Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 40: Thất nhật

02/05/201113:07(Xem: 6760)
Phẩm 40: Thất nhật

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BẢYPHÁP
40. PHẨM BẢY NGÀY

KINHSỐ 1[69]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, sau giờ ăn, các Tỳ-kheo tập trung ở giảng đườngPhổ hội bàn luận như vầy: “Núi Tu-di này rất là rộnglớn, các núi khác không thể sánh, hết sức kỳ lạ, cao rộnghùng vĩ. Như vậy mà không bao lâu nữa sẽ bị tan rã, khôngcòn sót thứ gì. Các núi lớn khác y tựa vào núi Tu-di, cũngsẽ tan rã.”

Bấygiờ, Thế Tôn bằng thiên nhĩ nghe các Tỳ-kheo bàn luận nhưvậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ giảngđường kia và ngồi xuống. Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:

“Cácngươi ở đây đang bàn luận những gì? Đang định làm gì?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Chúngcon tụ tập ở đây luận về pháp sự kia. Những điều vừađược thảo luận đều đúng như pháp.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, [735c] Tỳ-kheo! Các ngươi xuất gia cần phải phải thảoluận chánh pháp. Nhưng cũng không bỏ sự im lặng của HiềnThánh. Vì sao vậy? Khi các Tỳ-kheo tụ tập một chỗ thì nênlàm hai việc. Nhừng gì là hai? Một là luận bàn như pháp;hai là im lặng như Thánh Hiền. Các ngươi làm hai việc này,luôn luôn được an ổn, không mất thời nghi. Vừa rồi, cácngươi đã luận nghĩa như pháp những gì vậy?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Hômnay, các Tỳ-kheo tụ tập tại giảng đường này để luậnnghĩa như vầy: ‘Thật là kỳ lạ, núi Tu-di này hết sứccao rộng, nhưng núi Tu-di này như vậy không bao lâu sẽ bịtan rã. Các núi Thiết vi ở bốn phía cũng sẽ bị tan rã nhưvậy.’ Vừa rồi chúng con tụ tập ở đây bàn luận nhưpháp vậy.”

ThếTôn bảo:

“Cácngươi có muốn nghe sự biến chuyển đưa đến bại hoạicủa cảnh giới thế gian này không?”

CácTỳ-kheo bạch Phật:

“Naylà lúc thích hợp, cúi xin Thế Tôn hợp thời giảng nói, đểcho chúng sanh được tâm giải thoát.”

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy khéo suy nghĩ và ghi nhớ luôn trong lòng.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng theo lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

“NúiTu-di thật rộng lớn, không núi nào có thể sánh bằng. Tỳ-kheo,nên biết, núi Tu-di nhô khỏi mặt nước cao tám vạn bốnngàn do tuần và chìm dưới nước sâu cũng tám vạn bốn ngàndo tuần. Núi Tu-di được tạo nên do bốn loại báu là vàng,bạc, thuỷ tinh, lưu ly. Lại có bốn góc cũng được tạothành do bốn loại báu là vàng, bạc, thuỷ tinh, lưu ly. Thànhvàng, quách bạc; thành bạc, quách vàng; thành thuỷ tinh, quáchlưu ly; thành lưu ly, quách thuỷ tinh. Trên núi Tu-di có nămloại trời cư trú ở đó, đều do túc duyên mà sống nơinày. Những gì là năm? Trong thành bạc kia có trời Tế cước[70]cư trú; trong thành vàng kia có trời Thi-lợi-sa[71] cư trú;trong thành thuỷ tinh kia có trời Hoan duyệt[72] cư trú; trongthành lưu ly kia có trời Lực thạnh[73] cư trú. Giữa thànhvàng và bạc có Tì-sa-môn Thiên vương cư trú cùng với sốlượng Dạ-xoa không thể đếm xuể. Giữa thành vàng và thuỷtinh có Tì-lưu-bác-xoa Thiên vương cư trú cùng với các Longthần. Giữa thành thuỷ tinh và lưu ly có Tì-lưu-lặc-xoa Thiênvương cư trú. Giữa thành lưu ly và vàng có Đề-đầu-lại-traThiên vương cư trú .

“Tỳ-kheo,nên biết, [736a] dưới núi Tu-di có A-tu-la cư trú. Khi A-tu-lamuốn đánh nhau với trời Tâm thập tam thì trước cùng đánhnhau với trời Tế cước. Nếu thắng, tiến đến thành vàngcùng đánh nhau với trời Thi-lợi-sa. Khi đã thắng trời Thi-lợi-sa,lại đến thành thuỷ tinh cùng đánh nhau với trời Hoan duyệt.Thắng rồi, chúng tiến đến thành lưu ly. Thắng đây rồi,chúng đánh nhau với trời Tam thập tam.[74]

“Tỳ-kheo,nên biết, trời Tam thập tam cư trú trên đỉnh núi Tu-di, ngàyđêm phát ra ánh sáng; tự chiếu sáng cho nên như vậy. Nươngvào núi Tu-di mà mặt trời, mặt trăng trôi đi. Nhật thiêntử có thành quách dài rộng năm mươi mốt do tuần. Nguyệtthiên tử có thành quách dài rộng ba mươi chín do tuần. Ngôisao lớn nhất dài rộng một do tuần, sao nhỏ nhất dài rộnghai trăm bộ. Đỉnh núi Tu-di từ đông sang tây,từ nam đếnbắc, dài rộng tám vạn bốn nghìn do tuần. Gần núi Tu-di,phía nam có núi Đại thiết vi[75] dài rộng dài tám vạn bốnnghìn dặm, cao tám vạn dặm. Thêm nữa, ngoài núi này có núiNi-di-đà[76] bọc quanh núi ấy, cách núi Ni-di-đà lại có núitên là Khư-la,[77] cách núi này lại còn có núi tên Ti-sa,[78]cách núi này lại còn có núi tên Mã đầu,[79] lại có núitên Tì-na-da, kế núi Tì-na-da[80] lại có núi tên Thiết vi,Đại thiết vi.

“Chínhgiữa núi Thiết vi có tám địa ngục lớn, mỗi[81] địa ngụccó mười sáu ngục phụ.[82] Núi Thiết vi này giúp ích rấtnhiều cho Diêm-phù-đề-lý-địa. Nếu không có núi Thiếtvi này, Diêm-phù-đề-lý-địa thường là nơi hôi thối. Bênngòai núi Thiết vi có núi Hương tích;[83] cạnh đó có támvạn bốn ngàn voi chúa trắng sinh sống nơi này. Mỗi con cósáu ngà được trang sức bằng vàng, bạc. Trong núi ấy cótám vạn bốn ngàn hang, các voi ấy cư trú ở đó. Con voi tốithượng được tạo bởi vàng, bạc, thuỷ tinh, lưu ly. ThíchĐề-hoàn Nhân thường tự thân cởi nó. Chuyển luân Thánhvương cởi voi nhỏ nhất. Cạnh núi Hương tích có ao nướcMa-đà, sinh tòan hoa sen ưu-bát, hoa câu-mâu-đầu; những convoi kia nhổ rễ ăn. Cạnh ao nước Ma-đà có núi tên Ưu-xà-già-la.Núi này sanh ra đủ loại cây cỏ, chim, thú, sâu bọ, hổ báođều nương vào núi này mà ở, có nhiều người đắc thầnthông cũng đều sống ở đây. Kế đó lại có núi tên Bàn-trà-bà,tiếp lại có núi tên Kỳ-xà-quật. [736a] Đây là chỗ y cứcủa mà Diêm-phù-lý-địa.

