Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 28: Thanh văn

02/05/201113:07(Xem: 8886)
Phẩm 28: Thanh văn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BỐNPHÁP
28.PHẨM THANH VĂN
KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại Ca-lan-đà, trong vườn Trúc, thànhLa-duyệt, [647a01] cùng năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, bốn Đại Thanh văn, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôngiả Ca-diếp, Tôn giả A-na-luật, Tôn giả Tân-đầu-lô, cùnghọp một chỗ, nói như vầy: “Chúng ta cùng xem trong thànhLa-duyệt này ai là người không tạo công đức cúng dườngPhật, Pháp, Thánh chúng? Do bởi không có tín, chúng ta hãykhuyến khích họ tin pháp của Như Lai.”

Bấygiờ, có trưởng giả tên Bạt-đề, nhiều của báu khôngthể kể hết, vàng bạc, trân bảo, xa cừ, mã não, chân châu,hổ phách, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, kẻ hầu người hạ đềuđầy đủ; nhưng lại xan tham không chịu bố thí. Đối vớiPhật, Pháp, chúng Tăng ông không có mảy may điều thiện,không có chí tín; phước cũ đã hết, lại không tạo phướcmới. Ông thường ôm lòng tà kiến, cho rằng không có thí,không có phước, cũng không người nhận, cũng không có báocủa thiện ác đời này đời sau, cũng không có cha mẹ, vàngười đắc A-la-hán, lại cũng không có người thủ chứng.

“Nhàtrưởng giả kia có bảy lớp cửa. Cửa nào cũng có ngườigiữ không cho ăn xin đến. Lại cũng dùng lưới sắt phủgiữa sân, vì sợ có chim bay vào trong sân.

Trưởnggiả có người chị gái[126] tên là Nan-đà, cũng lại keo lẫnkhông chịu huệ thí, không trồng cội rễ công đức; phướccũ đã hưởng hết, mà phước mới không được tạo thêm.Cũng ôm lòng tà kiến, rằng không có thí, không có phước,cũng không người nhận, cũng không có báo của thiện ác đờinày đời sau, cũng không có cha mẹ, và người đắc A-la-hán,lại cũng không có người thủ chứng.

Cửanhà Nan-đà cũng có bảy lớp, cũng có người giữ cửa, khôngcho những người ăn xin đến; cũng lại dùng lưới sắt phủlên không cho chim bay vào trong nhà.

“Hômnay, chúng ta hãy làm cho Mẹ Nan-đà[127] chí tín Phật, Pháp,chúng Tăng.”

Sángsớm hôm đó, trưởng giả Bạt-đề ăn bánh. Tôn giả A-na-luật,bấy giờ đã đến giờ, khóac y, cầm bát, rồi từ dướiđất trong nhà trưởng giả vọt lên, đưa bát cho trưởnggiả. Ông trưởng giả rất buồn trong lòng, trao cho A-na-luậtmột ít bánh. Khi A-na-luật được bánh rồi, trở về chỗmình. Bấy giờ, trưởng giả liền nổi thịnh nộ, nói vớingười giữ cửa rằng:

«Tađã có lệnh, không được cho người vào trong cửa. Tại saolại cho người vào?»

Ngườigiữ cửa thưa:

«Cửanẻo kiên cố, không biết Đạo sĩ này từ đâu vào?»

Trưởnggiả khi ấy im lặng không nói. [647b01] Khi trưởng giả đãăn bánh xong, tiếp ăn cá thịt. Tôn giả Đại Ca-diếp khóacy, cầm bát, đến nhà trưởng giả, từ dưới đất vọt lên,đưa bát cho Trưởng giả. Trưởng giả lòng rất sầu ưu,trao cho Ngài một tí cá thịt. Ca-diếp được thịt, liềnbiến mất, trở về chỗ mình. Lúc này, Trưởng giả lạicàng giận, bảo người giữ cửa rằng:

«Trướcta đã ra lệnh, không cho người vào trong nhà. Tại sao lạicho hai sa-môn vào nhà khất thực?»

Ngườigiữ cửa thưa:

«Chúngtôi chẳng thấy sa-môn này lại từ ngõ nào mà vào? »

Trưởnggiả bảo:

«Sa-mônđầu trọc này giỏi làm trò huyễn thuật, mê hoặc ngườiđời. Không có chánh hạnh gì!»

Bấygiờ, vợ Trưởng giả ngồi cách đó không xa. Người vợtrưởng giả này là em gái trưởng giả Chất-đa,[128] cướitừ Ma-sư-san[129] về. Lúc đó, người vợ bảo Trưởng giả:

«Hãygiữ miệng mình, chớ nói những lời này, rằng ‘Sa-môn họchuyễn thuật.’ Sở dĩ như vậy là vì các Sa-môn này có oaithần lớn. Họ mà đến nhà trưởng giả là có nhiều lợiích. Trưởng giả có biết Tỳ-kheo trước là ai không?»

Trưởnggiả đáp:

«Tôikhông biết.»

Ngườivợ nói:

«Trưởnggiả có nghe con vua Hộc Tịnh, nước Ca-tỳ-la-vệ, tên A-na-luật,lúc đang sinh mặt đất chấn động sáu cách. Cách chung quanhnhà trong vòng một do tuần, mỏ quý tự nhiên xuất hiện không?»

Trưởnggiả đáp:

«Tôicó nghe A-na-luật, song chưa gặp ông ấy»

Ngườivợ bảo Trưởng giả:

«Vịcon nhà hào tộc này lìa bỏ gia cư, đã xuất gia học đạo,tu hành phạm hạnh, đắc đạo A-la-hán, là thiên nhãn đệnhất không có ai vượt qua. Chính Như Lai cũng nói: ‹Thiênnhãn đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta, chính là Tỳ-kheoA-na-luật.› Tiếp đến, Ông có biết vị Tỳ-kheo thứ haivào đây khất thực không?»

Trưởnggiả đáp:

«Tôikhông biết.»

Ngườivợ Trưởng giả bảo:

«Trưởnggiả có nghe Đại Bà-la-môn tên Ca-tỳ-la[130] trong thành La-duyệtnày, nhiều của báu không thể kể hết, có chím trăm chínmươi chín con bò cày ruộng không?»

Trưởnggiả đáp:

«Chínhtôi đã thấy bà-la-môn này.»

Ngườivợ Trưởng giả bảo:

«Trưởnggiả, ông có nghe con của bà-la-môn kia tên là Tỷ-ba-la-da-đàn-na,[131]thân màu vàng, vợ tên là Bà-đà,[132] là người đặc biệtnhất trong phái nữ. Dù có đem vàng tử ma đến trước cô,thì cũng giống như đen so với trắng không?»

Trưởnggiả đáp:

«Tôicó [647c01] nghe có con bà-la-môn này, tên là Tỷ-ba-la-da-đàn-na,nhưng lại chưa gặp.»

Ngườivợ Trưởng giả nói:

«Chínhlà vị Tỳ-kheo vừa đến sau đó. Bản thân ông đã bỏ báungọc nữ này, xuất gia học đạo, nay đắc A-la-hán, thườnghành đầu đà. Người có đầy đủ các pháp hạnh đầu đà,không ai vượt hơn Tôn giả Ca-diếp. Thế Tôn cũng nói: ‘Tỳ-kheohạnh đầu đà đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta chínhlà Đại Ca-diếp.’ Hôm nay Trưởng giả được rất nhiềuthiện lợi, mới khiến các vị Hiền thánh đến nơi này khấtthực. Tôi đã quán sát ý nghĩa này, nên bảo ông khéo giữmiệng mình, chớ huỷ báng bậc Hiền thánh cho rằng: ‹Làmtrò huyễn hoá.› Các vị đệ tử đức Thích-ca này đềucó thần đức.”

Tronglúc đang nói lời này, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đắpy, cầm bát, bay qua hư không đến nhà Trưởng giả, làm vỡlồng lưới sắt, rồi ngồi kiết già ở giữa hư không. Trưởnggiả Bạt-đề lúc này thấy Mục-kiền-liên ngồi ở giữahư không, liền sợ hãi mà nói:

«Ngàilà trời chăng?»

Mục-liênđáp:

«Tachẳng phải trời.»

