Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám Pháp

02/05/201113:07(Xem: 7781)
Tám Pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

TÁMPHÁP

42. PHẨM TÁM NẠN

KINHSỐ 1[1]
[747a07]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Kẻphàm phu không nghe, không biết thời tiết mà pháp được thuyết.Tỳ-kheo, nên biết, có tám thời tiết mà lúc đó con ngườikhông nghe, không được tu hành. Những gì là tám?

“KhiNhư Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo pháp, dẫn đếnNiết-bàn, sở hành của Như Lai, nhưng chúng sanh này ở trongđịa ngục nên không nghe, không thấy. Đó gọi là nạn thứnhất.

“KhiNhư Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo pháp, nhưng chúngsanh này ở trong loài súc sanh nên không nghe, không thấy. Đógọi là nạn thứ hai.

“Lạinữa, khi Như Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo pháp,nhưng chúng sanh này ở trong loài ngạ quỷ nên không nghe, khôngthấy. Đó gọi là nạn thứ ba.

“Lạinữa, khi Như Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo pháp,nhưng chúng sanh này sanh lên trời Trường thọ nên không nghe,không thấy. Đó gọi là nạn thứ tư.

“Lạinữa, khi Như Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo pháp,nhưng chúng sanh này sanh ở biên địa, phỉ báng Hiền Thánh,tạo các tà nghiệp. Đó gọi là nạn thứ năm.

“Lạinữa, khi Như Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo phápdẫn đến Niết-bàn, chúng sanh này tuy sinh ở trung tâm đấtnước, nhưng sáu căn không đầy đủ, cũng lại không phânbiệt được pháp thiện ác. Đó gọi là nạn thứ sáu.

“Lạinữa, khi Như Lai xuất hiện ở đời giảng rộng giáo phápđạt đến Niết-bàn, chúng sanh này sinh ở trung tâm đấtnước, tuy sáu căn lại hòan tòan, không có thiếu sót; nhưngchúng sanh này tâm thức tà kiến, cho rằng không có ngườicho, không có vật bố thí, không có người nhận, không cóquả báo thiện ác, không có đời này, đời sau, cũng khôngcó cha mẹ; đời không có sa-môn, bà-la-môn nào thành tựuđược A-la-hán, tự thân chứng ngộ mà và an trú. Đó gọilà nạn thứ bảy.

“Lạinữa, [747b] Như Lai không xuất hiện ở đời, không nói giáopháp dẫn đến Niết-bàn, dẫu chúng sanh này sinh ở trung tâmđất nước, đầy đủ sáu căn, có thể thọ nhận giáo pháp,thông minh tài giỏi, nghe pháp liền hiểu, tu hành chánh kiến,tin có vật bố thí, có người bố thí, có người nhận, cóbáo thiện ác, có đời này, đời sau, đời có sa-môn, bà-la-môn,tu chánh kiến, tác chứng đắc A-la-hán. Đó gọi là nạn thứtám, khiên đồng phạm hạnh không thể tu hành. Tỳ-kheo, đógọi là có tám nạn này, khiến phạm hạnh không thể tu hành.

“Ởđây, Tỳ-kheo, có một pháp thời tiết mà người phạm hạnhcó thể tu hành. Một ấy là gì? Ở đây, Như Lai xuất hiệnở đời giảng rộng giáo pháp đạt đến Niết-bàn, mà ngườinày sinh ở trung tâm đất nước, thế trí biện thông, đốivật đều sáng tỏ, tu hành chánh kiến, có thể phân biệtpháp thiện ác, tin có đời này, đời sau, đời có sa-môn,bà-la-môn tu chánh kiến, tác chứng, đắc A-la-hán. Đó gọilà một pháp khiến người phạm hạnh có thể tu hành, đắcđến Niết-bàn.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Támnạn chẳng một loại,

Khiếnngười không đắc đạo.

Nhưnay thời hiện tại,

Thếgian rất khó gặp.

Nênhãy học chánh pháp,

Chớmất cơ hội này.

Nhớlại về quá khứ,

Đãtừng sinh địa ngục;

Nênđoạn trừ, vô dục,

Màtư duy chánh pháp.

Lâudài trong thế gian,

Khôngkhi nào dứt tuyệt;

Nênđoạn trừ, vô dục,

Màtư duy chánh pháp.

Đọanhẳn nguồn sinh tử

Lâudài trong thế gian.

Nayđã được thân người,

Phânbiệt pháp chánh chơn.

Nhữngngười không đắc quả

Tấtsống trong tám nạn.

Naynói có tám nạn,

Yếuhành của Phật pháp.

Mộtnạn vẫn nguy kịch,

Nhưván nổi ngoài biển.

Tuysẽ lìa một nạn,

Dẫucho có lý này;

Nếulìa một, bốn đế,

Vĩnhviễn lìa chánh đạo.

Chonên phải chuyên tâm

Tưduy lý vi diệu;

[747c]Chí thành nghe chánh Pháp

Đạtđến chỗ vô vi.

“Chonên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện xa lìa nơi tám nạn,chớ mong ở trong đó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Đôc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ:

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cótám địa ngục lớn. Những gì là tám? Một địa ngục Hoànhọat, hai địa ngục Hắc thằng, ba địa ngục Đẳng hại,bốn địa ngục Thế khốc, năm địa ngục Đại thế khốc,sáu địa ngục A-tỳ, bảy địa ngục Viêm, tám địa ngụcĐại viêm.”[2]

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Hoànhọat và Hắc thằng,

Đẳnghại và Thế khốc

Ngũnghịch ngục A-tỳ

Địangục Viêm, Đại viêm.

Đólà tám địa ngục

Trongấy không thể ở

Đềudo gốc hạnh ác

Mườisáu lớp ngăn quanh.

Còntrên ngục sắt kia

Bịlửa thường thiêu đốt;

Trànngập một do tuần,

Lửacháy dậy hừng hực.

Bốnthành bốn cửa ngõ

Ởtrong rất bằng phẳng

Lạidùng sắt làm thành

Vánsắt che trên đó.

“Đâylà do duyên tội báo chúng sanh, khiến chúng sanh kia chịu khổvô cùng, máu thịt tiêu hết, chỉ còn có xương.

“Vìnhững duyên cớ gì gọi là địa ngục Hoàn hoạt? Những chúngsanh kia thân hình thẳng đơ, không cử động, bị khổ bứcbách không thể di chuyển, thân thể không còn máu thịt. Lúcđó, chúng sanh nói với nhau: ‘Chúng sanh sống lại!’ Khiấy, chúng sanh kia tức thì sống lại. Do nhân duyên này nêngọi là địa ngục Hoàn hoạt.

“Lạivì nhân gì mà gọi là địa ngục Hắc thằng? Vì chúng sanhkia hình thể gân, mạch, đều hoá thành dây, để cưa vàothân. Cho nên gọi là địa ngục Hắc thằng.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục Đẳng hại? Lúc ấy,chúng sanh kia tụ tập lại một chỗ, đã chém đầu mà giâylát sống trở lại. Vì nhân duyên này [748a] gọi là địangục Đẳng hại.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục Thế khốc? Chúng sanhkia đã đoạn mất căn lành, không còn sót chút lông tóc, ởtrong địa ngục kia chịu vô số khổ não, ở đó kêu gàooán hận, tiếng kêu không dứt. Vì nhân duyên này nên gọilà địa ngục Thế khốc.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục Đại thế khốc? Chúngsanh kia ở trong địa ngục chịu vô lượng khổ sở, khôngthể tính hết. Ở trong đó kêu gào, đấm ngực, tự tát vàomặt, đồng thanh gào thét. Vì nhân duyên này gọi là địangục Đại thế khốc.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục A-tỳ? Các loài chúngsanh giết hại cha mẹ, phá hoại tháp Phật, gây đấu loạnchúng Tăng, hành theo tà kiến điên đảo, tương ưng với tàkiến, không thể chữa trị. Vì vậy cho nên gọi là địangục A-tỳ.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục Viêm? Các loài chúng sanhtrong địa ngục kia, thân thể bốc khói, thảy đều tan rã.Cho nên gọi lả địa ngục Viêm.

“Lạivì nhân duyên gì gọi là địa ngục Đại viêm? Các chúngsanh trong địa ngục này đều không thấy sót lại cái gìcủa tội nhân. Cho nên gọi là địa ngục Đại viêm.

“Tỳ-kheo,đó là vì nhân duyên này mà gọi tên tám địa ngục lớn.Mỗi một địa ngục có mười sáu ngục nhỏ.[3] Tên chúnglà địa ngục Ưu-bát, địa ngục Bát-đầu, địa ngục Câu-mâu-đầu,địa ngục Phân-đà-lợi, địa ngục Vị-tằng-hữu, địangục Vĩnh vô, địa ngục Ngu hoặc, địa ngục Súc tụ, địangục Đao sơn, địa ngục Thang hỏa, địa ngục Hỏa sơn,địa ngục Khôi hà, địa ngục Kinh cức, địa ngục Phấtthỉ, địa ngục Kiếm thọ, địa ngục Nhiệt thiết hòan.[4]

Nhưvậy, mười sáu ngục nhỏ này không thể ước tính hết,khiến chúng sanh kia sinh trong địa ngục. Hoặc có chúng sanhphá huỷ chánh kiến, phỉ báng Chánh pháp mà tránh xa, sau khimạng chung sẽ sinh vào trong địa ngục Hoàn họat.

“Nhữngchúng sanh nào ham thích sát sinh, sẽ sinh vào trong địa ngụcHắc thằng.

“Nhữngchúng sanh giết mổ bò, dê và các loại khác, sau khi mạngchung sinh vào trong địa ngục Đẳng hại.