“CácTỳ-kheo nên biết, cho đến một lúc, khi thế gian này sắpbăng hoại, trời không mưa, những lúa mạ đã gieo không tăngtrưởng, các con sông suối nhỏ đều bị khô cạn, tất cảcác hành đều qui về vô thường, không tồn tại lâu.

“Tỳ-kheonên biết, hoặc có lúc bốn sông lớn như Hằng hà, Tư-đầu,Tử-đà, Bà-xoa cũng lại khô cạn không còn gì sót lại. Cũngvậy Tỳ-kheo, vô thường trăm lần biến đổi chính là vậy.

“Tỳ-kheo,cho đến một lúc, khi thế gian này có hai mặt trời xuấthiện, lúc ấy các loại cây cối thảo mộc đều điêu tàn.Cũng vậy Tỳ-kheo, vô thường biến dịch, không được tồntại lâu dài. Lúc ấy, nước các nguồn suối nhỏ đều khôcạn. Tỳ-kheo, nên biết, khi hai mặt trời xuất hiện, nướctrong bốn biển lớn tất cả đều khô cạn đến cả trămdo tuần, dần dần đến bảy trăm do tuần, nước tự nhiênkhô.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi ba mặt trời xuất hiện ở thế gian, nướcbốn biển lớn trong vòng ngàn do tuần, tự nhiên khô cạn,dần dần cho đến bảy ngàn do tuần, nước tự nhiên khôcạn.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi bốn mặt trời xuất hiện, nước bốn biểnlớn chỉ còn sâu khoảng một ngàn do tuần. Như vậy, Tỳ-kheo,tất cả các hành đều vô thường không tồn tại lâu dàiđược.

“Tỳ-kheo,cho đến một lúc, khi thế gian có năm mặt trời xuất hiện,lúc ấy nước trong bốn biển lớn chỉ còn bảy trăm do tuầnnước, dần dần còn lại một trăm do tuần. Tỳ-kheo, nênbiết, khi năm mặt trời xuất hiện, nước biển chỉ cònmột do tuần; dần dần nước khô không còn gì hết. Khi nămmặt trời xuất hiện, nước chỉ còn bảy thước. Khi nămmặt trời xuất hiện, nước biển khô hết không còn gì.Tỳ-kheo, nên biết, tất cả các hành đều vô thường, khôngtồn tại lâu dài được.

“Tỳ-kheo,cho đến một lúc, khi sáu mặt trời xuất hiện, mặt đấtdày sáu vạn tám ngàn do tuần này đều bốc khói hết. NúiTu-di cũng dần dần bị sụp lở. Khi sáu mặt trời xuất hiện,ba ngàn đại thiên quốc độ này đều băng họai. Giống nhưngười thợ gốm nung đồ gốm. Lúc ấy, ba ngàn đại thiênquốc độ cũng lại như vậy, lửa cháy bừng bừng, lan khắpnơi.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi sáu mặt trời xuất hiện, tám địa ngục lớncũng bị tiêu diệt, nhân dân qua đời. Năm loại trời nươngvào núi Tu-di cũng mạng chung. Trời Tam thập tam, trời Diêmthiên, cho đến trời Tha hoá [736c] tự tại cũng mạng chung;cung điện đều trống. Khi sáu mặt trời xuất hiện, núiTu-di và ba ngàn đại thiên quốc độ đều trống không, khôngcòn gì. Như vậy, Tỳ-kheo, các hành đều vô thường, khôngtồn tại lâu dài được.

“Tỳ-kheo,nên biết, cho đến một lúc, khi bảy mặt trời xuất hiện,bấy giờ đất tuy dày sáu vạn tám ngàn do tuần và ba ngànđại thiên quốc độ đều bốc lửa. Khi bảy mặt trời xuấthiện, núi Tu-di này dần dần tan họai, trăm ngàn do tuần tựnhiên sụp lở hòan tòan không còn gì, cũng không còn thấymảy may khói bụi, huống gì là thấy tro!

“Khiấy, cung điện trời Tam thập tam cho đến trời Tha hoá tựtại đều bốc lửa. Lửa bốc cháy nơi này cho đến trênPhạm thiên. Các thiên tử mới sinh ở thiên cung kia, vì xưanay không thấy kiếp thiêu, nên khi thấy ánh lửa bốc cháynày trong lòng kinh hãi, lo bị lửa đốt. Song những vị thiêntử sống lâu, đã từng thấy kiếp thiêu liền đến an ủinhững thiên tử mới sanh: ‘Các ông chớ có lo sợ. Lửa nàyhòan tòan không thể lan đến nơi này.’

“Tỳ-kheo,nên biết, khi bảy mặt trời xuất hiện, từ nơi này đếnsáu trời Dục giới, cho đến ba ngàn đại thiên quốc độ,đều thành tro bụi, cũng không còn dấu vết hình chất. Nhưvậy, Tỳ-kheo, tất cả các hành đều vô thường, không thểbảo tồn lâu, đều đưa đến hoại diệt. Bấy giờ, nhândân qua đời, sinh về quốc độ khác, hoặc sinh lên trời.Chúng sanh nào trong địa ngục, nếu tội trước đã hết thìsinh lên trời, hoặc quốc độ khác. Nếu chúng sanh địa ngụckia chưa hết tội thì lại dời đến quốc độ khác.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi bảy mặt trời xuất hiện, không còn dấu vếtánh sáng mặt trời, mặt trăng và tinh tú. Khi ấy mặt trờimặt trăng đã diệt, không còn ngày và đêm. Này Tỳ-kheo,đó gọi là vì quả báo nên đưa đến tan rã này.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi thành tựu kiếp trở lại, cho đến một lúclửa tự nó tắt mất, trong hư không nổi lên mây lớn, dầndần mưa xuống. Khi ấy, ba ngàn đại thiên quốc độ nàyđều ngập nước. Nước dâng lên cõi Phạm thiên.

“Tỳ-kheo,nên biết, bấy giờ nước này dần dần ngưng lại và tựtiêu hết. Lại có cơn gió khởi lên tên là Tuỳ lam, thổinước này tụ lại một chỗ. Lúc bấy giờ, gió này lạithổi dậy một ngàn núi Tu-di, một ngàn núi Kì-di-đà,[84]một ngàn núi Ni-di-đà, một ngàn núi Khư-la, một ngàn núiY-sa, một ngàn núi Tỳ-na, một ngàn núi Thiết vi, một ngànnúi Đại thiết vi. Lại sinh tám ngàn địa ngục, [737a] lạisanh một ngàn núi Mã đầu, một ngàn núi Hương tích, mộtngàn núi Bàn-trà-bà, một ngàn núi Ưu-xà-già, một ngàn cõiDiêm-phù-đề, một ngàn cõi Cù-da-ni, một ngàn cõi Phất-vu-đãi,một ngàn cõi Uất-đơn-việt. Lại sinh nước một ngàn biển,lại sinh một ngàn cung Tứ thiên vương, một ngàn trời Tamthập tam, một ngàn Diệm thiên, một ngàn trời Đâu-suất,một ngàn trời Hoá tự tại, một ngàn trời Tha hoá tự tại.