Trưởnggiả hỏi:

«Ngàilà Càn-thát-bà chăng?»

Mục-liênđáp:

«Tachẳng phải Càn-thát-bà.»

Trưởnggiả hỏi:

«Ngươilà quỷ chăng?»

Mục-liênđáp:

«Tachẳng phải quỷ.»

Trưởnggiả hỏi:

«Ngươilà quỷ la-sát ăn thịt người chăng?»

Mục-liênđáp:

«Tacũng chẳng phải là quỷ la-sát ăn thịt người.»

Bấygiờ, trưởng giả Bạt-đề liền nói kệ này:

Làtrời, càn-thát-bà,

La-sát,quỷ thần chăng?

Lạinói chẳng phải trời,

La-sát,hay quỷ thần;

Chẳnggiống càn-thát-bà.

Chỗđang sống là đâu?

Hiệnông tên là gì?

Naytôi muốn được biết.

Bấygiờ, Mục-liện lại dùng kệ đáp:

Chẳngtrời, càn-thát-bà,

Chẳngloài quỷ la-sát.

Bađời được giải thoát;

Nayta là thân người.

Thầyta Thích-ca Văn,

Cóthể hàng phục ma;

Thànhtựu đạo vô thượng.

Tatên Đại Mục-liên.

Trưởnggiả Bạt-đề nói với Mục-liên rằng:

«Tỳ-kheocó dạy bảo điều gì không?»

Mục-liênđáp:

«Naytôi muốn nói pháp cho ông nghe. Hãy khéo suy niệm kỹ.»

Khiấy [648a01] trưởng giả lại nghĩ: “Các Đạo sĩ này lúcnào cũng dính đến sự ăn uống. Nay mà muốn luận bàn, chínhlà muốn luận bàn về ăn uống. Nếu đòi ăn nơi ta, ta sẽnói ‘không’.” Nhưng lại nghĩ thầm: “Ít nhiều gì nayta cũng nghe thử người này nói cái gì.”

Bấygiờ, Tôn giả Mục-liên biết những ý nghĩ trong tâm Trưởnggiả, liền nói kệ này:

NhưLai nói hai thí:

Phápthí và tài thí.

Naysẽ nói pháp thí

Chuyêntâm nhất ý nghe.

Khitrưởng giả nghe, sẽ nói về pháp thí, tâm liền hoan hỷ,nói với Mục-liên rằng:

«MongNgài diễn nói. Tôi nghe sẽ hiểu.»

Mục-liênđáp:

«Trưởnggiả nên biết, Như Lai nói về năm sự đại thí, suốt đờihãy niệm mà tu hành.»

Trưởnggiả lại nghĩ: “Vừa rồi Mục-liên muốn nói về hành phápthí, nay lại nói có năm sự đại thí.”

Mục-liênbiết những ý nghĩ trong tâm của Trưởng giả, lại bảo Trưởnggiả rằng:

«NhưLai nói có hai đại thí, là pháp thí và, tài thí. Nay tôi sẽnói về pháp thí, không nói tài thí.»

Trưởnggiả nói:

«Cáigì là năm sự đại thí?»

Mục-liênđáp:

«Mộtlà không được sát sinh, đây gọi là đại thí, Trưởng giảnên tu hành suốt đời. Hai là không trộm cắp, gọi là đạithí, nên tu hành suốt đời. Không dâm, không nói dối, khônguống rượu, nên tu hành suốt đời.

«NàyTrưởng giả, đó gọi là có năm đại thí này nên niệm màtu hành.»

Trưởnggiả Bạt-đề nghe những lời này xong, lòng rất hoan hỷ mànghĩ thầm: “Những điều Phật Thích-ca Văn nói rất là vidiệu. Nay những điều diễn nói, chẳng cần đến bảo vật.Như hôm nay, ta không kham sát sinh. Điều này có thể phụnghành được. Hơn nữa, trong nhà ta của báu thật nhiều, quyếtkhông trộm cắp, và đây cũng là việc làm của ta. Lại, trongnhà ta có đàn bà rất đẹp, quyết không dâm vợ người,đây cũng là việc làm của ta. Vả lại, ta không phải làngười thích nói dối, huống chi tự mình nói dối, đây cũnglà việc làm của ta. Như hôm nay, ý ta không nghĩ đến rượu,huống chi tự mình uống, đây cũng là việc làm của ta.”Rồi thì, Trưởng giả thưa Mục-liên rằng:

«Nămthí này, tôi có thể làm theo.»

Khiấy, trong lòng trưởng giả suy nghĩ: “Nay ta có thể mờiMục-liên này dùng cơm.” Trưởng giả ngước đầu lên thưaMục-liên rằng:

«MờiNgài khuất thần hạ cố xuống đây ngồi!»

Mục-liêntheo lời, ngồi xuống.

Trưởnggiả Bạt-đề tự thân dọn các thứ đồ ăn thức uống choMục-liên. Mục-liên ăn xong, dùng nước rửa. Trưởng giảnghĩ: “Ta có thể đem một tấm giạ dâng lên Mục-liên.”Sau đó, ông vào trong kho lựa lấy thảm trắng; muốn lấyloại xấu, nhưng lại gặp loại tốt. Tìm rồi lại bỏ, màlựa lại thảm khác, lại vẫn tốt như vậy, bỏ đó rồilại lấy đó.

Mục-liênbiết những ý nghĩ trong tâm Trưởng giả, liền nói kệ này:

Thícùng tâm tranh đấu,

Phướcnày Thánh hiền bỏ.

Khithí thời chẳng tranh.

Đúngthời tuỳ tâm thí.

Bấygiờ, Trưởng giả liền nghĩ: “Nay Mục-liên biết nhữngý nghĩ trong tâm ta.” Liền đem đệm trắng dâng lên Mục-liên.Mục-liên liền chú nguyện:

Quánsát thí đệ nhất;

Biếtcó bậc Hiền thánh,

Làtối thượng trong thí.

Ruộngtốt sinh hạt chắc.

KhiMục-liên chú nguyện xong, nhận đệm trắng ấy, khiến Trưởnggiả được phước vô cùng. Lúc ấy, Trưởng giả liền ngồiqua một bên. Mục-liên lần lượt vì ông nói pháp với cácđề tài vi diệu. Các đề tài ấy luận về bố thí, luậnvề trì giới, luận về sinh thiên, dục là tưởng bất tịnh,giải thoát là an vui. Như pháp mà chư Phật Thế Tôn đã nói,là khổ, tập, tận, đạo; Mục-liên bấy giờ cũng vì ôngnói hết. Từ trên chỗ ngồi ông được mắt pháp thanh tịnh.Như áo trắng tinh dễ nhuộm màu. Ở đây, trưởng giả Bạt-đềcũng lại như vậy, từ trên chỗ ngồi được mắt pháp thanhtịnh. Ông đã đắc pháp, thấy pháp, không còn hồ nghi nữa.Ông thọ trì năm giới, tự quay về Phật, Pháp, và Thánh chúng.

Mục-liênsau khi thấy Trưởng giả được mắt pháp thanh tịnh, liềnnói kệ này:

Kinhmà Như Lai thuyết,

Nguồngốc tất đầy đủ.

Mắttịnh, không tì vết,

Khôngnghi, không do dự.

Khiấy, trưởng giả thưa Mục-liên:

«Từnay về sau, Ngài cùng chúng bốn bộ thường nhận lời thỉnhcầu cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốcmen, trị bệnh không chút luyến tiếc của con.»

Mục-liênsau khi nói pháp cho trưởng giả xong, từ chỗ ngồi đứngdậy mà đi. Còn các đại Thanh văn, Tôn giả Đại Ca-diếp,Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả Tân-đầu-lô rằng:

«Chúngtôi đã độ [648c01] trưởng giả Bạt-đề. Nay thầy có thểđến hàng phục lão bà Nan-đà kia.»

Tân-đầu-lôđáp:

«Việcnày thật hay.»

