì?”

Bà-la-mônđáp:

“Đạivương nên biết, gần đây không xa có Ba-hưu Ca-diên,[114] cúixin đại vương đến hỏi sự tình ông ấy.”

Vuanghe những lời này xong cũng không hạp ý, lại hỏi điểnbinh Sách-ma[115]: “Như nửa đêm nay, thật là trong sáng, nênlàm những gì?”

Sách-mađáp:

“Gầnđây không xa có Tiên-tất Lô-trì[116] rành về thuật toánsố, có thể đến đó hỏi đạo nghĩa.”

Vuanghe những lời này xong, cũng không hạp ý mình, lại bảođại thần Tối Thắng[117] rằng:

“Nhưnay ngày mười lăm, thật là trong sáng, nên làm những gì?”

TốiThắng tâu vua rằng:

“Naycó Ni-kiền Tử[118] đọc rộng các kinh, là tối thượng trongcác thầy, cúi xin đại vương đến đó hỏi đạo nghĩa.”

Vuanghe những lời này xong, không hạp ý, bèn suy nghĩ: ‘Nhữngngười này đều là những kẻ ngu muội, không phân biệtchơn ngụy, không có phương tiện thiện xảo.’

Bấygiờ, vương tử Kỳ-bà-già đang đứng bên trái vua. Vua quaylại hỏi Kỳ-bà-già rằng:

“Nhưnửa đêm nay, thật là trong sáng, nên làm những gì?”

Kỳ-bà-giàliền quỳ trước vua tâu rằng:

“HiệnNhư Lai đang du hóa ở gần đây không xa, trong vườn của hạthần,[119] dẫn theo một nghìn hai trăm năm mươi Tỳ kheo. Cúixin Đại vương đến đó hỏi đạo nghĩa. Vì Như Lai là ánhsáng, là mặt trời, không có điều gì bế tắc, thông suốtviệc ba đời, không gì là không thấu suốt. Chính Ngài sẽgiảng nói sự ấy cho Vua, những hồ nghi của Vua sẽ tự nhiênsáng tỏ.”

Saukhi nghe những lời Kỳ-bà-già, vua A-xà-thế vui mừng hớnhở, phát sanh tâm thiện, liền khen Kỳ-bà-già rằng:

“Lànhthay, lành thay! Vương tử[120] khéo nói lời này. Vì sao vậy?Hiện thân tâm ta đang thật là bức sốt, vì vô cớ đã bắtgiết Phụ vương. Lâu nay ta lúc nào cũng tự suy nghĩ, ai cóthể tỏ ngộ tâm ý ta? Nay những lời Kỳ-bà-già vừa nóithật hợp ý ta. Kỳ diệu thay, nghe đến tiếng Như Lai, ta tự nhiên bừng tỉnh.”

Lúcấy, Vua hướng về Kỳ-bà-già nói kệ này:

Đêm nay trăng cực sáng;

Tâm ý không được tỏ.

Các khanh mỗi người nói ,

Nên đến ai hỏi đạo.

Bất-lan, A-di-sủy,

Ni-kiền, đệ tử Phạm:

Bọn họ, không thể cậy,

Không thể giúp được gì.

Đêm nay thật cực sáng,

Trăng tròn không tỳ vết;

Nay hỏi Kỳ-bà-già

Nên đến ai hỏi đạo.

Lúcấy, Kỳ-bà-già trả lời vua bằng bài kệ:

Nghe âm thanh nhu nhuyến,

Thoát khỏi cá ma-kiệt.

Mong đúng thời đến Phật,

Nơi vĩnh viễn không sợ.

Vualại đáp bằng bài kệ:

Trước đây ta đã làm

Việc vô ích cho Phật:

Hại con Phật chân chánh

Tên là Tần-bà-sa.[121]

Nay hết sức hổ thẹn,

Mặt mũi nào gặp Phật?

Vì sao nay ông bảo

Khiến ta đi gặp Người?

Kỳ-bà-giàlại trả lời vua bằng bài kệ:

Chư Phật không kia, đây;

Kết sử đã trừ hẵn;

Tâm bình đẳng không hai;

Đó là nghĩa Phật pháp.

Nếu dùng hương chiên đàn,

Thoa lên tay phải Phật;

Cầm dao chặt tay trái,

Tâm không sanh tăng giảm.

Như thương con La-vân,

Con duy nhất, không hai.

Tâm đối với Đề-bà,

Oán thân không có khác.

Nguyện Đại vương khuất tất,

Đến thăm gặp Như Lai.

Nghi ngờ sẽ được dứt,

Chớ có điều e ngại.

RồiVua A Xà Thế bảo vương tử* Kỳ-bà-già rằng:

“Vậyông hãy nhanh chóng chuẩn bị năm trăm con voi đực và nămtrăm con voi cái, đốt năm trăm ngọn đèn.”

Kỳ-bà-giàđáp:

“Vâng,thưa Đại vương!”

Vươngtử* Kỳ-bà-già liền chuẩn bị một ngàn con voi, và đốtnăm trăm ngọn đèn, rồi đến trước tâu vua rằng:

“Xecộ đã chuẩn bị xong, Vua biết đúng thời!”

Lúcấy, vua A-xà-thế dẫn theo những người tùy tùng đếntrong vườn lê, giữa đường lại sinh lòng sợ hãi, toàn thânlông dựng đứng, quay qua bảo vương tử* Kỳ-bà-già rằng:

“Nayta không bị ông gạt đó chứ? [76301] Không đem ta nạp chokẻ thù chứ?”

Kỳ-bà-giàtâu vua:

“Thậtsự không có lý này. Cúi xin Đại vương tiến lên trướctí nữa. Như Lai cách đây không xa.”

