Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 51: Phi thường

02/05/201113:07(Xem: 9610)
Phẩm 51: Phi thường

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
51.PHẨM PHI THƯỜNGKINHSỐ 1[258]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Thếnào, Tỳ kheo, các ngươi trôi nổi sanh tử, trải qua khổ não,trong đó nước mắt buồn thương khóc lóc [814b] nhiều hơnhay nước sông Hằng nhiều hơn?”

CácTỳ kheo bạch Phật:

“Chúngcon quán sát nghĩa mà Như Lai nói, nước mắt đổ ra trong sanhtử trôi nổi nhiều hơn nước sông Hằng.”

Phậtbảo Tỳ kheo:

“Lànhthay, lành thay, các Tỳ kheo! Đúng như các ông nói không khác.Nước mắt mà các ông đổ ra trong sanh tử nhiều hơn nướcsông Hằng. Vì sao vậy? Trong sanh tử đó, hoặc mẹ chết,nước mắt đổ xuống không thể kể xiết. Trong đêm dài,hoặc cha, hoặc anh, chị, em, vợ con, năm thân, những ngườiân ái, vì thương tiếc mà buồn khóc không thể kể xiết.Cho nên, Tỳ kheo, hãy nên nhàm chán sanh tử, tránh xa pháp này.Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Khinói pháp này, hơn 60 Tỳ kheo đều dứt sạch các lậu, tâmgiải thoát.

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Thếnào, Tỳ kheo, các ngươi, trong sanh tử, máu đổ ra khi thânthể các người hủy hoại nhiều hơn hay nước sông Hằngnhiều hơn?”

CácTỳ kheo đáp:

“Chúngcon quán sát nghĩa mà Như Lai nói, nước mắt đổ ra trong sanhtử trôi nổi nhiều hơn nước sông Hằng.”

Phậtbảo Tỳ kheo:

“Lànhthay, lành thay, các Tỳ kheo! Đúng như các ông nói, máu nhiềuhơn nước sông Hằng. Vì sao vậy? Trong sanh tử, hoặc có khilàm bò, dê, heo, chó, hươu, ngựa, chim, thú, và vô số loàikhác nữa, trải qua khổ não, thật đáng nhàm chán, hãy suyniệm xả ly. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

KhiThế Tôn nói pháp này, hơn 60 Tỳ kheo đều dứt sạch cáclậu, tâm giải thoát.

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Hãytư duy vô thường tưởng, hãy quảng bá vô thường tưởng.Do tư duy quảng bá vô thường tưởng mà đoạn tận dục ái,sắc ái, vô sắc ái; vô minh, kiêu mạn, thảy đều dứt sạch.Cũng như lấy lửa đổ cây cỏ, cháy sạch hết không còngì. Tỳ kheo, nên biết, nếu tư duy vô thường tưởng, quảngbá vô thường tưởng, sẽ đoạn trừ sạch ái dục trong bacõi.

“Thủaxưa, có vị quốc vương tên là Thanh Tịnh Âm Hưởng, thốnglãnh Diêm-phù-địa với tám vạn bốn nghìn thành quách, cótám vạn bốn nghìn đại thần, tám vạn bốn nghìn cung [814c] nhân thể nữ. Mỗi một thể nữ có bốn người hầu.Bấy giờ Thanh vương Âm Hưởng không có con. Vị Đại vươngnày nghĩ như vầy, ‘Nay ta thống lãnh bờ cõi này, trị hóamà không làm trái đạo lý. Nhưng nay ta không có người nốidõi. Nếu sau khi ta chết, gia đình, dòng họ sẽ đoạn tuyệt.’Vì để có con nên quốc vương quy y nơi các trời, rồng, thần,mặt trời, mặt trăng, các sao; tự quy y Đế Thích, Phạm thiên,Tứ thiên vương, thần núi, thần cây, cho đến thần cỏ thuốc,cây trái: ‘Nguyện cầu phước cho tôi sanh con.’ Lúc bấygiờ trên trời Tam thập tam có một thiên tử tên Tu-bồ-đề,mạng sắp dứt, năm điềm báo tự nhiên bức bách. Nhữnggì là năm? Hoa quan của chư thiên không hề héo úa, nhưng hoaquan của thiên tử này tự nhiên héo húa. Y phục của chưthiên không có cáu bẩn, nhưng y phục của thiên tử đã cáubẩn.Thân thể của chư thiên Tam thập tam thường thơm tho,tinh khiết, có ánh sáng rọi suốt; thân thể thiên này nàybấy giờ có mùi hôi không ai gần được. Chư thiên Tam thậptam luôn luôn có ngọc nữ vây quanh trước sau để ca, múa,xướng hát, vui thú với ngũ dục; thiên tử này khi sắp mạngchung các ngọc nữ ly tán. Chư thiên Tam thập tam có tòa ngồitự nhiên, sâu xuống đất bốn thước, và khi thiên tử đứngdậy thì tòa này rời khỏi mặt đất bốn thước; nhưng thiêntử này sắp mạng chung nên không thích chỗ ngồi cũ nữa.Đó là năm điềm báo tự nhiên bức cách.

“Khithiên tử Tu-bbồ-đề có điềm báo này, Thích Đề-hoàn Nhânbảo một thiên tử: ‘Ông hãy đến Diêm-phù-địa nói vớivua Âm Hưởng rằng, Thích Đề-hoàn Nhân có lời thăm hỏivô lượng, mong Vua đi đứng nhẹ nhàng, dạo bước khỏemạnh. Ở Diêm-phù-địa không có người có đức để làmcon của Vua. Nhưng nay trời Tam thập tam có vị thiên tử tênlà Tu-bồ-đề đã có năm niềm báo bức bách, sẽ giáng thầnxuống để làm con của Vua. Nhưng rồi khi tuổi tráng niênđang thịnh người này sẽ xuất gia học đạo, tu phạm hạnhvô thượng.’ Vị thiên tử vâng lời, nói ‘Kính vâng, Thiênvương! Xin vâng lời dạy của Thiên vương.’ Rồi trong khoảnhkhắc bằng như lực sỹ co duổi cánh tay, biên mất khỏi Tamthập tam, hiện đến Diêm-phù-địa. Lúc bấy giờ Đại vươngÂm Hưởng đang ở trên lầu cao, cùng với một người cầmlọng hầu. Khi ấy vị trời này đứng giữa hư không nóivới vua rằng, ‘Thích Đề-hoàn Nhân có lời thăm hỏi vôlượng, mong Vua đi đứng nhẹ nhàng, dạo bước khỏemạnh. Ở Diêm-phù-địa không có người có đức để làmcon của Vua.[815a]. Nhưng nay trời Tam thập tam cóvị thiên tử tên là Tu-bồ-đề đã có năm niềm báo bứcbách, sẽ giáng thần xuống để làm con của Vua Nhưng rồikhi tuổi tráng niên đang thịnh người này sẽ xuất gia họcđạo, tu phạm hạnh vô thượng.’ Vua Âm Hưởng nghe đượclời này, hoan hỷ phấn khởi không thể dừng được, liềntrả lời vị trời rằng, ‘Nay ngài đến báo cho biết, thậtđại hạnh! Chỉ mong giáng thần làm con của tôi. Con muốncầu xuất gia, tôi sẽ không hề trái ý.’ Rồi thiên tửấy trở về, đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân tâu lại, ‘TâuThiên vương, vua Âm Hưởng rất mừng rỡ.’ Và thuật lạilời vua Âm Hương, ‘Chỉ mong giáng thần làm con của tôi.Con muốn cầu xuất gia, tôi sẽ không hề trái ý.’

“Bấygiờ Thích Đề-hoàn Nhân đi đến chỗ thiên tử Tu-bồ-đề,nói với thiên tử Tu-bồ-đề rằng, ‘Ông hãy phát nguyệnsanh vào trong cua vua loài người là Âm Hưởng. Vì sao vậy?Vua Âm Hưởng không có con. Nhưng luôn luôn cai trị đúng theochánh pháp. Ông xưa có phước, tạo các công đức, nay nêngiáng thần vào trong cung đó.’ Thiên tử Tu-bồ-đề tâu,‘Thôi, thôi, tâu Thiên vương! Tôi không thích nguyện sanhvào cung vua. Ý tôi muốn xuất gia học đạo. Nhưng ở trongcung thì sự học đạo rất khó.’ Thích Đề hoàn Nhân nói,‘Ông chỉ cần phát nguyện sanh vào cung vua kia. Ta sẽ giúpđỡ để ông xuất gia học đạo.’