“Tỳ-kheo,nên biết, cho đến một lúc, nước rút, đất bày trở lại.Khi ấy trên đất tự nhiên có lớp chất béo đất,[85] rấtthơm ngon hơn cả cam lồ. Nên biết chất béo đất kia có mùivị giống như rượu ngọt bồ đào.

“Tỳ-kheo,nên biết, cho đến một lúc, các vị trời Quang âm nói vớinhau: ‘Chúng ta xuống Diêm-phù-đề để xem mặt đất kiakhi phục hồi trở lại.’ Thiên tử Quang âm xuống đến thếgian, thấy trên mặt đất có béo đất này liền dùng ngóntay quết đưa vào miệng mà ăn thử. Khi ấy, thiên tử ănnhiều béo đất nên không còn oai thần và ánh sáng nữa, thânthể trở nên nặng mà sanh ra xương thịt, mất thần túc khôngcòn bay được. Thiên tử nào ăn ít béo đất thì thân thểkhông nặng, cũng không mất thần túc, có thể bay lại trênhư không.

“Lúcấy, những thiên tử mất thần túc đều cùng nhau than khóc,nói với nhau: ‘Nay chúng ta thật là cùng khốn, lại mấtthần túc, phải ở lại thế gian, không thể trở lên trờilại được.’ Rồi họ ăn chất béo đất này, và để ýnhan sắc nhau. Khi ấy, thiên tử nào có nhiều dục ý thì trởthành thành người nữ, rồi làm tình dục cùng nhau vui thích.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là lúc thế gian mới hình thành có phápdâm này lưu truyền thế gian, là thường pháp tối sơ, khingười nữ xuất hiện ở đời; cũng lại là pháp xưa chẳngphải mới ngày nay.

“Lúcấy, các vị trời Quang âm khác thấy các thiên tử đoạ lạcliền đến quở trách rằng: ‘Vì sao các ông lại làm hạnhbất tịnh này.’ Lúc này, các chúng sanh lại tự nghĩ: ‘Chúngta phải tìm cách nào để có thể nghỉ đêm với nhau mà mọingười không thấy.’ Dần dần chúng làm nhà cửa để tựche thân thể. Này Tỳ-kheo, đó gọi là do nhân duyên này màngày nay có nhà cửa.

“Tỳ-kheo,nên biết, cho đến một lúc chất béo đất tự nhiên lẩnxuống đất, sau đó sanh ra lúa gạo rất tươi sạch, cũngkhông có vỏ ngòai, hết sức thơm ngon khiến người ăn đượcmập trắng. Sáng thu hoạch, chiều lại sinh; chiều thu họach,sáng lại sinh. Này Tỳ-kheo, bấy giờ mới có tên lúa gạonày xuất hiện.

[737b]“Tỳ-kheo,cho đến một lúc nhơn dân biếng nhác, không chuyên cần sinhhọat. Có một người suy nghĩ: ‘Vì sao ngày nào ta cũng phảigặt hái lúa thóc này. Nên thu một lần cho cả hai ngày.’Người đó liền đi thu hoạch lúa một lần cho hai ngày.

“Bấygiờ, nhân dân lần lượt mang thai, và do đó có sự sanh đẻ.

“Mộtlúc nọ, có một chúng sanh bảo chúng sanh kia: ‘Chúng ta cùngđi gặt lúa.’ Người kia đáp: ‘Tôi đã lấy lươngthực đủ cho hai ngày.’ Người này nghe xong bèn nghĩ nghĩ:‘Ta phải chứa lương thực bốn ngày.’ Người ấy liềnlo lương thực đủ bốn ngày. Lại có chúng sanh nói với chúngsanh ấy rằng: ‘Chúng ta cùng ra ngòai thâu lúa.’ Ngườinày đáp: ‘Tôi đã lấy lương thực bốn ngày.’ Ngườikia nghe rồi liền nghĩ như vầy: ‘Ta phải lo lương thựctám ngày.’ Nó liền lo chứa thức ăn tám ngày. Do vậy, lúakia không sinh trở lại. Bấy giờ, mọi người suy nghĩ nhưvầy: ‘Thế gian có tai hoạ lớn. Giờ lúa thóc này khôngnhư xưa nữa. Nay phải phân chia lúa thóc này.’ Tức thì chúngphân chia lúa thóc. Lúc ấy, có chúng sanh suy nghĩ như vầy:‘Giờ ta hãy giấu lúa thóc mình. Nên ăn trộm lúa thóc ngườikhác.’ Rồi chúng sanh ấy giấu lúa thóc mình, ăn trộm lúathóc người khác. Chủ kia bắt gặp nó ăn trộm lúa thóc,liền nói với nó: ‘Sao ông lấy lúa thóc của tôi? Giờ thatội ông, sau này chớ tái phạm.’ Bấy giờ, thế gian bắtđầu có tâm trộm cắp này. Lúc này, lại có chúng sanh nghelời này rồi liền nghĩ như vầy: ‘Giờ ta hãy giấu lúathóc mình. Nên trộm lúa thóc người khác.’ Rồi, chúng sanhấy liền cất vật của mình mà lấy vật người khác. Ngườichủ kia thấy vậy, nói với nó: ‘Sao ông lại lấy lúa thóctôi?’ Nhưng người kia im lặng không đáp. Lúc ấy, chủ vậtliền giơ nắm tay đánh: ‘Từ nay về sau chớ có xâm lấnnữa!’ Bấy giờ, mọi người dân nghe chúng sanh trộm lẫnnhau, bền tụ tập và cùng bàn bạc: ‘Thế gian có phipháp này, chúng trộm lẫn nhau. Nay phải lập người giữ ruộngđể giữ gìn ruộng. Có chúng sanh kia thông minh tài giỏi nênlập làm chủ ruộng.’ Rồi họ bầu chọn chủ ruộng mànói rằng: ‘Các vị nên biết, thế gian có sự trộm cắpphi pháp này. Nay ông hãy giữ ruộng, chúng tôi sẽ trả côngcho. Những người dân nào đến lấy trộm lúa thóc ngườikhác, hãy trị tội họ.’ Bấy giờ chủ ruộng được lập.

“Tỳ-kheo,nên biết, người giữ ruộng kia bấy giờ [737c] được gọilà dòng sát-lợi, đều là pháp xưa chẳng phải pháp bây giờ.”

RồiThế Tôn liền nói kệ này:

Dòngsát-lợi bắt đầu,

Đứngđầu trong các họ.

Ngườithông minh tài giỏi,

Đượctrời người kính đãi.

“Bấygiờ, có người kia xâm phạm vật người khác, nó liền bịsát-lợi bắt trị phạt. Nhưng người ấy lại không sửađổi lỗi mà vẫn tái phạm. Chúa sát-lợi ra lệnh làm đaotrượng, bắt người kia mà bêu đầu. Bấy giờ thế gian bắtđầu có sự sát sanh này. Khi ấy, mọi người dân nghe giáolệnh này: ‘Nếu có ai trộm cướp lúa thóc người khác,Chua sát-lợi sẽ bắt giết.’ Tất cả sợ hãi, lông tócđều dựng đứng.