Bấygiờ, vua A-xà-thế trong lòng còn lo sợ, hỏi lại Kỳ-bà-giàrằng:

“Takhông bị ngươi dụ hoặc chăng? Ta nghe nói Như Lai dẫn đầumột nghìn hai trăm năm mươi đệ tử, sao giờ không nghe mộttiếng động?”

Kỳ-bà-giàđáp:

“Đệtử Như Lai thường nhập định, không có loạn tưởng. Cúixin Đại vương hãy tiến tới trước chút nữa.”

VuaA-xà-thế liền xuống xe, đi bộ qua cổng, đến trước giảngđường, rồi đứng im lặng quán sát Thánh chúng, và quay sanghỏi Kỳ-bà-già rằng:

“NhưLai hiện đang ở đâu?”

Bấygiờ, tất cả Thánh chúng đều nhập hỏa quang tam-muội chiếusáng khắp giảng đường kia, không đâu không sáng. Khi ấy,Kỳ-bà-già lập tức quỳ xuống, đưa tay phải chỉ hướngNhư Lai và nói:

“NhưLai đang ngồi chính giữa, như mặt trời phá tan mây.”

VuaA-xà-thế nói với Kỳ-bà-già rằng:

“Thậtkỳ diệu thay, Thánh chúng này tâm định đến như vậy! Vìdo duyên gì lại có ánh sáng này?”

Kỳ-bà-giàtâu vua:

“Dosức tam-muội mà phát ra ánh sáng.”

Vualại bảo:

“Nhưhôm nay ta quan sát Thánh chúng, thấy rất là yên lặng.Mong cho thái tử Ưu-đà-da của ta cũng nên vô vi yên lặngnhư vậy.”

Rồivua A-xà-thế lại chấp tay tự giới thiệu:

“Cúixin Thế Tôn soi xét đến.”

ThếTôn bảo:

“Xinchào Đại vương!”

Vuanghe tiếng nói của Như Lai trong lòng hết sức hoan hỷ. Ôngđên gặp Như Lai, tự nói Vương hiệu.

Bấygiờ, vua A-xà-thế đi đến trước Phật, năm vóc gieo xuốngđất, đặt hai tay lên chân Như Lai, tự xưng tên hiệu, vànói rằng:

“Cúixin Thế Tôn rũ lòng thương tưởng nhận sự hối lỗi củacon. Phụ vương vô tội mà con đã bắt giết. Cúi xin nhậnsự sám hối, từ đây con sửa đổi lỗi lầm quá khứ, tudưỡng điều tương lai.”

ThếTôn bảo:

“Naythật đúng thời, thích hợp để hối lỗi, đừng để saisót. Phàm người sống ở đời, ai biết tự sửa đổi lỗilầm của mình, người đó được gọi là thượng nhân. Phápcủa Ta rất là rộng lớn, nên trong đó hợp thời sám hối.”

Vuabèn đảnh lễ sát chân Như Lai, rồi ngồi qua một bên. Bấygiờ, vua bạch Phật:

“Concó điều muốn hỏi. Cúi xin Như Lai cho phép, con mới dám hỏi.”

Phậtbảo vua:

“Cónghi nan, hợp thời cứ hỏi.”

Vuabạch Phật:

“Đờinày tạo phước có lãnh thọ báo ứng hiện tại chăng?”[122]

Phậtbảo vua:

“Xưanay Vua đã từng hỏi ai đạo nghĩa này chưa?”

Vuabạch Phật:

“Trướcđây con đã từng đem ý nghĩa này hỏi người khác. Con đãhỏi Bất-lan Ca-diếp rằng ‘Thế nào, Bất-lan Ca-diếp, đờinày tạo phước có lãnh thọ báo ứng hiện tại chăng?’Bất-lan Ca-diếp đáp con rằng: ‘Không có phước, không cóbố thí, không báo thiện ác đời này đời sau; trong đờikhông có người thành tựu A-la-hán.’[123] Bấy giờ, con đanghỏi về sự thọ lãnh kết quả báo ứng, vị ấy trả lờilà không. Như có người hỏi ý nghĩa của dưa, lại đượctrả lời bằng lý của mận, nay Bất-lan Ca-diếp cũng nhưvậy. Lúc ấy, con tự nghĩ: ‘Bà-la-môn này đã không soi tỏcho ta. Ý nghĩa mà nhà Vua thuộc dòng hào tộc hỏi, ngườinày tìm cách dẫn báo việc khác.’ Bạch Thế Tôn, lúcấy con muốn chém đầu ông ấy liền. Vì không chấp nhậnlời ông ấy nói nên con khiến đuổi đi.

“Rồicon đến chỗ A-di-sủy hỏi về ý nghĩa này. A-di-sủy nóivới con rằng: ‘Nếu ở bên trái sông[124] giết hại chúngsanh, gây vô số tội thì cũng không có tội, không có quảbáo xấu.’[125] Bạch Thế Tôn, lúc ấy con lại tự nghĩ:‘Ta hỏi về ý nghĩa thọ báo đời này, người ấy bèn đemviệc giết hại trả lời ta. Giống như có người hỏi ýnghĩa của lê lại được trả lời bằng mận.’ Con liềnbỏ đi.

“Conlại đến chỗ Cù-da-lâu mà hỏi ý nghĩa này. Người ấyđáp con rằng: ‘Ở bên phải sông[126] tạo các công đứckhông thể tính hết, trong trường hợp đó cũng không có báolành.’[127] Lúc ấy, con lại tự nghĩ: ‘Ý nghĩa mà nay tahỏi, rốt cùng không được trả lời hợp lý.’ Con lạibỏ đi.