“Tỳkheo, nên biết, thiên tử Tu-bồ-đề khi ấy liền phát nguyệnsanh vào cung vua. Bấy giờ vua Âm Hưởng cùng với Đệ nhấtphu nhân giao hội. Bà liền cảm thấy mình mang thai, liền tâuvới vua Âm Hưởng, ‘Đại vương, nên biết, tôi nay cảmgiác mình đang mang thai.’ Vua nghe vậy rồi, hoan hỷ phấnkhởi không thể dừng được. Vua liền đặc biết sai trảilót chỗ ngồi rất đẹp đẽ, ăn các thứ ngon ngọt như vuakhông khác. Qua tám chín tháng, sinh một đứa con trai cực kỳxinh đẹp, hiếm có trên đời. Vua Âm Hương bèn triệu cácbà-la-môn ngoại đạo cùng các quần thần xem tướng. Vua đemhết nguồn gốc nhân duyên kể hết cho các tướng sư. Cácbà-la-môn đáp: ‘Tâu Đại vương, hãy xét lý này. Nay sanhThái tử hiếm có trên đời. Xưa tên là Tu-bồ-đề, nay theonhư trước mà đặt tên là Tu-bồ-đề.’ Các tướng sư saukhi đặt tên rồi, ai nấy đứng dậy ra về.

“Vươngtử Tu-bồ-đề bấy giờ được vua rất quý trọng, chưa từngrời khỏi [815b] mắt. Rồi một lúc, vua Âm Hưởng suy nghĩ,‘Xưa ta không có con. Vì không có con nên cầu đảo các trờiđể có một đứa con. Sau một thời gian nay mới sanh con. NhưngThiên Đế đã báo trước, nó sẽ xuất gia học đại. Ta nayhãy bày phương tiện để nó không xuất gia học đạo.’Rồi vua Âm Hưởng cho dựng cung điện ba mùa cho Thái tử.Mùa lạnh, có cung điện ấm. Mùa nóng có cung điện mát. Khikhông lạnh không nóng, có cung điện thích thời. Lại cho dựngbốn chỗ ở cho cung nữ. Cung thứ nhất có sáu vạn thể nữ.Cung thứ hai có sáu vạn thể nữ. Cung thứ ba có sáu vạnthể nữ. Cung thứ tư có sáu vạn thể nữ. Mỗi cung có bốnngười hầu dọn trải thảm ngồi để cho thái tử ngồi nằmtrên đó. Nếu ý vương tử Tu-bồ-đề muốn dạo chơi phíatrước, tức thì có các thể nữ đứng phía trước, khi ấythảm ngồi tùy thân chuyển tới. Phía trước có sáu vạnthể nữ và bốn người hầu. Nếu muốn dạo chơi phía sau,thảm ngồi liền tùy thân chuyển theo. Nếu muốn cùng vui thúvới các thể nữ, kho ấy thảm ngồi cùng tùy thân chuyểntheo. Khiến cho vương tử Tu-bồ-đề tâm ý đắm nơi ngũ dụcmà không muốn xuất gia.

“Chođến một lúc, vào lúc nửa đếm, lúc không có người, ThíchĐề-hoàn Nhân đi đến vương tử Tu-bồ-đề, ở giữa hưkhông mà nói với vương tử, ‘Vương tử, há không phảixưa kia đã có ý nghĩ này, ‘Ta sống tại gia cho đên tuổitráng thịnh sẽ xuất gia học đạo’ chăng? Nay sao lại vuithú trong ngũ dục, ý không còn ý nguyện xuất gia nữa? Nhưngta cũng đã có nói, sẽ khuyến khích Vương tử xuất gia họcđạo. Nay đã đúng lúc, nếu không xuất gia học đạo, sauhối tiếc vô ích.’ Thích Đề-hòan Nhân nói xong, biến mất.

“Lúcbấy giờ Vương tử Tu-bồ-đề ở trong cung suy nghĩ như vầy,‘Vua Âm Hưởng giăng lưới ái dục cho ta. Do bởi lưới áidục này mà ta không xuất gia học đạo được. Nay ta phảicắt đứt lưới này không để bị lôi kéo bởi những thứô trược. Bằng chí tín kiên cố mà xuất gia học đạo, sỗngchỗ nhàn tĩnh, siêng năng tu tập nghiệp học để cho càngngày càng tiến.’ Rồi vương tử Tu-bồ-đề lại suy nghĩthêm, ‘Phụ vương Âm Hưởng cho sáu vạn thể [815c] nữ vâyquanh trước sau. Ta hãy quán sát lý này, thử xem có aitồn tại mãi ở đời chăng?’ Rồi vương tử Tu-bồ-đềquán sát khắp trong cung, không thấy có nữ nhân nào sốngmãi ở đời. Rồi Tu-bồ-đề lại nghĩ, ‘Ta nay sao lại quánvật bên ngoài? Hãy quán sát nội thân, do nhân duyên gì màcó. Nay trong thân này, các thứ như tóc, lông, móng, răng, xương,tủy, có cái nào còn mãi ở đời chăng? Từ đầu đến chân,quán sát ba mươi sáu thứ, thấy là ô uế bất tịnh. Từquán sát thấy không một thứ đáng tham. Cũng không có càigì chân thật, mà chỉ là huyễn ngụy giả dối, thảy đềutrở về không, không còn mãi ở đời.’ Rồi Vương tử Tu-bồ-đèlại suy nghĩ, ‘Ta nay phải cắt đứt cái lưới nầy mà xuấtgia học đạo.’

“Bấygiờ Tu-bồ-đề quán sát thân năm thủ uẩn này. Rằng ‘Đâylà sắc khổ. Đây là tập khởi của sắc. Đây là sắc diệttận. Đây là xuất yếu của sắc.[259] Thọ, tưởng, hành,thức khổ. Đây là tập khởi của thức. Đây là diệt tậncủa thức. Đây là xuất yếu của thức.’ Sau khi quán thânnăm thủ uẩn này rồi, biết rằng những gì là pháp tậpkhởi đều là pháp diệt tận, tức thì ngay trên chỗ ngồimà đắc quả Bích-chi-phật. Lúc bấy giờ Bích-chi-phật Tu-bồ-đềbiết mình đã thành Phật, liền nói bài kệ:

NàyDục, ta biết ngươi.

Ýdo tư tưởng sanh.

Takhông tư tưởng ngươi;

Thìngười không tồn tại.

“Saukhi nói bài kệ xong, Bích-chi-phật liền bay lên hư không màđi, rồi một mình bát-niết-bàn trong Vô dư Niết-bàn giớidưới một gốc cây trong một núi nọ.

“Bấygiờ vua Âm Hưởng bảo kẻ tả hữu, ‘Ngươi hãy đi đếncung của Tu-bồ-đề, xem Vương tử có ngủ giấc yên ổn không?’Quan đại thần vâng lệnh vua, đi đến cung của Thai tử. Nhưngcửa phòng ngủ đã khóa chặt. Đại thần quay trở lại tâuvua, ‘Vương tử ngủ yên. Cửa phòng đã khóa chặt.’ Vualặp lai ba lần hỏi, ‘Ngươi đến xem Vương tử ngủ cóngon không.’ Quan đại thần lại đến trước cửa cung. Nhưngcánh cửa đóng chặt Ông quay trở lại, tâu vua, ‘Vương tửở trong cung ngủ say không biết gì. Cửa cung khóa chặt, đếngiờ vẫn chưa mở.’ Khi ấy vua Âm Hưởng nghĩ thầm, ‘Conta, Vương tử, khi thiếu thời còn không mê ngủ. Sao nay tuổitráng niên lại mê ngủ? Ta nên tự mình đến đó xem đểbiết con ta cát hung, hay có bệnh hoạn gì không.’

“Rồivua Âm Hưởng đi đến cung của Tu-bồ-đề [816a], đứng ngoàicửa, bảo một người, ‘Ngươi bắc thang leo vào trong cungmà mở cửa cho ta.’ Người ấy vâng lệnh vua, tức thì bắcthang, leo tường vào bên trong, mở cửa cho vua. Khi vua vào bêntrong, quán sát bên trong cung, thấy chăn đệm trống không màkhông có vương tử. Không trông thấy vương tử, vua hỏi cácthể nữ, ‘Vương tử Tu-bồ-đề hiện ở đâu?’ Thể nữđáp, ‘Chúng tôi cũng không biết Vương tử hiện đang ởđâu.’ Nghe nói thế, Vua Âm Hưởng gieo mình xuống đất,giây lâu mới tỉnh.

