HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú tại núi Ba-sa,[211] nước Ma-kiệt cùngchúng năm trăm đại Tỳ-kheo.
Bấygiờ, vào lúc sáng sớm, Thế Tôn ra ngoài tịnh thất kinh hành.Lúc đó, Sa-di Tu-đà[212] kinh hành theo sau Thế Tôn. Bấy giờ,Thế Tôn quay lại hỏi Sa-di:
“NayTa muốn hỏi nghĩa ngươi. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ!”
Sa-diTu-đà đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ThếTôn bảo:
“Cósắc thường và sắc vô thường, chúng là một nghĩa hay lànhiều nghĩa?”
Sa-diTu-đà bạch Phật:
“Cósắc thường và sắc vô thường, nghĩa này nhiều, chẳng phảimột nghĩa. Sở dĩ như vậy là vì sắc thường ở trong vàsắc vô thường ở ngoài, vì vậy cho nên nghĩa chúng có nhiều,chẳng phải là một.”
ThếTôn bảo:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những lời ngươi đã khéo nói nghĩanày. Sắc thường, sắc vô thường, nghĩa này nhiều, khôngphải một nghĩa. Thế nào, Tu-đà, nghĩa hữu lậu, nghĩa vôlậu, là một nghĩa hay nhiều nghĩa?”
Sa-diTu-đà thưa:
“Nghĩahữu lậu, nghĩa vô lậu, là nhiều, không phải một nghĩa.Sở dĩ như vậy là vì nghĩa hữu lậu là kết sử sinh tử,nghĩa vô lậu là pháp Niết-bàn. Vì vậy cho nên nghĩa có nhiều,không phải một nghĩa.”
ThếTôn bảo:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những gì ngươi đã nói. Hữulậu là sinh tử, vô lậu là Niết-bàn.”
ThếTôn lại hỏi:
“Pháptụ, pháp tán, là một nghĩa hay là nhiều nghĩa?”
Sa-diTu-đà bạch Phật rằng:
“Sắccủa pháp tụ, sắc của pháp tán, [659b01] nghĩa này là nhiều,không phải một nghĩa. Sở dĩ như vậy là vì sắc của pháptụ là thân tứ đại; sắc của pháp tán là khổ tận đế.Vì vậy nên nói nghĩa có nhiều, không phải một nghĩa.”
ThếTôn bảo:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những gì ngươi đã nói. Sắc củapháp tụ, sắc của pháp tán có nhiều nghĩa, không phải mộtnghĩa.
“Thếnào, Tu-đà, nghĩa thủ[213], nghĩa uẩn là một nghĩa hay cónhiều nghĩa?”
Sa-diTu-đà bạch Phật rằng:
“Nghĩacủa thủ cùng uẩn có nhiều, không phải một nghĩa. Sở dĩnhư vậy là vì thủ thì vô hình không thể thấy; uẩn thìcó sắc có thể thấy. Vì vậy cho nên có nhiều nghĩa, khôngphải một nghĩa.”
ThếTôn bảo rằng:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những gì ngươi đã nói. Nghĩa củathủ, của uẩ; có nhiều nghĩa, chẳng phải một.”
ThếTôn lại hỏi:
“Cótự, không có tự[214], có nhiều nghĩa không phải một nghĩa.
Sa-dibạch Phật:
“Hữutự, vô tự có nhiều nghĩa, chẳng phải một nghĩa. Sở dĩnhư vậy là vì có tự là kết sinh tử, không có tự là Niết-bàn.Cho nên nói có nhiều nghĩa, chẳng phải một nghĩa.”
ThếTôn bảo rằng:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những gì ngươi đã nói. Có tựlà sinh tử, không có tự là Niết-bàn.”
ThếTôn lại hỏi:
“Thếnào, Tu-đà, vì sao nói có tự là sinh tử, không có tự làNiết-bàn?”
Sa-dibạch Phật:
“Cótự thì có sinh có tử, có tận cùng, có khởi thủy. Khôngcó tự thì không sinh không tử, không tận cùng, không khởithủy.”
ThếTôn bảo rằng:
“Lànhthay, lành thay, Tu-đà, như những gì ngươi đã nói. Có tựlà pháp sinh tử; không có tự là pháp Niết-bàn.”
Bấygiờ, Thế Tôn bảo Sa-di tiếp:
“Ngươikhéo nói những lời này. Nay Ta cho phép ngươi làm đại Tỳ-kheo[215].”
Bấygiờ, Thế Tôn trở về giảng đường Phổ tập bảo các Tỳ-kheo:
“Đấtnước Ma-kiệt rất được thiện lợi, nên khiến Sa-di Tu-đàđến đất nước này. Ai đem y phục, đồ ăn thức uống,giường nằm, thuốc men trị bệnh cúng dường cũng sẽ đượcthiện lợi. Cha mẹ sinh ra ông cũng được thiện lợi, vìđã sinh ra Tỳ-kheo Tu-đà này. Nếu Tỳ-kheo Tu-đà sinh vàogia đình nào, gia đình đó được đại hạnh này. Nay Ta bảocác Tỳ-kheo, hãy học như Tỳ-kheo Tu-đà. Vì sao như vậy?Vì Tỳ-kheo Tu-đà này rất là thông minh, thuyết pháp thôngsuốt, cũng không khiếp nhược. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãyhọc như Tỳ-kheo Tu-đà. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này nhưvậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú tại Ca-lan-đà, [659b29] trong Trúc viên,thành La-duyệt, cùng chúng năm trăm đại Tỳ-kheo. Bấy giờ,Thế Tôn nói pháp cho vô số chúng vây quanh trước sau. Khiấy, có một trưởng lão Tỳ-kheo ở trong chúng này duỗi chânvề phía Thế Tôn mà ngủ. Sa-di Tu-ma-na bấy giờ mới lêntám, ngồi kết già, chú niệm trước mắt, cách Thế Tôn khôngxa. Bấy giờ, Thế Tôn đưa mắt nhìn trưởng lão Tỳ-kheođang duỗi chân mà ngủ; lại nhìn Sa-di ngồi thẳng tư duy.Thế Tôn sau khi thấy vậy, liền nói kệ này:
Đượcgọi là Trưởng lão
Chưahẵn do râu tóc.
Tuổitác dù đã lớn,
Khôngkhỏi làm việc ngu.
Aicó pháp kiến đế,
Khônggây hại sinh linh,
Xảcác hành ô uế,
Đógọi là Trưởng lão.
NayTa gọi Trưởng lão,
Khôngvì xuất gia trước.
Aicó nghiệp gốc thiện,
Phânbiệt nơi chánh hành;
Dùtuổi trẻ ấu niên,
Cáccăn không thủng, sứt,
Đómới gọi trưởng lão,
Phânbiệt hành chánh pháp.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cácngươi có thấy Trưởng lão duỗi chân mà ngủ không?”
CácTỳ-kheo thưa:
“Thậtvậy, bạch Thế Tôn, chúng con đều thấy.”