“Conlại đến chỗ Ba*-hưu Ca-diên mà hỏi ý nghĩa này. Ngườiđó đáp: ‘Chỉ có một người ra đời, một người chết,một người qua lại lãnh thọ khổ, vui.’[128] Lúc ấy, conlại tự nghĩ: ‘Nay những điều ta hỏi về quả báo đờinày, bèn đem việc sống chết tương lai đáp.’ Con lại bỏđi.

“Conđến Tiên-tỳ Lô-trì hỏi ý nghĩa này. Người đó đáp conrằng: ‘Quá khứ đã diệt không sanh trở lại nữa; tươnglai chưa đến cũng lại không có; hiện tại không dừng, khôngdừngg tức là biến đổi.’[129] Con lại tự nghĩ: ‘Điềumà nay ta hỏi là báo đời này, lại được trả lời bằngba thời; điều này không phù hợp chánh lý.’ Con lai bỏ đi.

“Conlại đến chỗ Ni-kiền Tử mà hỏi nghĩa này: ‘Thế nào,Ni-kiền Tử, đời này làm phước có được thọ báo đờinày không?’ Ông đáp con rằng: ‘Chúng sanh bị trói buộckhông nhân, không duyên. Chúng sanh thanh tịnh cũng không cónhân, cũng không có duyên.’[130] Lúc ấy, con lại tự nghĩ:‘Những Bà-la-môn này thật là ngu muội, không phân biệtđược chơn, ngụy, như người mù không mắt, rốt cùng khôngtrả lời được ý nghĩa của những câu hỏi tựa như đùacợt với người thuộc dòng Chuyển luân Thánh vương.’ Sauđó con lại bỏ đi.

“BạchThế Tôn, nay con hỏi ý nghĩa ấy: ‘Đời này làm phướccó nhận hiện báo không?’ Cúi xin Thế Tôn giảng dạy nghĩaấy.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

“Đạivương! Nay Ta hỏi Đại vương, tùy theo sở thích mà trả lời.Đại vương, có hay không những người phụ trách rượu, bếp,chấp chưởng việc thưởng phạt, quản lý tài vật, nhữngngười phục dịch?”

Vuabạch Phật :

“Thưa có.”

“Nếunhững người phục dịch ấy làm lụng mệt nhọc qua mộtthời gian lâu dài, Đại vương có tưởng thưởng họ không?”

Vuabạch Phật:

“Tùytheo công sức mà chu cấp vật dụng, không để có oán trách.”

Phậtbảo vua rằng:

“Dophương tiện này mà biết, đời này làm phước được thọbáo hiện tiền. Thế nào, Đại vương, đã ở địa vị cao,thương xót dân đúng lễ nghĩa, rồi lại còn ban thưởng chohọ nữa không?”

Vuabạch Phật:

“Vâng,bạch Thế Tôn, con cho thức ăn ngon ngọt để nuôi sống, khiếnkhông oán hận.”

Phậtbảo vua:

“Dophương tiện này mà biết, người ấy ngày xưa xuất thânthấp hèn, dần dần tích chứa công lao mà được hoan lạcđồng với vua. Vì vậy cho nên, đời này làm phước đượcthọ báo hiện tại.”

Phậtbảo vua:

“Ngườicó công lao ấy, trải qua nhiều năm, đến tâu với vua rằng:‘Chúng tôi đã lập công lao, vua đã biết rõ. Nay có ướcnguyện muốn thỉnh cầu Vua.’ Vua sẽ cho phép không?”

Vuabạch Phật:

“Tùytheo sở nguyện họ, con sẽ không phản đối.”

Phậtbảo vua:

“Ngườicó công ấy muốn được phép từ biệt vua, cạo bỏ râu tóc,mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, tu hạnh thanh tịnh, Vuacho phép không?”

Vuabạch Phật:

“Vâng,cho phép.”

Phậtbảo vua:

“Giảsử vua thấy người ấy đã cạo bỏ râu tóc, xuất gia họcđạo, đang ở gần Ta, Vua sẽ làm gì?”

Vuabạch Phật:

“Consẽ tôn kính, cúng dường và tùy thời lễ lạy.”

Phậtbảo vua:

“Dophương tiện này mà biết, đời này làm phước thì đượcthọ báo hiện tiền. Giả sử người có công lao ấy, giữgiới hòan tòan không có hủy phạm, Vua sẽ làm gì?”

Vuabạch Phật:

“Consẽ suốt đời cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh, không để thiếu thốn.”

Phật[764a1] bảo vua:

“Dophương tiện này mà biết, đời này làm phứơc thì đượcthọ báo hiện tiền. Giả sử người ấy lại đã làm Sa-môn,dứt sạch hữu lậu, thành vô lậu, tâm giải thoát, huệ giảithoát, tự thân tác chứng mà tự an trú, biết như thật rằng‘sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đãxong, không còn tái sinh đời sau nữa’, Vua sẽ làm gì?”

Vuabạch Phật:

“Consẽ thừa sự, cúng dường suốt đời y phục, đồ ăn thứcuống, giường nằm ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh, khôngđể thiếu thốn.”

Phậtbảo vua:

“Donhờ phương tiện này mà biết, đời này làm phước đượcthọ báo hiện tiền. Giả sử nếu khi người ấy tuổi thọđã hết, và bát niết-bàn vào trong Niết-bàn giới vô dư,thì Vua sẽ làm gì?”

Vuabạch Phật:

“Consẽ xây tháp lớn ở tại ngã tư đường và dùng hương hoacúng dường, treo tràng phan bảo cái, thừa sự lễ kính. Vìsao vậy? Vì đó là thân trời, chẳng phải là thân người.”

Phậtbảo vua:

“Dophương tiện này mà biết, đời này làm phước được thọbáo hiện tiền.”