“Nhữngchúng sanh lấy của không cho, ăn trộm vật của người khác,sau khi mạng chung sinh vào trong địa ngục Thế khốc.

“Nhữngchúng sanh thích dâm dật, lại nói dối, sau khi mạng chung sinhvào trong địa ngục Đại thế khốc.

“Nhữngsanh giết hại cha mẹ, phá hoại chùa tháp, gây đấu lọanThánh [748b] chúng, phỉ báng Thánh nhân, hành theo tà kiến điênđảo, sau khi mạng chung sinh vào trong địa ngục A-tỳ.

“Nhữngchúng sanh nghe lời ở đây truyền đến nơi kia, nghe nơi kiatruyền đến nơi này, cầu người phương tiện, sau khi mạngchung sinh vào trong địa ngục Viêm.

“Lạicó chúng sanh gây lọan hai bên, tham lam của người, khởi tâmganh tị, trong lòng nghi kỵ, sau khi mạng chung sinh vào trongđịa ngục Đại viêm.

“Nếucó chúng sanh tạo các tạp nghiệp, sau khi mạng chung sinh vàomười sáu địa ngục nhỏ đó. Bấy giờ, ngục tốt hànhhạ chúng sanh kia khổ sở khôn lường, hoặc bị chặt tay,hoặc chặt chân, hoặc chặt tay chân, hoặc xẻo mũi, hoặccắt tai mũi, hoặc lấy gỗ ván ép lên, hoặc lấy cỏ nhétvào bụng, hoặc lấy tóc treo ngược, hoặc lột da, hoặc cắtthịt, hoặc xẻ làm hai phần, hoặc may dính trở lại, hoặcxẻ làm năm, hoặc dùng lửa nướng một bên, hoặc rướinước sắt nóng chảy lên, hoặc phanh thây làm năm, hoặc kéodài thân, hoặc dùng búa bén chặt đầu mà giây lát sốngtrở lại, chỉ khi nào những tội đã tạo ra ở nhơn giantrả hết, sau đó mới ra khỏi.

“Bấygiờ, ngục tốt bắt chúng sanh kia dùng chuỳ lớn đập nátthân thể nó, hoặc róc xương gân. Lại rượt đuổi cho lêncây kiếm, rồi lại rượt đuổi cho xuống, rồi sau đó cóchim mỏ sắt đến mổ; lại bắt trói chặt năm chi, khôngđược động đậy; lại đem bỏ vào trong vạc nước sôilớn, dùng thêm chỉa sắt hại thân, khi gió thổi qua, thânkia sống lại như cũ. Lúc ấy, ngục tốt lại bắt chúng sanhlên núi đao, núi lửa, không cho dừng nghỉ. Ở trong đó chịukhổ không thể nào nói hết, chỉ khi nào những tội đã tạora ở nhơn gian trả hết, sau đó mới ra khỏi.

“Bấygiờ, người có tội không chịu nổi đau khổ, lại tìm vàotrong địa ngục tro nóng chịu vô lượng khổ đau. Từ trongđó ra, lại vào trong địa ngục gai nhọn chích ngược, ởtrong ấy gió thổi đến đau đớn không thể tả. Từ trongđó ra, lại vào trong địa ngục phẩn nóng. Trong địa ngụcphẩn nóng lúc ấy, có loại trùng nhỏ xíu ăn xương thịtnó. Khi ấy, chúng sanh không kham chịu khổ đau, lại dời đếnđịa ngục cây kiếm, thân thể thương tổn, đau không thểchịu đựng nổi.

“Khiấy, ngục tốt bảo với chúng sanh kia: ‘Các ngươi từ đâuđến?’ Tội nhân đáp: ‘Bọn chúng tôi cũng [747c] khôngbiết là từ đâu lại?’ Lại hỏi: ‘Sẻ đi về đâu?’Đáp: ‘Cũng lại không biết đến chỗ nào.’ Lại hỏi:‘Muốn gì?’ Đáp: ‘Chúng tôi đói khát quá.’ Ngục tốtliền lấy viên sắt nóng bỏ vào miệng tội nhân, thiêu chínthân thể, đau đớn không thể chịu nổi. Chỉ khi nào trảhết những tội trước kia đã tạo ra, sau đó mới mạng chung.Lúc ấy, tội nhân lại trải qua bao nhiêu địa ngục, ở trongđó chịu khổ hàng ngàn vạn năm, sau đó mới ra.”

“Tỳ-kheo,nên biết, bấy giờ vua Diêm-la tự nghĩ: ‘Những chúng sanhnào mà thân, miệng, ý hành ác, phải chịu hết những tộinhư vậy. Những chúng sanh mà thân, miệng, ý hành thiện, nhữngngười như vậy đều sẽ sinh về trời Quang âm.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườingu thường nhởn nhơ

Nhưtrời Quang âm kia.

Ngườitrí thường lo sợ

Giốngnhư ở địa ngục.

“Bấygiờ, này Tỳ kheo, giáo lệnh của vua Diêm-la được nghe: ‘Ướcmong ngày nào ta diệt hết những tội đã tạo ra xưa kia, đểmạng chung ở đây, được thọ hình người, sinh ở trung tâmđất nước, theo thiện tri thức, cùng gặp cha mẹ dốc lòngtin Phật pháp, được xuất gia học đạo ở trong chúng NhưLai, ngay trong đời hiện tại mà dứt sạch hữu lậu, thànhvô lậu. Nay ta nói lại lần nữa với các ngươi, hãy cốgắng dụng tâm để lìa xa tám nạn, được sanh tại trungtâm đất nước, gặp được thiện tri thức, được tu phạmhạnh, được thành chánh quả như ước nguyện.”

“Nàycác Tỳ-kheo, thiện nam, thiện nữ nào muốn lìa tám địangục lớn và mười sáu ngục nhỏ, phải tìm cầu phươngtiện tu tám chánh đạo.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[5]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Nại thị,[6] thành Tỳ-xá-ly,cùng năm trăm Tỳ-kheo, lần hồi đi du hoá trong nhân gian.

Lúcấy, Thế Tôn quay lại nhìn thành Tỳ-xá-ly rồi nói bài kệnày:

[749a]Nay ngắm Tỳ-xá-ly

Saukhông ngắm lại nữa

Cũngkhông vào lại nữa

Nơiđó, sẽ từ biệt.

Lúcấy, nhân dân trong thành Tỳ-xá-ly nghe bài kệ này, trong lòngsầu ưu, đi theo sau Thế Tôn, ai ai cũng đều rơi lệ, nóivới nhau:

“Khôngbao lâu nữa Như Lai sẽ diệt độ, thế gian sẽ mất ánh sáng.”

ThếTôn bảo:

“Thôi,thôi! Các người chớ ôm lòng sầu ưu. Vật phải chịu hủyhoại mà muốn nó không bị hủy hoại, không hề có lý này.Trước đây, Ta đã có nói, do bốn sự mà được tác chứng.Ta cũng đã dạy cho chúng bốn bộ bốn sự này. Những gìlà bốn? Tất cả hành là vô thường, đó gọi là pháp thứnhất. Tất cả hành là khổ, đó gọi là pháp thứ hai. Tấtcả hành vô ngã, đó gọi là pháp thứ ba, Niết-bàn là diệttận, đó là pháp thứ tư. Như vậy, không bao lâu nữa NhưLai sẽ diệt độ. Các ngươi nên biết gốc bốn pháp này,hãy giải giảng ý nghĩa đó cho khắp tất cả chúng sanh.”

Bấygiờ, Như Lai muốn cho nhân dân thành Tỳ-xá-ly quay trở về,liền hoá ra một hố lớn. Như Lai đưa các Tỳ-kheo sang bờkia. Nhân dân nước ấy ở lại bên bờ này. Rồi Thế Tônném bát của mình lên hư không cho nhân dân ấy, lại nói rằng:

“Cácngười khéo cúng dường bát này. Cũng nên cúng dường phápsư tài giỏi thì mãi mãi sẽ được phước vô lượng.”

Saukhi cho họ bát mình rồi, Thế Tôn liền đến nước Câu-thi-na-kiệt.[7]

Lúcấy, hơn năm trăm người Lực sĩ[8] ở nước Câu-thi-na-kiệttập hợp lại một chỗ, bàn luận với nhau:

“Chúngta cùng nhau làm việc kỳ lạ để sau khi mạng chung, vang danhcùng khắp, con cháu cùng truyền: ‘Ngày xưa, các Lực sĩ Câu-thi-na-kiệtcó sức mạnh không ai bì.’”

Sauđó, họ lại nghĩ: “Nên làm công đức gì?”

Bấygiờ, cách nước Câu-thi-na-kiệt không xa có tảng đá vuônglớn, dài một trăm hai mươi bộ, rộng sáu mươi bộ. “Chúngta hãy dựng đứng nó lên.” Họ dùng hết sức lực đểdựng nó, nhưng không thể dựng được. Không lay động nổi,huống gì là nâng lên.

Lúcđó, Thế Tôn liền đi đến chỗ họ, nói rằng:

“Cácđống tử, các cậu muốn làm gì?”

Cácđồng tử bạch Phật:

“Vừarồi, chúng con có bàn như vầy: ‘Chúng ta sẽ dời tảng đánày đi, để được vang danh đời đời. Thi công từ đó [749b]đến nay đã bảy ngày, nhưng không thể làm cho tảngđá này chuyển động.’”

Phậtbảo các đồng tử:

“Cáccậu có muốn Như Lai dựng tảng đá này đứng dậy không?”