Bấygiờ, lão bà Nan-đà đang tự mình làm bánh sữa. Đã đếngiờ, Tôn giả Tân-đầu-lô đắp y, cầm bát, vào thành La-duyệtkhất thực, tuần tự đến nhà lão bà Nan-đà. Ngài từ tronglòng đất hiện ra, tay cầm bát đưa đến lão bà Nan-đà xinăn. Khi lão mẫu thấy Tân-đầu-lô, trong lòng nổi giận, nóinhững lời hung dữ:

«Tỳ-kheonên biết, dù mắt ông có lòi ra, tôi cũng không bao giờ choông ăn.»

Tân-đầu-lôliền nhập định, khiến hai mắt lòi ra. Khi đó lão bà Nan-đàlại càng nổi giận hơn, lại nói dữ:

«DùSa-môn có treo ngược giữa hư không, ta quyết cũng không choông ăn!»

Tôngiả Tân-đầu-lô lại dùng định lực, treo ngược giữa hưkhông. Khi đó lão bà Nan-đà lại càng nổi giận hơn lên,nói dữ:

«Dùtoàn thân Sa-môn có bốc khói, ta quyết cũng không cho ông ăn!»
Tôngiả Tân-đầu-lô, lại dùng định lực, khiến toàn thân bốckhói. Lão bà thấy vậy lại càng thêm phẫn nộ hơn, nói:

«Dùtoàn thân Sa-môn có bốc cháy, ta quyết cũng không cho ông ăn!»
Tân-đầu-lôliền dùng tam-muội, khiến toàn thân thể bốc cháy. Lão bàthấy vậy lại nói:

«Dùtoàn thân Sa-môn có ra nước, ta quyết cũng không cho ông ăn!»
Tân-đầu-lôlại dùng định lực, khiến toàn thân đều ra nước. Lãobà thấy vậy, lại nói:

«Dùsa-môn chết ở trước ta, ta quyết cũng không cho ông ăn!»

Tôngiả Tân-đầu-lô liền nhập diệt tận định không còn hơithở ra vào, chết trước mặt lão mẫu. Khi đó lão bà vìkhông thấy hơi thở ra vào nữa nên đâm ra sợ hãi, toàn thânlông dựng đứng, rồi nghĩ thầm: “Sa-môn con dòng họ Thíchnày được nhiều người biết đến, được Quốc vương kínhtrọng. Nếu họ nghe biết ông chết tại nhà ta, chắc ta sẽgặp quan sự, sợ rằng không thoát khỏi.” Bà liền nói:

«Sa-mônsống trở lại đi! Ta sẽ cho Sa-môn ăn.»

Tân-đầu-lôtức thì ra khỏi tam-muội. Lúc đó, lão bà Nan-đà nghĩ thầm:“Cái bánh này lớn quá. Hãy làm lại cái nhỏ để cho ông.”Lão bà lấy một ít bột gạo làm bánh, bánh bèn lớn hơn.Lão bà thấy vậy, lại nghĩ: “Bánh này lớn quá! Phải làmnhỏ lại.” Nhưng bánh vẫn lớn. “Thôi, [649a01] lấy cáilàm trước tiên đem cho.” Bà liền lấy cái làm trước tiên,nhưng những cái bánh đó đều lại dính vào nhau. Lão bà lúcnày nói với Tân-đầu-lô rằng:

«Ôngcần ăn thì tự lấy, cớ sao lại quấy nhiễu nhau vậy?»

Tân-đầu-lôđáp:

«Đạitỷ nên biết, tôi không cần ăn. Chỉ cần muốn nói vớilão bà thôi!»
Lãobà Nan-đà nói:

«Tỳ-kheo,dạy bảo điều gì?»

Tân-đầu-lônói:

«Lãobà nên biết, nay đem bánh này đến chỗ Thế Tôn. Nếu ThếTôn có dạy bảo điều chi, thì chúng ta sẽ cùng làm theo.»

Lãobà đáp:

«Việcnày thật là thú vị!»

Lúcnày, lão bà tự mình mang bánh này theo sau Tôn giả Tân-đầu-lôđến chỗ Thế Tôn. Đến nơi, Tôn giả đảnh lễ sát chânPhật rồi đứng sang một bên. Bấy giờ, Tân-đầu-lô bạchThế Tôn:

«Lãobà Nan-đà này, là chị của Trưởng giả Nan-đề, tham lamăn một mình không chịu thí người. Cúi xin Thế Tôn vì bàmà nói pháp để phát khởi chí tín, tâm được khai mở.»

ThếTôn bảo lão bà Nan-đà:

«Naybà đem bánh cúng cho Như Lai và Tăng Tỳ-kheo.»

Lãobà Nan-đà liền đem bánh dâng lên Như Lai cùng Tăng Tỳ-kheokhác. Song, bánh vẫn còn dư. Lão bà Nan-đà bạch Thế Tôn:

«Sốbánh vẫn còn dư.»

ThếTôn bảo:

«Cúnglần nữa cho Phật và, Tỳ-kheo Tăng.»

Lãobà Nan-đà vâng theo lời dạy của Phật, đem bánh này cúnglần nữa cho Phật cùng Tỳ-kheo Tăng. Cuối cùng, bánh đóvẫn còn. Phật bảo lão bà Nan-đà:

«Nay,lão bà nên đem bánh này cúng cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di.

Nhưngsố bánh đó vẫn còn. Thế Tôn bảo:

«Hãyđem số bánh này bố thí cho những người nghèo khổ.

Songsố bánh đó vẫn còn. Thế Tôn bảo:

«Hãyđem số bánh này bỏ nơi đất sạch, hay đặt vào trong nướccực sạch. Sở đĩ như vậy là vì Ta chưa bao giờ thấy Sa-môn,Bà-la-môn, trời cùng con người nào có thể tiêu được bánhnày, trừ Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác.»

Bàthưa:

«Thưavâng, Thế Tôn.»

Lãobà Nan-đà đem bánh này thả vào trong nước sạch, tức thìlửa bùng lên. Lão bà Nan-đà thấy vậy, lòng đầy sợ hãi.Bà đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua mộtbên. Bấy giờ, Thế Tôn thứ tự nói pháp cho bà nghe. Ngàinói về bố thí, về trì giới, về sinh thiên, dục là tưởngbất tịnh, là hữu lậu, là ô uế, xuất gia là giải thoát.Bấy giờ, Thế Tôn biết lão bà Nan-đà tâm ý đã khai [649b01]mở. Như pháp mà chư Phật Thế Tôn thường nói, là khổ,tập, tận, đạo; bấy giờ, Thế Tôn vì lão bà Nan-đà nóihết. Lão bà ngay trên chỗ ngồi được mắt pháp thanh tịnh.Giống như tấm thảm trắng dễ được nhuộm màu, ở đâylại cũng như vậy. Lão bà bấy giờ đã sạch hết trần cấu,được mắt pháp thanh tịnh. Bà đã đắc pháp, thành tựupháp, không còn hồ nghi, đã vượt qua do dự, được vô sởuý, mà thừa sự Tam bảo, thọ trì năm giới.

Bấygiờ, Thế Tôn vì bà nói pháp lại, khiến bà phát lòng hoanhỷ. Nan-đà khi ấy bạch Thế Tôn:

«Từnay về sau, chúng bốn bộ hãy đến nhà con nhận cúng dường.Từ nay về sau con sẽ luôn luôn bố thí, tu các công đức,phụng thờ Hiền thánh.»

Sauđó, bà từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát chân Phật,rồi lui đi.

Trưởnggiả Bạt-đề và lão mẫu Nan-đà có người em tên Ưu-bà-ca-ni,lúc còn thơ ấu chơi thân với vua A-xà-thế, cả hai rất quýmếm nhau. Bấy giờ, trưởng giả Ưu-bà-ca-ni đang làm ruộng,nghe anh Bạt-đề và chị Nan-đà đã được Như Lai giáo hóa.Nghe vậy, ông vui mừng hớn hở không thể tự kiềm, trongcả bảy ngày không ngủ nghỉ và ăn uống được. Sau khi côngviệc ruộng đồng đã làm xong, ông trở về thành La-duyệt.Giữa đường, ông nghĩ thầm: “Nay, trước tiên ta nên đếnchỗ Thế Tôn, sau đó mới về nhà.” Trưởng giả đi đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấygiờ, Trưởng giả bạch Thế Tôn:

«AnhBạt-đề cùng chị Nan-đà con đã được Như Lai giáo hóarồi sao?»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, Trưởng giả. Nay Bạt-đề và Nan-đà đã thấy bốnđế, tu các pháp thiện.»