“Cóngười dựng am cỏ, ở trong ấy toạ thiền, tu phạm hạnh,nhất quyết xả bỏ gia nghiệp, vợ con thê thiếp. Độc cưnhàn tịnh quyết chí tu phạm hạnh. Nhân từ đó về sau códòng họ bà-la-môn. Bấy giờ liền có hai dòng họ xuất hiệnở đời.

“Tỳ-kheo,nên biết, thời bấy giờ do trộm cắp nên có sát sanh; dosát nên có đao trượng.

“Bấygiờ, chúa sát-lợi bố cáo nhân dân: ‘Người nào dẹp đẽ,tài cao, sẽ được giáo thống lĩnh nhân dân này.’ Lại bốcáo: ‘Nếu người dân nào trộm cắp sẽ bị trừng trị.’Sau đó liền có dòng họ tỳ-xá này xuất hiện ở đời.

“Bấygiờ, có nhiều chúng sanh nghĩ như vầy: ‘Nay mọi ngườisát hại nhau, đều là do nghề nghiêp mà ra. Nay ta phải luitới khắp nơi để mưu tự nuôi sống.’ Khi ấy liền códòng họ Thủ-đà-la xuất hiện ở đời.”

RồiThế Tôn liền nói kệ này:

Đầutiên dòng sát-lợi;

Kếđến bà-la-môn;

Thứba là tỳ-xá;

Tiếpnữa dòng thủ-đà.

Cóbốn dòng dõi này,

Dầndần sanh lẫn nhau,

Đềutừ thân trời đến,

Vàcùng một sắc da.

“Tỳ-kheo,nên biết, khi có tâm sát sanh, trộm cắp này, nên không còncó lúa thóc tự nhiên này nữa. Bấy giờ, có năm loại hạtgiống, một là hạt từ rễ, hai là hạt từ thân, ba [738a]là hạt từ cành, bốn là hạt từ hoa, năm là hạt từ quảvà sinh những loại hạt giống khác. Đó gọi là năm loạigiống, đều do gió thổi từ các quốc độ nơi khác đến,được dùng để trồng, lấy đó để tự nuôi sống.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, thế gian có điềm báo này liền có sanh, già,bệnh, chết, cho đến khiến cho ngày nay có thân năm thủ uẩnnày, không dứt được biên tế khổ.

“Đógọi là sự biến đổi lúc kiếp thành bại của thế giớimà Ta nói cho các ngươi. Những điều mà chư Phật Thế Tôncần làm, nay Ta đã nói hết cho các ngươi. Hãy vui sốngnơi chỗ nhàn tĩnh, nên nhớ nghĩ ngồi thiền, chớ sinh giảiđãi. Nay không tinh thành, sau hối hận vô ích. Đây là nhữnglời dạy dỗ của Ta.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2[86]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại Ca-lan-đà trong vườn Trúc,tại thành La-duyệt, cùng chúng đại Tỳ kheo năm trăm vị.

Bấygiờ, vua nước Ma-kiệt-đà là A-xà-thế ở giữa quần thầnnói rằng:

“NướcBạt-kỳ rất thịnh vượng, dân chúng đông đúc. Ta sẽ chinhphạt để thu phục nước ấy.”

Rồivua A-xà-thế bảo bà-la-môn Bà-lợi-ca[87] rằng:

“Ônghãy đến chỗ Thế Tôn, xưng tên họ ta mà hỏi thăm ThếTôn, đảnh lễ, thừa sự rồi thưa: ‘Vua A-xà-thế bạchThế Tôn, vua có ý muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ, không biếtcó được không?’ Nếu Như Lai có dạy gì, ông hãy nhớ kỹrồi về nói lại cho ta. Vì sao vậy? Như Lai không có nói hailời.”

Bà-la-mônvâng lệnh vua, đến chỗ Thế Tôn, thăm hỏi rồi ngồi quamột bên. Bà-la-môn bạch Phật rằng:

“VuaA-xà-thế kính lạy Thế Tôn, thừa sự, hỏi thăm.”

Rồilại bạch:

“Ýmuốn vua muốn công phạt nước Bạt-kỳ, trước hết đếnhỏi Phật, không biết có được không?”

Bấygiờ, Bà-la-môn kia lấy y che kín đầu, chân mang giày ngà voi,hông đeo kiếm bén, không nên vì ông nói pháp.

Khiấy, Thế Tôn bảo A-nan:

“Nếunhân dân nước Bạt-kỳ tu bảy pháp, quyết không bị giặccướp bên ngoài tiêu diệt. Những gì là bảy? Nếu nhân dânnước Bạt-kỳ tập họp lại một chỗ không phân tán, sẽkhông bị nước khác phá hoại. Đó gọi là pháp thứ nhấtkhông bị giặc cướp bên ngoài phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ trên dưới hoà [738b]thuận, nhân dân nước Bạt-kỳ sẽ không bị người ngoàicầm giữ. Này A-nan, đó gọi là pháp thứ hai không bị giặccướp bên ngoài phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không tà dâm, đắmsắc người nữ khác, đó gọi là pháp thứ ba không bị giặcngoại xâm phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không đem việc nơinày truyền đến nơi kia, cũng lại không đem việc nơi kiatruyền đến nơi này, đó gọi là pháp thứ tư không bị giặccướp bên ngoài phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ cúng dường sa-môn,Bà-la-môn, thừa sự, kính lễ đồng phạm hạnh, đó gọilà pháp thứ năm không bị giặc cướp bên ngoài phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không tham đắm củabáu người khác, đó gọi là pháp thứ sáu không bị giặccướp bên ngoài phá hoại.

“Lạinữa, A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ đều cùng một lòng,hướng[88] đến miếu thần, mà chuyên tinh ý mình, sẽ khôngbị giặc cướp bên ngoài phá hoại. Đó gọi là pháp thứbảy không bị giặc ngoại xâm phá hoại.

“A-nan,đó gọi là người Bạt-kỳ tu bảy pháp này, quyết khôngbị giặc cướp bên ngoài phá hoại.”

Khiấy, bà-la-môn bạch Phật:

“Giảsử người nước Bat-kỳ thành tựu chỉ một pháp thôi, cònkhông thể hoại, huống chi đến bảy pháp thì làm sao hoạinổi? Đày đủ thay, Bạch Thế Tôn. Nhưng việc nước đa đoan,con muốn trở về.”

Bà-la-mônliền từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

Saukhi bà-la-môn đi được một lát, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói bảy pháp không thối chuyển, các ngươi hãy lắngnghe và suy nghĩ kỹ!”

CácTỳ-kheo bạch Phật:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Saogọi là bảy pháp không thối chuyển? Tỳ-kheo, nên biết, nếuTỳ-kheo cùng tập hợp lại một chỗ, đều cùng hoà thuận,trên dưới chăm sóc nhau, tiến dần lên trên, tu các pháp lànhkhông thối chuyển, không để cho Ma được tùy tiện. Đógọi là pháp không thối chuyển thứ nhất.

“Lạinữa, chúng Tăng hoà hợp, thuận theo giáo pháp, tiến dầnlên trên không thối chuyển, không để Ma được tùy tiện.Đó gọi là pháp không thối chuyển thứ hai.