“Khiấy, vua Âm Hưởng nói với quần thần, ‘Con ta khi còn nhỏđã có ý nghĩ rằng, ‘Lớn lên con sẽ cạo bỏ râu tóc,khóac ba pháp y, với tín tâm kiên cố xuất gia học đạo.’Nay chắc chắn Vương tử đã bỏ ta mà xuất gia học đạo.Các người hãy đi khắp bốn phương tìm xem Vương tử rốtcuộc đang ở tại đâu.’

Quầnthần tức thì cho xe cộ dung ruổi khắp mọi nơi tìm kiếmKhi ấy có một vị đại thần đi vào trong núi kia, nửa đườngchợt nghĩ, ‘Nếu Vương tử Tu-bồ-đề xuất gia học đạotất phải ở trong núi này.’ Rồi thì, ông đại thần từxa trông thấy vương tử Tu-bồ-đề ngồi kiết già dướimột gốc cây. Ông liền nghĩ thầm, ‘Đây chính là Vươngtử Tu-bồ-đề.’ Nhìn kỹ, rồi quay trở về Vua, tâu rằng,‘Vương tử Tu-bồ-đề đang ở gần đây, đang ngồi kiếtgià dưới một gốc cây trong núi.’ Vua Âm Hưởng nghe nóithế, liền đi đên núi đó. Từ xa trong thấy Tu-bồ-đềngồi kiết già dưới một gốc cây, tức thì vua gieo mìnhxuống đất, nói rằng, ‘Con ta ngày xưa đã tự thề nguyềnrằng, Con đến 20 tuổi sẽ xuất gia học đạo. Nay quả khôngsai. Vả lại, trời đã có báo với ta rằng, con ta sẽ họcđạo.’

“Bấygiờ Vua Âm Hưởng đi thẳng đến trước, nói với Tu-bồ-đềrằng, ‘Con nay sao bỏ cha mà xuất gia học đạo?’ Khi ấyBích-chi-phật im lặng không trả lời. Vua lại nói, ‘Mẹcon rất buồn lo. Phải gặp con mới chịu ăn. Hợp thời thìcon nên về cung.’ Bích-chi-phật vẫn ngồi im lặng. Vua ÂmHưởng liền bước tới nắm tay, cũng không lay động. Vuamới nói với quần thần, ‘Vương tử hôm nay đã mạng chungrồi. Thích Đề-hoàn Nhân trước đây đã có báo ta, rằngta sẽ có con, nhưng con ta sẽ xuất gia học đạo. Nay Vươngtử đã xuất gia học đạo. Giờ hãy rước xá-lợi này vềtrong nước.’

“Trong lúc đang hỏa thiêu,[260] các vị thần kỳ trong núi đó,[816b] hiện nửa thân hình, tâu vua rằng, ‘Đây là Bích-chi-phật,chứ không phải là Vương tử. Ta là đệ tử của chư Phậtquá khứ. Chư Phật cũng có dạy rằng, ở đời có bốn hạngngười xứng đáng dựng tháp[261] thờ. Những gì là bốn?Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác xứng đáng dựng tháp thờ.Bích-chi-phật xứng đáng dựng tháp thờ. A-la-hán lậu tận,đệ tử của Như Lai, xứng đáng dựng tháp thờ. Chuyển luânThanh vương xứng đáng dựng tháp thờ.[262] Hỏa thiêu thâncủa Chuyển luân Thánh vương như hế nào, thì hỏa thiêu thâncủa Như Lai và Bích-chi-phật cũng như vậy.’ Vua Âm Hưởnghỏi chư thiên, ‘Cúng dường hỏa thiêu thân của Chuyểnluân Thánh vương như thế nào?’ Thần cây đáp: ‘Làm quáchbằng sắt cho Chuyển luân Thánh vương, bên trong chứa đầydầu thơm. Tắm gội thân thể Chuyển luân Thánh vương, lấyvải lụa kiếp-ba trắng quấn quanh thân; rồi lấy vải thêumàu phủ lên trên; sau đó bỏ vào trong quách. Dùng nắp bằngsắt đậy lên. Đóng đinh khắp nhiều chỗ. Lại lấy mộttrăm tấm vải mịn quấn quanh quách. Dùng các thứ tạp hươngrải lên đất, rồi để quách bằng sắt vào giữa. Bảy ngàybảy đêm, cúng dường hương, hoa, lụa là, phướn, lọng,ca nhạc. Sau bảy ngảy, đưa thân Vua đi hỏa thiêu để lấyxá-lợi. Lại trải qua bảy ngày, bảy đêm cúng dường khôngdứt. Dựng tháp tại các ngả tư đường. Lại lấy hương,hoa, phướn, lọng, các thứ cúng dường. Đại vương, nênbiết, sự việc cúng dường xá-lợi của Chuyển luân Thánhvương là như vậy. Cúng dường chư Phật Như Lai, Bích-chi-phật,A-la-hán, cũng giống như vậy.’

“VuaÂm Hưởng hỏi vị trời ấy rằng, ‘Do nhân duyên gì màcúng dường thân của Chuyển luân Thánh vương? Lại do nhânduyên gì mà cúng dường thân của chư Phật, Bích-chi-phật,A-la-hán?’ Trời đáp: ‘Chuyển luân Thánh vương cai trịđúng pháp, tự mình không sát sanh, lại dạy người khác khôngsát sanh; tự mình không lấy của không cho, lại dạy ngườikhác không trộm cướp; tự mình không dâm dật, lại dạyngười khác không xâm phạm vợ người; tự mình không nóidối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấuloạn đây kia, không tật đố, sân nhuế, ngu si; tự mình chuyênhành chánh kiến, lại làm cho người khác cũng tập theo chánhkiến. Đại vương, do nhân duyên này Chuyển luân Thánh vươngxứng đáng dựng tháp thờ.’

“Vualại hỏi, ‘Do nhân duyên gì A-la-hán lậu tận xứng đáng[816c] dựng tháp thờ?’ Trời đáp: ‘Tỳ kheo A-la-hán lậutận, ái dục đã dứt sạch, sân hận, ngu si đã diệt trừ,tự mình đã độ thoát, đạt đên Vô vi, là ruộng phướccủa thế gian. Do nhân duyên này, A-la-hán lậu tận xứng đángdựng tháp thờ.’

“Vualại hỏi, ‘Do nhân duyên gì Bích-chi-phật xứng đáng dựngtháp thờ?’ Trời đáp: ‘Bích-chi-phật không Thầy mà tựmình giác ngộ, xuất hiện đời thật khó gặp, được báongay trong hiện pháp, thoát khỏi đường dữ, khiến ngườiđược sanh lên trời. Do nhân duyên này, Bích-chi-phật xứngđáng dựng tháp thờ.’

“Vualại hỏi, ‘Do nhân duyên gì Như Lai xứng đáng dựng thápthờ?’ Trời đáp: ‘Như Lai có đầy đủ mười lực. Mườilực ấy không phải là những pháp mà Thanh văn, Bích-chi-phậtcó thể đạt được. Như Lai có bốn vô sở úy, ở giữađại chúng mà rống tiếng sư tử, vận chuyển Phạm luân.Như Lai độ những ai chưa được độ, giải thoát những aichưa được giải thoát, khiến bát-niết-bàn những ai chưabát-niết-bàn; che chở những ai cô khổ, làm con mắt cho kẻmù, làm đại y vương cho người bệnh; hết thảy chư thiên,người đời, Ma và Ma thiên, thảy đều tuân phụng, tôn kính,quý trọng, xoay chuyển nẻo dữ quay sang nẻo lành. Đại vương,do nhân duyên này Như Lai xứng đáng dựng tháp thờ. Đạivương, đó là nhân duyên gốc ngọn mà bốn hạng người xứngđáng dựng tháp thờ.’

“Bấygiờ Vua Âm Hưởng nói với vị thiên thần này, ‘Lành thay,lành thay, Thiên thân! Nay tôi sẽ theo lời ông dạy để cúngdương xá-lợi này theo phép cúng dường Bích-chi-phật.’