ThếTôn bảo:
“Trưởnglão Tỳ-kheo này trong vòng năm trăm năm thường làm thân rồng.Nay mà mạng chung cũng sẽ sinh vào trong loài rồng. Sở dĩnhư vậy là vì không có lòng cung kính đối với Phật, Phápvà Thánh chúng, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh vào loàirồng. Các ngươi có thấy Sa-di Tu-ma-na tuổi vừa lên tám,ngồi thẳng tư duy, cách Ta không xa không?”
CácTỳ-kheo thưa:
“Thậtvậy, bạch Thế Tôn.”
ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:
“Sa-dinày, ngay sau đây bảy ngày sẽ đạt được bốn thần túc,cùng đắc pháp bốn đế, được tự tại trong bốn thiền,khéo tu bốn chánh đoạn. Sở dĩ như vậy là vì Sa-di Tu-ma-nanày có lòng cung kính đối với Phật, Pháp và Thánh chúng.Vì vậy cho nên, các Tỳ-kheo hãy luôn luôn siêng năng cung kínhPhật, Pháp và Thánh chúng. Các Tỳ-kheo, hãy học điều nàynhư vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 3
[660a01]Tôi nghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ, cùng với một nghìn hai trăm nămmươi đại Tỳ-kheo.
Bấygiờ, có Trưởng giả tên Cấp Cô Độc[216] lắm tiền nhiềucủa, vàng bạc, trân bảo, xa-cừ, mã não, trân châu, hổ phách,thủy tinh, lưu li, voi ngựa, trâu dê, nô tì, tôi tớ khôngthể kể hết. Lúc ấy, trong thành Mãn phú[217] có Trưởnggiả tên Mãn Tài[218] cũng lắm tiền nhiều của, xa cừ, mãnão, trân châu, hổ phách, thủy tinh, lưu li, voi ngựa, trâudê, nô tì, tôi tớ không thể điếm hết. Thuở nhỏ, ônglà bạn cũ tốt của Cấp Cô Độc, yêu kính nhau, chưa từngquên nhau. Trưởng giả Cấp Cô Độc thường xuyên có mấynghìn vạn hàng hóa trân quý để mua bán trong thành Mãn phúkia, nhờ trưởng giả Mãn Tài quản lý, kinh doanh. Trưởnggiả Mãn Tài cũng có mấy nghìn vạn hàng hóa trân quý đểmua bán tại trong thành Xá-vệ, nhờ trưởng giả Cấp Cô Độcquản lý, kinh doanh.
Bấygiờ, Cấp Cô Độc có người con gái tên là Tu-ma-đề,[219]nhan sắc xinh đẹp như màu hoa đào, hiếm có trên đời. Trưởnggiả Mãn Tài có một ít việc đến thành Xá-vệ, đến nhàtrưởng giả Cấp Cô Độc. Đến nơi, ông ngồi trên chỗngồi dọn sẵn. Khi ấy, cô gái Tu-ma-đề từ trong phòng riêngra. Trước tiên, cô quỳ lạy cha mẹ, sau quỳ lạy trưởnggiả Mãn Tài, rồi về phòng riêng lại.
Trưởnggiả Mãn Tài sau khi thấy con gái Tu-ma-đề nhan sắc xinh đẹp,như màu hoa đào hiếm có trên đời, bèn hỏi trưởng giảCấp Cô Độc:
“Đâylà con gái nhà ai?”
CấpCô Độc đáp:
“Côgái vừa rồi là con đẻ của tôi.”
Trưởnggiả Mãn Tài nói:
“Tôicó đứa con trai nhỏ chưa có hôn ước. Cô có thề làm dâunhà tôi được không?”
Trưởnggiả Cấp Cô Độc liền đáp:
“Việcnày không nên.”
Trưởnggiả Mãn Tài nói:
“Vìlẽ gì mà việc này không nên? Vì giòng họ hay vì của cải?”
Trưởnggiả Cấp Cô Độc đáp:
“Giònghọ, của cải, đều tương xứng. Nhưng việc ông thờ phụngthần linh không giống với tôi. Con gái tôi thờ Phật, đệtử Thích-ca. Còn các ông thờ dị học ngoại đạo. Vì vậycho nên không theo ý ông được.”
Trưởnggiả Mãn Tài nói:
“Việcthờ phụng của chúng tôi, chúng tôi sẽ tế tự riêng. Việcthờ ai của con gái ngài, cô ấy sẽ tự cúng dường riêng.”
Trưởnggiả Cấp Cô Độc đáp:
“Congái tôi nếu phải gả cho nhà ông, tài bảo [660b01] bỏ rakhông thể kể xiết. Trưởng giả phải bỏ ra tài bảo khôngthể kể hết.”
Trưởnggiả Mãn Tài nói:
“Nayông đòi bao nhiêu tài bảo?”
Trưởnggiả Cấp Cô Độc đáp:
“Naytôi cần sáu vạn lượng vàng.”
Trưởnggiả Mãn Tài liền trao ngay cho sáu vạn lượng vàng. Trưởnggiả Cấp Cô Độc lại nghĩ thầm: “Ta đã tìm cách từ khướctrước, nhưng vẫn không thể ngăn cản được.” Ông nóivới Trưởng giả kia rằng:
“Nếutôi gả con gái, tôi phải đi hỏi Phật. Nếu Thế Tôn códạy bảo điều gì, tôi sẽ làm theo.”
Bấygiờ, trưởng giả Cấp Cô Độc lấy cớ có công việc cầnđi một lát. Ông ra khỏi cửa, đi đến chỗ Thế Tôn. Đếnnơi, đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng qua một bên. Bấygiờ, trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn:[220]
“Congái Tu-ma-đề của con được trưởng giả Mãn Tài trong thànhMãn phú cầu hôn. Con có nên gả hay không nên gả?”
ThếTôn bảo:
“Nếucon gái Tu-ma-đề về nước kia, sẽ mang lại nhiều lợi ích,độ thoát nhân dân không thể kể hết.”
Bấygiờ, trưởng giả Cấp Cô Độc nghĩ thầm: “Thế Tôn đãdùng trí phương tiện bảo nên gả sang nước kia.” Rồi ôngđảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng, và cáolui. Về đến nhà, ông sai bày biện các loại đồ ăn thứcuống ngon ngọt thết đãi trưởng giả Mãn Tài.
Trưởnggiả Mãn Tài nói:
“Tôiđâu cần sự ăn uống này. Nhưng ông có gả con gái cho contôi?”
Trưởnggiả Cấp Cô Độc nói:
“Đãmuốn vậy, tôi thuận theo ý ông. Mười lăm ngày sau bảo contrai ông đến đây.”
Nóinhững lời như vậy xong, cáo lui từ giả.