Cácđồng tử đáp:

“Naychính là lúc thích hợp, cúi xin Thế Tôn đặt lại tảng đánày.”

Khiấy, Thế Tôn liền dùng bàn tay phải nâng khối đá này đặtlên bàn tay trái, rồi ném lên hư không. Tảng đá ấy lênđến Phạm thiên.

Lúcấy, các người Lực sĩ Câu-thi-na-kiệt không thấy tảng đánữa, bèn bạch Thế Tôn:

“Naytảng đá đi đâu? Giờ tất cả chúng con đều không thấy.”

ThếTôn bảo:

“Tảngđá đã lên đên Phạm thiên.”

Cácđồng tử bạch Phật:

“Khinào tảng đá này sẽ trở lại trên Diêm-phù-lợi-địa?”

ThếTôn bảo:

“Nayta sẽ đưa ra ví dụ. Người trí nhờ thí dụ sẽ tự hiểu.Nếu có người lên đến Phạm thiên, cầm tảng đá này némxuống cõi Diêm-phù-địa, thì mười hai năm mới đến. Nhưngnay do cảm ứng oai thần Như Lai, nó sẽ trở lại ngay bâygiờ.”

Saukhi Như Lai nói lời này xong, giây lát tảng đá rơi trở lại.Giữa hư không mưa xuống hàng trăm loại hoa trời. Bấy giờ,hơn năm trăm các đồng tử kia, từ xa nhìn thấy tảng đárơi xuống, mọi người đều chạy tán loạn, không ai đứngyên chỗ cũ.

Phậtbảo các đồng tử:

“Chớcó sợ hãi. Như Lai biết lúc nào thích hợp.”

Khiấy, Thế Tôn duỗi tay trái, từ xa đón tảng đá ấy đặtvào bàn tay phải, rồi dựng đứng nó lên. Lúc ấy, ba ngànđại thiên thế giới chấn động sáu cách, các trời thầndiệu giữa hư không rãi các loại hoa sen ưu-bát. Lúc ấy,năm trăm đồng tử đều khen là thật kỳ lạ, hiếm có, oaithần của Như Lai thật không gì có thể sánh kịp. Tảng đánày dài một trăm hai mươi bộ, rộng sáu mươi bộ, mà NhưLai có thể dùng một tay để đặt để nó.

Nămtrăm đồng tử bèn bạch Phật rằng:

“NhưLai dùng lực gì để dời tảng đá này? Dùng sức thần túc,hay dùng sức trí tuệ để đặt lại tảng đá này?”

Phậtbảo các đồng tử:

“Takhông dùng sức thần túc, cũng không dùng sức trí tuệ. NayTa dùng sức cha mẹ cho để đặt lại tảng đá này.”

Cácđồng tử bạch Phật:

“Khôngrõ Như Lai dùng sức cha mẹ, là nghĩa thế nào?”

ThếTôn bảo:

“NayTa sẽ đưa ra một thí dụ. Người trí nhờ thí dụ sẽ tựhiểu. Các đồng tử, sức mười con lạc đà không bằng sứccủa một [749c] con voi thường. Lại nữa, sức mười con lạcđà và một con voi thường không bằng sức của một con voiCa-la-lặc.[9] Lại nữa, sức của mười con lạc đà, mộtcon voi thường và sức voi Ca-la-lặc không bằng sức của mộtcon voi Cưu-đà-diên.[10] Giả sử ngay sức mười con lạc đà,một con voi thường cho đến sức con voi Cưu-đà-diên khôngbằng sức của một con voi Bà-ma-na.[11] Lại tính sức con voinày không bằng sức một con voi Ca-nê-lưu.[12] Lại tính hếtsức những con voi trên lại không bằng sức một con voi Ưu-bát.[13]Lại tính sức bao nhiêu voi trên lại không bằng sức mộtcon voi Câu-mâu-đà. Lại gom bao nhiêu sức các voi trên, lạikhông bằng sức một con voi Phân-đà-lợi. Lại gom tính hếtnhững con voi trên đó, lại không bằng sức một con Hươngtượng.[14] Lại tính hết sức những con trên gộp lại khôngbằng sức một con Ma-ha-na-cực.[15] Lại tính gom tất cả sứclực trên, lại không bằng sức một vị Na-la-diên.[16] Lạitính gộp tất cả sức trên cũng không bằng sức một Chuyểnluân Thánh vương. Lại tính tất cả sức trên hợp lại cũngkhông bằng sức một vị A-duy-việt-trí.[17] Lại tính gộptất cả sức trên lại cũng không bằng sức của một vịBồ-tát bổ xứ. Lại gộp tất cả sức trên lại cũng khôngbằng sức của một vị Bồ-tát ngồi dưới bóng cây Đạothọ. Lại gộp tất cả sức trên lại cũng không bằng sứccủa thân thể cha mẹ di truyền của Như Lai. Nay Ta đã dùngsức ấy để đăt lại tảng đá này.”

Lúcấy, năm trăm đồng tử lại bạch Thế Tôn:

“Lựcthần túc của Như Lai thì thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Trướcđây Ta có đệ tử tên Mục-kiền-liên có thần túc bậc nhất.Lúc ấy, Ta cùng vị ấy du hoá ở trong thôn Trúc viên Tỳ-la-nhã.[18]Lúc ấy, trong nước này đang đói kém, nhân dân ăn thịt lẫnnhau, xương trắng đầy đường. Người xuất gia học đạokhất thực khó được. Thánh chúng gầy ốm, sức lực hưcạn. Lại nữa, nhân dân trong làng đều đói khát, lại cũngkhông nơi nương cậy. Mục-kiền-liên, bấy giờ đến chỗTa bạch với Ta: ‘Nay Tỳ-la-nhã này rất là đói kém, khôngnơi nào khất thực được. Nhân dân khốn khổ, không cònđường sống. Con tự thân nghe từ Như Lai những lời dạynày: phần dưới đất này có chất béo đất rất thơm ngon.Cúi xin Thế Tôn cho phép đệ tử lật lớp béo đất này lêntrên để nhân dân này có được thứ ăn và khiến Thánh chúngcũng được [750] khí lực sung mãn.’ Khi ấy, Ta bảo Mục-liên:‘Các côn trùng mềm yếu trong đất sẽ được để ở đâu?’Mục-liên bạch: ‘Một tay con sẽ hoá ra giống như đất này,và một tay sẽ lật ngược lớp mỡ đất này, khiến nhữngcôn trùng mềm yếu đều ở yên tại chỗ của chúng.’ Bấygiờ, Ta lại bảo Mục-liên: ‘Ông muốn lật đất này lênbằng tâm thức gì?’ Mục-liên bạch: ‘Nay con lật đấtnày lên giống như người lực sĩ lật một lá cây, khôngcó gì khó khăn.’ Lúc ấy, Ta lại bảo Mục-liên: ‘Thôi,thôi, Mục-liên! Không cần lật đất mỡ này. Vì sao vậy?Chúng sanh thấy việc này, sẽ sinh lòng sợ hãi, lông tóc đềudựng đứng, tháp miếu của chư Phật cũng sẽ bị hư hoại.’Mục-liên lại bạch với Phật: ‘Cúi xin Thế Tôn cho phépThánh chúng đến Uất-đan-viết khất thực.’ Phật bảo Mục-liên:‘Trong đại chúng này, những người không có thần túc sẽlàm sao đến đó khất thực?’ Mục-liên bạch Phật: ‘Nhữngngười không có thần túc, con sẽ đưa đến đất ấy.’Phật bảo Mục-liên: ‘Thôi, thôi, Mục-liên! Thánh chúng cầngì phải đến đó khất thực? Vì sao vậy? Đời tương laicũng sẽ có lúc đói kém như vậy, khất cầu khó được,người không nhan sắc. Lúc ấy các trưởng giả bà-la-mônsẽ nói với Tỳ-kheo: ‘Sao các ông không đến Uất-đan-việtkhất thực? Ngày xưa các đệ tử họ Thích có thần túc,gặp lúc đói kém, đều cùng nhau đến Uất-đan-việt khấtthực để tự nuôi sống. Ngày nay đệ tử Thích ca không cóthần túc, cũng không có hành vi oai thần của Sa-môn.’ Rồicoi thường Tỳ-kheo, khiến cho các cư sĩ trưởng giả kia đềusinh tâm kiêu mạn, mắc vô lượng tội. Mục-kiền-liên, nênbiết, vì nhân duyên này, các chúng Tỳ-kheo không nên đếnhết đó khất thực.’

“Cácđồng tử, nên biết, thần túc của Mục-liên có oai đứccủa nó như vậy. Tính sức thần túc của Mục-liên tràn khắpba ngàn đại thiên thế giới, không có một khe hở, nhưngkhông bằng một phàn hàng trăm, ngàn, ức, vạn lần sức thầntúc của Thế Tôn; không thể dùng thí dụ để so sánh.Thần túc của Như Lai, oai đức không thể đo lường được.”