Vuabạch Phật:

“Nay,con nhờ những thí dụ này mà hiểu rõ. Hôm nay Thế Tôn giảngthêm ý nghĩa này, con từ nay về sau tin nhận ý nghĩa này.Cúi xin Thế Tôn hãy nhận con làm đệ tử, con quy y Phật,Pháp, Tăng Tỳ-kheo. Nay con lại sám hối, vì con đã ngu si nhầmlẫn, Phụ vương vô tội mà bắt giết. Nay đem thân mạngtự quy y. Cúi xin Thế Tôn trừ tội lỗi kia, giảng nói diệupháp để con mãi mãi được an lạc. Như con tự biết đãtạo những tội báo, không có căn lành.”

Phậtbảo vua:

“Cóhai hạng người không tội mà mạng chung được sinh lên trờitrong khoảnh khắc co duỗi cánh tay. Sao gọi là hai? Một làngười không tạo gốc tội mà tu thiện; hai là người cảihối tội mà mình đã tạo. Đó gọi là hai hạng người khimạng chung sẽ sanh lên trời không có gì nghi ngờ.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Người làm việc rất ác;

Hối lỗi, chuyển thành nhẹ.

Sám hối không lười nghỉ,

Gốc tội được nhổ hẳn.

“Chonên, Đại vương hãy trị dân đúng pháp, chớ đừng phi pháp.Phàm người theop giáo hóa cai trị, khi chết sẽ được sinhlên trời, cõi lành. Sau khi mạng chung, danh tiếng sẽ đượcvang dội khắp bốn phương. Người sau cùng truyền tụng: ‘Xưacó vị Vua lấy chánh pháp [764b] giáo hóa cai trị, không cócong vạy.’ Mọi người xưng tụng nơi sanh của người ấy.Tuổi thọ được thêm, không bị chết yểu. Cho nên, Đạivương hãy phát tâm hoan hỷ hướng về Tam bảo Phật, Pháp,Thánh chúng.

“Đạivương, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ, vua A-xà-thế liền rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân Phật rồi lui đi. Vua đi không xa, Phật bảo cácTỳ-kheo:

“VuaA-xà-thế này nếu không hại phụ vương thì hôm nay đã chứngđắc sơ quả Sa-môn, ở trong hàng bốn đôi tám bậc, cũngđắc tám phẩm đạo của Hiền thánh, trừ bỏ tám ái, vượttám nạn. Tuy vậy, nay còn được hạnh phúc lớn, được tíntâm vô căn.[131] Cho nên, Tỳ-kheo, người đã tạo tội hãytìm cầu phương tiện thành tựu tín tâm vô căn. Trong Ưu-bà-tắccủa Ta, người được tín vô căn chính là vua A-xà-thế.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8[132]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cótám pháp thế gian[133] theo đó chúng sanh xoay chuyển. Nhữnggì là tám? 1. lợi, 2. hại, 3. vinh, 4. nhục, 5. khen, 6.chê,7. khổ, 8. lạc. Tỳ-kheo, đó là có tám pháp mà thế gian theođó xoay chuyển. Các Tỳ-kheo, hãy nên tìm cầu phươngtiện trừ tám pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NhưLai xuất hiện thế gian, lại thành Phật đạo ở thế gian,nhưng không bị tám pháp thế gian lôi cuốn. Giống như hoasen sinh ra từ bùn lầy, hết sức tươi sạch, không nhiễmnước bùn, được chư thiên yêu kính, ai thấy đều vui vẻtrong lòng. Như Lai cũng lại như vậy, được sanh từ bào thai,ở trong đó được nuôi lớn, được thành thân Phật. Cũngngọc lưu-ly là loại báu làm sạch nước, không bị bụi nhơlàm nhiễm; Như Lai cũng lại như vậy, cũng sanh ở thế gian,không bị tám pháp thế gian nhiễm đắm. Cho nên, Tỳ-kheo,hãy nên tinh tấn tu hành tám pháp.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

[764c]Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

bấy,Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cótámhạng người lưu chuyển sinh tử mà không trụ sinh tử. Saogọi là tám? Hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm;hướng A-la-hán, đắc A-la-hán. Này Tỳ-kheo, đó gọi là cótám hạng người lưu chuyển sinh tử mà không trụ sinh tử.Cho nên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thoát nạn sinhtử.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

[1]Pāli, A. III. 29 Akkhaṇa (R. iv. 225). Hán, Trung 29, kinh 124.

[2]Xem Trường 19, kinh 30 Thế ky, phẩm “Địa ngục.” Cf. Pāli,Jā v. 266, 271: Sañjīva, Kālasutta, Saṅgha, Jalaroruva, Dhūmaroruva,Mahāvīci, Tapana, Mahātapana.

[3]Nguyên habns: cách tử 隔子.

[4]Tên các địa ngục, đồng nhất Pāli: Ưu-bát (Uppala),Bát-đầu (Paduma), Câu-mâu-đầu (Kumuda), Phân-đà-lợi (Puṇḍarīka),Vị-tằng-hữu (Abbuda; bản Hán đọc là Abbhuta), Vĩnh vô (Nirabbuda;Bản hán đọc là Nibbhuta), Ngu hoặc (Ababa; bản hán đọc làBala?), Súc tụ (?), Đao sơn (Khuradhāra), Thang hỏa (Kukkuḷa),Hỏa sơn (?), Khôi hà (Khārodakanadī), Kinh cức (Sattisūla), Phấtthỉ (Gūṭha), Kiếm thọ (Asipattavana), Nhiệt thiết hòan (?).

[5]Cf. D. 18. Mahāparinibbāba; No 135; No 136; No 1(2).

[6]Nại thị 柰氏, để bản chép nhầm là Nại kỳ 奈</gaiji>祇.Pāli: Ambapālivana, khu rừng của kỹ nữ Ambapāli (Nại nữ)cúng cho Phật. Cf. Trường 2 (tr. 13b19 tt); Pāli, M. 18 (R.ii. 95).Từ đây trở đi, tương thuật đoạn đường cuối cùng củaPhật đi đến rừng tịch diệt.