“Sauđó, Vua Âm Hưởng bảo mọi người, ‘Các người hãy rướcxá-lợi của Bích-chi-phật Tu bồ-đề về trong nước’ Quầnthần vâng lệnh vua, đặt lên kim sàng rồi rước về trongnước. Khi ấy Vua Âm Hương liền ra lệnh là cái quách bằngsắt, bên trong chứa đầy dầu thơm. Tắm gội thân thể Bích-chi-phật,lấy vải lụa kiếp-ba trắng quấn quanh thân; rồi lấy vảithêu nhiều màu phủ lên trên; sau đó bỏ vào trong quách. Dùngnắp bằng sắt đậy lên. Đóng đinh khắp nhiều chỗ cho chắcchắn. Lại lấy một trăm tấm vải mịn quấn quanh quách.Dùng các thứ tạp hương rải lên, rồi để thân Bích-chi-phậtvào giữa. Bảy ngày bảy đêm, cúng dường hương, hoa, lụalà, phướn, lọng, ca nhạc. Sau bảy ngảy, đưa xá-lợi Bích-chi-phậtđi hỏa thiêu. Lại trải qua bảy ngày, bảy đêm cúng dườngca nhạc. Tại [817a] ngả tư đường dựng một ngôi tháp. Lạilấy hương, hoa, phướn, lọng, các thứ và tấu nhạc cúngdường.

“Tỳkheo, nên biết, những chúng sanh nào cúng dường xá-lợi củaBích-chi-phật, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên trờiTam thập tam. Có chúng sanh tư duy vô thường tưởng, quay khỏiba đường dữ mà chuyển sanh vào cõi người, trên trời.

“CácTỳ kheo, các ông chớ nghĩ Vua Âm Hưởng bấy giờ là ai khác.Đó là thân Ta vậy. Những ai tư duy vô thường tưởng, sẽđược nhiều lợi ích. Nay Ta xét nghĩa này nên nói với cácTỳ kheo, hãy tư duy vô thường tưởng, quảng bá vô thườngtưởng. Do tư duy vô thường tưởng mà đoạn tận dục ái,sắc ái, vô sắc ái; vô minh, kiêu mạn cũng vĩnh viễn diệttrừ. Cũng như ngọn lửa đôt cháy cỏ cây trước cửa sổgiảng đường cao đẹp, cháy sạch không còn gì. Tỳ kheo tưduy vô thường tưởng cũng vậy, đoạn tận dục ái, sắcái, vô sắc ái. dứt sạch không còn tàn dư,

“Chonên, Tỳ kheo, hãy chuyên nhất tâm ý chớ để sai trái.”

Khipháp này được thuyết, 60 tỳ kheo ngay trên chỗ ngồi dứtsạch các lậu, tâm giải thoát.

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[263]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tỳkheo, Tỳ kheo ni nào không đoạn năm tệ của tâm,[264] khôngtừ năm kết của tâm,[265] với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy phápthiện giảm chứ không tăng.

“Nhữnggì là năm tệ của tâm mà không đoạn trừ? Ở đây, Tỳkheo có tâm hồ nghi đối với Như Lai, không giải thoát,[266]không nhập chánh pháp.[267] Do vậy, tâm người ấy không chuyênphúng tụng. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạntrừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo có tâm hồ nghi đối với chánh pháp, không giảithoát, không nhập chánh pháp. Do vậy, tâm người ấy khôngchuyên phúng tụng. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà khôngđoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo có tâm hồ nghi đối với Thánh chúng, khônggiải thoát, cũng không dụng ý hướng đến chúng hòa hiệp,cũng không ở trng pháp đạo phẩm. Đó là Tỳ kheo có tệcủa tâm mà không đoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo phạm cấm giới cấm giới mà không tự mìnhsám hối lỗi lầm. Tỳ kheo đã phạm giới mà không tự mìnhsám hối lỗi lầm, nên không để tâm nơi pháp đạo phẩm.Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạn trừ.

“Lại[817b] nữa, Tỳ kheo có tâm ý bất định mà tu phạm hạnh,rằng ‘Với công đức tu phạm hạnh này, mong ta sanh lên trời,hoặc sanh làm các thần kỳ.’ Với tâm ấy mà tu phạm hạnh,tâm không chuyên nhất vào trong đạo phẩm. Do tâm không ởtrong đạo phẩm, nên đó là tệ của tâm mà không đoạn trừ.

“Nhưvậy, Tỳ kheo có năm tệ của tâm mà không đoạn trừ.

“Thếnào là năm kết của tâm không được đoạn trừ? Ở đây,Tỳ kheo biếng nhác, không tìm cầu phương tiện. Tỳ kheo kiado biếng nhác, không tìm cầu phương tiện, nên nói là Tỳkheo có kết của tâm không được đoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo thường hay quên lãng, tham ngủ nghỉ. Tỳ kheoấy do thường hay quên lãng, tham ngủ nghỉ, nên nói là Tỳkheo có kết thứ hai của tâm không được đoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo mà ý không định, thường xuyên hay tán loạn.Tỳ kheo kia do tâm loạn bất định, nên nói Tỳ kheo có kếtthứ ba của tâm không được đoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo mà căn môn bất định. Tỳ kheo ấy do căn mônbất định, nên nói là Tỳ kheo có kết thứ tư của tâm khôngđược đoạn trừ.

“Lạinữa, Tỳ kheo hằng ưa ở tại thị tứ, không thích ở chỗvắng tĩnh. Đó là Tỳ kheo có kết thứ năm của tâm khôngđược đoạn trừ.

“Tỳkheo, Tỳ kheo ni có năm kết của tâm này mà không được đoạntrừ, với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy ngày đêm pháp thiện đoạntuyệt chứ không tăng trưởng.

“Cũngnhư gà có tám hoặc mười hai trứng[268] mà không tùy kheođựoc bao che, được ấp ủ, được chăm sóc; dù gà mẹ cóý ngĩ rằng, ‘Mong cho các con của ta được an toàn khônggì khác.’ Nhưng các gà con ấy không được an ổn. Vì saovậy? Vì không được tùy thời chăm sóc. Về sau chúng bịhư, không nở gà con. Ở đây cũng vậy, Tỳ kheo, Tỳ kheo nimà năm kết của tâm không được đoạn, năm tệ của tâmkhông được trừ, thì ngày đêm pháp thiện giảm chứ khôngtăng ích.

“NếuTỳ kheo mà năm kết của tâm được đoạn, [817c] năm tệcủa tâm được trừ, thì ngày đêm pháp thiện tăng ích chứkhông tổn giảm. Cũng như gà có tám hoặc mười hai trứng,tùy thời chăm sóc, tùy thời nuôi nấng, tùy thời che chở,gà tuy có nghĩ rằng, ‘Mong các con của ta toàn không thànhtựu. Nhưng các gà con kia vẫn thành tựu an ổn, vô vi. Vìsao vậy? Tùy thời được nuôi lớn khiến được vô vi, chođến khi các gà con được ra khỏi ngoài. Đây cũng vậy, Tỳkheo, Tỳ kheo mà năm tệ của tâm được đọan, năm kết củatâm được trừ, với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy, ngày đêm phápthiện tăng ích chứ không tổn giảm.

“Chonên, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hãy an lập tâm không có do dự hồnghi đối với Phật, do dự hồ nghi đối với Pháp, do dựhồ nghi đối với Chúng, đầy đủ giới, tâm ý chuyên chánhkhông có thác loạn, cũng không khởi ý mong cầu pháp khác,cũng không tu phạm hạnh cầu may rằng ‘Ta do hành pháp nàysẽ sanh làm thân người trời, thần diệu, tôn quý.’

“NếuTỳ kheo, Tỳ kheo ni không có hồ nghi do dự đối với Phật,Pháp, Thánh chúng, cũng không phạm giới, cũng có điều gìsai sót, Ta nói với các ngươi, dặn dò thêm nữa các ngươi,Tỳ kheo kia có hai nơi để đến, hoặc sanh lên trời, hoặcsanh trong loài người.

“Cũngnhư người ở trong chỗ cực nóng, lại bị đói khát; màgặp được chỗ có bóng mát, được nước suối mát lạnhmà uống; người ấy dù có nghĩ rằng, ‘Ta tuy gặp đượcbóng mát, nước lạnh của suối mà uống, nhưng không dứtđói khát.’ Nhưng người ấy vần hết nóng bức, trừ đượcđói khát. Đây cũng vậy. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà không hồnghi do dự đối với Như Lai, Tỳ kheo ấy có hai chỗ đểđến, hoặc sanh lên trời, hoặc sanh vào loài người.