Cácđồng tử bạch Phật:

“Sứctrí huệ của Như Lai thì thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Trướcđây, ta cũng có đệ tử tên Xá-lợi-phất là bậc nhất tronghàng có trí huệ. Như một biển lớn dài rộng tám vạn bốnngàn do tuần, nước đầy trong đó. Lại có núi [750a] Tu-dicao tám vạn bốn ngàn do tuần, chìm vào nước cũng như vậy.Diêm-phù-lý-địa, nam đến bắc là hai vạn một ngàn do tuần;đông sang ttây là bảy ngàn do tuần. Nay lấy chúng để sosánh. Dùng nước trong bốn biển lớn làm mực; lấy núi Tu-dilàm giấy; lấy cỏ cây hiện có Diêm-phù-địa làm bút; lạikhiến người trong cả ba ngàn đại thiên thế giới đềuviết, để tả hành nghiệp trí huệ của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất.Song, các đồng tử nên biết, nước mực trong bốn biển lớncạn, bút hết, người dần dần mạng chung, cũng không thểkhiến trí huệ Tỳ-kheo Xá-lợi-phất cạn kiệt hết. Cũngvậy, các đồng tử, trong các đệ tử của ta, trí tuệ bậcnhất không ai vượt hơn trí huệ Xá-lợi-phất. Tính trí huệTỳ-kheo Xá-lợi-phất có thể biến khắp ba ngàn đại thiênthế giới không có một khe hở, nhưng muốn so với trí huệcủa Như Lai thì gấp trăm, nghìn, ức, vạn lần, không thểthí dụ đề so sánh. Sức trí huệ Như Lai chúng là như vậy.”

Cácđồng lại bạch Phật:

“Còncó sức nào hơn các sức này không?”

ThếTôn bảo:

“Cũngcó sức này vượt trên các sức này. Đó là gì? đó chínhlà sức mạnh của vô thường. Nửa đêm hôm nay, Như Lai ởgiữa song thọ, bị lực vô thường dắt đến diệt độ.”

Lúcấy, các đồng đều cùng rơi lệ than:

“NhưLai diệt độ sao chóng vậy! Thế gian sắp mất con mắt!”

Lúcấy, Tỳ-kheo-ni Quân-trà-la Hệ Đầu[19] là con gái trưởnggiả Bà-la-đà. Tỳ-kheo-ni này tự nghĩ: “Ta nghe Thế Tônkhông bao lâu nữa sẽ diệt độ, song số ngày đã hết. Giờta phải đến chỗ Thế Tôn để hầu thăm.” Tỳ-kheo ni nàyra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đến chỗ Thế Tôn.[20] Từ xa, bàtrông thấy Như Lai dẫn các Tỳ-kheo và năm trăm đồng tửđang đi đến rừng Song thọ. Khi ấy, Tỳ-kheo ni đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, bạch Thế Tôn:

“Connghe Thế Tôn sắp diệt độ, không còn ở đời bao lâu.”

ThếTôn nói:

“Đúngvào nửa đêm hôm nay Như Lai sẽ diệt độ.”

Tỳ-kheo-nibạch Phật:

“Naycon xuất gia học đạo, lại không kết quả như sở nguyệnmà Thế Tôn đã bỏ con diệt độ. Cúi xin Thế Tôn nói phápvi diệu cho con được như sở nguyện.”

ThếTôn bảo:

“Naycô hãy tư duy về nguồn gốc của khổ.”

Tỳ-kheoni lại bạch Phật:

“Thậtkhổ, bạch Thế Tôn! Thật khổ, bạch [750c] Như Lai!”

ThếTôn bảo:

“Cô quán sát ý nghĩa gì mà nói là khổ?”

Tỳ-kheoni bạch Phật rằng:

“Sanhkhổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, sầu bi não khổ, oántắng hội khổ, ân ái biệt ly khổ. Tóm lại mà nói năm thủuẩn là khổ. Bạch Thế Tôn, con đã quán nghĩa này như vậy,cho nên bảo là khổ.”

Tỳ-kheo-nisau khi tư duy nghĩa này, liền ngay ở trên chỗ ngồi đạtđược ba đạt trí.[21] Lúc ấy, Tỳ-kheo ni bạch Phật:

“Conkhông thể kham thấy Thế Tôn diệt độ. Cúi xin cho phép condiệt độ trước.”

Lúcấy, Thế Tôn im lặng chấp nhận.

Tỳ-kheoni liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, ởtrước Phật, thân bay lên hư không, làm mười tám phépbiến hoá, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc kinh hành, thân phátra khói lửa, vọt lên hạ xuống tự do không có gì trở ngại,hoặc phun ra nước lửa đầy khắp hư không. Sau khi biến hoáđủ cách như vậy rồi, liền ở trong Niết-bàn giới vô dưmà diệt độ. Ngay lúc bà diệt độ, tám vạn thiên tử đượcmắt pháp thanh tịnh.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Trongcác Thanh văn của Ta, Tỳ-kheo ni có trí huệ nhanh nhạy đứngđầu chính là Tỳ-kheo-ni Quân-trà-la.”[22]

Lúcấy, Thế Tôn bảo A-nan:

“Ngươiđến giữa song thọ trải chỗ nằm cho Như Lai.”

Đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

Theolời Phật dạy, A-nan đến giữa song thọ, trải tòa cho NhưLai, rồi trở về chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, bạchThế Tôn:

“Conđã trải tòa xong, đầu về hướng bắc. Cúi xin Thế Tônbiết thời.”

ThếTôn liền đến giữa song thọ, vào chỗ đã trải tòa sẵn.Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

“Vìcó nhân duyên Như Lai bảo trải chỗ nằm xoay đầu về hướngbắc?”

Phậtbảo A-nan:

“Saukhi ta diệt độ, Phật pháp sẽ ở Bắc Thiên-trúc. Vì nhânduyên này nên khiến trải tòa hướng bắc.”

Lúcấy, Thế Tôn phân biệt[23] ba y.

A-nanbạch Phật:

“Vìsao hôm nay Như Lai phân biệt ba y?”

Phậtbảo A-nan:

“Tavì đàn-việt thí chủ trong đời tương lai nên phân biệty này. Vì muốn cho những người kia hưởng phước này nênta phân biệt y như vậy.”

Bấygiờ, trong chốc lát, từ miệng Thế Tôn phát ra ánh sáng nămmàu, chiếu khắp mọi nơi. Lúc ấy, A-nan lại bạch Phật:

“Vìnhân duyên gì hôm nay từ miệng của Như Lai phát ra [751a] ánhsáng năm màu?”

ThếTôn bảo:

“Vừarồi, Ta nghĩ như vầy: ‘Khi chưa thành đạo, ở trong địangục lâu dài, nuốt hòn sắt nóng, hoặc ăn cây cỏ để nuôithân tứ đại; hoặc làm la, lừa, lạc đà, voi, ngựa, heo,dê, hoặc làm ngạ quỷ nuôi bốn đại; hoặc sinh làm thânngười,[24] mang hình chịu nạn thọ thai, hoặc hưởng phướctrời ăn cam lồ tự nhiên. Nay Ta đã thành Như Lai, dùng cănlực ngộ đạo mà thành thân Như Lai. Vì nhân duyên này nênmiệng phát ra ánh sáng năm màu.”

Mộtlát sau, từ miệng Như Lai lại phát ra ánh sáng vi diệu hơnánh sáng trước. Lúc ấy, A-nan bạch Thế Tôn:

“Vìnhân duyên gì Như Lai lại phát ra ánh sáng hơn ánh sáng trước?”

ThếTôn bảo:

“Vừarồi Ta tự nghĩ: ‘Chư Phật Thế Tôn trong quá khứ khi diệtđộ thì pháp để lại không tồn tại lâu dài trên đời.’Ta suy nghĩ lại: ‘Bằng phương tiện nào để pháp của tatồn tại lâu dài ở đời?’ Thân Như Lai là thân kim cang,ý muốn nghiền nát thân này như hạt cải cho lưu bố trênthế gian, khiến những đàn-việt có lòng tin đời tương lai,tuy không thấy hình tượng Như Lai, nhưng chọn lấy đó cúngdường, nhờ duyên phước lành này sẽ sinh vào nhà bốn giaicấp, nhà Tứ thiên vương, trời Tam thập tam, trời Diệm-ma,trời Đâu-thuật, trời Hoá tự tại, trời Tha hoá tự tại.Nhờ phước lành này mà sanh vào cõi dục, cõi Sắc, cõi Vôsắc, hoặc lại đắc đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,A-la-hán, Bích-chi-phật hoặc thành Phật đạo. Vì nhân duyênnày nên phát ra ánh sáng này như vậy.”

Lúcấy, Thế Tôn tự thân gấp tăng-già-lê thành bốn lớp, nằmnghiêng qua hông phải, hai bàn chân chồng lên nhau. Lúc ấy,tôn giả A-nan thương khóc rơi nước mắt, không thể tự chế,lại tự trách mình chưa được thành đạo, còn bị kết sửtrói buộc, mà nay Thế Tôn đã bỏ mình diệt độ, sẽ nươngtựa vào ai?

Lúcấy, Thế Tôn biết nhưng vẫn hỏi các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheoA-nan đang ở đâu?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Tỳ-kheoA-nan đang ở sau giường Như Lai, buồn khóc rơi lệ, khôngthể tự chế, lại tự trách đã không thành Đạo, lại chưadứt sạch kết sử, mà nay Thế Tôn đã bỏ mình Niết-bàn.”

Lúcấy, Thế Tôn bảo A-nan:

“Thôi!Thôi! A-nan, chớ có sầu ưu. Phàm vật ở đời đáng phảitan rã, muốn cho không biến đổi thì việc này không thể,cần nỗ lực tinh tấn nhớ tu tập chánh pháp, như vậy khôngbao lâu cũng sẽ hết gốc khổ, thành hạnh vô lậu. Thờiquá khứ, các Như Lai Chánh đẳng Chánh giác[25] cũng có thịgiả như vậy. Giả sử hằng sa chư Phật trong tương lai cũngsẽ có thị giả như Tỳ-kheo A-nan.