Bấygiờ, Trưởng giả Mãn Tài sửa soạn đầy đủ những vậtcần thiết, đi xe lông chim đến trong khoảng tám mươi do tuần[221].Trưởng giả Cấp Cô Độc lại trang điểm cho con gái mình,tắm gội xông hương, đánh xe lông chim đưa con gái đi đóncon trai trưởng giả Mãn Tài. Giữa đường họ gặp nhau. Khitrưởng giả Mãn Tài nhận được cô gái, ông liền đưa vềtrong thành Mãn phú.
Bấygiờ, nhân dân trong thành Mãn phú có ra hạn chế: “Trong thànhnày, nếu có người nữ nào đem gả cho người nước khácthì sẽ chịu hình phạt nặng. Nếu lại đến nước kháchỏi vợ đem vào nước thì cũng chịu hình phạt nặng.”Trong nước ấy có sáu nghìn bà-la-môn. Người trong nướcđều tuân theo hạn chế này. Có điều lệ: “Nếu ai phạmluật thì phải đãi cơm cho sáu nghìn bà-la-môn.”
Bấygiờ, trưởng giả Mãn Tài tự biết mình đã phạm luật,nên đãi cơm cho sáu nghìn bà-la-môn. Song, món ăn của cácbà-la-môn đều dùng thịt heo, canh thịt heo và [660c01] rượuđược chưng lại. Y phục của các bà-la-môn thì hoặc bằnggiạ trắng, hoặc bằng lông thú. Nhưng theo pháp của các bà-la-môn,khi vào nước thì phải lấy y vắt lên vai phải, để lộnửa thân.
Bấygiờ, Trưởng giả bạch:
“Đãđến giờ, cơm nước đã đủ.”
Khiấy, sáu nghìn bà-la-môn đều vắt xiêm y một bên, để lộnửa thân, vào nhà Trưởng giả. Trưởng giả thấy các bà-la-mônđến, ông bò trên đầu gối đến rước đón, và làm lễcung kính. bà-la-môn lớn nhất đưa tay khen tốt, ôm cổ trưởnggiả, rồi đến chỗ ngồi. Các bà-la-môn khác tùy theo thứlớp mà ngồi.
Saukhi sáu nghìn bà-la-môn đã định chỗ ngồi xong, trưởng giảbảo cô Tu-ma-đề rằng:
“Conhãy sửa soạn ra làm lễ thầy chúng ta.”
CôTu-ma-đề thưa:
“Thôi,thôi, Đại gia! Con không thể làm lễ những vị khỏa thânđược.”
Trưởnggiả nói:
“Đâykhông phải là những vị khỏa thân, không biết xấu hổ.Nhưng những y phục mặc này là pháp phục của họ.”
CôTu-ma-đề thưa:
“Đâylà những người không biết hổ thẹn, tất cả đều đểlộ thân hình ra bên ngoài. Có dùng pháp phục gì đâu. XinTrưởng giả nghe con. Thế Tôn cũng nói có hai nhân duyên củasự mà người đời quí là có tàm, có quý. Nếu không cóhai sự này, năm thân: cha, mẹ, anh, em, giòng họ, thảy đềukhông phân biệt người trên, kẻ dưới. Nếu như vậy cũngđồng như các loài gà, chó, heo, dê, lừa, loa, đều khôngcó tôn ti. Do có hai pháp này ở thế gian nên biết có tônti trật tự. Nhưng những người này bỏ hai pháp này, giốngnhư cùng loại với gà, chó, heo, dê, lừa, loa. Thật tình conkhông thể làm lễ họ được.”
ChồngTu-ma-đề bảo vợ:
“Naycô hãy đứng lên làm lễ thầy chúng ta. Những vị này đềulà Trời mà tôi phụng sự.”
CôTu-ma-đề đáp:
“Hãythôi đi công tử. Tôi không thể làm lễ những người lõahình không biết hổ thẹn này. Nay tôi là người làm lễ lừa,chó sao!”
Ngườilại chồng nói:
“Thôi,thôi, quí nữ, chớ nói vậy. Hãy giữ miệng cô, chớ có xúcphạm. Họ cũng chẳng phải lừa, lại chẳng phải dối gạt,nhưng những thứ họ đang mặc chính là pháp y.”
Bấygiờ, cô Tu-ma-đề rơi lệ khóc lóc, nhan sắc biến đổi,và nói như vầy:
“Chamẹ năm thân của tôi thà chịu hủy hoại thân hình, phânthây năm đoạn[222] mà chết, nhất định không rơi vào tàkiến này.”
Lúcđó, sáu nghìn bà-la-môn, đồng lớn tiếng nói:
“Thôi,thôi, Trưởng giả! [661a01] Có gì khiến con tiện tì này mắngchửi như vậy? Nếu có thỉnh mời, đúng giờ hãy bày biệnđồ ăn thức uống ra đi!”
Trưởnggiả cùng chồng Tu-ma-đề bấy giờ bày biện thịt heo, canhthịt heo, rượu chưng lại, khiến sáu nghìn bà-la-môn đềuăn đầy đủ. Các bà-la-môn ăn xong, bàn luận chút ít, rồiđứng lên ra về.
Khiấy, trưởng giả Mãn Tài ở trên lầu cao, phiền oán sầuhận, ngồi tư duy một mình: “Nay ta đem cô gái này về liềnbị phá nhà, không khác nào làm nhục nhà cửa ta.” Trong lúcđó, có bà-la-môn tên Tu-bạt, đã đạt ngũ thông và đắctứ thiền. Trưởng giả Mãn Tài tỏ ra quí trọng. bà-la-mônTu-bạt nghĩ thầm: “Ta cùng trưởng giả xa nhau đã lâu ngày,nay hãy ghé thăm.” Bà-la-môn vào thành Mãn Phú đến nhà Ttrưởnggiả, hỏi người giữa cửa rằng:
“Trưởnggiả nay đang làm gì?”
Ngườigiữa cửa đáp:
“Trưởnggiả ở trên lầu, đang rất sầu ưu. Rất không thể nói chuyện.”
Bà-la-mônbèn đi tắt lên trên lầu, gặp trưởng giả. Bà-la-môn hỏitrưởng giả:
“Cớgì mà ông sầu ưu đến như vậy? Không phải bị huyện quan,trộm cướp, tai biến nước lửa gây ra chăng? Cũng không phảitrong nhà không hòa thuận chăng?”
Trưởnggiả đáp:
“Khôngcó tai biến huyện quan, trộm cướp. Nhưng trong gia đình cóchút chuyện nhỏ không như ý.”
Bà-la-mônhỏi:
“Mongđược nghe câu chuyện ấy, và do bởi duyên cớ gì.”
Trưởnggiả đáp:
“Hômqua, tôi cưới vợ cho con trai, lại phạm luật nước, thântộc bị nhục. Có mời các thầy đến nhà, bảo vợ con traira làm lễ mà nó không vâng lời.”
Bà-la-mônTu-bạt nói:
“Cướihỏi gần xa, nhà cô này ở nước nào?”