Trưởnggiả Ưu-bà-ca-ni bạch Thế Tôn:

«Giađình chúng con rất được đại lợi.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, trưởng giả, như những lời ông nói, cha mẹ ông nayrất được đại lợi, đã gieo phước đời sau.»

RồiThế Tôn nói pháp vi diệu cho trưởng giả. Trưởng giả nghexong, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, rồi luira. Ông đi về đến chỗ vua A-xà-thế, ngồi một bên.

Vuahỏi trưởng giả:

«Anhvà chị ông đã được Như Lai giáo hóa rồi chăng?»

Tâu:

«Thậtvậy, Đại vương.»

Vuanghe lời này vui mừng hớn hở không tự chế được, liềngióng chuông trống ra lệnh trong thành: “Từ nay trở về sau,những nhà thờ Phật khỏi phải bị nộp thuế. Những ngườiphụng sự Phật [649c01] đến thì được nghinh đón, đi thìđược đưa tiễn. Sở dĩ như vậy là vì họ là anh em đạopháp của ta.”

Bấygiờ, vua A-xà-thế cho xuất các thứ đồ ăn thức uống đemcho trưởng giả. Trưởng giả liền nghĩ thầm: “Ta chưa baogiờ nghe Thế Tôn dạy phàm pháp Ưu-bà-tắc là nên ăn nhữngthứ đồ ăn nào? Nên uống những thứ nước nào? Nay, trướcta nên đến chỗ Thế Tôn, hỏi nghĩa này, sau đó mới ăn.”Trưởng giả bèn bảo một người thân cận:

«Ngươiđi đến chỗ Thế Tôn. Đến rồi đảnh lễ sát chân, đemnhững lời của ta bạch lên Thế Tôn: Trưởng giả Ưu-bà-ni-cabạch Thế Tôn, phàm pháp của Hiền giả trì bao nhiêu giới?Lại phạm bao nhiêu giới chẳng phải là Ưu-bà-tắc? Nên ănthức ăn nào, uống nước uống nào?»

Ngườikia vâng lời trưởng giả, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễsát chân, đứng qua một bên. Rồi người kia đem tên trưởnggiả bạch Thế Tôn:

«Phàmpháp Ưu-bà-tắc, nên giữ bao nhiêu giới? Phạm bao nhiêu giớichẳng phải là Ưu-bà-tắc? Lại nên ăn thức ăn nào? Uốngnước uống nào?»

ThếTôn bảo:

«Nayông nên biết, ăn có hai loại, đáng thân cận, và không đángthân cận. Thế nào là hai? Nếu thân cận thức ăn mà phápbất thiện khởi lên làm pháp thiện tổn giảm, thức ăn nàykhông thể thân cận. Nếu lúc được thức ăn mà pháp thiệntăng ích, pháp bất thiện tổn giảm, thức ăn này đáng thâncận.

«Nướccũng có hai loại. Nếu lúc được nước uống mà pháp bấtthiện khởi làm pháp thiện tổn giảm, đây chẳng thể thâncận. Nếu lúc được nước uống mà pháp bất thiện bịtổn giảm, pháp thiện có tăng ích, đây có thể thân cận.

«Phàmpháp Ưu-bà-tắc, giới cấm có năm. Trong đó có thể giữmột giới, hai giới, ba giới, bốn giới cho đến năm giới;thảy đều phải giữ. Nên hỏi lại ba lần, người có thểgiữ thì khiến cho họ giữ. Nếu Ưu-bà-tắc nào phạm vàomột giới rồi, thân hoại mạng chung sẽ sinh vào địa ngục.Nếu Ưu-bà-tắc nào vâng giữ chỉ một giới, sẽ đượcsinh về cõi lành, trên trời, huống chi là giữ hai, ba, bốn,năm giới.»

Ngườikia sau khi nhận lãnh những lời dạy từ Phật rồi, đảnhlễ sát chân Phật và lui đi. Người kia đi chưa xa, bấy giờThế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Từnay về sau, cho phép trao năm giới và ba tự quy cho Ưu-bà-tắc.Nếu Tỳ-kheo nào khi muốn trao giới cho Thanh tín nam nữ, dạyhọ để trống cánh tay, chấp tay, bảo xưng tên họ, nguyệnquy y Phật. Pháp, chúng Tăng ba lần. Sau khi bảo xưng tên họquy y Phật, Pháp, chúng Tăng rồi, lại tự xưng: ‘Nay con đãquy y Phật, quy y Pháp, quy y Tỳ-kheo Tăng. Như Phật Thích-caVăn lần đầu tiên đã cho năm trăm khách buôn thọ ba tựquy, con nguyện suốt đời không giết, không trộm, không dâm,không dối, không uống rượu.’ Nếu ai giữ một giới thìcòn lại bốn giới; nếu giữ hai giới thì còn lại ba giới;nếu giữ ba giới thì còn lại hai giới; nếu giữ bốn giớithì còn lại một giới; nếu giữa năm giới, đó là ngườigiữ đầy đủ.»

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2[133]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

«Mặttrời, mặt trăng, bị bốn sự che khuất[134] khiến không phóngra được ánh sáng. Thế nào là bốn? Một là mây, hai là bụigió, ba là khói, bốn là A-tu-la,[135] khiến mặt trời, mặttrăng bị che khuất, không phóng ánh sáng được. Này Tỳ-kheo,đó gọi là mặt trời, mặt trăng bị bốn sự che khuất này,khiến không phóng ánh sáng lớn được. Ở đây cũng vậy,Tỳ-kheo có bốn kết sử[136] che kín tâm người không khaimở được. Thế nào là bốn? Một là dục kết, che lấp tâmngười không khai mở được, hai là sân nhuế, ba là ngu si,bốn là lợi dưỡng, che khuất tâm người không khai mở được.[137]

«NàyTỳ-kheo, đó gọi là có bốn kết này che khuất tâm ngườikhông khai mở được, hãy tìm cầu phương tiện tiêu diệtliền bốn kết này. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm theo.

KINHSỐ 3[138]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở cạnh miếu A-la-tỳ[139]. Bấy giờ, trờirất là lạnh, cây cối xác xơ, trơ trụi. Khi ấy, con traicủa Thủ trưởng giả, người A-la-bà,[140] ra khỏi thị trấnấy, đi bách bộ bên ngoài, dần dần đến chỗ Thế Tôn.Đến nơi, ông đảnh lễ sát chân Thế Tôn, rồi ngồi quamột bên. Con Trưởng giả kia bạch Thế Tôn:

«Trongđêm hôm qua không rõ Thế Tôn ngủ có được ngon không?»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, Đồng tử, Ta ngủ thật ngon.»

Contrưởng giả bạch Phật:

«Hômnay trời lạnh quá, muôn vật xác xơ, trợ trụi. Song, ThếTôn lại dùng đệm cỏ để ngồi, mặc y áo rất là mỏngmanh. Sao Thế Tôn nói là: ‹Ta ngủ thật ngon được?›»

ThếTôn bảo:

«Đồngtử lắng nghe! Nay Ta hỏi lại, ngươi cứ theo đó mà trảlời. Giống như nhà Ttrưởng giả được che kín chắc chắn,phòng ốc không có [50b01] gió bụi. Trong nhà đó có giườngđược trải thẩm, nệm, đệm lông, mọi thứ đầy đủ.Có bốn ngọc nữ nhan sắc xinh đẹp, mặt như hoa đào hiếmcó trên đời, nhìn không biết chán. Đèn đốt sáng trưng.Vậy trưởng giả kia lại[141] có ngủ ngon được không?»

Contrưởng giả thưa:

«Thậtvậy, Thế Tôn! Có giường tốt thì sẽ ngủ ngon được.»

ThếTôn bảo:

«Thếnào con trai của trưởng giả? Nếu khi người kia đang ngủngon, mà có ý dục nổi lên, duyên bởi ý dục này, có khôngngủ được phải không?»

Contrưởng giả thưa:

«Thậtvậy, Thế Tôn! Nếu người kia ý dục nổi lên sẽ không ngủđược.»