“Chuyểnluân Thánh vương có bốn pháp hiếm có. Sao gọi là bốn? Ởđây, khi Chuyển luân Thánh vương đi ra khỏi nước, nhân dânthấy, không một ai không vui vẻ. Bấy giờ, Chuyển luân Thánhvương có dạy điều gì thì những ai nghe không một ai khôngvui mừng, nghe những lời dạy này không biết chán. Bấy giờ,Chuyển luân Thánh vương im lặng. Giả sử người dân thấyvua im lặng thì cũng lại hoan hỷ. Này Tỳ-kheo, đó gọi làbốn Pháp hiếm có của Chuyển luân Thánh vương.

“Tỳ-kheo,nên biết, nay A-nan cũng có bốn pháp hiếm có. Sao gọi làbốn? Giả sử Tỳ-kheo A-nan im lặng đến giữa đại chúng,nếu có ai thấy, không ai không vui vẻ. Giả sử Tỳ-kheo A-nancó nói điều gì; ai nghe những lời này cũng đều vui vẻ.Giả sử A-nan im lặng thì cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo A-nanđi vào trong bốn chúng như sát-lợi, bà-la-môn, quốc vương,cư sĩ, họ đều vui vẻ, sinh lòng cung kính, nhìn mà khôngbiết chán. Giả sử Tỳ-kheo A-nan có nói những điều gì thìngười nghe dạy pháp cũng nghe không biết chán. Này các Tỳ-kheo,đó gọi là bốn pháp hiếm có của Tỳ-kheo A-nan.”

Lúcấy, A-nan bạch Thế Tôn:

“Nêngiao thiệp với người nữ như thế nào, khi mà đến giờTỳ-kheo đắp y, cầm bát, khất thực từng nhà nhà để tạophước cho chúng sanh?”

Phậtbảo A-nan:

“Chớcó nhìn họ. Nếu có nhìn thì chớ có nói chuyện. Nếu nóichuyện thì phải chuyên tâm ý.”

Lúcấy, Thế Tôn liền nói kệ này:

Chớgiao du người nữ;

Cũngchớ có trò chuyện.

Aicó thể xa lìa,

Thìtránh được tám nạn.[26]

[751c7]“Nên đối xử với Tỳ-kheo Xa-na như thế nào?”[27]

ThếTôn bảo:

“Cầnphải trừng phạt bằng pháp phạm-đàn[28].”

A-nanbạch Phật:

“Trừngphạt bằng pháp phạm-đàn là thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Khôngđược nói chuyện gì cùng Tỳ-kheo Xa-na, không nói điều tốt,cũng không nói xấu. Tỳ-kheo này cũng không được nói chuyệngì với ông.”

A-nanbạch Phật:

“Nếutỳ kheo ấy vẫn không chịu phục tùng, tội ấy há khôngnặng thêm sao?”

ThếTôn bảo:

“Chỉkhông nói chuyện tức là trừng phạt bằng phạm-đàn. Nhưngnếu vẫn không sửa đổi, cần phải đưa ra giữa chúng đểmọi người cùng quyết định trục xuất,[29] không cho thuyếtgiới chung, cũng không được tham dự pháp hội.”

Lúcấy, Thế Tôn liền nói kệ này:

Muốntrả lại oán thù,

Chokẻ oán gia kia,

Thườngnhớ chớ nói chuyện;

Ácnày không đi quá.[30]

Lúcấy, nhân dân Câu-thi-na-kiệt nghe Như Lai sắp diệt độ vàonửa đêm nay. Lúc này nhơn dân cả nước liền đi đến rừngSong thọ. Đến rồi, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên.Bấy giờ, nhân dân bạch Thế Tôn:

“Naynghe Như Lai sắp diệt độ, chúng con phải làm gì để biểulộ sự tôn kính?”

Lúcấy, Thế Tôn quay lại nhìn A-nan. A-nan liền tự nghĩ: “Hômnay thân thể Như Lai mệt mỏi, muốn sai ta chỉ bày cách thứccho họ.”

RồiA-nan quỳ gối phải sát đất chấp tay bạch Thế Tôn:

“Hômnay có hai dòng họ, một tên là Bà-a-đà, một tên là Tu-bạt-đà[31]đến quy y Như Lai Thánh chúng. Cúi xin Thế Tôn cho phép họlàm Ưu-bà-tắc, từ đây về sau không sát sanh nữa.

Lạicó người tên Đế-xa, người thứ hai tên Ưu-ba-đế-xa. Lạicó người tên Phật-xá, người thứ hai tên Kê-đầu.[32] Nhữngngười này đều đến quy y Như Lai. Cúi xin Thế Tôn nhậnhọ làm Ưu-bà-tắc, từ nay về sau không sát sanh nữa, vânggiữ năm giới.

Lúcấy, Thế Tôn thuyết pháp rộng rãi cho họ. Sau đó bảo họtrở về. Bấy giờ, chúng năm trăm người Ma-la liền từ chỗngồi đứng dậy, nhiễu Phật ba vòng rồi lui đi. Bấy giờ,Thế Tôn bảo A-nan:

“Nhữngđệ tử chứng ngộ cuối cùng của Ta chính là năm trăm Ma-laở Câu-thi-na-kiệt.

Bấygiờ, bà-la-môn Tu-bạt từ nước kia[33] đi đến Câu-thi-na-kiệt.Từ xa trông thấy năm trăm người này, liền hỏi:

“Cácvị từ đâu đến?”

Nămtrăm người đáp:

“Tu-bạt, nên biết, hôm nay Như Lai sẽ diệt độ giữa câysong thọ.”

Lúcấy, Tu-bạt liền tự nghĩ:

“NhưLai xuất hiện ở đời, rất là khó gặp. Sự xuất thế củaNhư Lai lâu lâu mới có. Như hoa ưu-đàm-bát, ức kiếp mớixuất hiện. Nay ta có những pháp chưa được thông tỏ, cònít nhiều hồ nghi. Chỉ có Sa-môn Cù-đàm kia có thể giảithích hồ nghi cho ta. Nay ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Cù-đàmkia mà hỏi nghĩa này.”

Rồibà-la-môn Tu-bạt đến chỗ Song thọ, đến chỗ A-nan, thưaA-nan:

“Tôinghe hôm nay Thế Tôn sẽ diệt độ; không biết có thật vậykhông?”

A-nanđáp:

“Thậtcó việc này”

Tu-bạtbạch:

“Songhôm nay tôi còn có hồ nghi. Cúi xin cho phép tôi bạch ThếTôn lời này: Mọi người không rõ những điều Lục sư nói.Tôi có thể biết những điều Sa-môn Cù-đàm nói chăng?”[34]

A-nannói:

“Thôi!Thôi! Tu-bạt, chớ có quấy nhiễu Như Lai!”

Balần như vậy. Ông lại thưa với A-nan:

“NhưLai xuất thế rất là khó gặp. Như hoa Ưu-đàm-bát, lâu lâumới có. Như Lai cũng vậy, lâu lâu mới xuất hiện. Nay tôixét thấy Như Lai có khả năng giải thích những hồ nghi chotôi. Nay, ý nghĩa mà tôi muốn hỏi, thật không đủ lời đểnói. Bây giờ A-nan lại không cho tôi đến thưa hỏi Thế Tôn.Lại nghe Như Lai có thể thấy xa đến vô cùng, có thể thấykhoảng trước đến vô cực, mà hôm nay tôi vẫn không đượctiếp nhận.”

Ngaykhi ấy, Thế Tôn bằng thiên nhĩ, từ xa nghe Tu-bạt bàn vớiA-nan như vậy. Thế Tôn bảo A-nan:

“Thôi,thôi, A-nan! Chớ ngăn bà-la-môn Tu-bạt. Vì sao vậy? Ông ấyđến hỏi nghĩa, thật có nhiều lợi ích. Nếu Ta nói pháp,ông ấy sẽ được độ thoát.”

A-nanbèn bảo Tu-bạt:

“Lànhthay, lành thay! Nay Như Lai đã cho phép ông vào trong hỏi pháp.”

Saukhi nghe những lời ấy rồi, Tu-bạt vui mừng hớn hở khôngxiết kể. Tu-bạt đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,ngồi qua một bên. Bấy giờ, Tu-bạt bạch Thế Tôn:

“Naycon có điều muốn hỏi, cúi xin Thế Tôn cho phép.”

Lúcấy, Thế Tôn bảo Tu-bạt:

“Naychính đúng lúc, nên có thể hỏi.”

Lúcấy, Tu-bạt bạch Phật:

“CácSa-môn khác, thưa Cù-đàm, biết các toán thuật, hơn hẵn nhiềungười. Đó là Bất-lan Ca-diếp, A-di-sủy, Cù-da-lâu, Chi-hưuCa-chiên, Tiên-tỷ-lô-trì, Ni-kiền Tử.[35] Những hạng Tôngsư như vậy có biết việc ba đời không? Hay là không rõ?Trong Lục sư kia lại có ai hơn được Như Lai không?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

“Thôi,thôi, Tu-bạt! Chớ nên hỏi điều đó. Phiền gì phải hỏicó ai hơn Như Lai không? Song hôm nay Ta ngay trên chỗ ngồi này,sẽ nói pháp cho Ông. Hãy ghi nhớ kỹ.”

Tu-bạtbạch Phật:

“Nay,con sẽ hỏi nghĩa lý sâu xa. Bấy giờ là lúc thích hợp, cúixin Thế Tôn hãy nói.”