“Chonên, Tỳ kheo, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện đoạn nămkết của tâm, trừ năm tệ của tâm. Như vậy, các Tỳ kheo,hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghanh.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Hoặccó khi uy quyền của vua không phổ cập, trộm cướp tranh nhaunổi lên. Khi trộm cướp nổi lên, nhân dân trong các thônxóm, thành thị, thảy đều bị bại vong. Hoặc có ngườigặp phải đói khát mà mạng chung. Giả sử chúng sanh ấyvì đó khát mà mạng chung, đều rơi vào ba nẻo dữ.

“Ởđây, với Tỳ kheo tinh tấn cũng vậy. Nếu sự trì giới bịsút kém, khi ấy ác Tỳ kheo tranh nhau khởi lên làm ác. KhiTỳ kheo tranh nhau nổi lên làm ác, Chánh pháp dần dần suygiảm, [818a] phi pháp tăng trưởng. Khi phi pháp tăng trưởng,chúng sanh ở đó đều rơi vào ba nẻo dữ.

“Hoặckhi uy quyền của vua lan xa, khiến cho giặc cướp lẩn trốn.Do uy quyền của vua lan xa mà nhân dân trong thành thị, thônxóm trở nên đông đúc. Ở đây, với Tỳ kheo tinh tấn cũngvậy. Nếu trì giới trọn vẹn, Tỳ kheo phạm giới dần dầnsuy giảm, Chánh pháp hưng thịnh. Bấy giờ, chúng sanh sau khimạng chung thảy đều sanh lên trời, sanh trong loài người.

“Chonên, Tỳ kheo, hãy tâm niệm giới luật cho đầy đủ; uy nghi,lễ tiết, không có điều gì khuyết giảm. Như vậy, Tỳ kheo,hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Chẳngthà cứ thường hay ngủ nhiều, chớ đừng trong khi thức màtư duy loạn tưởng, để rồi thân hoại mạng chung sanh vàonẻo dữ.

“Chẳngthà để cho dùi sắt đang rực cháy ịn vào mắt, chứ khôngđể nhìn sắc mà nổi lên loạn tưởng. Tỳ kheo khởi tưởngnhư vậy bị bại hoại bởi thức. Tỳ kheo bị hủy hoạibởi thức sẽ rời vào ba nẻo dữ, địa ngục, súc sanh, ngạquỷ. Điều Ta muốn nói là như vậy.

“Ngườikia chẳng thà cứ thường hay ngủ, chứ đừng khi thức màtư duy loạn tưởng. Thà lấy dùi bén đâm vào lỗ tai cho nóhư hoại chứ không để vì nghe tiếng mà nổi lên loạn tưởng.Tỳ kheo nổi lên loạn tưởng sẽ bị bại hoại bởi thức.

“Chẳngthà cứ thường xuyên ngủ chứ đừng để khi thức mà tưduy loạn tưởng. Chẳng thà lấy kìm nóng làm hư hoại mũi,chứ đửng vì ngửi mùi mà nổi lên loạn tưởng. Tỳ kheonổi lên lọan tưởng thì bị bại hoại bởi thức. Do bịbại hoại bởi thức mà rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục, súcsanh, ngạ quỷ.

“Điềumà Ta muốn nói là như vậy.

“Chẳngthà lấy gươm bén cắt đứt lưỡi, chứ không để vì lờinói hung dữ, thô bạo, mà rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục,súc sanh, ngạ quỷ.

“Chẳngthà thường ngủ, chứ đừng để trong khi thức mà nổi lêntư duy loạn tưởng. Chẳng thà lấy tấm lá đồng nóng đỏquấn quanh thân mình, chứ không giao thông với phụ nữ củatrưởng giả, cư sỹ, bà-la-môn. Nếu cùng giao thông, qua lạichuyện trò, tất phải rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục, súcsanh, ngạ quỷ.

“ĐiềuTa muốn nói chính là như vậy.

“Chẳngthà thường hay ngủ, chứ đừng để trong khi thức mà cóý ngĩ muốn phá họai Thánh chúng. Đã phá hoại Thanh chúng,đọa tội ngũ nghịch, thì dù có đến ức nghìn chư Phậtcũng không thể cứu chữa. Những ai gây đấu loạn giữa Chúng,người ấy sẽ đọa tội không thể cứu chữa [818b]. Vì vậyở đây Ta nói, chẳng thà cứ hay ngủ, chứ đừng để trongkhi thức mà có ý muốn phá hoại Thánh chúng, chịu tội khôngthể cứu chữa.

“Chonên, Tỳ kheo, hãy gìn giữ sáu tình chứ để sai sót. Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ trưởng Cấp Cô Độc[269] có bốn người con.[270] Chúngkhông thờ Phật, Pháp, Thánh chúng, không tự quy y Phật, Pháp,Thánh chúng. Trưởng giả Cấp Cô Độc nói với bốn ngườicon:

“Cáccon, hãy tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng, để được phướcvô lượng lâu dài.”

Cáccon thưa:

“Thưacha, chúng con không thể tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”

CấpCô Độc nói:

“Chasẽ các con mỗi đứa một nghìn lượng vàng ròng, nếu nghelời cha mà tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”

Cáccon thưa:

“Chúngcon cũng không thể tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”

Ngườicha lại nói:

“Chacho các con hai nghìn” Rồi cứ thêm: ba nghìn, bốn nghìn, nămnghìn lượng vàng, “Các con, hãy tự quy y Phật, Pháp, Thánhchúng, để được phước vô lượng lâu dài.”

Cáccon sau khi nghe nói vậy, im lặng nhận lời. Rồi chúng hỏi:

“Chúngcon sẽ tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng như thế nào?”

Trưởnggiả Cấp Cô Độc đáp:

“Cáccon tất cả theo cha đi đến Thế Tôn. Thế Tôn có dạy điềugì, các con hãy ghi nhớ mà vâng làm.”

Cáccon thưa với cha:

“NhưLai nay đang ở đâu, cách đây gần xa?”

Ngườicha đap:

“NhưLai, Chí chân, Đẳng chánh giác, nay đang ở tai nước Xá-vệ,trú trong vườn của cha.”

Rồithì, Cấp Cô độc dẫn bốn người con đi đến chỗ ThếTôn. Đến nơi, cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng sangmột bên. Khi ấy, trưởng gia Cấp Cô Độc bạch Thế Tônrằng:

“Bốnđứa con của con đây chưa tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.Gần đây, con cho mỗi đứa năm nghìn lượng càng, khuyếnkhích thờ Phật, Pháp, Thánh chúng. Cúi mong Thế Tôn thuyếtpháp cho chúng, để chúng được phước vô lượng lâu dài.”

Bấygiờ Thế Tôn lần lượt thuyết pháp cho bốn người con củaông trưởng giả, khiến cho được hoan hỷ. Các người concủa ông trưởng giả sau khi nghe pháp, hoan hỷ phấn khởikhông thể dừng được, quỳ mọp trước Phật, bạch ThếTôn rằng:

“Chúngcon mỗi đứa tự quy y Thế Tôn, Chánh pháp, Thánh chúng. Từnay về sau không sát sanh, cho đến không uống rượu.”

Nóinhư vậy [818c] ba lần. Khi ấy trưởng giả Cấp Cô Độc bạchThế Tôn rằng:

“Nếucó ai xuất tài vật thuê người thờ Phật, người ấy đượcphước như thế nào?”

ThếTôn nói:

“Lànhthay. lành thay, Trưởng giả! Vì để người trời được anlạc mà ông hỏi Như Lai nghĩa này. Hãy khéo suy nghĩ, Ta sẽnói cho ông nghe.”

Trưởnggiả vâng lời Phật, lắng nghe.

ThếTôn nói:

“Cóbốn kho báu lớn.[271] Những gì là bốn? Kho của rồng Y-bát-laở nước Càn-đà-vệ, là một kho. Trong cung này chứa đầyvô số vật trân bảo. Kho Ban-trù ở nước Mật-đế-la, chứatrân bảo nhiều vô lượng không thể kể hết. Kho Tân-già-latại nước Tu-lại-tra, chứa trân bảo nhiều không thể kể.Kho Tương-khư tại nước Bà-la-nại chứa trân bảo nhiềukhông thể kể. Giả sử trai gái lớn nhỏ trong cõi Diêm-phù-địamỗi người đến khuân vác trong suốt bốn năm, bốn tháng,bốn ngày, kho Y-bát-la vẫn không hề vơi bớt. Mỗi ngườiđến lấy nơi kho Ban-trù, suốt bốn năm, bốn tháng, bốnngày, kho vẫn không vơi bớt. Mỗi người đến lấy nơi khoTân-già-la tại nước Tu-lại-tra, suốt bốn năm, bốn tháng,bốn ngày, kho vẫn không vơi bớt. Mỗi người đến lấy nơikho Tương-khư tại nước Bà-la-nại, suốt bốn năm, bốn tháng,bốn ngày, kho vẫn không vơi bớt.