“Lạinữa, Tỳ-kheo không bận rộn công việc, không huân tập nghiệpđời, tiến dần lên trên, không để cho Ma được tùy tiện.Đó gọi là pháp không thối chuyển thứ ba.

“Lạinữa, Tỳ-kheo không tụng đọc sách tạp, trọn [738c] ngàysách tấn tình ý tiến dần lên trên, không để cho Ma đượctùy tiện. Đó gọi là pháp không thối chuyển thứ tư.

“Lạinữa, Tỳ-kheo siêng tu pháp, trừ khử ngủ nghỉ, thường tựcảnh tỉnh, tiến dần lên trên, không để cho Ma được tùytiện. Đó gọi là pháp không thối chuyển thứ năm.

“Lạinữa, Tỳ-kheo không học toán thuật, cũng không khuyến khíchngười khác học, thích chỗ yên tĩnh, tu tập pháp, tiến dầnlên trên, không để cho Ma được tùy tiện. Đó gọi là phápkhông thối chuyển thứ sáu.

“Lạinữa, Tỳ-kheo khởi tưởng tất cả thế gian không đáng ưathích, tập hạnh thiền, kham nhẫn pháp giáo, tiến dần lêntrên, không để cho Ma được tùy tiện. Đó gọi là pháp khôngthối chuyển thứ bảy.

“Tỳ-kheothành tựu bảy pháp này, hoà thuận với nhau, Ma không thểtùy tiện.

Bấygiờ, Thế Tôn nói kệ này:

Trừbỏ mọi nghiệp đời,

Khôngtư duy loạn tưởng.

Nếukhông hành như vậy,

Khôngthể được tam-muội.

Ngườihay ưa thích phap;

Phânbiệt nghĩa pháp ấy;

Tỳ-kheoưa hạnh này,

Sẽdẫn đến tam-muội.

“Chonên, Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu bảy phápnày.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo :

“Nay,Ta sẽ nói về bảy sử,[89] các ngươi hãy ghi nhớ kỹ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy.

ThếTôn nói:

“Nhữnggì là bảy? Một là sử tham dục, hai là sử sân hận, ba làsử kiêu mạn, bốn là sử ngu si, năm là sử nghi, sáu là sửtà kiến, bảy là sử tham đắm thế gian.[90] Tỳ-kheo, đógọi là có bảy sử này khiến chúng sanh, mãi mãi ở nơi tốităm, thân bị trói buộc, trôi lăn mãi ở thế gian không cólúc dừng, cũng không thể biết cội nguồn của sanh tử. Giốngnhư hai con trâu một đen, một trắng cùng chung một cái ách,cùng lôi kéo nhau không thể xa rời nhau. Chúng sanh này cũngnhư vậy, [739a] bị tham dục sử, vô minh sử này trói buộckhông thể lìa nhau, năm sử còn lại cũng đuổi theo. Năm sửđuổi theo thì bảy sử cũng vậy. Nếu kẻ phàm phu bị bảysử này trói buộctrôi lăn mãi trong sanh tử không được giảithoát, không thể biết nguồn gốc khổ.

“Tỳ-kheo,nên biết, do bảy sử này mà có ba đường dữ địa ngục,ngạ quỷ, súc sanh. Do bảy sử này nên không thể vượt quađược cảnh giới tệ ma. Nhưng pháp bảy sử này lại cóbảy phương thuốc. Những là bảy? Sử tham dục, dùng niệmgiác chi để trị. Sử sân hận, dùng trạch pháp giác chi đểtrị. Sử tà kiến, dùng tinh tấn giác chi để trị. Sử thamđắm thế gian, dùng hỷ giác chi để trị. Sử kiêu mạn dùngkhinh an* giác chi để trị. Sử nghi, dùng định giác chi đểtrị. Sử vô minh, dùng xả* giác chi để trị. Tỳ-kheo, đógọi là dùng bảy giác chi để trị bảy sử ấy.

“Tỳ-kheo,nên biết, xưa khi Ta chưa thành Phật, còn đang thực hành Bồ-táthạnh, ngổi dưới bóng cây, suy nghĩ như vầy: ‘Chúng sanhDục giới bị những gì trói buộc?’ Lại nghĩ: ‘Chúng sanhnày bị bảy sử cuốn trôi trong sanh tử, mãi không đượcgiải thoát. Nay Ta cũng bị bảy sử này trói, không giải thóatđược.’ Rồi Ta lại nghĩ: ‘Lấy gì để trị bảy sửnày?’ Ta lại suy nghĩ: ‘Bảy sử này nên dùng bảy giácchi để trị. Ta hãy tư duy về bảy giác chi.’ Khi tư duy bảygiác chi, tâm dứt sạch hữu lậu, liền được giải thoát.Sau jhi thành Đạo Vô thượng chánh chơn, trong bảy ngày ngồikiết già, Ta tư duy thêm nữa bảy giác chi này. Cho nên, cácTỳ-kheo, muốn dứt trừ bảy sử thì phải tu tập pháp bảygiác chi.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấy,Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo :

“Cóbảy hạng người đáng thờ, đáng kính, là phước điềnvô thượng thế gian. Những ai là bảy hạng người? Một làhành từ, hai là hành bi, ba là hành hỷ, bốn là hành xả*,năm là hành không, sáu là hành vô tướng, bảy là hành vônguyện. Đó gọi là bảy hạng người đáng thờ, đáng kính,là [739b] phước điền vô thượng thế gian. Vì sao vậy? Vìcó chúng sanh nào hành bảy pháp này thì ở trong hiện phápđược quả báo.”

Khiấy, A-nan bạch Thế Tôn :

“Vìsao không nói Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật,Phật mà lại nói bảy pháp này?”

ThếTôn nói:

“Bảyhạng người, hành từ, v.v, hành của họ cùng với Tu-đà-hoàncho đến Phật không giống nhau. Tuy cúng dường Tu-đà-hoàncho đến Phật cũng không được báo hiện tiền; nhưng cúngdường bảy hạng người này, ở hiện đời được báo. Chonên, A-nan, cần phải nổ lực dũng mãnh để thành tựu bảypháp này. A-nan, hãy học điều này như vậy.”

A-nansau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành .

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở tại ao Di hầu, Tỳ-xá-ly, cùng chúngđại Tỳ-kheo gồm năm trăm vị .

Bấygiờ, đến giờ khất thực, Thế Tôn đắp y mang bát cùngA-nan vào Tỳ-xá-ly khất thực. Lúc ấy, trong thành Tỳ-xá-lycó trưởng giả tên Tỳ-la-tiên nhiều của lắm báu khôngthể đếm xuể, nhưng lại tham lam keo kiệt, không có tâm huệthí, chỉ hưởng phước cũ, không tạo thêm phước mới. Lúcấy, trưởng giả kia dẫn các thể nữ ở hậu cung ca múavui đùa với nhau.

Bấygiờ, Thế Tôn đi đến con đường ấy, biết mà vẫn hỏiA-nan:

“Tiếngđờn ca đang nghe phát ra từ nhà nào vậy?”

A-nanbạch Phật:

“Đólà từ nhà của trưởng giả Tỳ-la-tiên.”