Trưởnggiả đáp:
“Cônày là con gái của trưởng giả Cấp Cô Độc trong thành Xá-vệ.”
Khibà-la-môn Tu-bạt nghe những lời này rồi, ngạc nhiên kinhdị, hai tay bịt tai nói rằng:
“Ốichao! Trưởng giả! Quá kỳ lạ! Chuyện hiếm có! Cô này vẫncòn sống, không tự sát, không gieo mình xuống lầu, thì thậtlà may lớn. Vì sao vậy? Vì Thầy mà cô này phụng thờ đềulà người phạm hạnh. Hôm nay mà còn sống thì thật là chuyệnlạ!”
Trưởnggiả nói:
“Tôinghe những lời của ngài lại muốn phì cười. Vì sao vậy?Ngài là dị học ngoại đạo, tại sao khen ngợi hạnh củaSa-môn dòng họ Thích? Thầy của cô này phụng thờ có oaiđức gì? Có thần biến gì?”
bà-la-mônđáp:
“Trưởnggiả! Muốn nghe thần đức của Thầy cô này chăng? Nay tôisẽ kể sơ nguồn gốc này.”
Trưởnggiả nói:
“Mongđược nghe [661b01] nói về điều đó.”
bà-la-mônnói:
“Trướckia, khi sống tại bắc Tuyết sơn, tôi đi khất thực trongnhân gian. Được thức ăn rồi, tôi bay đến suối A-nậu-đạt.Lúc trời, rồng, quỷ thần ở đó từ xa thấy tôi đến,đều cầm đao kiếm đến chỗ tôi cùng bảo tôi rằng: ‘Tiênsĩ Tu-bạt, chớ đến bên suối này, chớ làm bẩn suối này.Nếu không nghe lời ta, ta lấy ngay mạng sống của ông.’
“Tôinghe những lời này, liền đi khỏi suối này không xa mà ăn.Trưởng giả nên biết, Thầy cô này phụng thờ có ngườiđệ tử nhỏ nhất tên là sa-di Quân-đầu.[223] Sa-di này cũngđến bắc Tuyết sơn nầy khất thực, bay đến suối A-nậu-đạt,tay cầm y người chết ở nghĩa trang dính dầy máu nhơ. Khiấy, đại thần A-nậu-đạt, trời, rồng, quỷ thần, đềuđứng dậy tiến lên cung kính nghinh đón thăm hỏi: Xin chàothầy của loài người. Ngài có thể ngồi đây. Sa-di Quân-đầuđến bên suối nước.
“Lạinữa, trưởng giả, chính giữa suối nước hiện có cái bànvàng ròng. Sa-di Quân-đầu lấy y người chết này ngâm vàotrong nước, sau đó ngồi ăn. Ăn xong, rửa bát, rồi ngồikiết già ở trên bàn vàng, chánh thân chánh ý, buộc niệmtrước mặt, nhập vào sơ thiền. Từ sơ thiền xuất, nhậpvào nhị thiền. Từ nhị thiền xuất, nhập vào tam thiền.Từ tam thiền xuất, nhập vào tứ thiền. Từ tứ thiền xuất,nhập vào không xứ. Từ không xứ xuất, nhập vào thức xứ.Từ thức xứ xuất, nhập vào vô sở hữu xứ. Từ vô sởhữu xứ xuất, nhập vào phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từphi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập vào diệt tận định. Từdiệt tận định xuất, nhập vào diễm quang tam-muội. Từdiễm quang tam-muội xuất, nhập vào thủy khí tam-muội. Từthủy khí tam-muội xuất, nhập vào diễm quang tam-muội. Kếđó, lại nhập vào diệt tận định, lại nhập vào phi tưởngphi phi tưởng xứ tam-muội, lại nhập vô sở hữu xứ tam-muội,lại nhập thức xứ tam-muội, lại nhập không xứ tam-muội,lại nhập tứ thiền, lại nhập tam thiền, lại nhập nhịthiền, lại nhập sơ thiền. Từ sơ thiền xuất mà giặt yngười chết. Lúc ấy, trời, rồng, quỷ thần hoặc giúp vòđạp y, hoặc lấy nước, hay lấy nước uống. Giặt y xong,đem phơi nơi chỗ trống. Sau khi thu xếp y xong, Sa-di kia liềnbay lên không trung, trở về chỗ ở.
“Trưởnggiả nên biết, lúc đó tôi chỉ từ xa [661c01] nhìn thấy chứkhông được gần. Thầy của cô này phụng sự, mà đệ tửnhỏ nhất còn có thần lực này, huống chi là những vị đạiđệ tử, làm sao ai có thể sánh bằng? Huống chi vị Thầykia là Như Lai Chí chơn, Chánh đẳng Chánh giác, ai có thểsánh kịp? Xét nghĩa này xong, nên tôi nói: Thật là kỳ lạ,cô này có thể không tự sát, không dứt mạng căn!”
Lúcđó, trưởng giả nói với bà-la-môn rằng:
“Chúngtôi có thể gặp được Thầy của cô ta phụng thờ chăng?”
Bà-la-mônđáp:
“Cóthể hỏi lại cô ấy.”
Trưởnggiả bèn hỏi cô Tu-ma-đề:
“Nayta muốn được gặp Thầy mà con phụng thờ. Con có thể thỉnhvề đây được không?”
Saukhi nghe xong, cô vui mừng hớn hở, không tự chế được, liềnnói:
“Xinchuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ. Ngày mai, Như Laisẽ đến đây cùng với Tăng Tỳ-kheo.”
Trưởnggiả bảo:
“Naycon tự mời, ta không biết cách.”
Bấygiờ, con gái trưởng giả tắm gội thân thể, tay bưng lòhương lên trên lầu cao, chấp tay hướng về Như Lai mà bạch:
“Nguyệnxin Thế Tôn, đấng Vô năng kiến đảnh,[224] mong quán sátrõ nơi này. Nhưng Thế Tôn không việc gì không biết, khôngviệc gì không xét. Nay con đang ở chỗ nguy khốn này, cúixin Thế Tôn quán sát rõ cho.”
Rồicô tán thán bằng bài kệ này:
Conmắt Phật quán sát,
Thấykhắp nơi thế gian.
Hàngphục quỷ, thần vương;
Hàngphục qủy tử mẫu.
Nhưquỉ ăn người kia,
Lấyngón tay làm chuổi;
Saulại muốn hại mẹ
Nhưngbị Phật hàng phục.
Lạinơi thành La-duyệt,
Voidữ muốn đến hại,
ThấyPhật, tự qui phục.
Chưthiên khen lành thay!
Lạiđến nước Mã-đề,
Gặplong vương hung ác;
Thấylực sĩ Mật-tích,
Longvương tự qui phục.
Biếnhóa kể không hết,
Đềuđưa vào đạo chánh.
Naycon lại gặp nguy
Cúixin Phật đoái hoài.