[7]Câu-thi-na-kiệt 拘尸那竭. Pāli: Kusinārā. Bản kinh này nhảytắt. Trường 2, 3 và Pāli M.18, từ Tỳ-xá-ly, Phật đi quanhiều chỗ rồi cuối cùng mới đến Câu-thi-na; tại đâyPhật sẽ nhập diệt.

[8]Lực sỹ 力士, danh từ riêng chỉ bộ tộc chứ không phảidanh từ chung; phiên âm là Mạt-la 末羅. Một trong các bộtộc lớn thời Phật, lãnh địa là thành Câu-thi-na và Ba-bà.Pāli: Mallā, với hai thủ phủ Pāvā và Kusinārā.

[9]Ca-la-lặc. Cf. Trung 36 (tr. 656c17): gia-la-lê 加羅梨. Pāli: kāḷārikā,M. i. 178.

[10]Cưu-đà-diên 鳩陀延. Pāli (?).

[11]Bà-ma-na. Trung 36: bà-hòa-ngỗ 婆[20]<gaiji cb='CB0378' des='[和/心]'uni='60D2' >惒</gaiji><gaiji cb='CB0145' des='[少/兔]' mojikyo='M060797'mofont='Mojikyo M111' mochar='73F8'>珸. Pāli, ibid.: vāmanikā.

[12]Ca-nê-lưu 迦泥留. Trung 36: gia-lê-ngỗ 加梨<gaiji cb='CB0145'des='[少/兔]' mojikyo='M060797' mofont='Mojikyo M111' mochar='73F8'>珸. Pāli: Pāli, ibid.: kaṇeru (?).

[13]Ưu-bát (Pāli: uppala), câu-mâu-đà (Pāli: kumuda), phân-đà-lợi(Pāli: puṇḍarīka), đều là tên các loại sen.

[14]Hương tượng 香象; cf. Câu-xá 27 (tr. 140c9); Skt. gandhahastin,gandhagaja.

[15]Ma-ha-na-cực 摩呵那極. Câu-xá 27: Ma-ha-nặc-kiện 摩訶諾健.Pāli, ibid. mahānāga.

[16]Na-la-diên 那羅延. Câu-xá 27 (tr.). Skt. Nārāyaṇa, tên mộtvị trời.

[17]A-duy-việt-trí 阿維越致. Skt. avaivartika, Bồ tát Bất thốichuyển.

[18]Tỳ-la-nhã thôn Trúc viên 毘羅若竹園村. Chuyện được kểtrong Tứ phần 1 (tr. 569a10): Phật trú dưới gốc cây na-lân-la-tân-mạn-chu-đà-la(Pāli: Naḷerupicumanda) trong thôn Tỳ-la-nhã (Pāli: Verañja).

[19]Quân-trà-la Hệ Đầu 君[11]茶羅
<lbn="0750b18"/>繫頭. Pāli: Kuṇḍalakesā. Bà nguyên tên là Bhaddā,trước đó theo Ni-kiền tử tu khổ hạnh, tóc bà bị quăn,nên có biệt danh la Kuṇḍalakesā (Tóc Quăn). Sau khi tranh luậnvới Xá-lợi-phất, bà trở thành Tỳ kheo ni và đắc quảA-la-hán. Trên kia, kinh 5 phẩm 5, tên bà được phiên âm làBạt-đà Quân-đà-la 拔陀軍陀羅.

[20]Theo các nguồn Pāli, từ Vesāli (Tỳ-xá-ly) đến Kusinārā khoảng19 do-tuần.

[21]Ba đạt trí 三
<lbn="0750c06"/>達智, tức ba minh.

[22]Cf. A. i. 25: khippābhiññānaṃ yadidaṃ bhaddā kuṇḍalakesā,đệ nhất thắng trí nhạy bén là Bhaddā Kuṇḍalakesā.

[23]Phân biệt, từ dịch khác của tác tịnh 作淨. Pāli: kappakata;Vin. iv. 286: samaṇacīvaraṃ nāma kappakatena vuccati, y của sa-mônlà y đã được tác tịnh (phân biệt). Y mới của Tỳ kheotrước khi dùng cần được hợp pháp hóa (xác nhận sở hữuhợp pháp) bằng cách chấm một điểm ở góc (điểm tịnh點淨, Pāli: kappabindu). Cf. Tứ phần 16 (tr. 676c14.); Căn bản16 (T23n1442, tr. 711a28).

[24]Cụm từ này sót trong để bản. Đây y theo bản TNM thêm vào.

[25]Để bản: Đa-tát a-kiệt a-la a-tam-da-tam-phật.

[26]Bản Hán, hết quyển 36.

[27]Tỳ kheo Xa-na 車[26]那比丘, cũng thương âm là Xa-nặc. Trường4, tr. 26a19, phạm đàn 梵檀. Pāli: Channa. Nguyên quân hầu củaThái tử, tính tình ương bướng không chịu các Tỳ kheo khuyênbảo.

[28]Phạm pháp 梵法, hay nói đủ là Phạm-đàn, biện pháp trừngphạt Tỳ kheo bằng mặc tẩn: không ai được phép quan hệ,nói chuyện, với Tỳ kheo bị phạt phạm-đàn. Pāli: brahmadaṇḍa.

[29]Tăng tác pháp yết-ma ha trách đối với tỳ kheo ương bướng.Tỳ kheo bị phạt này sẽ không được tham dự các pháp yết-macủa Tăng. Xem Tứ phần, đã dẫn.

[30]Trường A-hàm, và Pāli tương đương, không có bài kệ này.