Phậtbảo A-nan:

“Saubảy ngày nữa, trưởng giả này sẽ qua đời, sanh vào địangục Thế khốc.[91] Vì sao vậy? Đó là pháp thường. Nếungười nào đọan hết căn lành, khi mạng chung đều sanh vàođịa ngục Thế khốc. Nay trưởng giả này đã hết phướccũ lại không tạo phước mới.”

A-nanbạch Phật:

“Cónhân duyên gì khiến trưởng giả này sau bảy ngày không quađời không?”

Phậtbảo A-nan:

“Khôngcó nhân duyên nào để không qua đời. Những hành vi đã tạokiếp trước hôm nay đã hết. Điều này không thể tránh khỏi.”

A-nanbạch Phật:

“Cóphương cách nào giúp trưởng giả này không sanh vào địangục Thế khốc không?”

Phậtbảo A-nan:

“Cócách này có thể giúp trưởng giả không vào địa ngục.”

A-nanbạch Phật:

“Nhânduyên nào để trưởng giả không vào địa ngục?”

Phậtbảo A-nan:

“Nếutrưởng giả này, cạo bỏ râu tóc, mặt ba pháp y, xuất giahọc đạo, thì tránh khỏi [739c] tội này được.”

A-nanbạch Phật:

“Naycon có thể khiến cho trưởng giả này xuất gia học đạo!”

Rồithì, A-nan từ giã Thế Tôn, đi đến nhà trưởng giả này,đứng ở ngoài cửa. Khi ấy, trưởng giả từ xa trông thấyA-nan đến, liền ra nghênh đón và mời ngồi. A-nan bảo trưởnggiả:

“Hiệntôi ở gần bậc Nhất thiết trí, nghe Như Lai báo trước vềthân ông, sau bảy ngày nữa thân hoại mạng chung sẽ sinh vàođịa ngục Thế khốc.”

Trưởnggiả nghe rồi, trong lòng sợ hãi, lông tóc dựng đứng, thưavới A-nan: “Có cách nào giúp trong bảy ngày không qua đờikhông?”

A-nanđáp:

“Khôngcó cách nào giúp trong bảy ngày thóat khỏi mạng chung.”

Trưởnggiả lại bạch:

“Cócách nào giúp con mạng chung không sanh vào địa ngục Thếkhốc không?”

A-nanđáp:

“ThếTôn có dạy như vầy: ‘Nếu trưởng giả cạo bỏ râu tóc,mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, thì không vào trong địangục.’ Nay trưởng giả có thể xuất gia học đạo đểđến bờ kia.”

Trưởnggiả bạch:

“NgàiA-nan, hãy đi trước, tôi sẽ đến ngay.”

Sauđó, A-nan liền ra đi. Trưởng giả tự nghĩ: “Bảy ngày hãycòn xa. Nay ta có thể tự vui thích ngũ dục, sau đó sẽ xuấtgia học đạo.”

Hômsau, A-nan lại đến nhà trưởng giả, nói với trưởng giả:

“Mộtngày đã qua, chỉ còn lại sáu ngày, đúng lúc xuất gia!”

Trưởnggiả bạch:

“NgàiA-nan, hãy đi trước đi, tôi sẽ theo ngay.”

Nhưngtrưởng giả kia vẫn cố không đi. Qua hai ngày, ba ngày chođến sáu ngày, lúc này A-nan đến nhà trưởng giả bảo trưởnggiả:

“Đúnglúc hãy xuất gia, kẽo sau hối hận không kịp. Nếu khôngxuất gia, hôm nay mạng chung sẽ sanh vào trong địa ngục Thếkhốc.”

Trưởnggiả bạch A-nan: “Tôn giả hãy đi trước, tôi sẽ theo saungay.”

A-nanbảo:

“Trưởnggiả, hôm nay ông dùng thần túc gì để đến nơi ấy, màbảo tôi đi trước? Nay cả hai phải đi cùng lúc.”

Lúcấy, A-nan dẫn trưởng giả này đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi bạch Phật:

“Trưởnggiả này, nay muốn xuất gia học đạo, cúi xin Như Lai cho phépcạo bỏ râu tóc, khiến được học đạo.”

Phậtbảo A-nan:

“Nayngươi hãy đích thân độ cho trưởng giả này.”

Lúcấy, A-nan vâng lời Phật dạy, liền [740a] cạo bỏ râu tóccho trưởng giả, dạy cho đắp ba pháp y, cho học chánh pháp.Bấy giờ, A-nan dạy Tỳ-kheo kia rằng:

“Ônghãy nhớ nghĩ tu hành, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ-kheo,niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm tịch tĩnh, niệman-ban, niệm thân, niệm sự chết. Hãy tu hành pháp như vậy.Đó gọi là Tỳ-kheo. Hành mười niệm này thì lập tức đượcquả báo lớn, được pháp vị cam lồ.”

Saukhi tu tập pháp như vậy rồi, ngay trong ngày hôm đó, ông ấymạng chung sanh lên Tứ thiên vương.

Bấygiờ, A-nan liền hoả thiêu thân kia, rồi trở về chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên. Bấy giờ, A-nanbạch Thế Tôn:

“Vừarồi Tỳ-kheo Tỳ-la-tiên đã qua đời. Ông sanh về nơi nào?”

ThếTôn bảo:

“Tỳ-kheonày chết sanh lên Tứ thiên vương.”

A-nanbạch Phật:

“Ởđó mạng chung sẽ sanh nơi nào?”

ThếTôn bảo:

“Ởđó mạng chung sẽ sanh lên trời Tam thập tam, rồi lần lượtsanh lên trời Diệm thiên, trời Đâu-suất, trời Hoá tự tại,trời Tha hoá tự tại. Từ đó mạng chung, sanh trở lại chođến trời Tứ thiên vương. Này A-nan, đó gọi là Tỳ-kheoTỳ-la-tiên bảy phen chuyển vòng trong trời người, cuối cùngđược làm thân người, xuất gia học đạo, sẽ dứt sạchgốc khổ. Vì sao vậy? Vì vị ấy có lòng tin ở Như Lai.

“A-nannên biết, cõi Diêm-phù-đề này, nam bắc hai vạn một nghìndo tuần, đông tây bảy nghìn do tuần. Nếu có người cúngdường tất cả người cõi Diêm-phù-đề, phước đó có nhiềukhông?”

A-nanbạch Phật:

“Thậtnhiều, thật nhiều, bạch Thế Tôn.”

Phậtbảo A-nan:

“Nếuchúng sanh nào chỉ trong khoảnh khắc, tín tâm không đứt đoạn,tu tập mười niệm, phước kia không thể lường, không cóthể đo lượng được. Như vậy, A-nan hãy tìm cầu phươngtiện tu tập mười niệm.

“A-nan,hãy học điều này như vậy.”

A-nansau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[92]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời,đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tasẽ nói pháp cực diệu, khoảng đầu, giữa, cuối đều thiệnxảo, nghĩa lý sâu xa, đầy đủ tu phạm hạnh. Kinh này gọilà ‘pháp thanh tịnh các lậu,’ các ngươi hãy nhớ nghĩkỹ.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

CácTỳ-kheo vâng theo Phật dạy.