ThếTôn bảo:

«Nhưý dục người kia đang mạnh, trong khi Như Lai diệt tận khôngcòn dư tàn, gốc rễ không sinh trở lại, không trổi lên lạinữa. Thế nào, con trai của trưởng giả, nếu người mà tâmsân nhuế, ngu si khởi lên, há ngủ ngon được sao?»

Đồngtử thưa:

«Khôngngủ ngon được. Sở dĩ như vậy là vì do tâm có ba độc.»

ThếTôn bảo:

«NhưLai nay không còn các tâm này, diệt tận không còn dư tàn,cũng không còn gốc rễ. Đồng tử nên biết, nay Ta sẽ nóivề bốn loại chỗ ngồi. Những gì là bốn? Có chỗ ngồithấp, có chỗ ngồi chư Thiên, có chỗ ngồi Phạm thiên, cóchỗ ngồi Phật.

«Đồngtử nên biết, chỗ ngồi thấp là toà của Chuyển luân Thánhvương. Chỗ ngồi chư Thiên là toà của Thích Đề-hoàn Nhân.Chỗ ngồi Phạm thiên là chỗ ngồi của Phạm thiên vương.Chỗ ngồi Phật là chỗ ngồi bốn đế.

«Chỗngồi thấp là chỗ ngồi hướng Tu-đà-hoàn. Chỗ ngồi chưThiên là chỗ ngồi đắc Tu-đà-hoàn. Chỗ ngồi Phạm thiênlà chỗ ngồi hướng Tư-đà-hàm. Chỗ ngồi Phật là chỗngồi bốn niệm xứ.

«Chỗngồi thấp là chỗ ngồi đắc Tư-đà-hàm. Chỗ ngồi Thiênlà chỗ ngồi hướng A-na-hàm. Chỗ ngồi Phạm là chỗ ngồiđắc A-na-hàm. Chỗ ngồi Phật là chỗ ngồi bốn vô lượngtâm.
«Chỗngồi thấp là chỗ ngồi dục giới. Chỗ ngồi Thiên là chỗngồi sắc giới. Chỗ ngồi Phạm là chỗ ngồi vô sắc giới.Chỗ ngồi Phật là chỗ ngồi bốn thần túc.
«Chonên, Đồng tử, nên biết, Như Lai do ngồi chỗ ngồi bốnthần túc nên được ngủ ngon. Ở đó, không khởi dâm, nộ,si. Đã không khởi tâm ba độc này, bèn ở trong vô dư Niết-bàngiới mà Bát-niết-bàn, biết như thật rằng, sinh tử đãhết, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, khôngcòn tái sinh đời sau. Cho nên, này con trai của trưởng giả,khi Ta quán sát ý nghĩa này xong, nên nói Như Lai được ngủngon.»

[650c02]Bấy giờ, con Ttrưởng giả liền nói kệ này:

Gặpnhau đã lâu ngày,

bà-la-mônBát-niết-bàn.[142]

Nhờnương sức Như Lai,

Mắtsáng[143] mà diệt độ.[144]

Toàthấp và toà Thiên

ToàPhạm, cùng toà Phật;

NhưLai phân biệt rõ,

Chonên được ngủ ngon.

Tựquy Nhân Trung Tôn

Cũngquy Nhân Trung Thượng

Naycon chưa thể biết

Lànương những Thiền nào?

Contrai của trưởng giả đọc những lời này xong, Thế Tôn bằnglòng ấn khả. Bấy giờ, con Trưởng giả nghĩ thầm: “ThếTôn đã bằng lòng ấn khả. Ta rất là vui mừng, không thểtự chế được.” Bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễsát chân Phật rồi lui đi.

Đồngtử kia sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt,cùng chúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Thế Tôn từ tịnh thất ra, đi xuống núi Linh thứu cùngvới bà-la-môn Lộc Đầu,[145] lần hồi du hành đến bãi thama đáng sợ.[146]

Khiấy, Thế Tôn cầm đầu lâu một người chết trao cho bà-la-mônvà nói:

«Ôngbà-la-môn, ông giỏi xem tinh tú, lại kiêm cả y dược, cóthể trị mọi thứ bệnh, hiểu rõ tất cả các định hướngtái sinh, và cũng còn có thể biết nhân duyên người chết.Nay Ta hỏi ông, đây là đầu lâu của người nào? Là nam haylà nữ? Do bệnh gì mà qua đời?»

Bà-la-mônliền cầm lấy đầu lâu, xoay qua xoay lại quan sát, lại dùngtay gõ vào nó, và bạch Thế Tôn:

«Đâylà đầu lâu của người nam, chẳng phải người nữ.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, bà-la-môn, như lời ông đã nói. Đây là người nam,chẳng phải người nữ.»

ThếTôn hỏi:

«Dođâu qua đời?»

Bà-la-mônlại dùng tay gõ vào nó. Bạch Thế Tôn:

«Đâydo nhiều bệnh tập họp. Trăm đốt xương đau buốt quá màchết.»

ThếTôn bảo:

«Phảitrị bằng phương thuốc nào?»

Bà-la-mônLộc Đầu bạch Phật:

«Phảidùng quả ha-lê-lặc[147] hoà chung với mật, sau đó cho uống,bệnh này sẽ lành.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, như những lời ông nói, nếu người này được thuốcnày, đã không qua đời. Nay người này lúc mạng chung, sinhvề nơi nào?»

Bà-la-mônnghe rồi, lại cầm đầu lâu gõ, [651a01] và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày mạng chung sinh về ba đường dữ, chẳng sinh về nơi lành.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, bà-la-môn, như những lời ông nói, sinh vào ba đườngdữ, không sinh về nơi lành.»

Bấygiờ, Thế Tôn lại cầm một đầu lâu nữa, trao cho bà-la-môn.Hỏi bà-la-môn:

«Đâylà người nào? Là nam hay nữ?»

Lúcnày bà-la-môn lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Đầulâu này là thân người nữ.»

ThếTôn bảo:

«Dobệnh tật gì mà mạng chung?»

Lúcnày, bà-la-môn Lộc Đầu lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinữ này mạng chung khi còn mang thai.»

ThếTôn bảo:

«Ngườinữ này do đâu mà mạng chung?»

Bà-la-mônbạch Phật:

«Ngườinữ này do sinh con chưa đầy tháng nên qua đời.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, bà-la-môn, như những lời ông đã nói. Vảlại, người nữ mang thai kia nên trị bằng phương thuốc gì?»

Bà-la-mônbạch Phật:

«Nhưngười bệnh này, phải cần tô đề hồ để uống thì khỏi.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, thật vậy, như những gì ông đã nói. Nay người nữnày sau khi mạng chung sinh về nơi nào? »

Bà-la-mônbạch Phật:

«Ngườinữ này sau khi mạng chung sinh vào trong súc sanh.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, bà-la-môn, như những gì ông đã nói.»

RồiThế Tôn lại cầm một đầu lâu nữa trao cho bà-la-môn, vàhỏi bà-la-môn:

«Lànam hay nữ?»

Bà-la-mônlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Đầulâu này là thân người nam.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay. lành thay, như những gì ông đã nói. Do tật bệnh gìmà mạng chung?»
bà-la-mônlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày mạng chung do vì ăn uống ngộ độc, bị thổ tả mà mạngchung.»

ThếTôn bảo:

«Bệnhnày dùng trị bằng phương thuốc?»

bà-la-mônbạch Phật:

«Nhịnăn trong vòng ba ngày, trừ khỏi được liền.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những gì ông đã nói. Người này sau khimạng chung sinh về nơi nào?»

Lúcnày, bà-la-môn lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày mạng chung sinh vào trong ngạ quỷ. Sở dĩ như vậy làvì ý chỉ tưởng đến nước.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những gì ông đã nói.»

Bấygiờ, Thế Tôn lại cầm một đầu lâu nữa, trao cho bà-la-môn,hỏi bà-la-môn:

«Lànam hay là nữ?»

Phạmchi lúc này dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Đầulâu này là [651b01] thân của người nữ.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những gì ông đã nói. Người này mạngchung do bệnh tật gì?»

Bà-la-mônvlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Lúcđang sinh thì mạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Tạisao lúc đang sinh thì mạng chung?»