ThếTôn bảo:

“LúcTa mới học đạo, năm hai mươi chín tuổi, vì muốn độ mọingười. Cho đến năm hai mươi lăm tuổi,[36] học ở trong ngoạiđạo. Từ đó đến nay, Ta không thấy ai là Sa-môn, Bà-la-môn.Trong các đại chúng nào mà không có tám đạo Hiền thánhthì ở đó không có bốn quả Sa-môn. Này Tu-bạt, đó gọilà thế gian trống rỗng, không có ai là chân nhân đắc đạo.Rong đạo Hiền thánh nào có pháp Hiền thánh thì ở đó cóbốn kết quả Sa-môn. Vì sao vậy? Sở dĩ có bốn kết quảSa-môn là do có tám phẩm đạo Hiền thánh. Này Tu-bạt, nếunhư Ta mà không đắc Đạo Vô thượng Chánh chơn, ấy là dokhông có tám phẩm đạo Hiền thánh. Do có tám phẩm đạoHiền thánh nên Ta mới thành Phật đạo. Cho nên, Tu-bạt, hãytìm cầu phương tiện thành tựu đạo Hiền Thánh.”

Tu-bạtbạch Phật:

“Concũng rất muốn ưa nghe tám phẩm đạo Hiền Thánh, cúi xinThế Tôn giảng nói.”

ThếTôn bảo:

“Támđạo Hiền Thánh là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhmạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, Chánh định[37].Này Tu-bạt, đó gọi là tám phẩm đạo Hiền thánh.”

Lúcấy, Tu-bạt ngay trên chỗ ngồi đắc pháp nhãn tịnh. Bấygiờ, Tu-bạt đi đến nói với A-nan:

“Naytôi đã được thiện lợi. Ước Thế Tôn cho phép tôi làmSa-môn.”

A-nanđáp:

“Ônghãy tự đến chỗ Thế Tôn mà thỉnh cầu làm Sa-môn.”

Tu-bạtbèn đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi bạch ThếTôn:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.”

Bấygiờ, Tu-bạt liền thành Sa-môn, thân mặc ba Pháp y. khi Tu-bạtngước nhìn dung nhan Thế Tôn, liền ngay trên chỗ ngồi tâmđược giải thoát khỏi hữu lậu.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo A-nan:

“Đệtử cuối cùng của Ta chính là Tu-bạt.”

Lúcấy, Tu-bạt bạch Phật:

“Connghe, nửa đêm nay Thế Tôn sẽ Bát Niết-bàn. Cúi xin ThếTôn cho phép con Niết-bàn trước. Con không kham chịu thấyNhư Lai diệt độ trước.”

Bấygiờ, Thế Tôn im lặng chấp nhận. Vì sao vậy? Vì đệ tửchứng ngộ cuối cùng của hằng sa chư Phật Thế Tôn quákhứ đều Bát Niết-bàn trước, sau đó Như Lai mới diệtđộ. Đó là thường pháp của chư Phật Thế Tôn, chẳng phảimới ngày nay. Lúc ấy, Tu-bạt thấy Thế Tôn đã hứa khả,liền đến trước Như Lai, chánh thân chánh ý, buộc niệmtrước mặt, ở trong vô dư Niết-bàn giới mà diệt độ.Lúc ấy, cõi đất này chấn động sáu cách.

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Hếtthảy hành vô thường.

Cósanh thì có chết.

Khôngsanh thì không chết.

Tịchtĩnh là an lạc.[38]

Lúcấy, Thế Tôn bảo A-nan:

“Từnay về sau hãy bảo các Tỳ-kheo, khi giao tiếp, không đượcgọi nhau là “bạn”[39], mà hãy xưng bậc lớn là “Tôngiả”, bậc nhỏ xưng là “Hiền giả”. Hãy xem nhaunhư anh em. Từ nay về sau không được xưng tên do cha mẹ đặt.”[40]

Lúcấy, A-nan bạch Thế Tôn:

“Nay,như các Tỳ-kheo phải tự xưng danh hiệu thế nào?”

ThếTôn bảo:

“Tỳ-kheonhỏ gọi Tỳ-kheo lớn là Trưởng lão. Tỳ-kheo lớn gọi Tỳ-kheonhỏ bằng tên họ. Lại, các Tỳ-kheo muốn đặt tên thì phảiy vào Tam bảo. Đó là lời dạy bảo của Ta.”

A-nansau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[41]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Lộc uyển,[42] nước Xá-vệ,cùng với năm trăm Tỳ-kheo .

Lúcấy, A-tu-la Ba-ha-la[43] và thiên tử Mâu-đề-luân[44] phi thời[45]đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên.Lúc ấy, Như Lai hỏi a-tu-la rằng:

“Cácngươi rất thích biển lớn phải không?”

A-tu-labạch Phật:

“Rấtthích, chẳng phải là không thích”

ThếTôn bảo:

“Biểncả có pháp kỳ lạ gì, [753a01] mà các người thấy rồi,lại vui thích ở trong đó?”

A-tu-labạch Phật:

“Biểncả có tám pháp hiếm có nên các a-tu-la thích nó. Những gìlà tám? Biển cả rất sâu rộng. Đó gọi là pháp hiếm cóthứ nhất.

“Lạinữa, biển cả có đức thần này: bốn sông lớn, mỗi sôngcó năm trăm nhánh khi đổ vào biển liền mất tên cũ. Đógọi là pháp hiếm có thứ hai.

“Lạinữa, biển cả đều cùng một vị. Đó gọi là pháp hiếmcó thứ ba.

“Lạinữa, trong biển cả thủy triều lên xuống đúng giờ. Đógọi là pháp hiếm có thứ tư.

“Lạinữa, biển cả là nơi ở của các lòai quỷ thần; các loàicó hình, không lòai nào không ở trong ấy. Đó gọi là pháphiếm có thứ năm.

“Lạinữa, biển cả dung chứa loài có hình cực lớn; hình hàngtrăm do tuần đến hình bảy ngàn do tuần cũng không trở ngại.Đó gọi là pháp hiếm có thứ sáu.

“Lạinữa, trong biển cả sản xuất nhiều loại trân báu khác nhau,xa cừ, mã não, trân châu, hổ phách, thuỷ tinh, lưu ly. Đógọi là pháp hiếm có thứ bảy.

“Lạinữa, đáy biển có cát bằng vàng, lại có núi Tu-di do bốnloại châu báu tạo thành. Đó gọi là pháp hiếm có thứ tám.Đây gọi là tám pháp hiếm có khiến cho các A-tu-la vui thíchở trong ấy.”

Bấygiờ, A-tu-la bạch Phật:

“TrongPháp Như Lai có gì kỳ đặc khiến các Tỳ-kheo vui thích ởtrong ấy?”

Phậtbảo A-tu-la:

“Cótám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó.Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, khôngcó hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, cácTỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kiarất sâu và rộng.

“Lạinữa, trong pháp của Ta có bốn chủng tánh. Ở trong pháp Talàm Sa-môn, họ không còn giữ tên họ cũ, mà đặt lại tênkhác.[46] Giống như biển lớn kia, bốn sông lớn đều đổvào biển mà cùng một vị, không còn có tên khác. Đó gọilà pháp hiếm có thứ hai.

“Lạinữa, trong pháp của Ta, cấm giới được chế lập lần lượttiếp nối nhau, không vượt thứ tự.[47] Đó gọi là pháphiếm có thứ ba.

“Lạinữa, pháp của Ta đều cùng một vị, đó là vị tám phẩmđạo Hiền thánh.[48] Đó gọi là pháp hiếm có thứ tư, nhưbiển cả kia đều cùng một vị.

“Lạinữa, trong pháp của Ta sung mãn mọi pháp khác nhau: Đó làbốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giácchi, tám chánh đạo.[49] Các Tỳ-kheo thấy rồi, vui thích ởtrong đó. Như biển lớn kia các vị thần cư trú trong ấy.Đó gọi là pháp hiếm có thứ năm.

“Lạinữa, trong pháp của Ta có các loại châu báu như: niệm giácchi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinhan giác chi, định giác chi, xả giác chi[50]. Đó gọi là pháphiếm có thứ sáu, các Tỳ-kheo thấy rồi, vui thích ở trongđó, như biển cả sản sinh các loại châu báu.

“Lạinữa, trong pháp của Ta, các chúng sanh cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia học đạo, ở trong vô dư Niết-bàn giớimà diệt độ; nhưng pháp Ta không có tăng giảm. Như biểncả kia, các sông đổ vào mà vẫn không có tăng giảm. Đógọi là pháp hiếm có thứ bảy, các Tỳ-kheo thấy rồi, vuithích ở trong đó.

“Lạinữa, trong pháp của Ta có định kim cang, có định diệt tận,định nhất thiết quang minh, định vô sanh[51], các loại địnhkhông thể tính hết,[52] các Tỳ-kheo thấy rồi, vui thích ởtrong đó; như dưới đáy biển cả kia có cát vàng. Đó gọilà pháp hiếm có thứ tám, các Tỳ-kheo thấy rồi, vui thíchở trong đó.

“Ởtrong pháp của Ta có tám pháp vị tằng hữu này, các Tỳ-kheorất tự vui thích ở trong đó.”

Lúcấy, A-tu-la bạch Thế Tôn:

“Nhưtrong pháp của Như Lai, giả sử có một pháp hiếm có thìcũng hơn tám pháp hiếm có trong biển kia, gấp trăm, gấp ngànlần, không thể so sánh, đó chính là bát đạo Hiền thánh.Lành thay! Thế Tôn đã nói những điều này.”

Bấygiờ, Thế Tôn lần lượt nói cho họ nghe về bố thí, trìgiới, sanh thiên, dục là tưởng bất tịnh, là hữu lậu,là hoạ lớn, giải thoát là pháp vi diệu. Sau khi Thế Tônđã thấy tâm ý họ khai mở, như những gì chư Phật ThếTôn thường thuyết pháp, Ngài nói hết cho họ về Khổ, tập,diệt, đạo.