“NàyTrưởng giả, đó là bốn kho lớn, mà trai gái lớn nhỏ trongcõi Diêm-phù-địa mỗi người đến khuân vác trong suốt bốnnăm, bốn tháng, bốn ngày, vẫn không hề vơi bớt.

“Trongđời tương lai có Phật hiệu Di-lặc xuất hiện ở đời.Quốc giới bấy giờ có tên là Kê-đầu, đó là chỗ vua caitrị, đông sang tây 12 do-tuần; nam đến bắc 7 do-tuần. Nhândân đông đúc. Thóc lúa dồi dào. Chung quanh thành Kê-đầunơi vua cai trị có bảy lớp ao nước, mỗi cái rộng mộtdo-tuần, mà đây là cát vàng. Trong ao mọc các loại hoa senưu-bát, câu-vật-đầu, phân-đà-lợi. Nước tượng màu vàng,màu bạc, màu thủy tinh, màu lưu ly. Khi nước bạc đông cứng,nó trở thành bạc. Khi nước vàng đông cứng, nó trở thànhvàng. Khi nước thủy tinh đông cứng, nó trở thành thủy tinh.Khi nước lưu ly đông cứng, nó trở thành thủy tinh.

“Nàyông Trưởng giả, nên biết, thành có bốn cửa. Trong ao nướcbạc, bực cửa được làm bằng vàng. Trong ao nước vàng,bực cửa được làm bằng bạc. Trong ao thủy tinh, bực cửađược làm bằng lưu ly. Trong ao lưu ly, bực cửa được làmbằng thủy tinh.

“Trưởnggiả, nên biết, chung quanh thành Kê-đầu bấy giờ treo cáclinh. Tiếng linh khi được nghe [819a] đều phát ra âm thanh nămloại nhạc. Trong thành này thường xuyên có bảy loại tiếng.Những gì là bảy? Đó là tiếng tiếng loa, tiếng trống, tiếngđàn, tiếng trống nhỏ, tiêng trống tròn,[272] tiếng trốngtrận,[273] tiếng ca múa.

“Trongthành Kê-đầu lúc bấy giờ sanh thứ lúa tự nhiên dài batấc, rất là thơm ngon, cho ra các mùi vị thượng hạng; vừagặt xong thì sanh trở lại, không thấy chỗ đã bị cắt lấy.

“Vuathời bấy giờ tên là Tương-khư,[274] cai trị bằng pháp,có đầy đủ bảy báu. Trưởng giả, nên biết, vị đạithần điển tàng lúc đó tên là Thiện Bảo, đức cao, trítuệ, thiên nhãn đệ nhất. Ông có thể biết chỗ nào cókho tàng bảo vật. Nếu kho có chủ, ông tự nhiên giữ gìn.Nếu là kho vô chủ, ông lấy đem dâng cho vua. trong lúc đó,Long vương Y-bát-la, Long vương Ban-trù, Long vương Tân-gìa-la,Long vương Tương-khư; bốn Long vương này quản lý bốn khobáu. Các vị này đến nói với quan điển tàng Thiện Bảo:

“Cầngì, chúng tôi sẽ cung cấp.”

Khiấy bốn Long vương nói:[275]

“Xinnguyện dâng hiến bảo vật trong bốn kho để tự ý sử dụng.”

Điểntàng Thiện Bảo liền lấy bảo vật trong bốn kho dâng lênvua Tương-khư, cùng với xe lông chim[276] bằng vàng.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Y-laở Kiền-đà;

Ban-trùtại Mật-si;[277]

Tân-giànước Tu-lại;

Tươngkhư, Ba-la-nại.

Đâylà bốn kho báu,

Trànđầy các bảo vật,

Bấygiờ thường xuất hiện,

Docông đức mà có;

Đemdâng Thánh vương kia,

Vàng,bạc, xe bảo vũ.

Cácthần đều hộ vệ,

Ngàyđêm được hưởng phước.

“Bấygiờ có Phật xuất hiện ở đời giáo hóa nhân dân, hiệulà Di-lặc, Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiệnthệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu,Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn.

“Trươnggiả, nên biết, quan điển tàng Thiện Bảo lúc đó há làai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Chủ kho bấy giờchính là Trưởng giả hiện nay vậy.

“Bấygiờ vua Tương-khư đem vàng bạc đi làm phước đức rộngrãi. Vua dẫn theo tám vạn bốn nghìn đại thần vây quanh trướcsau đi đến chỗ Di-lặc mà xuất gia học đạo. Quan điểntàng cũng làm phước đức rộng rãi, rỗi cũng xuất gia họcđạo, chấm dứt biên tế khổ. Đấy đều là do Trưởng giảdắt [819b] dẫn bốn con khiến tự quy y Phật, Pháp, Tăng Tỳkheo. Do bởi công đức này mà không rơi vào ba nẻo dữ. Lạido duyên đức này mà được bốn kho báu lớn. Cũng do bởibáo ứng này mà làm người quản lý kho tàng cho vua Tương-khư,rồi ngay trong đời ấy mà chấm dứt biên tế khổ. Vì saovậy?Công đức quy y Phật, Pháp, Tăng không thể lường hết được.Những ai tự quy y Phật, Pháp, Chúng, phước đức đều nhưvậy.

“Chonên, này Trưởng giả, hãy thương tưởng đến các loài hữuhình, tìm cầu phương tiện hướng đến Phật pháp. Như vây,Trưởng giả, hãy học điều này.”

Trưởnggiả Cấp Cô Độc khi ấy hoan hỷ phấn khởi không thể dừngđược, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, nhiểu Phật ba vòng,làm lễ rồi lui đi. Bốn người con của ông cũng vậy.

Bấygiờ trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với bốn con nghe nhữngđiều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8[278]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ trưởng Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh. Xá-lơi-phất,bằng thiên nhãn thanh tịnh không bợn dơ, thấy trưởng giảCấp Cô Độc thân mang trọng bệnh, bèn nói với A-nan:

“Thầycùng tôi đi đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc.”

A nanđáp:

“Nênbiết bây giờ là đúng lúc.”

Lúcbấy giờ, đến giờ, A-nan khóac y ôm bát vào thành Xá-vệkhất thực; lần hồi đi đến nhà trưởng giả Cấp Cô Độc,ngồi lên chỗ ngồi. Khi ấy Xá-lợi-phất đang ở trên chỗngồi, nói với trưởng giả Cấp Cô Độc:

“Bệnhcủa ông nay có thêm bớt gì không? Có thấy đau nhức bớtdần mà không tăng thêm nặng không?”

Trưởnggỉa đáp:

“Bệnhcủa con giờ rất ít hy vọng. Chỉ cảm thấy tăng chứ khôngcảm thấy giảm.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Bâygiờ Trưởng giả hãy nhớ tưởng Phật, rằng Như Lai là bậcChí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thếgian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhânsư, hiệu Phật Thế Tôn. Ông cũng hãy nhớ tưởng Pháp, rằngPháp của Như Lai rất sâu thẳm, đáng tôn, đáng quý, khônggì sánh bằng, là điều mà Hiền Thánh tu hành. Ông cũng hãynhớ tưởng Tăng, rằng Thánh chúng của Như Lai hòa thuậntrên dưới, không tranh tụng, thành tựu pháp tùy pháp. Thánhchúng ấy thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựutrí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát trikiến. Tăng ấy gồm bốn đôi tám hạng. Đấy gọi là Thánhchúng của Như Lai đáng tôn, đáng quý, là ruộng phước vôthượng của thế gian.

“NàyTrưởng giả, nếu ai tu hành niệm Phật, [819c] niệm Pháp,niệm Tăng Tỳ kheo, phước đức ấy không thể tính kể, đạtđến chỗ cam lộ diệt tận.

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân, niệm Tam tôn Phật, Pháp, Thánhchúng, mà đọa vào ba nẻo dữ, không có trường hợp ấy.Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu niệm Tam tôn chắc chắnđi đến cõi lành, sanh lên trời, trong loài người.