Bấygiờ hương như mây,
Lơlững giữa hư không,
Xâmnhập khắp Kỳ-hoàn,
Hiệnở trước Như Lai.
ChưThích giữa hư không
Vuimừng mà làm lễ.
[662a01]Lại thấy hương trước mặt,
Tu-ma-đềthỉnh cầu.
Mưaxuống nhiều loại hoa,
Khônglàm sao kể hết.
Trànkhắp rừng Kỳ-hoàn,
NhưLai cười phóng quang.
Bấygiờ, A-nan thấy trong Kỳ-hoàn có mùi hương vi diệu, bèn đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên.A-nan bạch Thế Tôn:
“Cúixin Thế Tôn, đây là loại hương gì mà lan khắp trong tinhxá Kỳ-hoàn?”
ThếTôn bảo:
“Hươngnày là do sứ giả của Phật mang điều thỉnh cầu của côTu-ma-đề trong thành Mãn phú. Nay ngươi hãy gọi các Tỳ-kheohọp hết một chỗ mà bốc xá-la[225] và ra lệnh này: ‘CácTỳ-kheo A-la-hán lậu tận, đắc thần túc hãy nhận thẻ.Sáng ngày mai hãy đến trong thành Mãn phú nhận lời thỉnhcủa Tu-ma-đề.’”
A-nanbạch Phật:
“Kínhvâng Thế Tôn!”
A-nannhận vâng lời Thế Tôn, họp các Tỳ-kheo tại giảng đườngPhổ hội, nói:
“Cácvị nào đắc đạo A-la-hán thì hãy lấy thẻ. Ngày mai đếnnhận thỉnh cầu của Tu-ma-đề.”
Ngaylúc đó, một Thượng tọa trong chúng Tăng, tên là Quân-đầu-ba-hán[226]đắc Tu-đà-hoàn, kết sử chưa diệt tận, không được thầntúc. Thượng tọa này nghĩ thầm: ‘Nay trong đại chúng, talà hàng Thượng tọa lớn, mà kết sử lại chưa dứt, chưađược thần túc. Ngày mai, ta không được đến trong thànhMãn phú thọ thực. Song, trong chúng của Như Lai, vị Sa-di hạtọa nhỏ nhất tên là Quân-đầu, người có thần túc, cóđại oai lực, được đến đó thọ thỉnh. Nay ta cũng nênđến kia thọ thỉnh.”
Bấygiờ, Thượng tọa dùng tâm thanh tịnh, nơi địa vị hữuhọc mà nhận thẻ. Lúc đó, Thế Tôn, bằng thiên nhãn thanhtịnh, thấy Quân-đầu-ba-hán đang tại địa vị hữu họcmà nhận thẻ tức thì đạt được được vô học, Thế Tônliền bảo các Tỳ-kheo:
“Trongđệ tử của Ta, người nhận thẻ đệ nhất chính là Tỳ-kheoQuân-đầu-ba-hán vậy.”
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo thần túc: Đại Mục-kiền-liên,Đại Ca-diếp, A-na-luật, Ly-việt, Tu-bồ-đề, Ưu-tỳ Ca-diếp,Ma-ha Ca-thất[227]-na, Tôn giả La-hầu-la, Châu-lợi Bàn-đặc,cùng Sa-di Quân-đầu, các vị dùng thần túc đến trong thànhkia trước.
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
Lúcấy, người giúp việc của Tăng tên là Càn-trà, sáng sớmhôm sau thân vác chõ lớn bay trên không trung đến thành kia.Lúc đó, Trưởng giả này cùng dân chúng lên trên lầu caomuốn xem Thế Tôn, từ xa nhìn thấy người giúp việc củaTăng thân vác chõ đến. Trưởng giả bèn nói với cô gáibằng bài kệ này:
Ngườiáo trắng, tóc,
Thânhiện như gió cuốn,
Mìnhtrần, nhanh như gió.
Thầycon đó, phải chăng?
Côđáp lại bằng bài kệ:
Chẳngphải đệ tử Phật.
Ngườigiúp việc của Phật.
Đủngũ thông, ba đường.
Ngườinày tên Càn-trà.
Bấygiờ, người giúp viêc là Càn-trà nhiễu quanh thành ba vòng,rồi đến nhà Trưởng giả.
Cũnglúc đó Sa-di Quân-đầu hóa làm năm trăm cây hoa có đủ màusắc, thảy đều nở rộ, màu sắc rất đẹp, như hoa sen ưu-bát.Những loại hoa như vậy không thể kể hết, tất cả đềuđược mang đến thành kia. Khi Trưởng giả từ xa nhìn thấySa-di đến, lại dùng kệ này để hỏi:
Ngầnấy loại bông hoa,
Đềuở trong hư không;
Lạicó người thần túc:
Cóphải thầy con không?
Bấygiờ, cô lại dùng kệ đáp:
Trước,Tu-bạt có nói,
VịSa-di trên suối.
Đóchính là người này.
Thầylà Xá-lợi-phất.
Sa-diQuân-đầu khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng rồi đến nhà Trưởnggiả. Cũng lúc đó, Tôn giả Bàn-đặc hóa làm năm trăm conbò; lông phủ toàn xanh, ngồi kiết già trên lưng bò, đếnthành kia. Khi Trưởng giả từ xa nhìn thấy Tôn giả đến,lại dùng kệ này để hỏi cô:
Cácđàn bò lớn này,
Lôngphủ toàn màu xanh.
Ngồimột mình trên lưng:
Đâylà Thầy con chăng?
Côlại dùng kệ đáp:
Hayhóa nghìn Tỳ-kheo
Tạitrong vườn Kỳ-vực;
Tâmthần rất là sáng.
Đâygọi là Bàn-đặc.
Tôngiả Châu-lợi Bàn-đặc khi ấy nhiễu quanh thành kia ba vòng,rồi đến nhà Trưởng giả.
Cũnglúc đó, La-hầu-la lại hóa làm năm trăm khổng tước đủcác loại màu sắc, [662c01] ngồi kiết già ở trên, đến thànhkia. Trưởng giả trông thấy rồi, lại dùng kệ này để hỏicô:
Nămtrăm khổng tước này
Màusắc nó thật đẹp.
Nhưđại tướng quân kia,
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô dùng kệ này đáp:
Cấmgiới Như Lai lập,
Tấtcả đều không phạm;
Vịấy nghiêm trì giới,
LàLa-hầu-la, con Phật.
La-hầu-lakhi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhà Trưởng giả.
Cũnglúc đó, Tôn giả Ca-thất-na hóa làm năm trăm chim cánh vàngcực kỳ dũng mãnh, ngồi kiết già ở trên, đến thành kia.Sau khi Trưởng giả từ xa trông thấy rồi, lại dùng kệ nàyđể hỏi cô:
Nămtrăm chim cánh vàng,
Cựckỳ là dũng mãnh;
Ngồitrên, không sợ hãi:
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô dùng kệ đáp:
Hayhành thở ra vào
Tâmluân chuyển hành thiện
Sứctuệ thật dũng mãnh
Đólà Ca-thất-na.