Lúcnày, A-tu-la liền tự nghĩ: ‘Đáng ra có năm đế, nay ThếTôn chỉ nói bốn đế cho mình. Cho chư thiên thì nói năm đế!’

Tronglúc ấy, vị thiên tử lihền ngay trên chỗ ngồi mà đượcpháp nhãn thanh tịnh.

A-tu-labạch Thế Tôn:

“Lànhthay! Thế Tôn đã nói những điều này. Nay con muốn trở vềchỗ ở.”

ThếTôn bảo:

“Nênbiết hợp thời.”

A-tu-larời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, rồitheo đường mà đi.

Lúcấy, thiên tử bảo A-tu-la:

“Nhữnggì ông đã nghĩ hôm nay thật là không tốt! Nghĩ rằng: ‘SaoNhư Lai vì chư thiên nói năm đế, vì ta nói bốn đế?’ Vìsao vậy? Vì chư Phật Thế Tôn không bao giờ nói hai lời,chư Phật không bao giờ bỏ chúng sanh, nói pháp cũng khôngbiết mệt mỏi, nói pháp cũng lại vô tận, cũng lại khônglựa người mà nói pháp, mà nói pháp với tâm bình đẳng.Chỉ có bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, nay ông chớcó nghĩ vậy mà đổ lỗi Như Lai nói có năm đế.”

A-tu-lađáp:

“Naytôi đã tạo việc không tốt, tự sẽ sám hối. Tôi phảiđến chỗ Như Lai để hỏi nghĩa này.”

A-tu-lavà Thiên tử sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5[53]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn cây Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Trờiđất chấn động mạnh là do tám nhân duyên. Những gì làtám? Tỳ-kheo, nên biết, đất Diêm-phù-lý này nam bắc dàihai vạn, một ngàn do tuần, đông tây bảy ngàn do tuần, dàysáu vạn tám ngàn do tuần, nước dày tám vạn bốn ngàn dotuần, lửa dày tám vạn bốn ngàn do tuần, dưới tầng lửacó tầng gió dày sáu vạn tám ngàn do tuần, dưới tầng giócó bánh xe kim cương, xá lợi của chư Phật trong quá khứđều ở trong đó.

“Tỳ-kheo,nên biết, hoặc có lúc gió lớn chính động, lửa cũng động;lửa đã động thì nước liền động; nước đã động thìđất liền động. Đó gọi là nhân duyên thứ nhất khiếnđất động mạnh.

“Lạinữa, Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất giáng thần vào trongthai mẹ, lúc ấy mặt đất cũng động mạnh. Đó gọi lànhân duyên thứ hai khiến đại địa động.

“Lạinữa, khi Bồ-tát giáng thần ra khỏi thai mẹ, lúc ấy trờiđất động mạnh. Đó gọi là nhân duyên thứ ba khiến đấtđộng mạnh.

“Lạinữa, Bồ-tát xuất gia học đạo, thành Vô thượng Chánh chơn,Đẳng chánh giác, lúc đó trời đất động mạnh. Đó gọilà nhân duyên thứ tư khiến đất động mạnh.

“Lạinữa, khi Như Lai nhập vô dư Niết-bàn giới mà diệt độ,lúc đó trời đất động mạnh. Đó là nhân duyên thứ nămkhiến đất động mạnh.

“Lạinữa, có Tỳ-kheo có thần túc lớn, tâm được tự tại, tuỳý hành vô số biến hoá, hoặc phân thân thành cả trăm ngàn,rồi trở lại thành một, phi hành trên hư không, xuyên quavách đá, vọt lên lặn xuống tự [754a01] tại, quán đấtkhông có tướng đất, rõ tất cả đều rỗng không, lúc nàyđất động mạnh. Đó gọi là nhân duyên thứ sáu khiến đấtđộng mạnh.

“Lạinữa, chư thiên có thần túc lớn, thần đức vô lượng. Từnơi ấy mạng chung, sinh vào cõi kia; nhờ phước hạnh đờitrước nên các đức đầy đủ, bỏ hình trời cũ, đượclàm Đế Thích, hoặc làm Phạm thiên vương, lúc ấy đấtđộng mạnh. Đó gọi là nguyên nhơn thứ bảy khiến đấtđộng mạnh.

“Lạinữa, nếu chúng sanh nào khi mạng chung hết phước; lúc ấy,các quốc vương không thích nước mình, nên họ công phạtlẫn nhau, hoặc chết vì đói thiếu, hoặc chết vì đao, kích,lúc ấy trời đất động mạnh. Đó gọi là nhân duyên thứtám khiến đất động mạnh.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[54]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, tôn giả A-na-luật du hành tại nơi mà bốn Phật đãtừng cư trú.

Lúcấy, A-na-luật ở nơi vắng vẻ, suy nghĩ: “Trong các đệtử của Thích-ca Văn Phật, những vị thành tựu giới đức,trí tuệ đều nương vào giới luật, được nuôi lớn trongchánh pháp này. Trong các Thanh văn, người nào giới luật khôngđầy đủ, những vị ấy đều xa lìa chánh pháp, không tươngưng với giới luật. Nay như hai pháp này, giới và văn, phápnào hơn? Nay ta đem gốc nhân duyên này đến hỏi Như Lai, việcnày như thế nào?”

A-na-luậtlại suy nghĩ: “Pháp này là sở hành của người biết đủ,chẳng phải là sở hành của người không biết chán đủ;là sở hành của người ít muốn, chẳng phải là sở hànhcủa người nhiều ham muốn. Pháp này là sở hành của ngườithích nơi vắng vẻ, chẳng phải sở hành của người ở nơiồn ào. Pháp này là sở hành của người trì giới, chẳngphải sở hành của người phạm giới. Là sở hành của ngườicó định, chẳng phải sở hành của người động loạn. Làsở hành của người trí huệ, chẳng phải là sở hành củangười ngu. Là sở hành của người nghe nhiều, chẳng phảisở hành của người ít nghe.”

RồiA-na-luật suy nghĩ: “Ta hãy đến chỗ Thế Tôn để hỏi vềnghĩa này, về tám điều suy niệm của bậc đại nhơn này.”

Bấygiờ, Thế Tôn đang ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá Vệ.

Trongthời gian ấy, vua Ba-tư-nặc thỉnh Phật và Tăng Tỳ-kheo hạan cư chín mươi ngày.

Rồithì, A-na-luật dẫn năm trăm Tỳ-kheo du hóa trong nhân gian,lần hồi đi đến nước Xá-vệ, đến chỗ Như Lai, đảnhlễ sát chân Phật và ngồi qua một bên. Lúc ấy, A-na-luậtbạch Thế Tôn:

“Ởnơi vắng vẻ, con đã suy nghĩ nghĩa này: Giới và văn; tronghai pháp này, pháp nào hơn?”

ThếTôn liền nói kệ này cho A-na-luật:

Nayông khởi hồ nghi:

Giớihơn, hay văn hơn?

Giớiluật hơn hẳn kinh,

Điềuđó, có gì nghi?

“Vìsao vậy? A-na-luật, nên biết, Tỳ-kheo nào thành tựu giới,vị ấy đắc định. Đã đắc định, liền được trí huệ.Đã có trí huệ, liền được đa văn. Đã được đa văn,liền được giải thoát. Đã đã giải thoát, sẽ ở trongvô dư Niết-bàn giới mà diệt độ. Do đây mà biết giớilà hơn hết.”

Khiấy, A-na-luật nói với Thế Tôn về tám điều suy niệm củabậc đại nhân. Phật bảo A-na-luật:

“Lànhthay, lành thay, A-na-luật! Những điều nay ông nghĩ chính lànhững điều bậc đại nhân tư duy. Ít muốn, biết đủ, ởnơi vắng vẻ, thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thànhtựu trí huệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn. NàyA-na-luật, ông hãy xác lập ý, tư duy về tám điều suy niệmcủa bậc đại nhân. Thế nào là tám? Đây là pháp sở hànhcủa người tinh tấn, chẳng phải là sở hành của ngườibiếng nhác. Vì sao vậy? Vì Ta nhờ sức tinh tấn mà siêu việt,thành Phật trước, còn Bồ-tát Di-lặc phải trải qua ba mươikiếp mới thành Vô thượng Chánh chơn Đẳng chánh giác.

“A-na-luật,nên biết, Chư Phật Thế Tôn đều giống nhau, cũng đồnggiới luật, giải thoát, trí huệ không có gì khác; cũng đồngkhông, vô tướng, vô nguyện, có ba mươi hai tướng, tám mươivẻ đẹp trang nghiêm thân mình, nhìn không biết chán, vớiđỉnh đầu không thể nhìn thấy. Tất cả những việc trênđều giống nhau, chỉ có tinh tấn là không đồng. Trong chưPhật Thế Tôn ở quá khứ và vị lai, Ta là vị tinh tấn bậcnhất. Cho nên, này A-na-luật, ở đây tám điều suy niệm củabậc đại nhân này là hơn hết, là tôn là quý, không thểso sánh. Giống như do sữa mà có lạc, do lạc mà có tô, dotô mà có đề-hồ; nhưng ở trong đó, đề-hồ lại là khôngcó gì so sánh. Ở đây cũng vậy, trong điều tám suy niệmcủa bậc Đại nhân, niệm tinh tấn là hơn hết, thật khônggì để so sánh.