“Rồisau đó, này Trưởng giả, không khởi nơi sắc,[279] cũng khôngy sắc mà khởi nơi thức’[280] không khởi nơi thanh, cũngkhông y thanh mà khởi nơi thức; không khởi hương, cũng khôngy hương mà khởi nơi thức; không khởi nơi vị, cũng khôngy vị mà khởi nơi thức; không khởi nơi xúc trơn mịn, cũngkhông y xúc trơn mịn mà khởi nơi thức; không khởi nơi ý,cũng không y ý mà khởi nơi thức. Không khởi đời này, đờisau;[281] cũng không y đời này, đời sau mà khởi nơi thức.Không khởi nơi ái, cũng không y ái mà khởi nơi thức. Vìsao vậy? Duyên ái mà có thủ; duyên thủ mà có hữu; duyênhữu mà có sanh, chết, sầu ưu khổ não không thể kể hết.Đó là có năm khổ thủ uẩn này.

“Khôngcó ngã, nhân, thọ mạng, sĩ phu, manh triệu, các loài hữuhình.[282] Khi mắt khởi thì khởi, không biết nó từ đâuđến. Khi mắt diệt thì diệt, không biết nó đi về đâu.Không có, mà mắt sanh; đã có, rồi mắt diệt; thảy đềudo nhân duyên của các pháp tụ hội. Nói là pháp nhân duyên,đó là, duyên cái này mà có cái kia; cái này không thì cáikia không. Tức là, duyên vô minh có hành, duyên hành có thức,duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáuxứ có xúc*, duyên xúc có thọ*, duyên thọ có ái, duyên áicó thủ*, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanhcó chết, duyên chết có sầu ưu khổ não không thể kể xiết.Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Không có, mà sanh; đã có,rồi diệt; không biết nó từ đâu đến cũng không biết nóđi về đâu; thảy đều do nhân duyên của các pháp tụ hội.Này Trưởng giả, đó gọi là pháp hành Không đệ nhất.”

Bấygiơ trưởng giả Cấp Cô Độc buồn rầu rơi lệ không thểtự dừng. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Cấp Cô Độc:

“Vìnhân duyên gì mà ông bi cảm như vậy?”

Trưởnggiả đáp:

“Khôngphải con bi cảm. Vì sao? Xưa con đã nhiều lần thừa sự Phật,cũng tôn kính các Tỳ kheo trưởng lão, nhưng chưa hề ngheđược pháp tôn quý như vậy, như những điều mà Xá-lợi-phấtgiảng dạy.”

Khiấy A-nan nói với Cấp Cô Độc:

“Trưởnggiả, nên biết, thế gian có hai hạng [820a] người đượcNhư Lai nói đến. Những gì là hai? Một là biết lạc, hailà biết khổ. Người đã quen sống với lạc kia, như thiệngia nam từ Da-thâu-đề. Người quen sống với khổ kia nhưTỳ kheo Bà-già-lê. Lại nữa, này Trưởng giả, Tỳ kheo Da-thâu-đềgiải Không đệ nhất. Người được tín giải thoát là Tỳkheo Bà-già-lê. Lại nữa, này Trưởng giả, người biết khổvà người biết lạc, cả đều tâm được giải thoát, cảhai đều là đệ tử của Như Lai, không ai có thể sánh bằng.Bởi vì họ không chìm mất (chết), cũng không sanh.[283] Cảhai đều tinh cần vâng lời Phật dạy không biếng nhác, bỏphế. Nhưng vì tâm có sự tăng giảm, nên người ta có kẻbiết, có kẻ không biết. Đúng như Trưởng giả đã nói,‘Xưa con đã nhiều lần thừa sự Phật, cũng tôn kính cácTỳ kheo trưởng lão, nhưng trước đây chưa hề nghe đượcpháp tôn quý như vậy, như những điều mà Xá-lợi-phất giảngdạy.’ Tỳ kheo Da-thâu-đề nhìn nơi đất mà tâm đượcgiải thoát. Tỳ kheo Bà-già-lê quán sát nhìn con dao mà tứcthì tâm được giải thoát. Cho nên, này Trưởng giả, nênlàm như Tỳ kheo Bà-già-lê.”

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất nói pháp một cách rộng rãi, khiếnông hoan hỷ, khiến phát tâm vô thượng. Sau đó, ngài rờichỗ ngồi đứng dậy mà đi.

Xá-lợi-phấtđi chưa bao lâu, giây lát Cấp Cô Độc mạng chung,sanh lêntrời Tam thập tam. Thiên tử Cấp Cô Độc này có năm côngđức hơn hẵn chư thiên kia. Những gì là năm? Thọ mạng cõitrời, nhan sắc cõi trời, lạc thú cõi trời, oai thần cõitrời, và ánh sáng cõi trời. Thiên tử Cấp Cô Độc khi ấysuy nghĩ như vầy, “Ta có được thân này là do ân đức củaNhư Lai. Nay ta không nên an trú mà hưởng thụ nơi ngũdục. Trước hết, hãy đến Thế Tôn lễ bái, thăm hỏi.

Rồithiên tử Cấp Cô Độc với các thiên tử khác vây quanh trướcsau cầm hoa trời rải lên thân Như Lai. Như Lai lúc ấy đangở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.Vị thiên tử này đứng giữa hư không, chắp tay hướng vềThế Tôn mà nói bài kệ:

Đâylà cõi Kỳ-hoàn,

ChúngTiên nhân[284] đang ở.

NơiPháp vương ngự trị;

Khiếnphát tâm hoan hỷ.

Thiêntử Cấp Cô Độc nói xong bài kệ này, Như Lai im lặng ấnkhả. Liền khi ấy, vị thiên tử này nghĩ, “Như Lai đã imlặng ấn khả, ta nên xả thần túc để xuống hầu một bên.

Bấygiờ Thiên tử Cấp Cô Độc bạch [820b] Thế Tôn rằng:

“Conlà Tu-đạt, lại tên là Cấp Cô Độc mà mọi người đềurõ, lại cũng là đệ tử của Như Lai, vâng lời dạy củaThánh Tôn. Nay con đã mạng chung, sanh lên trời Tam thập tam.”

ThếTôn nói:

“Ôngdo ân đức gì mà nay được thân trời này?”

Thiêntử bạch Phật:

“Conmông nhờ oai lực của Phật mà được thân trời.”

Rồithiên tử Cấp Cô Độc rải hoa trời lên trên thân Như Lai,và cũng rải lên trên thân của A-nan và Xá-lợi-phất. Sauđó, đi nhiểu khắp Kỳ-hòan bảy vòng, và biến mất.

Bấygiờ Thế Tôn nói với A-nan:

“Đêmqua có thiên tử đến chỗ Ta, nói bài kệ sau đây.:

Đâylà cõi Kỳ-hoàn,

ChúngTiên nhân đang ở.

NơiPháp vương ngự trị;

Khiếnphát tâm hoan hỷ.

“Ròithiên tử ấy đi nhiểu khắp Kỳ-hoan bảy vòng, và lui mất.A-nan, ông có biết thiên tử ấy không?”

A nanđáp:

“Tấtnhiên là Trưởng giả Cấp Cô Độc.”

Phậtnói:

“A-nan,đúng như lời ông nói. Lành thay, ông bằng trí vị tri[285]mà biết được thiên tử ấy. Vì sao vậy? Vị đó là thiêntử Cấp Cô Độc.”

A nanbạch Phật:

“CấpCô Độc nay sanh lên trời, tên là gì?”

Phậtđáp:

“Vẫntên là Cấp Cô Độc. Vì sao vậy? Vị thiên tử này ngay ngàymới sanh chư thiên ở đó ai cũng nói, ‘Thiên tử này khicòn ở loài người là đệ tử của Như Lai, luôn luôn vớiđẳng tâm mà bố thí rộng khắp, giúp đỡ hết thảy nhữngngười nghèo khổ. Do công đức này, ở trên trời Tam thậptam vẫn gọi tên cũ là Cấp Cô Độc.”

Bấygiờ Thế Tôn ói với các Tỳ kheo:

“Tỳkheo mà có công đức lớn, thành tựu trí tuệ, đó là A-nan.Nay đang ở địa vị hữu học mà trí tuệ không ai sánh bằng.Vì sao vậy? Điều mà A-la-hán cần phải biết, thì A–nancũng biết. Điều cần học nơi chư Phật quá khứ, A-nan cũngđều biết rõ. Thời quá khứ có người nghe rồi mới hiểurõ, còn như Tỳ kheo A-nan hiện nay mới nhìn ngắm cũng biếtrõ, rằng ‘Như Lai cần như vậy, Như Lai không cần như vậy.’Đệ tử của chư Phật quá khứ nhập định rồi mới biếtsự việc chưa xảy ra. Còn như Tỳ lheo A-nan của Ta ngày naynhìn đến là tỏ rõ.”