[31]Bà-a-đà 婆阿陀 và Su-bạt-đà 須拔陀, có lẽ Pāli: Bhaddavà Subhadda. Nhưng cả hai không thấy đề cập trong TrườngA-hàm và Pāli tương đương vào dịp này.

[32]Đế-xa 帝奢, Ưu-ba-đế-xa 優波帝奢, Phật-xá 佛舍, Kê-đầu雞頭: tên những cư sỹ cuối cùng này không thấy đề cậptrong Trường A-hàm và Pāli tương đương.

[33]Để bản: bỉ quốc 彼國; đây chỉ Vương quốc của ngườiMa-la (Pāli: malla). Ba bản Tống-Nguyên-Minh: từ nước Ba-ba波波. Pāli: Pāva, một trong hai thị trấn của người Ma-la,Câu-thi-na (Kusinārā) và Ba-ba (Pāva).

[34]Trường 4, tr. 25a20 : Có sáu Tôn sư. Sa-môn Cù-đàm có thểbiết rõ thuyết của họ chăng? Pāli, D. ii. 152: Có sáu vịTôn sư, tự tuyên bố là đã giác ngộ. Có thật họ đã giácngộ?

[35]Xem kinh 11 phẩm 38.

[36]Để bản: ba mươi lăm. Tống-Nguyên-Minh: hai mươi lăm. Kểtừ xuất gia, cho đến sáu năm khổ hạnh.

[37]Để bản: Đẳng kiến, Đẳng trị, Đẳng ngữ, Đẳng mạng,Đẳng nghiệp, Đẳng phương tiện, Đẳng niệm, Đẳng tammuội.

[38]Hán: thử diệt thị tối lạc. So sanh Pāli: tesaṃ vūpasamosukho, sự tịnh chỉ (tịch tĩnh) của chúng (sinh diệt) làan lạc.

[39]Hán: khanh bộc 卿僕. Pāli, khi Phật tại thế, các Tỳ kheo,không kể lớn nhỏ, đều gọi nhau là “āvuso” mà Hán thườngdịch là “Hiền giả.”

[40]Pāli. D. ii. 254: Tỳ kheo Thượng tọa (Thera) gọi Tỳ kheo niênthiếu bằng tên (nāma) hay họ (gotta), hay Hiền giả (āvuso:này bạn). Tỳ kheo niên thiếu gọi Tỳ kheo Thượng tọa làĐại đức (bhante) hay Trưởng lão (āyusamā).

[41] Pāli tương đương, A. viii. 19 Asurinda. Hán, No 26(35).

[42]Lộc dã uyển 鹿野苑, không rõ ở đâu tại Xá-vệ. No 26(35):Phật ở tại Tỳ-lan-nhã 鞞蘭若, trong vườn Hoàng lô 黃蘆園.Pāli, ibid.: verañjāyaṃ, naḷerupucimandamūle.

[43]Ba-ha-la A-tu-luân 波呵羅阿須倫No 26 (35): Bà-la-la A-tu-lavương Mâu-lê-giá A-tu-la tử 婆羅[24]邏阿[*]修羅王牟梨遮阿[*]修羅子,tên một người, nhưng trong bản Hán dịch này đọc là hai. Pāli, ibid.: Pahārado asurindo.

[44]Mâu-đề-luân thiên tử 牟提輪天子, xem cht. 43 trên.

[45]No 26 (35): đến vào lúc đêm gần tàn.

[46]No 26(35): xả bỏ tên họ cũ, đồng gọi là “sa-môn.”

[47]No 26(35): Trong Chánh Pháp Luật này, sự tu học tiến dần từcạn đến sâu.

[48]Chánh pháp luật của Phật đều đồng một vị: vị vô dục,vị giác ngộ, vị tịch tĩnh, vị đạo. Pāli, ibid.: ayaṃdhammavinayo ekaraso, vimuttiraso, chánh pháp luật này chỉ mộtvị: vị giải thoát.

[49]Nguyên Hán: bát chân trực hành八真直行.

[50]Để bản: niệm giác ý, pháp giác ý, tinh tấn giác ý, hỷgiác ý, ỷ giác ý, định giác ý, hộ giác ý.

[51]Nguyên hán: bất khởi tam-muội 不起三昧.

[52]No 26(35), thay các định (tam-muội) nà bằng các Thánh quả,A-la-hán cho đến Tu-đà-hoàn.

[53]A.viii. 70 Bhūmicāla. Hán, No 26(36).

[54]Pāli, A.viii. 30 Anurudha. Hán, No 26(74). No 46.

[55]Pāli, A.viii. 69 Parisā. Trường kinh 2.

[56]A-na-bân-để.

[57]Pāli, A.viii. 37 Sappurisa.

[58]Giải thoát huệ thí 解脫惠施; Pāli: muttacāga, giải thoátthí, bố thí một cáhc rộng rãi, hào phóng.

[59]Để bản: Tà trị.

[60]Để bản: Chánh trị

[61]Bản hán, hết quyển 37.

[62]A. iv. 45 Rohitassa. Hán, Tạp (Việt) kinh 1221.

[63]Mã Huyết thiên tử 馬血天子. Tạp (Việt) kinh 1221: Xích Mãthiên tử 赤馬天子. Pāli: Rohitasso devaputto.

[64]Nguyên Hán: phi nhân chi thơif, thời gian sinh hoạt của loàiphi nhân. Tạp ibid.: sau giữa đêm. Pāli: abhikkantāya rattiyā.

[65]Tạp ibid.: “Có thể vượt qua biên tế của thế giới nàyđể đi đến chỗ không sinh, không già, không chết chăng?”Pāli: yattha nu kho, bhante, na jāyati na jīyati na mīyati na cavatina upapajjati, sakkā nu kho so, bhante, gamanena lokassa anto ñātuṃvā daṭṭhuṃ vā pāpuṇituṃ vā’ ti?