Bà-la-mônlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Thânngười nữ này khí lực hư, cạn kiệt, lại đói quá nênmạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Ngườinày mạng chung sinh về nơi nào?»

Lúcnày, bà-la-môn lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày mạng chung sinh vào loài người.»

ThếTôn bảo:

«Phàmngười chết đói mà muốn sinh nơi lành, việc này không đúng.Phải sinh vào ba đường dữ mới hợp lý.»

Lúcnày, bà-la-môn lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinữ này trì giới hoàn hảo mà mạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những gì ông đã nói. Thân người nữkia trì giới hoàn hảo đến khi mạng chung. Sở dĩ như vậylà vì phàm có người nam người nữ nào mà trì cấm giớihoàn toàn thì lúc mạng chung sẽ về hai đường, hoặc lêntrời hay là loài người.»

Bấygiờ, Thế Tôn lại cầm đầu lâu nữa trao cho bà-la-môn, hỏi:

«Namhay là nữ?»

Lúcnày, bà-la-môn lại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Đầulâu này là thân nam tử.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những gì ông đã nói. Người này do bệnhtật gì khiến phải mạng chung?»

Bà-la-mônlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày không bệnh, bị người hại khiến mạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những lời ông đã nói, bị người hạikhiên mạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Ngườinày mạng chung sẽ sinh nơi nào?»

Lúcnày, bà-la-môn dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Ngườinày mạng chung sinh lên trời, xứ thiện.»

ThếTôn bảo:

«Nhưnhững lời ông đã nói, lời bàn trước, bàn sau mâu thuẫnnhau.»

bà-la-mônbạch Phật:

«Cănbản do duyên gì mà mâu thuẫn nhau?»

ThếTôn bảo:

«Nhữngngười nam, nữ mà bị người hại khiến mạng chung, đềusinh hết về ba đường dữ. Sao ông nói là sinh về xứ thiện,lên trời?»

Bà-la-mônlại dùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Vìngười này vâng giữ năm giới kiêm hành thập thiện, nênđến khi mạng chung sinh lên trời, xứ thiện .»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như [651c01] những lời ông đã nói. Ngườigiữ giới, không xúc phạm, sẽ sinh lên trời, xứ thiện.»

ThếTôn lại bảo:

«Ngườinày đã trì mấy giới mà mạng chung?»

Bấygiờ, bà-la-môn một lòng chuyên chú không nghĩ gì khác, dùngtay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Trìmột giới chăng? Chẳng phải. Hai, ba, bốn, năm giới chăng?Chẳng phải. Người này trì pháp bát quan trai mà mạng chung.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, lành thay, như những lời ông đã nói.Trì bát quan traimà mạng chung.»

Bấygiờ, trong cảnh giới phương Đông, tại phía nam núi Phổhương, phương Đông, có Tỳ-kheo Ưu-đà-diên nhập Niết-bàntrong vô dư Niết-bàn giới. Khi ấy, trong khoảnh khắc nhưco duỗi cánh tay, Thế Tôn đến lấy đầu lâu kia, đem vềtrao cho bà-la-môn, và hỏi bà-la-môn:

«Lànam hay nữ?»

Lúcnày, bà-la-môn lại cùng tay gõ, và bạch Thế Tôn:

«Tôixem đầu lâu này, nguồn gốc của nó chẳng phải nam cũngchẳng phải nữ. Sở dĩ như vậy là vì tôi quán đầu lâunày cũng chẳng thấy sinh, cũng cũng chẳng thấy đoạn, cũngchẳng thấy xoay vần qua lại. Sở dĩ như vậy là vì quan sáttám phương, trên dưới đều không âm vọng. Nay tôi chưa rõđầu lâu của người này là ai?»[148]

ThếTôn bảo:

«Thôi,thôi, bà-la-môn, rốt lại, ôÔng không biết là đầu lâu củaai. Ông nên biết, đầu lâu này không đầu không cuối, cũngkhông sinh tử, cũng không đi về đâu trong tám phương, trêndưới. Đây chính là đầu lâu của A-la-hán, Tỳ-kheo Ưu-đà-diênđã nhập Niết-bàn trong vô dư Niết-bàn giới, trong cảnhgiới phương Đông, tại phía nam núi Phổ hương.»

Saukhi bà-la-môn nghe những lời này xong, khen chưa từng có, liềnbạch Thế Tôn:

«Naytôi quan sát loài trùng kiến này từ nơi nào đến, đều biếttất cả. Nghe tiếng vọng của chim thú mà có thể phân biếtrõ ràng: đây là con đực, đây là con cái. Nhưng tôi quan sátvị A-la-hán này, hoàn toàn không thấy gì, không thấy chỗđến, cũng không thấy chỗ đi. Chánh pháp Như Lai thật làkỳ diệu. Sở dĩ như vậy là vì gốc của các pháp phát xuấttừ cửa miệng của Như Lai, còn A-la-hán phát xuất từ gốccủa kinh pháp.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, bà-la-môn, như những gì ông đã nói. Gốc của các phápphát xuất từ miệng Như Lai. Ngay đến chư Thiên, người đời,Ma hoặc Ma thiên, quyết không biết được chỗ đến củaA-la-hán.»

Bấygiờ, bà-la-môn đảnh lễ sát chân, và bạch Thế Tôn:

«Tôicó thể biết hết nơi thu hướng của chín mươi sáu loạiđạo. [652a01] Thảy đều biết tất cả. Nhưng chỗ thú hướngcủa pháp của Như Lai, không thể phân biệt được. Ngưỡngmong Thế Tôn cho con được vào đạo.»

ThếTôn bảo:

«Lànhthay, bà-la-môn, hãy tu phạm hạnh, cũng sẽ không có ngườinào biết được chỗ thu hướng của ông.»

Khiấy, bà-la-môn được xuất gia học đạo, ở chỗ vắng vẻtư duy thuật đạo, vì mục đích mà thiện gia nam tử cạobỏ râu tóc mặc ba pháp y, cho đến như thực biết rằng,sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đãlàm xong, không còn tái sinh đời sau. Lúc đó, bà-la-môn thànhA-la-hán.

Bấygiờ, Tôn giả Lộc Đầu bạch Thế Tôn:

«Naycon đã biết pháp tu hành của A-la-hán.»

ThếTôn bảo:

«Ôngbiết thế nào về hành của A-la-hán?»

LộcĐầu bạch Phật:

«Naycó bốn giới. Những là bốn? Địa giới, thuỷ giới, hoảgiới, phong giới. Như Lai, đó gọi là có bốn giới này. Khimột người mạng chung, đất trở về đất, nước trở vềnước, lửa trở về lửa, gió trở về gió.»

ThếTôn bảo:

«Thếnào, Tỳ-kheo, nay có bao nhiêu giới?»

LộcĐầu bạch Phật:

«Sựthực có bốn giới. Nhưng nghĩa có tám giới.»

ThếTôn bảo:

«Thếnào là bốn giới, mà nghĩa có tám giới?»

LộcĐầu bạch Phật:

«Naycó bốn giới. Những gì là bốn giới? Đất, nước, lửa,gió. Đó gọi là bốn giới. Thế nào là nghĩa có tám giới?Đất có hai loại: đất trong và đất ngoài. Sao gọi đạichủng đất bên trong ? Đó là tóc, lông, móng, răng, thân thể,da bọc ngoài, gân cốt, tuỷ não, ruột, bao tử, gan, mật,tỳ thận. Đó gọi là đại chủng đất trong. Thế nào làđại chủng đất bên ngoài? Đó là những gì cứng chắc.Đó gọi là đại chủng đất bên ngoài. Đây gọi là hai đạichủng đất.

«Saogọi đại chủng nước? Đại chủng nước có hai: đại chủngnước bên trong, đại chủng nước bên ngoài. Đại chủngnước bên trong là đờm dãi, nước mắt, nước tiểu, máu,tuỷ. Đó gọi là đại chủng nước bên ngoài. Còn các vậtmềm ướt bên ngoài. Đó gọi là đại chủng nước bên ngoài.Đây gọi là hai đại chủng nước.