Tôngiả Ca-thất-na khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đếnnhà Trưởng giả.
Cũnglúc đó, Ưu-tỳ Ca-diếp hóa làm năm trăm con rồng, thảy đềucó bảy đầu, ngồi kiết già ở trên, đến thành kia. Trưởnggiả từ xa trông thấy rồi, lại dùng kệ này hỏi cô:
Nayrồng bảy đầu này,
Tướngmạo thật đáng sợ.
Ngườiđến nhiều vô kể.
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô đáp:
Thườngcó nghìn đệ tử,
Thầntúc hóa Tỳ-sa.[228]
NgàiƯu-tỳ Ca-diếp
Chínhthật là người này.
Ưu-tỳCa-diếp khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhà Trưởnggiả.
Cũnglúc đó, Tôn giả Tu-bồ-đề hóa làm núi lưu ly, rồi vàotrong ngồi kiết già, đến thành kia. Sau khi Trưởng giả từxa trông thấy rồi, dùng kệ này hỏi cô:
Núinày thật là đẹp,
Làmtoàn màu lưu ly.
[663a01]Hiệnngồi ở trong hang,
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô lại dùng kệ này đáp:
Vốndo báo bố thí,
Nayđược công đức này.
Đãthành ruộng phước tốt
Tu-bồ-đề,tỏ Không.
Tu-bồ-đềkhi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhà trưởng giả.
Cũnglúc đó, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên lại hóa làm năm trămcon thiên nga, màu trắng tinh, đến thành kia. Sau khi trưởnggiả từ xa trông thấy rồi, dùng kệ này hỏi cô:
Naynăm trăm thiên nga,
Màusắc đều trắng tinh,
Đầykhắp trong hư không:
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô lại dùng kệ này đáp:
Phânbiệt nghĩa văn cú,
Nhữngđiều được Kinh thuyết;
Lạigiảng tụ kết sử:
Đólà Ca-chiên-diên.
Tôngiả đại Ca-chiên-diên khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồiđến nhà trưởng giả.
Cũnglúc đó, Ly-việt hóa làm năm trăm con hổ, ngồi ở trên màđến thành kia. Trưởng giả thấy rồi, dùng kệ này hỏicô:
Nay,năm trăm hổ này
Toànlông thật mượt đẹp
Cóngười ngồi ở trên:
Đâylà thầy con chăng?
Thờicô lại dùng kệ này đáp:
Trướcở tại Kỳ-hoàn,
Sáunăm không di động;
Tốiđệ nhất tọa thiền:
Đógọi là Ly-việt.
Tôngiả Ly-việt khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhàTrưởng giả.
Cũnglúc đó, Tôn giả A-na-luật hóa làm năm trăm sư tử rất làdõng mãnh, ngồi ở trên, đến thành kia. Sau khi Trưởng giảthấy rồi, dùng kệ này hỏi cô:
Nămtrăm sư tử này
Dõngmãnh thật đáng sợ,
Ngườingồi ở trên đó:
Đâylà Thầy con chăng?
Thờicô lại dùng kệ đáp:
Lúcsinh, động trời đất;
Từđất hiện trân bảo;
Mắttrong sạch không nhơ
A-na-luật,em Phật.
A-na-luậtkhi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhà Trưởng giả.
Cũnglúc đó, Tôn giả [663b01] Đại Ca-diếp hóa làm năm trăm tuấnmã, lông đuôi đều đỏ, được trang sức vàng bạc, ngồiở trên, và làm cơn mưa hoa trời, đi đến thành kia. Trưởnggiả từ xa trông thấy rồi, dùng kệ này hỏi cô:
Ngựavàng, lông đuôi đỏ,
Sốchúng có năm trăm,
Đólà vua Chuyển luân:
Đâylà Thầy con chăng?
Côlại dùng kệ đáp:
Hànhđầu đà đệ nhất,
Haythương kẻ bần cùng;
NhưLai nhường nửa tòa:
Đólà Đại Ca-diếp.
ĐạiCa-diếp khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng, rồi đến nhà Trưởnggiả.
Cũnglúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hóa làm năm trăm voitrắng, đều có sáu ngà, trang điểm vàng bạc, bảy chỗ bằngphẳng, ngồi ở trên mà đến, rồi phóng ánh sáng lớn đầykhắp thế giới, đến giữa hư không, tại thành kia, xướngkỹ nhạc vô số kể, mưa rơi các thứ tạp hoa, lại treo phướnlọng giữa hư không, thật là kỳ diệu. Sau khi Trưởng giảtừ xa thấy rồi, dùng kệ hỏi cô:
Voitrắng có sáu ngà,
Ngồitrên như Thiên vương;
Naynghe tiếng kỹ nhạc;
ChínhThích-ca Văn chăng?
Thờicô dùng kệ đáp:
Ởtrên núi lớn kia,
Hàngphục rồng Nan-đà,
Vịthần túc đệ nhất,
Gọilà Đại Mục-liên.
Thầycon vẫn chưa lại.
Đâylà chúng đệ tử.
NayThánh sư sẽ đến,
Ánhsáng chiếu mọi nơi.
Tôngiả Đại Mục-kiền-liên khi ấy nhiễu quanh thành ba vòng,đến nhà Trưởng giả.
Cũnglúc ấy, Thế Tôn biết đã đến giờ, khóac tăng-già-lê,bay trên hư không cách đất bảy nhẫn. Bên phải Như Lai làTôn giả A-nhã-câu-lân, bên trái Như Lai là Tôn giả Xá-lợi-phất.Khi ấy, Tôn giả A-nan nương vào oai thần Phật, tay cầm phấttử ở phía sau Như Lai. Một nghìn hai trăm đệ tử vây quanhtrước sau, Như Lai ở giữa các đệ tử có thần túc như:A-nhã-câu-lân hóa làm Nguyệt Thiên tử. Xá-lợi-phất hóalàm Nhật Thiên tử. [663c01] Các Tỳ-kheo có thần túc khác,hoặc hóa làm Thích Đề-hoàn Nhân, hoặc hóa làm Phạm thiên,hoặc có vị hóa làm Đề-đầu-lợi-tra, Tỳ-lưu-lặc, Tỳ-lưu-bác-xoa,hoặc hóa làm hình Tỳ-sa-môn lãnh đạo các quỷ thần, hoặchóa làm hình Chuyển luân Thánh vương, hoặc có vị nhập hỏaquang tam-muội, hoặc có vị nhập thủy tinh tam-muội, hoặccó vị phóng quang, hoặc có vị phun khói, tạo ra các thứthần túc. Lúc này, bên phải Như Lai Phạm Thiên vương, bêntrái Như Lai Thích Đề-hoàn Nhân tay cầm phất tử, phía sauNhư Lai lực sĩ Kim cang Mật Tích tay cầm chày kim cương, phíatrên Như Lai ở giữa hư không Tỳ-sa-môn Thiên vương tay cầmlọng bảy báu, vì sợ có bụi bặm bám thân Như Lai. Cùnglúc này, Bà-giá-tuần tay cầm đàn lưu ly tán thán công đứcNhư Lai. Các thiên thần tất cả đều ở giữa hư khôngxướng lên nghìn vạn thứ kỹ nhạc, mưa tuôn các thứ hoatrời rải lên Như Lai.
Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc, trưởng giả Cấp Cô Độc và nhân dântrong thành Xá-vệ, đều thấy Như Lai ở giữa hư không cáchmặt đất bảy nhẫn. Thấy vậy, tất cả vui mừng hớn hở,không tự chế được. Lúc ấy, trưởng giả Cấp Cô Độcliền nói kệ này:
NhưLai thật thần diệu,
Thươngdân như con đỏ.
Vuithay! Tu-ma-đề,
Sẽnhận pháp Như Lai.
Lúcbấy giờ, vua Ba-tư-nặc cùng trưởng giả Cấp Cô Độc rảicác thứ danh hương và các thứ hoa.
ThếTôn dẫn theo các chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau, cùng cácthiên, thần không thể kể, tựa như phượng hoàng, ở giữahư không, đi đến thành kia.
Bấygiờ, Ban-giá-tuần[229] dùng kệ tán thán Phật:
Kếtsinh đã diệt tận,
Ýniệm không tán loạn,
Khôngbụi nhơ ngăn ngại
Màvào đất nước kia.
Tâmtính thật trong sạch,
Đoạnác niệm tà ma,
Côngđức như biển lớn,
Nayvào đất nước kia.
Tướngmạo thật đặc thù,
Cácsử không tái khởi
Vìkia không tự xứ,
Nayvào đất nước kia.
Đãvượt bốn giòng sâu,
Thoátkhỏi sinh, già, chết;
Đểđoạn gốc các hữu,
Nayvào đất nước kia.
[664a01]Lúc ấy, tTrưởng giả Mãn Tài nhìn thấy Thế Tôn từ xa đilại, các căn Thế Tôn tịch tĩnh ít có, sạch như vàng ròngcủa trời; có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹpbiểu hiện ngoài thân; giống như núi Tu-di vượt trên cácnúi, cũng như khối vàng toả ánh sáng lớn. Khi ấy, Ttrưởnggiả dùng kệ hỏi Tu-ma-đề:
Đâylà ánh mặt trời?
Vẻnày chưa từng thấy.
Nghìnvạn ức tia sáng,
Chưadám nhìn thẳng lâu.
Bấygiờ, cô Tu-ma-đề quỳ gối chấp tay hướng về Như Lai, dùngkệ này đáp Trưởng giả:
Mặttrời, phi mặt trời,
Màphóng nghìn thứ sáng,
Vìtất cả chúng sanh:
Đóchính là Thầy con.
Thảyđều ngợi Như Lai
Nhưtrước đã có nói.
Naysẽ được quả lớn
Lạisiêng cúng dường hơn.
Trưởnggiả Mãn Tài khi ấy quỳ gối phải sát đất, lại dùng kệkhen Như Lai:
Tựqui đấng Mười Lực,
Thểsắc vàng viên quang;
Đượctrời người kính khen.
Naycon tự quy y.
Ngàilà đấng Nhật Vương;
Nhưtrăng sáng giữa sao,
Đểđộ người chưa độ.
Naycon tự quy y.
Ngàinhư tượng Thiên Đế,
Nhưtâm từ phạm hạnh,
Tựthoát, thoát chúng sanh.
Naycon tự quy y.
Tốitôn giữa trời người,
Trênvua các quỷ thần,
Hàngphục các ngoại đạo,
Naycon tự quy y.
Bấygiờ, cô Tu-ma-đề quỳ gối chấp tay, tán thán Thế Tôn:
Tựhàng, hàng phục người;
Tựchánh, lại chánh người;
Tựđộ, độ người dân;
Đãgiải, lại giải người.
Tựtịnh, khiến người tịnh,
Tựsoi, soi quần sinh.
Khôngai không được độ;
Dẹpđấu loạn, không tranh.
Antrụ cực tịnh khiết;
Tâmý không lay động.
[664b01]Mười Lực thương xót đời:
Conkính lễ lần nữa.
“Ngàicó tâm từ, bi, hỉ, xả,* đầy đủ Không, Vô tướng, Vônguyện.[230] Ở trong cõi dục là tối tôn đệ nhất. Trêntất cả trời. Bảy thánh tài đầy đủ. Các hàng trời, người,đấng Tự nhiên,[231] hàng Phạm sanh,[232] cũng không ai bằng,cũng không thể giống tướng mạo. Nay con tự quy y.”
Khiấy, sáu nghìn bà-la-môn thấy Thế Tôn tạo ra mọi thần biếnnhư thế, mọi người tự bảo nhau: “Chúng ta nên rời nướcnày dời đến nước khác. Sa-môn Cù-đàm này đã hàng phụcnhân dân trong nước này.” Sáu nghìn bà-la-môn lúc đó liềnđi ra khỏi nước, không trở lại nước này nữa. Giống nhưsư tử vua loài thú ra khỏi sơn cốc, nhìn quanh bốn hướng,rồi rống lên ba tiếng mới đi tìm mồi. Các loài thú đềutìm đường bỏ chạy mà không biết chạy đi đâu, bay tìmchỗ núp kín. Hoặc ngay đến voi có thần lực nghe tiếng sưtử, chúng cũng tìm đường bỏ chạy không thể tự yên. Vìsao vậy? Vì Sư tử, vua loài thú thật có oai thần. Ở đâycũng vậy, sáu nghìn bà-la-môn kia nghe tiếng Thế Tôn, thảyđều bỏ chạy, không tự yên được. Vì sao vậy? Vì Sa-mônCù-đàm có oai lực lớn.
Bấygiờ, Thế Tôn xả thần túc, đi bình thường, vào trong thànhMãn Phú. Khi chân Thế Tôn vừa đạp lên ngưỡng cửa, ngayđó trời đất chấn động mạnh. Các chư thiên, tôn thầnrải hoa cúng dường. Nhân dân khi thấy dung nhan Thế Tôn cáccăn tịch tĩnh, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹphiển hiện, họ liền nói kệ này:
Lưỡngtúc tôn vi diệu;
Bà-la-mônkhông dám đương.
Vôcớ thờ bà-la-môn,
Mấtđấng Nhân trung tôn.
ThếTôn khi đến nhà Trưởng giả, tới chỗ ngồi mà ngồi. Bấygiờ, nhân dân nước kia thật là đông đảo. Nhà trưởnggiả lúc ấy có tám vạn bốn nghìn người dân, tất cả đềuvân tập, để nhìn Thế Tôn cùng chúng Tăng, khiến nhà cửacủa nhà Trưởng giả muốn sụp đổ. Bấy giờ, Thế Tônnghĩ: “Nhân dân ở đây ắt có gây thiệt hại. Ta nên dùngthần túc khiến cho nhân dân cả nước thấy thân Ta cùng TăngTỳ-kheo.”