“Chonên, này A-na-luật, phải phụng hành tám điều suy niệm củabậc đại nhân. Và cũng nên phân biệt nghĩa của nó cho chúngbốn bộ. Nếu tám điều suy niệm của bậc đại nhân đượclưu truyền ở đời, đệ tử Ta đều sẽ thành đạo Tu-đà-hoàn,Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Vì sao vậy? Vì pháp củaTa là sở hành của người ít muốn, chẳng phải là sở hànhcủa người muốn nhiều; pháp của Ta là sở hành của ngườibiết đủ, chẳng phải là sở hànhcủa người không biếtđủ. Pháp của Ta là sở hành của người ở nơi vắng vẻ,chẳng phải là sở hành của người ở chốn đông người.Pháp của Ta là sở hành của người trì giới, chẳng phảilà sở hành của người phạm giới. Pháp của Ta là sở hànhcủa người có định, chẳng phải là sở hành của ngườiđộng loạn. Pháp của Ta là sở hành người trí, chẳng phảilà sở hành của người ngu. Pháp của Ta là sở hành củangười nghe nhiều, chẳng phải là sở hành của người ítnghe. Pháp của Ta là sở hành của người tinh tấn, chẳngphải là sở hành của người biếng nhác. Cho nên, này A-na-luật,chúng bốn bộ hãy tìm cầu phương tiện hành tám điềusuy niệm của bậc đại nhân.

“NàyA-na-luật, cần phải học điều này như vậy.”

A-na-luậtsau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7[55]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cótám chúng, các ngươi nên biết. Những gì là tám? Chúng Sát-lợi,chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Tứ thiên vương,chúng trời Tam thập tam, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi xưa Ta đã từng vào trong chúng Sát-lợi đểcùng thăm hỏi, đàm luận, trong đó không có ai ngang bằngTa. Ta đi một mình, không bạn lứa, không ai cùng hàng; Ta ítmuốn biết đủ, ý nghĩ không tán loạn, thành tựu giới,thành tựu tam-muội, thành tựu trí huệ, thành tựu giải thoát,thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.

“Talại nhớ, khi đến trong chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả,chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng trời Tam thập tam,chúng Ma, chúng Phạm thiên cùng thăm hỏi, bàn luận. Ta đimột mình, không bạn lứa, không ai cùng hàng; ở trong đó,Ta tối tôn, không ai sánh ngang; ít muốn, biết đủ, ý khôngtán loạn, thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựutrí huệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựutinh tấn.

“Khiấy, Ta ở trong tám bộ chúng, đi một mình, không bạn lứa,làm cây lọng lớn cho các chúng sanh. Bấy giờ, tám bộ chúngkhông ai có thể thấy [55a01] đảnh, cũng không dám nhìn dungnhan, huống là cùng luận nghĩa. Vì sao vậy? Vì Ta cũng khôngthấy có ai trong chúng Trời, Người, Ma, Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn,có thể thành tựu tám pháp này, trừ Như Lai còn không kể.Cho nên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện hành tám pháp này.

“CácTỳ-kheo, cần phải học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, trưởng giả Cấp Cô Độc[56] đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảotrưởng giả:

“Trongnhà trưởng giả có bố thí rộng rãi không?”

Trưởnggiả bạch Phật:

“Bầngia bố thí suốt ngày đêm trong bốn cổng thành, chợ lớn,trong nhà, đường đi, cùng Phật và Tăng Tỳ-kheo. Đó là támnơi bố thí. Như vậy, Thế- tôn, tùy chỗ cần của họ, cầnáo bố thí áo, cần thức ăn bố thí thức ăn, hay trân bảotrong nước, quyết không trái nghịch. Nói chung y phục, đồăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị liệu bệnh, tấtcả đều cung cấp cho họ. Cũng có chư thiên đến chỗ con,ở giữa hư không bảo con: ‘Hãy phân biệt tôn ti, ngườinày trì giới, người này phạm giới; cho đây thì đượcphước, cho kia không quả báo.’ Nhưng tâm con chân chánh khôngcó đây, kia, không khởi tâm thêm bớt, rải lòng từ bìnhđẳng đối với tất cả chúng sanh. Các chúng sanh nương vàomạng căn mà hình tồn tại, có thức ăn thì tồn tại, khôngcó thức ăn thì mạng không cứu được. Bố thí cho hết thảychúng sanh thì được vô lượng phước báo, hưởng quả báoấy không có tăng giảm.”

Phậtbảo trưởng giả:

“Lànhthay, lành thay, Trưởng giả! Người bố thí bình đẳng thìphước tối tôn đệ nhất. Nhưng tâm chúng sanh thì lại cóhơn, có kém. Bố thí cho người trì giới thì hơn người phạmgiới.”

Lúcấy, thiên thần trong hư không vô cùng hoan hỷ, liền nói bàikệ này:

Phậtnói thí có chọn,

Kẻngu có tăng giảm.

Cầuruộng phước tốt kia,

Đâuqua Chúng Như Lai.

“Nhưngnhững điều Thế Tôn dạy nay thật là hay thay! Bố thí ngườitrì giới hơn người phạm giới.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo:

“NayTa sẽ nói cho ông nghe về chúng Hiền thánh. Hãy nên ghi nhớkỹ và ghi nhận trong lòng. Hoặc có trường hợp bố thí ítmà được phước nhiều; hoặc bố thí nhiều được phướcnhiều.”

Trưởnggiả Cấp Cô Độc bạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn diễn bày nghĩa kia. Sao gọi là bố thí ít màđược phước nhiều? Sao gọi là thí nhiều được phướcnhiều?”

Phậtbảo trưởng giả:

“HướngA-la-hán, đắc A-la-hán; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm; hướngTư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn.Này Trưởng giả, đó gọi là chúng Hiền thánh. Ở đó, thíít được mà phước nhiều, thí nhiều được phước nhiều.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườithành tựu bốn hướng,

Ngườithành tựu bốn quả:

Đólà chúng Hiền thánh.

Bốthí được nhiều phước.

“ChưPhật Thế Tôn trong quá khứ lâu xa cũng có chúng Hiềnthánh này như Ta hôm nay không khác. Giả sử chư Phật ThếTôn trong vị lai xuất hiện ở đời, cũng có chúng Hiền Thánhnhư vậy. Cho nên, Trưởng giả hãy cúng dường chúng Hiềnthánh với tâm vui vẻ.”

Lúcấy, Thế Tôn nói pháp vi diệu cho ông trưởng giả, xác lậptrong địa vị bất thối chuyển. Trưởng giả sau khi nghe phápxong, vô cùng hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân, nhiễu Phật ba vòng, rồi lui đi.

Trưởnggiả Cấp Cô Độc sau khi nghe những điều Phật dạy, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 9[57]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếuthiện nam, thiện nữ nào dùng của cải bố thí thì thu đượctám công đức. Những gì là tám? Một là bố thí đúng thời,chẳng phải phi thời. Hai là bố thí trong sạch, chẳng phảilà ô uế. Ba là tự tay ban phát, chẳng sai người khác. Bốnlà thệ nguyện bố thí, không tâm kiêu. Năm là bố thí giảithoát,[58] không trông chờ quả báo. Sáu là bố thí cầu tịchdiệt, không cầu sanh thiên. Bảy là bố thí cầu ruộng tốt,không bố thí nơi đất hoang. Tám là đem công đức này bốthí cho chúng sanh, không tự vì mình. Tỳ-kheo, thiện nam, thiệnnữ nào đem của cải bố thí thì, sẽ được tám công đứcnhư vậy.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườitrí tuỳ thời thí,

Khôngcó tâm keo kiệt.

[755c]Những công đức đã tạo

Đềuđem bố thí người.

Thínày là hơn hết,

Đượcchư Phật khen ngợi.

Hiệnđời hưởng quả kia;

Quađời hưởng phước trời.

“Chonên, Tỳ-kheo ai muốn cầu quả báo kia nên hành tám việc này.Báo kia vô lượng, không thể kể hết, sẽ được châu báucam lồ, dần dần đưa đến diệt độ.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đànước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về con đường đưa đến địa ngục và con đườnghướng đến Niết-bàn, hãy ghi nhớ kỹ chớ để quên sót.”

CácTỳ-kheo bạch Phật:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Phật bảo Tỳ-kheo:

“Thếnào là con đường đưa đến địa ngục và con đường hướngđến Niết-bàn? Tà kiến là đường đến địa ngục, chánhkiến là con đường hướng Niết-bàn. Tà tư duy[59] là đườngđến địa ngục, chánh tư duy[60] là con đường hướng Niết-bàn.Tà ngữ là đường đến địa ngục, chánh ngữ là con đườnghướng Niết-bàn. Tà nghiệp là đường đến địa ngục,chánh nghiệp là con đường hướng Niết-bàn. Tà mạng làđường đến địa ngục, chánh mạng là con đường hướngNiết-bàn. Tà tinh tấn là đường đến địa ngục, chánhtinh tấn là con đường hướng Niết-bàn. Tà niệm là đườngđến địa ngục, chánh niệm là con đường hướng Niết-bàn.Tà định là đường đến địa ngục, chánh định là conđường hướng Niết-bàn. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là conđường đưa đến địa ngục, con đường hướng đến Niết-bàn.

“Nhữnggì chư Phật Thế Tôn đã cần nói, nay Ta cũng đã hòan tất.Các ngươi hãy ở nơi vắng vẻ, ngồi dưới bóng gốc cây,niệm hành thiện pháp, chớ có biếng nhác. Nay không siêngthực hành, sau hối hận không kịp.”

“CácTỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt:

Phithời, địa ngục, đạo,

Trời,Tu-luân, đất động,

Támniệm đại nhân, chúng

Thiệnnam tử thí, đạo.[61]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567