«Saogọi đại chủng lửa? Đại chủng lửa có hai: đại chủnglửa bên trong, đại chủng lửa bên. Sao gọi là lửa trong?Là sự tiêu hóa tất cả những vật được ăn, không còndư sót. Đó gọi là lửa bên trong. Sao gọi là lửa bên ngoài?Những vật giữ hơi nóng, vật ở bên ngoài. Đó gọi là loạilửa ngoài.

«Tạisao gọi là đại chủng gió? Đại chủng gió có hai: gió trongvà gió ngoài. Gió trong là gì? Đó là gió trong môi, [652b01]gió mắt, gió đầu, gió thở ra, gió thở vào, gió trong tấtcả các khớp tay, chân. Đó gọi là gió trong. Sao gọi là gióngoài? Đó là vật khiến lay động nhẹ, nhanh chóng. Đó gọilà gió ngoài. Bạch Thế Tôn, đó gọi là có hai loại. Sựthật có bốn, mà số có tám.

«Nhưvậy, Thế Tôn, con quán sát nghĩa này, rằng con người khimạng chung, bốn đại chủng ấy trở về gốc của chúng.»

ThếTôn bảo:

«Phápvô thường cũng không cùng chung với pháp thường. Sở dĩnhư vậy là vì đại chủng đất có hai, hoặc trong hoặc ngoài.Bấy giờ, đất trong là pháp vô thường, là pháp biến dịch,còn đại chủng đất ngoài thường trụ không biến đổi.[149]Đó gọi là đất có hai loại không tương ưng với thườngvà vô thường. Còn ba đại kia cũng lại như vậy, giữa thườngvà vô thường không tương ưng nhau.

«Chonên, này Lộc Đầu, tuy có tám loại, kỳ thật chỉ có bốn.Lộc Đầu, hãy học điều này như vậy.»

LộcĐầu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5[150]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

«Naycó bốn đại nghĩa được quảng diễn.[151] Những là bốn?Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, Giới. Đó gọi là bốn.[152]

«Tỳ-kheonên biết, nếu có Tỳ-kheo nào từ phương Đông[153] đến,tụng kinh trì pháp, phụng hành cấm giới. Vị ấy nói rằng:‘Tôi có thể tụng kinh trì pháp, vâng giữ cấm giới, họcrộng nghe nhiều.’ Giả sử, Tỳ-kheo kia có nói những gì,cũng không nên thừa nhận khi chưa đủ để dốc lòng tin tưởng.[154]Hãy cùng Tỳ-kheo kia thảo luận, chiếu theo pháp mà cùng thảobàn. Thế nào là y chiếu theo cùng thảo bàn? Y chiếu theo phápmà luận, đó là bốn đại luận được quảng diễn này.Tức là Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, Giới. Nên cùng với Tỳ-kheokia phân biệt pháp được nói bởi Khế kinh, được hiểnhiện trong Luật. Giả sử khi tìm trong Khế kinh được nói,trong Luật được hiểrn hiện, trong pháp được phân biệt;nếu những điều được hiển hiện ấy tương ưng với Khếkinh, tương ưng với Luật và Pháp, khi ấy bèn thọ trì. Nếukhông tương ưng với Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, thì nên trảlời người kia như vầy: ‘Này bạn, nên biết đây chẳngphải là những lời dạy của Như Lai. Mà những lời bạnnói, chẳng phải gốc của chánh kinh. Sở dĩ như vậy là vìnay tôi thấy nó không tương ưng với Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm.’Vì không tương ưng nên phải hỏi về sự hành trì giới.Nếu không tương ưng với giới hạnh, [652c01] nên nói vớingười kia: ‘Đây chẳng phải là tạng của Như Lai!’ Hãylập tức đuổi đi. Đây gọi là gốc của nghĩa đại nghĩađược quảng diễn thứ nhất.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu có Tỳ-kheo nào từ phương Nam đến nóirằng: ‹Tôi có thể tụng Kinh, trì pháp, phụng hành giớicấm, học rộng, nghe nhiều.› Giả sử Tỳ-kheo ấy có nóinhững gì, cũng không nên thừa nhận khi chưa đủ để dốclòng tin tưởng. Nên cùng với Tỳ-kheo kia luận nghĩa. Giảsử những điều Tỳ-kheo kia nói mà không tương ưng với nghĩa,thì nên đuổi đi. Nếu tương ưng với nghĩa, thì nên bảongười kia rằng: ‹Đây là nghĩa được nói, nhưng không phảigốc chánh kinh.› Khi ấy, nên chọn lấy nghĩa đó, chứ đừngnhận gốc chánh kinh. Sở dĩ như vậy là vì nghĩa là căn nguyênđể hiểu kinh. Đây gọi là gốc của đại nghĩa được diễnthứ hai.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu có Tỳ-kheo nào từ phương Tây đến (nóirằng: ‘Tôi) tụng Kinh, trì pháp, phụng hành giới cấm, họcrộng, nghe nhiều.’ Nên nói với Tỳ-kheo kia về Khế kinh,Luật, A-tỳ-đàm. Nhưng Tỳ-kheo kia chỉ hiểu vị,[155] chứkhông hiểu nghĩa, nên bảo Tỳ-kheo kia rằng: ‘Chúng tôi khôngrõ những lời này có phải là những lời được thuyết bởiNhư Lai hay không’ Giả sử khi thuyết Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàmchỉ hiểu vị, chứ không hiểu nghĩa. Tuy nghe những gì Tỳ-kheokia nói, nhưng cũng chưa đủ để khen tốt, cũng chưa đủđể nói là dở. Lại phải đem giới hạnh để hỏi. Nếucùng tương ưng, thì nệm mà chấp nhận. Sở dĩ như vậy làvì giới hạnh cùng tương ưng với vị, nhưng nghĩa thì khôngthể rõ. Đây gọi là nghĩa diễn giải thứ ba.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu có Tỳ-kheo nào từ phương Bắc đến,tụng kinh, trì pháp, phụng hành cấm giới, (nói rằng:) ‘CácHiền giả có nghi vấn, hãy đến hỏi nghĩa, tôi sẽ nói cho.’Nếu Tỳ-kheo kia có nói gì cũng chưa đủ để chấp nhậnngay, chưa đủ để phúng tụng. Nhưng nên hướng về Tỳ-kheokia hỏi về Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, Giới. Nếu cùng tươngưng, thì nên hỏi nghĩa. Nếu lại tương ưng cùng nghĩa, thìnên khen ngợi Tỳ-kheo kia rằng: ‹Lành thay, lành thay, Hiềngiả, đây chính là nghĩa Như Lai đã nói, không nhầm lẫn,tất cả đều cùng tương ưng với Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm,Giới.

«Hãytheo pháp mà cúng dường, tiếp đãi Tỳ-kheo kia. Sở dĩ nhưvậy là vì Như Lai cung kính pháp, nên ai cung kính pháp, tứclà cung kính Ta. Ai quán thấy pháp, người ấy quán thấy Ta.Ai có pháp, người ấy có Ta. Đã có pháp thì có Tỳ-kheo Tăng.Có pháp thì [653a01] có chúng bốn bộ. Có pháp thì có bốnchủng tánh ở đời. Sở dĩ như vậy là vì do có pháp ởđời, nên trong Hiền kiếp có Đại Oai Vương[156] ra đời,từ đó về sau có liền bốn chủng tánh ở đời.

«Nếupháp có ở đời, liền có bốn chủng tánh ở đời: sát-lợi,bà-la-môn, công nhân, dòng cư sĩ. Nếu pháp có ở đời thì,liền có ngôi vị Chuyển luân Thánh vương không dứt. Nếupháp có ở đời, liền có Tứ Thiên Vvương, Đẩu-suất thiên,Diễm thiên, Hoá tự tại thiên, Tha hoá tự tại thiên xuấthiện ở đời. Nếu pháp có ở đời, liền có Dục giớithiên, Sắc giới thiên, Vô sắc giới thiên hiện ở đời.Nếu pháp có ở đời, liền có quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm,quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích-chi-phật, Phật thừahiện ở đời. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy khéo cung kính pháp. Hãytuỳ thời cúng dường cung cấp mọi thứ cần dùng cho Tỳ-kheokia. Nên nói với Tỳ-kheo kia rằng: ‹Lành thay! lành thay! Nhưnhững gì thầy đã nói. Những lời nói hôm nay thật là nhữnglời nói của Như Lai.