RồiThế Tôn liền hoá nhà cửa trưởng giả thành sắc lưu ly,trong ngoài thấy nhau, giống như xem châu trong bàn tay. Khi ấy,cô Tu-ma-đề đến trước Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, buồnvui lẫn lộn, liền nói [664c02] kệ này:
ĐấngNhất thiết trí trọn đủ,
Độtận tất cả pháp,
Đãđoạn kết dục ái;
Naycon tự quy y.
Thàcho cha mẹ con,
Huỷhoại đôi mắt con;
Chớđể con đến đây,
Trongngũ nghịch, tà kiến.
Xưatạo duyên ác nào,
Nênbị đến nơi này?
Nhưchim vào lưới bẩy.
Nguyệndứt kết nghi này.
Bấygiờ, Thế Tôn lại dùng kệ đáp cô rằng:
Naycon chớ lo sầu,
Địnhtĩnh tự mở ý.
Cũngđừng khởi tưởng chấp.
NayNhư Lai sẽ giảng.
Convốn không do tội
Màkhiến phải đến đây.
Vìquả báo thệ nguyện
Muốnđộ chúng sanh này.
Nayhãy nhổ gốc rễ,
Khôngđọa ba đường ác.
Hàngnghìn loài chúng sanh
Consẽ được độ trước.
Ngàynay hãy trừ sạch,
Khiếnmắt trí tỏ sáng;
Khiếncho loài trời người,
Thấycon như xem châu.
CôTu-ma-đề nghe những lời này xong, vui mừng hớn hở khôngkể xiết được.
Bấygiờ, trưởng giả đem người hầu của mình theo cung cấpđồ ăn thức uống, những món ngon ngọt. Thấy Thế Tôn ănxong, đã dùng nước rửa, ông bèn lấy một ghế nhỏ ngồitrước Như Lai, cùng các người tuỳ tùng và tám vạn bốnnghìn chúng đều lần lượt ngồi, hoặc có người tự xưngtên họ mà ngồi. Thế Tôn lần lượt nói các đề tài vidiệu cho trưởng giả và tám vạn bốn nghìn nhân dân kia.Các đề tài luận về giới, luận về thí, luận về sinhthiên, dục là tưởng bất tịnh, là hữu lậu ô uế, xuấtgia là con đường xuất yếu.
ThếTôn khi thấy trưởng giả và cô Tu-ma-đề cùng tám vạn bốnnghìn nhân dân tâm ý khai mở, nên các pháp khổ, tập, diệt,đạo mà chư Phật Thế Tôn thường thuyết; Thế Tôn đềuthuyết cả cho chúng sanh ở đây. Mọi người ngay trên chỗngồi mà sạch hết các trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.Giống như vải cực trắng sạch dễ nhuộm màu. Ở đây cũngnhư vậy, trưởng giả Mãn Tài, cô Tu-ma-đề và tám vạn bốnnghìn nhân dân sạch hết các trần cấu, được pháp nhãnthanh tịnh, không còn hồ nghi, được không sợ hãi, thảyđều tự quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới. Bấy giờ, cô Tu-ma-đềở trước Phật nói kệ này:
NhưLai tai trong suốt,
Nghecon gặp khổ này,
Giángthần đến đây rồi,
Mọingười được pháp nhãn.
ThếTôn nói pháp xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, trở về trúxứ. Khi ấy, các Tỳ-kheo bạch Phật:
“CôTu-ma-đề vốn đã tạo nhân duyên gì mà sinh trong nhà phúquý? Lại tạo nhân duyên gì mà rơi vào nhà tà kiến này?Lại tạo công đức lành nào, nay được pháp nhãn thanh tịnh?Lại tạo công đức nào khiến tám vạn bốn nghìn ngườiđều được pháp nhãn thanh tịnh?”
ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:
“Quákhứ lâu xa trong Hiền kiếp này, có Phật Ca-diếp, Minh hạnhtúc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngựtrượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế tôn. Ngài ở tại nướcBa-la-nại, đi du hoá nơi này, cùng chúng hai vạn đại Tỳ-kheo.
Bấygiờ, có vua tên Ai Mẫn, có con gái tên Tu-ma-na. Cô này rấtcó tâm cung kính hướng về Như Lai Ca-diếp, vâng giữ giớicấm, thường thích bố thí, và cúng dường bốn việc. Thếnào là bốn? Một là bố thí, hai là ái kính, ba là lợi người,bốn là đồng lợi.[233]
Côở chỗ Như Lai Ca-diếp mà tụng Pháp cú. Ở trên lầu cao,lớn tiếng tụng tập, phát nguyện rộng lớn này: “Con hằngcó pháp bốn nhiếp thọ[234] này; lại ở trước Như Lai màtụng Pháp cú. Trong đó nếu có chút phước nào, cầu cho consinh vào chỗ nào, không rơi vào ba đường dữ, cũng khôngrơi vào nhà nghèo; đời vị lai cũng sẽ lại gặp bậc tốitôn như vầy. Khiến cho con chẳng chuyển đổi thân nữ màđược pháp nhãn thanh tịnh.” Nhân dân trong thành sau khi nghevương nữ thệ nguyện như vậy đều cùng tụ tập đến chỗvương nữ, nói:
“Hômnay, Vương nữ rất là chí tín, tạo các công đức, bốn sự[235]không thiếu: Bố thí, kiêm ái, lợi người, đồng lợi. Lạiphát thệ nguyện, mong đời sau gặp bậc như vậy, thuyếtpháp cho nghe để được pháp nhãn thanh tịnh. Hôm nay, Vươngnữ đã phát thệ nguyện, cùng với nhân dân cả nước chúngtôi đồng thời được độ.”
Bấygiờ, Vương nữ đáp:
“Tôiđem công đức này cùng thí đến các [665b01] người. Nếugặp Như Lai thuyết pháp, sẽ cùng lúc được độ.
“Tỳ-kheo,các ngươi há có nghi sao? Chớ quán sát vậy. Vua Ai Mẫn lúcấy, nay chính là trưởng giả Tu-đạt. Vương nữ lúc ấy,nay chính là Tu-ma-đề. Nhân dân trong nước lúc ấy, nay chínhlà tám vạn bốn nghìn chúng. Do thệ nguyện kia, nay gặp thânTa, nghe pháp đắc đạo; cùng nhân dân kia đều được phápnhãn thanh tịnh. Hãy ghi nhớ phụng hành ý nghĩa này. Vì saovậy? Vì bốn sự này là ruộng phước tốt nhất. Nếu cóTỳ-kheo nào thân cận bốn sự, liền được bốn đế. Nêncầu phương tiện thành tựu pháp bốn sự. Các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.[236]