ThếTôn bảo:

[740b]“Saogọi là pháp sạch các lậu? Hoặc có hữu lậu được đoạntrừ bởi thấy, hoặc có hữu lậu được đoạn trừ bởithân cận, hoặc có hữu lậu được đoạn trừ bởi viễnly, hoặc có hữu lậu được đoạn trừ bởi ngu lạc, hoặccó hữu lậu được đoạn trừ bởi oai nghi, hoặc có hữulậu được đoạn trừ bởi tư duy.[93]

“Saogọi là hữu lậu được đoạn trừ bởi thấy? Ở đây, kẻphàm phu không gặp Thánh nhân, không thuận theo pháp Như Lai,không thể thủ hộ pháp Hiền Thánh, không thân cận thiệntri thức, không tùng sự với thiện tri thức; pháp đã đượcnghe cần tư duy mà không phân biệt; pháp không nên tư duy màtư duy, khiến cho dục lậu chưa sinh liền sinh, dục lậu đãsinh liền tăng nhiều; hữu lậu chưa sinh liền sinh, hữu lậuđã sinh liền tăng nhiều; vô minh lậu chưa sanh liền sinh,vô minh lậu đã sinh liền tăng nhiều. Đó là pháp không nêntư duy mà tư duy.

“Saogọi là pháp nên tư duy, nhưng không tư duy[94]? Pháp nên tưduy là do pháp đó mà dục lậu chưa sanh khiến không sinh, dụclậu đã sinh thì liền diệt; hữu lậu chưa sanh khiến khôngsinh, hữu lậu đã sinh thì liền diệt; vô minh lậu chưa sinhkhiến không sanh, vô minh lậu đã sanh thì liền diệt. Đâygọi là pháp nên tư duy mà không tư duy. Điều không nên tưduy mà tư duy, điều nên tư duy lại không tư duy, khiến dụclậu chưa sinh liền sinh, dục lậu đã sinh liền tăng nhiều,hữu lậu chưa sinh liền sinh, hữu lậu đã sinh liền tăngnhiều, vô minh lậu chưa sinh liền sinh, vô minh lậu đã sinhliền tăng nhiều. Người kia khởi lên tư duy như vầy: ‘Cóquá khứ lâu xa hay không? Ta có thể đã hiện hữu trong quákhứ lâu xa ấy.’ Hoặc lại tư duy: ‘Không có quá khứ lâuxa. Ta hiện hữu trong quá khứ lâu xa hay không? Ai hiện hữutrong quá khứ lâu xa? Có tương lai lâu xa hay không? Ta sẽ hiệnhữu trong tương lai lâu xa.’ Hoặc lại nói: ‘Không tươnglai lâu xa. Ta sẽ hiện hữu trong tương lai lâu xa hay không?Ai hiện hữu tương lai lâu xa? Vì sao có chúng sanh lâu xa này?Chúng sanh lâu xa này từ đâu mà đến? Từ đây mạng chungsẽ sinh về đâu?’ Người kia khởi lên những ý nghĩ chẳnglành này liền khởi lên sáu kiến, lần lượt sinh tưởngtà: Thấy rằng có ngã, có kiến này hay không? Thấy rằngkhông có ngã, có phát sanh kiến này hay không? Thấy rằng vừacó ngã, vừa không ngã, ở trong đó có phát sinh kiến nàyhay không? Lại do quán sát tự thân khởi lại kiến này: ởnơi chính ta mà không thấy có ta. Lại khởi lên kiến này:ở nơi không có ta mà không thấy không có ta, ở trong đókhởi kiến này. Bấy giờ, người kia lại sinh tà kiến này:Ngã đời này cũng là ngã đời sau, tồn tại mãi ở đờikhông bị tan rã, cũng không biến dịch, lại không dời đổi.[95]Đó gọi là tụ tà kiến. Tà kiến, tai hoạ, sầu bi, khổnão, đều từ đây sinh, không thể chữa trị, cũng lại khôngthể loại bỏ, làm tăng gốc khổ. Do đó không phải là hànhcủa sa-môn, đạo Niết-bàn.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, đệ tử Hiền Thánh tu hành pháp kia không mấtthứ lớp, khéo biết thủ hộ, tùng sự theo thiện tri thức.Vị ấy có thể phân biệt, biết rõ pháp nên tư duy cũng,và cũng biết rõ pháp nào nên tư duy. Vị ấy không tư duypháp không nên tư duy; tư duy pháp nên tư duy.

“Phápgì không nên tư duy mà vị ấy không tư duy? Ở đây, các phápkhiến dục lậu chưa sinh bèn sinh, dục lậu đã sinh bèn tăngnhiều; hữu lậu chưa sinh bèn sinh, hữu lậu đã sinh bèn tăngnhiều; vô minh lậu chưa sinh bèn sinh, vô minh lậu đã sinhbèn tăng nhiều. Đây gọi là pháp không nên tư duy.

“Phápgì nên tư duy mà vị ấy tư duy? Ở đây, các pháp khiến dụclậu chưa sinh khiến không sinh, dục lậu đã sinh liền diệt,hữu lậu chưa sinh khiến không sanh, hữu lậu đã sinh liềndiệt, vô minh lậu chưa sinh khiến không sinh, vô minh lậu đãsinh liền diệt. Đây gọi là pháp nên nên tư duy. Vị ấycũng không tư duy điều không nên tư duy vị, và tư duy điềunên tư duy. Vị ấy tư duy như vậy, liền diệt ba pháp. Nhữnggì là ba? Thân tà, giới đạo, và nghi.[96] Nếu không thấykhông biết thì tăng thạnh hữu lậu, nếu thấy nghe nghĩ biếtthì không tăng hạnh hữu lậu; đã biết, đã thấy thì hữulậu liền không sinh. Đây gọi là lậu do thấy đoạn được.[97]

“Saogọi là lậu được đoạn bằng kham nhẫn[98]? Ở đây, Tỳ-kheochịu đựng đói lạnh, cần khổ, gió mưa, ruồi muỗi, lờiác, mạ nhục, thân sinh thống khổ, rất là đau buồn, mạngsắp muốn dứt, mà có thể nhẫn chịu. Nếu không như vậy,liền sinh khổ não. Nếu có thể kham chịu, thì không sinh nhưvậy. Đây gọi là lậu [741a] được đoạn bởi kham nhẫn*.

“Saogọi là lậu được đoạn bằng thân cận?[99] Ở đây, Tỳ-kheonắm giữ tâm khi nhận y, không vì trang sức mà chỉ muốngiữ gìn thân thể, muốn trừ lạnh nóng, muốn cho gió mưakhông chạm vào thân mình; lại che thân thể không để lộra ngòai. Lại nữa, nắm giữ tâm theo thời khất thực, khôngkhởi tâm nhiễm đắm, chỉ cốt giữ gìn thân thể khiếncho bệnh cũ được lành, mới không sinh; gìn giữ các hànhkhông cho xúc phạm, an ổn lâu dài mà tu tập phạm hạnh lâubền ở đời. Lại nắm giữ tâm ý, khi thọ dụng giườngghế, cũng không ham trang trí tốt đẹp, chỉ mong trừ đóilạnh, gió mưa, ruồi muỗi, giữ gìn thân mình để thực hànhđạo pháp. Lại nữa, giữ tâm khi thọ dụng thuốc trị bệnh,không sanh tâm nhiễm đắm nơi thuốc trị bệnh kia, chỉ mongcho bệnh tật được trừ khỏi, thân thể được an ổn. Nếukhông thọ dụng như vậy thì tai hại của hữu lậu sẽ phátsinh. Nếu thọ dụng như vậy thì tại hại của hữu lậukhông sinh. Đây gọi là hữu lậu được đoạn bởi thân cận.