[66]Bà-già Phạm thiên 婆伽梵天 (Pl.: Baka Brahmā). Tạp ibid. Bà-cúPhạm thiên 婆句梵天.

[67]No 99(1195), tr. 324b04.

[68]Pāli, A. viii. 41 Saṃkhitta.

[69]Bát quan trai pháp 八關齋法. Pāli: aṭṭhaṅgasamannāgato uposatho.

[70]Mỗi nữa tháng.

[71]Nguyên Hán: tùng triêu chí mộ 從朝至暮; Hán dịch không chínhxác. Nên hiểu: từ sáng cho đến hết đêm, tức đến sanghôm sau.

[72]Đoạn dưới gọi là Ma-nạp 摩納, thiếu niên Bà-la-môn.

[73]Co bản chép là nhĩ 耳: lỗ tai.

[74]Pāli, Dārukkhandha, S. iv. 179.

[75]Pāli: Phật ở bên bờ sông Hằng (Gaṅgā), địa phận Kosambi.

[76]Pāli: nibbānaninnā, bhikkhave, sammādiṭṭhi nibbānapoṇā nibbānapabbhārā”ti, “xuôi về Niết-ban, nghiêng về phíaNiết bàn, dốc về về Niết-bàn, là chánh kiến.”

[77]Nan-đà (mục ngưu nhân) 牧牛人難陀. Pāli: Nando gopālako.

[78]Pāli, Saropama, M. i. 192.

[79]Nên hiểu: tìm lõi cây. Cf. Pāli: sāratthiko sāragavesī.

[80]Trong bản: cầu bảo 求寶. Chép nhầm, nên sữa lại là cầuthật 求實.

[81]Nên hiểu: bỏ qua lõi cây, chỉ mang lấy cành.

[82]Nguêyn hán: tăng thượng mạn, trùng lapự với mạn thứ bảy.Đây nên đọc là tăng thượng quá mạn, tức mạn quá mạnkể trong Câu-xá.

[83]Kiêu mạn, mạn mạn, tăng thượng mạn, tự mạn, tà kiếnmạn, mạn trung mạn, tăng thượng mạn 憍慢 慢慢 增上慢自慢 邪見慢 慢中慢 增上慢; bảy mạn, xem Câu-xá 19 (tr.101a12): mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượngmạn, ty mạn, tà mạn一慢二過慢三慢過慢四我慢五增上慢六卑慢七邪慢.Bảnhán liệt kê trên, trùng lặp tăng thượng mạn nhưng thiếumạn quá mạn.

[84]Nguyên Hán: vô mạn; có lẽ chép nhầm.

[85]Chân Tịnh vương 真淨王, tức vua Tịnh Phạn (Pāli. Suddhodhana).Xem kinh 5, phẩm 24.

[86]Bản Hán, hết quyển 38.

[87]Nhất giác dụ kinh 一覺喻經, Tống-Nguyên-Minh: ‘Duyên nhấtgiác dụ kinh 一覺喻經.’ Chưa rõ kinh thuộc bộ nào.Hoăc giả, Skt.: ekabuddhi, tên một cá được kể trong truyệnngụ ngôn Pañcatantra.

[88]Dịch sát, nhưng chưa rõ ý.

[89]Nguyên Hán; lậu tận ý giải 漏盡意解, chính xác, nên hiểu:diệt tận các lậu, vô lậu, tâm giải thoát. Định cú Pāli:āsavānṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ.

[90]Pāli, Gopālaka, M. i. 225. Hán, Tạp (Việt) kinh 908.

[91]Thấn kỳ Hằng thủy 神祇恒水. Pāli: tại làng Ukkacelā,bên bờ sông Hằng, vương quốc Vajji. Cela, trong bản Hán làcetiya: linh miếu (thần kỳ).

[92]Ma-kiệt mục ngưu nhân 摩竭牧牛人. Pāli: māgadhako gopālako,người chăn bò người xứ Māgadha.

[93]Hán dịch thiếu chính xác. Nên hiểu: vì không quan sát vàchọn bờ để qua, khiến cho cả bò khỏ cũng bị nước nhậnchìm. Xem nội dung được giảii thích đoạn sau.

[94]Hán dịch thiếu chính xác. Nên hiểu: đưa các con bò lớnvà khỏe đi trước để cản dòng xiết cho các con bò yếunương theo mà vượt qua.

[95]Tiểu độc tùng mẫu 小犢從母, chính xác là những con bêmới sinh nhưng Hán dịch khong tìm ra từ để dịch. Pāli: vacchako taruṇako tāvadeva jātako.

[96]Trong bản không có. Y Tống-Nguyên-Minh thêm vào cho đủ nghĩa.

[97]Trì tín 持信; đây chỉ hạng tùy tín hành, hàng Dự lưu độncăn. Pāli: saddhānusārino.

[98]Phụng pháp 奉法; đây chỉ hạng tùy pháp hành, hàng Dự lưulợi căn. Pāli: dhammānusārino.

[99]Pāli: tepi tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gamissanti,cắt ngang dòng nước của Ma, qua bờ bên kia an toàn.

[100]Pāli: ayaṃ loko paro loko, jānatā suppakāsito; yañca mārena sampattaṃ,appattaṃ yañca maccunā, bậc Tri giả (Phật) đã minh giải rõràng đời này, đời sau, nơi nào Ma đến được, nớinà không đến được.

[101]Năm hạng người, năm bậc Thánh kể trên: A-la-hán, A-na-hàm,Từ-đà-hàm, Tu-đà-hoần, Tùy tind hành và tùy pháp hành; dụvới đàn bò gồm năm hạng của người chăn bò.