RồiThế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tronghàng Thanh văn của Ta, hiểu biết rộng rãi, có tinh tấn dũngmãnh, niệm không thác loạn. đa [820c] văn đệ nhất, có khảnăng chấp sự, đó là Tỳ kheo A-nan.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9[286]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ trưởng Cấp Cô Độc có người con dâu tên là ThiệnSanh,[287] dung mạo xinh đẹp, mặt như màu hoa đào, là con gáicủa vị đại thần của vua Ba-tư-nặc,[288] ỷ vào dòng họ,cậy thế hào tộc, không cung kính cha mẹ chồng và chồng,cũng không thờ Phật, Pháp, Tăng Tỳ kheo, không kính phụngTam tôn.

Bấygiờ trưởng giả Cấp Cô Độc đi đến Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Ông trưởng giảbạch Thế Tôn rằng:

“Gầnđây con cưới vợ cho con trai. Nàng ấy là con gái của vịđại thần của vua Ba-tư-nặc, tự thị dòng tộc trọng vọng,không thừa sự Tam tôn, không biết trưởng lão, tôn ti. Cúimong Thê tôn thuyết pháp để nàng sanh hoan hỷ, tâm ý khaitỏ.”

NhưLai khi ấy im lặng hứa khả điều mà trưởng giả nói. Ôngtrưởng giả lại bạch Phật:

“Cúimong Thế Tôn nhận lời thỉnh của con, cùng với Tăng Tỳkheo.”

Khiông trưởng giả thấy Thế Tôn im lặng nhận lời, liền rờichỗ ngồi đứng dậy, lạy Phật, nhiểu ba vòng, rồi lui về.

Vềđên nhà, ông cho sửa soạn các thứ ẩm thực, trải dọnchỗ ngồi tốt đẹp. Khi đến giờ, ông bạch Phật:

“Cuixin Thế Tôn nhận lời thỉnh của con. Cơm dã dọn đủ.”

Bấygiờ Thế Tôn dẫn các Tỳ kheo vây quanh trước sau đi đếnnhà ông trưởng giả, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn. Ông trưởnggiả lấy lấy một cái ghế nhỏ, ngồi trước Như Lai. RồiThế Tôn nói với cô Thiện Sanh:

“Nàycon gái ông Trưởng giả, nên biết, chồng đối với vợ cóbốn việc.[289] Những gì là bốn? Có người vợ như là mẹ.Có người vợ như là bạn thân, có người vợ như là giặc,có người vợ như là nô tỳ.

“Cônên biết, vợ như mẹ, ấy là tùy thời chăm sóc chồng khôngđể thiếu thốn, thờ kính, phục vụ. Người ấy đượcchư thiên hộ vệ; người và loài phi nhân không thể rìnhcơ hội. Này con gái ông trưởng giả, đó gọi là vợ nhưmẹ.

“Ngườivợ kia như thế nào gọi là bạn thân? Ở đây, này con gáiông trưởng giả, sau khi thấy chồng rồi, tâm không tăng giảm,cùng chung vui hay khổ. Đó gọi là vợ như bạn thân.

Thếnào gọi vợ như giặc? Ở đây, này Cô, khi thấy chồng, tronglòng sân nhuế, [821a], ganh ghét chồng, không phục vụ, khôngthờ kính, không cung kính, thấy là muốn hại, mà tâm đểnơi người khác. Chồng không thân vợ, vợ cũng không thânchồng. Người ấy không được mọi người yếu kính; khôngđược chư thiên hộ vệ, sẽ bị ác quỷ xâm hại; thân hoạimạng chung sanh vào địa ngục. Người như vậy gọi là vợnhư giặc.

“Thếnào là vợ như nô tỳ? Ở đây, người vợ hiền lương, thấychồng thì tùy thời chăm sóc, nhẫn nhịn lời nói, không baogiờ cãi lại; nhẫn chịu khổ lạnh, hằng có tâm từ ái,Đối với Tam tôn thì sanh niệm tưởng này. ‘Kia còn thìtôi còn. Kia suy thì tôi suy.’ Do sự việc ấy, người ấyđược chư thiên hộ vệ; người và loài phi nhân đềuyêu mến; thân hoại mạng chung sanh vào chỗ lành, sanh lêntrời.

“Đólà, này con gái ông Trưởng giả, có bố loại vợ này. NayCô thuộc vào loại nào?”

Côgái ấy sau khi nghe Thế Tôn nói, liền đến trước Phật,lạy dưới chân rồi bạch Thế Tôn rằng:

“Cúilạy Thế Tôn, con nay xin sửa đổi viêc đã qua, tu tập việcsẽ đến. Không còn dám như trước nữa.. Từ nay về sau,con sẽ thường hành lễ pháp như là nô tỳ vậy.”

Rồinàng Thiện Sanh trở lại chỗ chồng, cúi đầu lạy dướichân:

“Nayxin nguyện chăm sóc người như là nô tỳ.”

Sauđó, nàng Thiện Sanh lại đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn lần lượt thuyếtpháp, nói về giới, về thí, về sanh thiên, dục là bất tịnhtưởng, dâm là đại ô uế. Khi Thế Tôn biết tâm ý cô đãkhai tỏ, như pháp mà chư Phật thường thuyết là Khổ, Tập,Tận, Đạo; bấy giờ Thế Tôn cũng nói hết cho cô nghe. Tứcthì ngay trên chỗ ngồi, cô được pháp nhãn thanh tịnh. Nhưtấm vải mới dễ nhuộm màu. Đây cũng như vậy, cô phânbiệt các pháp, khéo hiểu ý nghĩa thâm diệu, tự quy y Tamtôn, thọ năm giới.

Bấygiờ cô gái Thiên Sanh nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 19
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên. Giây lát, rờichỗ ngồi, bạch Thế Tôn rằng:

“ThếTôn thường khen ngợi địa vị cao, hào tộc tôn quý mà khôngnói đến hạng thấp hèn. Còn con, bạch Thế Tôn, khôngkhen ngợi hào tộc tôn quý, cũng không nói đến hạng thấphèn. Con giữ bực trung mà nói, khiến người được xuấtgia học đạo.”

Phậtnói với Xá-lợi-phất:

“Ôngtự nói là không khen ngợi [821b] hào tộc tôn quý, không nóihạng thấp hèn, giữ bực trung mà nói, để khiến ngườiđược xuất gia học đạo. Nhưng Ta nay không nói thượng,trung, hạ dẫn đến thọ sanh[290]. Vì sao vậy? Phàm sanh làrất khổ, không đáng để ước nguyện. Như đống phân kia,một ít mà còn rất hôi thối, huống chi là chứa nhiều. Naysự thọ sanh cũng vậy. Một đời hay hai đời còn là khổnạn, huống nữa lưu chuyển vô cùng mà lại có thể cam chịu.Do hữu mà có sanh. Do sanh mà có già. Do già mà có bệnh, cóchết, sầu ưu khỏ não, có gì vui mà tham đắm? Như thế thànhthân năm thủ uẩn.

“Tanay sau khi quán sát nghĩa này, nên nói một đời, hai đời,còn là khổ nạn, huống nữa lưu chuyển vô cùng mà lại cóthể cam chịu.

“NàyXá-lợi-phất, nếu có ý muốn thọ sanh, nên phát nguyện sanhvào nhà hào quý chứ không sanh thấp hèn. Vì sao vậy? Xá-lợi-phất,chúng sanh đêm dài bị tâm trói buộc chứ không phải bịhào quý trói buộc. Nhưng này, Xá-lợi-phất, Ta vốn ở nhàhào quý, là dòng sát-lời, xuất từ Chuyển luân Thánh vương.Giả sử không xuất gia học đạo, Ta làm Chuyển luân Thánhvương. Nay xả ngôi vị Chuyển luân Thánh vương mà xuất giahọc đạo, thành Đạo vô thượng. Phàm sanh vào nhà thấphèn, không được xuất gia học đạo, ngược lại phải rơivào nẻo dữ. Cho nên, Xá-lợi-phất, hãy tìm cầu phương tiệnhàng phục tâm. Như vậy, Xá-lợi-phất, hãy học điều này.”

Bấygiờ Xá-lợi-phất nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[291]
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]