«Tỳ-kheo,đó gọi là có bốn đại nghĩa diễn quảng diễn này. Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy trì tâm nắm giữ ý thực hành bốnsự này, chớ để mất sót. Các Tỳ-kheo, hãy học điều nàynhư vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc, vào buổi sáng sớm,tập họp bốn binh chủng, cởi xe gắn lông chim* đi đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ,Thế Tôn hỏi đại vương:

«Đạivương từ đâu đến mà trên người dính đầy bụi bặm vậy?Có duyên sự gì mà tập họp bốn binh chủng?»

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

«Nay,nước nhà này có giặc lớn nổi lên. Nửa đêm qua, con đembinh bắt được, nên thân thể mệt mỏi, muốn trở về cung.Nhưng giữa đường lại nghĩ thầm: ‹Trước tiên ta nên đếnchỗ Như Lai, rồi sau đó mới về cung.› Vì sự việc nàymà ngủ nghỉ không yên. Nay nhờ có công lao dẹp giặc, lòngvui mừng hớn hở không tự chế được, cho nên đến đảnhlễ thăm hầu Như Lai. Nếu ngay đêm qua, con không hưng binhngay thì không bắt được giặc.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, Đại vương, như những gì vua nói. Vua nên biết rằng,có bốn căn duyên sự việc, [653b01] trước khổ sau vui. Nhữnggì là bốn? Sáng thức dậy sớm; trước khổ sau vui. Hoặcdùng dầu, tô, trước khổ sau vui. Hoặc lúc dùng thuốc, trướckhổ mà sau vui. Gia nghiệp, cưới gã, trước khổ sau vui. Đạivương, đó gọi là có bốn căn duyên sự việc này, trướckhổ sau vui.»

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

«Nhữnggì Thế Tôn nói thật là hợp lý, có bốn căn duyện sự việctrước khổ sau vui này. Sở dĩ như vậy là vì như ngày hômnay, con quán sát bốn sự này như nhìn hạt châu trên tay, đềucó nghĩa trước khổ sau vui.»

Bấygiờ, Thế Tôn vì vua Ba-tư-nặc nói pháp vi diệu, khiến phátlòng hoan hỷ. Sau khi nghe pháp rồi, vua bạch Thế Tôn:

«Việcnước đa đoan, con muốn trở về cung.»

ThếTôn bảo:

«Nênbiết đúng lúc.»

VuaBa-tư-nặc từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân,nhiễu quanh Phật ba vòng rồi lui đi. Vua đi chưa lâuThế Tônbảo các Tỳ-kheo:

«Naycó bốn căn duyên sự này, trước khổ sau vui. Thế nào làbốn? Tu tập phạm hạnh, trước khổ sau vui. Tập tụng vănkinh, trước khổ sau vui. Tọa thiền nghĩ niệm định, trướckhổ sau vui. Đếm hơi thở ra vào, trước khổ sau vui. Tỳ-kheo,đó gọi là hành bốn sự này trước khổ sau vui.

«Nếucó Tỳ-kheo nào hành pháp trước khổ sau vui này, quyết sẽđược ứng quả báo vui Sa-môn sau này. Thế nào là bốn? Tỳ-kheosiêng thực hành pháp này, ly dục, ly pháp ác bất thiện, cótầm có tứ, có hỷ do viễn ly sanh, tâm nhập sơ thiền.[157]Đó gọi là đạt được lạc trú[158] thứ nhất của Sa-môn.

«Lạinữa, không tầm không tứ,[159] nội tâm định tĩnh, chuyêntinh nhất ý; , không tứ, có hỷ lạc do định sinh, nhập nhịthiền.[160] Đó gọi là lạc trú thứ hai của Sa-môn.

«Lạinữa, ly hỷ, an trú xả, hằng tự giác tri, thân có tri giáclạc, điều mà các hiền thánh nói là xả, niệm, an trúlạc nhập tam thiền. Đó gọi là được lạc trú thứ ba củaSa-môn.

«Lạinữa, lạc khổ diệt, ưu và hỷ từ trước đã trừ, khônglạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh, tâm nhập tứ thiền.Đó gọi là có bốn lạc trú của Sa-môn này.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nào thực hành trước khổ này, sauđược bốn báo vui của Sa-môn, đoạn ba lưới kết, thànhTu-đà-hoàn, được pháp thối chuyển, nhất định hướngđến diệt độ.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, ba kết này đã đoạn; dâm, giận, si [653c01]mỏng đi, thành Tư-đà-hàm, trở lại đời này một lần,tất hết biên tế khổ.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nào dứt năm hạ phần kết, thành A-na-hàm,nhập Bát-niết-bàn ở nơi kia,[161] không trở lại thế giannày.

«Lạinữa, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo mà hữu lậu đã diệt tận, thành vôlậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ở trong hiện pháptự thân tác chứng, tự an trú, tự biết như thật rằng,‹sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đãlàm xong, không còn tái sinh đời sau.› Đó là Tỳ-kheo kiatu pháp trước khổ này, sau được lạc bốn quả Sa-môn.

«Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựusự trước khổ sau vui này. Các Tỳ-kheo, hãy học điều nàynhư vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại vướn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xa-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

«Cóbốn hạng người xuất hiện ở đời. Những gì là bốn?Có hạng Sa-môn tợ hoa hoàng lam,[162] có hạng Sa-môn tợ hoabân-đà-lợi,[163] có hạng Sa-môn tợ nhu nhuyến,[164] có hạngSa-môn nhu nhuyến trong nhu nhuyến.[165]

«Thếnào gọi Sa-môn kia như hoa hoàng lam? Ở đay có một hạng ngườidiệt trừ ba kết sử, thành Tu-đà-hoàn, được pháp khôngthối chuyển, quyết định đến Niết-bàn,[166] nhưng chậmnhất là phải trải qua bảy lần chết, bảy lần tái sinh.Hoặc thành bậc gia gia,[167] nhất chủng,[168] giống như hoahoàng lam sáng ngắt, chiều lớn. Tỳ-kheo này cũng lại nhưvậy, ba kết diệt tận, thành Tu-đà-hoàn, được pháp khôngthối chuyển, ắt đến Niết-bàn, chậm nhất cho đến quabảy lần chết, bảy lần tái sinh. Nếu tìm cầu phương tiện,có ý dõng mãnh, hoặc thành gia gia, hoặc thành nhất chủng,rồi vào đạo tích. Đó gọi là Sa-môn như hoa hoàng lam.

«Thếnào gọi Sa-môn kia là như hoa phân-đà-lợi? Ở đây có mộthạng người ba kết đã diệt; dâm, nộ, si mỏng, thành Tư-đà-hàm,trở lại đời này, dứt hết bờ khổ. Nếu người hơi chậm,trở lại đời này lần nữa, rồi dứt hết bờ khổ. Nếudõng mãnh, thì ngay trong đời này dứt hết bờ khổ. Giốngnhư hoa phân-đà-lợi sớm bóc, chiều úa tàn. Đó gọi làSa-môn như hoa phân-đà-lợi.

«Thếnào là Sa-môn kia nhu nhuyến? Hoặc có một hạng người đoạnnăm hạ phần kết, thành A-na-hàm, rồi nơi trên kia mà nhậpBát-niết-bàn, không trở lại đời này. Đó gọi là Sa-mônnhu nhuyến.

«Thếnào là Sa-môn kia nhu nhuyến trong nhu nhuyến? Hoặc có [654a01]một hạng người diệt tận hữu lậu, thành vô lậu, tâmgiải thoát, tuệ giải thoát, ở trong hiện pháp tự thân tácchứng, tự du hí, biết như thật rằng, ‹Sinh tử đã tận,phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còntái sinh đời sau.› Đó gọi là Sa-môn nhu nhuyến trong nhunhuyến.

«Đâygọi là Tỳ-kheo có bốn hạng người này xuất hiện ở đời.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện làm Sa-mônnhu nhuyến trong nhu nhuyến.

«CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm theo.

Kệtóm tắt:

Tu-đà,Tu-ma-quân

Tân-đầu-lô,uế, thủ,

LộcĐầu, nghĩa diển rộng,

Sauvui, kinh nhu nhuyến.[169]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567