[102]Pāli: Samaññaphala, D. i. 48. Hán No 1(27), 22.

[103]Kỳ-bà-già lê viên 耆婆伽梨園. No 1(27): Kỳ-bà đồng tửAm-bà viên 耆舊童子菴
<lbn="0107a22"/>婆園. Pāli: jīvakassa komārabhaccassa ambavane, trong vườn Xoài của Y sỹ nhi Kỳ-bà.

[104]Pāli: tadahuposathe pannarase komudiyācātumāsiniyā, ngàybố tát, ngày 15, tháng Kattika, sau mùa hạ an cư.

[105]Nguyệt Quang Phu nhân 月光夫人; không rõ Pāli.

[106]Ưu-đà-da thái tử 優陀耶太子. Pāli: Udayabhaddo kumāro,nhưng không được đề cập trong đọan này.

[107]Vô Úy Vương tử 無畏王子. Pāli: Abhaya-kumāra; anh em dị bàocủa A-xà-thế; cũng không được đề cập trng đọan này.Hán có thể nhầm, vì Vương tử Vô Úy là Phật tử, chắckhông khuyên Vua đi phỏng đạo với ngoại đạo.

[108]Bất-lan Ca-diệp 不蘭迦葉. No 1 (27): Bà-la-môn Vũ xá đềnghị Bất-lan Ca-diệp. Pāli: Pūraṇo kassapo.

[109]Tu-ni-ma 須尼摩. No 1(27): Tu-ni-đà 須尼
<lbn="0107b13"/>陀. Pāli: một Đại thần không nêu tên, aññataropi kho rājāmacco.

[110]A-di-sủy (chuyên) 阿夷耑. No 1(27): Điển Tác đề nghị. Pāli:Ajita Kesakambala.

[111]Bà-sa 婆沙.

[112]Cù-da-lâu 瞿耶樓; do Tu-ni-đà đề nghị. Pāli: Makkhali Gosāla.

[113]Ma-đặc 摩[18]特.

[114]Ba-hưu Ca-diên 彼休迦[20]旃. No 1(27): do viên tướng giữ cửatên Già-la 伽羅守門將 đề nghị. Pāli: Pakudha-Kaccāyana.

[115]Sách-ma điển binh sư 索
<lbn="0762b07"/>摩典兵師, vị tướng chỉ huy quân đội.

[116]Tiên-tất Lô-trì 先[24]畢盧持. No 1(27) Ưu-đà-di Mạn-đềTử 優陀夷漫提子 đề nghị Pāli: Sañjaya-Belaṭṭhi-putta.

[117]Tối Thắng 最勝.

[118]Ni-kiền Tử 尼揵子. Vương tử Vô Úy đề nghị. Pāli: NigaṇṭhaNāta-putta.

[119]Nguyên Hán: Bần tụ viên 貧聚園; xem cht. 42 trên.

[120]Vương tử 王子. Pāli: Komārabhacca, người được Vương tử(kumāra) nuôi dưỡng (Sớ giải Pāli: kumārena bhatoti komārabhacco).Hán dịch có thể nhầm, vì Kỳ-bà là y sỹ của Vua chứ khôngphải là Vương tử (con vua).

[121]Tần-bà-sa 頻婆娑, vua cha của A-xà-thế; là Phật tử nhiệtthành.

[122]Hán dịch này không hết ý. Tham khảo, No 1(27): Người làmcác doanh nghiệp, nhận được kết quả nay trong hiện tại.Người tu đạo, có nhận được báo ứng hện tại không?Pāli: diṭṭheva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññapetun’ti?Có kết quả thiết thực của sa-môn ngay trong đời này chăng?

[123]No 1(27): thuyết của Mạt-già-le Câu-xá-lê. Đaon trên, kinh11, phảm 38 nói đây là thuyết của A-di-sủy. Hán dịch bấtnhất. Sāmaññaphala, thuyết đoạn diệt (uccheda) của Ajita kesakambala.

[124]No 1(27): Hằng thủy nam 恒水[10]南, bờ Nam sông Hằng. Sāmaññaphala:dakkhiṇaṃ cepi gaṅgāya tīraṃ.

[125]No 1(27) thuyết của Bất-lan Ca-diệp. Đoạn trên, kinh 11, phẩm38 nói đây là thuyết của Cù-da-lâu. Sāmaññaphala: thuyếtvô nghiệp (akiriya: phi hành động) của Pūraṇa Kassapa.

[126]No 1(27): Hằng thủy bắc ngạn 恒水北岸; trong đoạn về thuyếtcủa Bất-lan Ca-diệp; xem cht. 61 trên.

[127]Đoan trên, kinh 11, phẩm 38, nói đây là thuyết của Ba-hưuCa-chiên. Hán dịch bất nhất.

[128]Hán dịch bất nhất, khác với đoạn trên, xem kinh 11, phẩm38, thuyết của Ba-huu Ca-chiên.

[129]Hán dịch tiền hậu bất nhất; xem kinh 11 phẩm 38 trên.

[130]Cf. Pāli, Sāmaññaphala, thuyết luân hồi tịnh hóa (saṃsārasuddhi)của Makkhali Gosāla.

[131]Vô căn tín 無根信. Tín mà không có thiện căn, có tín (haybốn chứng tịnh, Pāli: avecca-pasāda) nhưng không có gốc rễtrong kiến đạo. Xem giải thích của Tỳ-bà-sa 103, tr. 536b09.

[132]Pāli, A. viii. 5. Lokaparivattta.

[133]Thế bát pháp 世八法. Pāli: aṭṭhime lokadhammā: lābho, alābho, yaso, ayaso, nindā, pasaṃsā, sukhaṃ, dukkhaṃ.
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567