“Saogọi là lậu hoặc được đoạn bởi viễn ly?[100] Ở đây,Tỳ-kheo trừ bỏ tưởng loạn[101] do bởi voi dữ, lạc đà,bò ngựa, hổ sói, chó, rắn, hầm sâu, bờ hiểm, gai góc,sườn cao, bùn lầy; thảy đều nên tránh xa chúng. Chớ tùngsự với ác tri thức, cũng lại không gần gũi với ngườiác, hay tư duy thuần thục không lìa khỏi đầu mối của tâm.Nếu không giữ gìn[102] thì sinh hữu lậu, nếu được giưcgìn thì không sinh hữu lậu. Đây gọi là hữu lậu đượcđọan bởi viễn ly.

“Saogọi là hữu lậu được đọan bởi ngu lạc?[103] Ở đây,Tỳ-kheo sinh tưởng dục mà không xả ly; khởi tưởng sânnhuế cũng không xả ly; lại khởi tưởng tật đố cũng khôngxả ly. Nếu không xả ly thì sinh hữu lậu, nếu có thể xảly liền có thể không khởi hữu lậu. Đây gọi là hữu lậuđược đọan bởi ngu lạc.

“Saogọi là lậu được đoạn nhờ oai nghi?[104] Ở đây, Tỳ-kheokhi mắt thấy sắc không khởi tưởng sắc, cũng không khởitâm nhiễm ô, giữ nhìn nhãn căn đầy đủ, không để khuyếtlậu. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thânbiết mịn láng, ý biết pháp đều không khởi tâm nhiễmô, cũng không khởi đắm mà giữ gìn ý căn. Nếu không giữgìn oai nghi mình thì sinh hữu lậu, nếu giữ gìn oai nghi mìnhthì không có tai hoạn hữu lậu. Đây gọi là lậu đượcđoạn bởi oai nghi.

“Saogọi là [741b] lậu được đoạn bởi tư duy? Ở đây, Tỳ-kheotu niệm giác chi, y vô dục, y không nhiễm ô, y diệt tận màcầu xuất yếu; tu trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷgiác chi, khinh an* giác chi, định giác chi, xả* giác chi,y vô dục, y không nhiễm ô, y diệt tận mà cầu xuất yếu.Nếu không tu pháp này thì sinh tai họan hữu lậu. Nếucó thể tu pháp này thì không sinh tai hoạn hữu lậu. Đâygọi là lậu được đoạn bởi tư duy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, ở nơi Tỳ-kheo mà những gì là hữu lậu đượcđọan trừ bới kiến, liền được đoạn trừ bởi kiến;được đoạn trừ bởi kham nhẫn* liền được đoạn trừbởi kham nhẫn* , được đoạn trừ bởi thân cận liền thâncận, được đoạn trừ bởi viễn ly liền được đoạn trừbởi viễn ly, được đoạn trừ bởi oai nghi liền đượcđoạn trừ bởi oai nghi, được đoạn trừ bởi tư duy liềntư duy. Đó gọi là Tỳ-kheo đầy đủ tất cả oai nghi cóthể đoạn ái kết, xả ái dục, vượt qua bốn bộc lưu,dần dần thoát khổ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là pháp trừ hữulậu.

“Nhừnggì mà Chư Phật Thế Tôn cần làm, vì từ niệm đối vớitất cả chúng sanh, nay Ta cũng đã làm xong. Các ngươi nênluôn luôn vui thích chỗ vắng, ở dưới bóng cây, chuyên cầntinh tấn, chớ có giải đãi. Hiện tại không nổ lực, sauhối hận cũng vô ích. Đây là những lời dạy dỗ của Ta.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[105]

KINHSỐ 7[106]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở bên bờ sông A-du-xà,[107] cùng chúng đạiTỳ-kheo gồm năm trăm vị.

Lúcấy, Đại Quân-đầu[108] đang ở tại mổ chỗ nhàn tĩnh,tự nghĩ: “Có nghĩa này, mà thường tăng thêm công đức,hay không lý này?” Rồi Quân-đầu liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, và ngồiqua một bên. Bấy giờ Quân-đầu bạch Phật:

“BạchThế Tôn, vừa rồi, khi ở chỗ nhàn tĩnh, con tự nghĩ: ‘Cólý này hay không, là những gì được làm cho [741c] chúng Tăngđược tăng thêm công đức?’ Nay con hỏi Thế Tôn, cúi xindạy cho.”

ThếTôn bảo:

“Cóthể được tăng ích công đức.”

Quân-đầubạch Phật:

“Thếnào là được tăng thêm công đức?”

ThếTôn đáp:

“Cóbảy sự kiện tăng ích, phước kia không thể kể được,cũng không ai có thể tính đếm được. Những gì là bảy?Ở đây, con trai thiện gia, hoặc con gái thiện gia, tạo dựngTăng già-lam nơi chưa từng tạo dựng. Phước này không thểkể.

“Lạinữa, Quân-đầu, thiện nam, thiện nữ đem giường ghế cúngdường Tăng già-lam kia, cùng Tăng Tỳ-kheo, này Quân-đầu,đây là phước thứ hai không thể kể hết.

“Lạinữa, Quân-đầu, thiện nam, thiện nữ đem thức ăn cúng dườngTăng Tỳ-kheo kia; này Quân-đầu, đó là phước thứ ba khôngthể tính hết.

“Lạinữa, Quân-đầu, thiện nam, thiện nữ đem áo che mưa cúngdường Tăng Tỳ-kheo kia, này Quân-đầu, đó là công đứcthứ tư, phước kia không thể lường.

“Lạinữa, Quân-đầu, con trai, con gái thiện gia đem thuốc cúngdường Tăng Tỳ-kheo kia, này Quân-đầu, đó là phước thứnăm không thể tính hết.

“Lạinữa, Quân-đầu, thiện nam thiện nữ đào giếng tốt nơihoang dã, này Quân-đầu, đó là công đức thứ sáu cũng khôngthể tính hết.

“Lạinữa, Quân-đầu, thiện nam, thiện nữ nào làm nhà dọc đườngcho người qua lại có chỗ nghỉ đêm, này Quân-đầu, đólà công đức thứ bảy không thể tính xiết.

“NàyQuân-đầu, đó gọi là pháp bảy công đức, phước kia khôngthể đo lường. Khi đi, hoặc ngồi, ngay đến khiến mạngchung, phước kia cũng theo sau như bóng theo hình, phước đứcấy không thể tính hết để có thể nói có bao nhiêu phước.Cũng như nước biển lớn, không thể dùng thăng đấu đểđong được để nói có bao nhiêu nước. Bảy công đức nàycũng vậy, phước ấy không hạn lượng. Cho nên, Quân-đầu,thiện nam, thiện nữ hãy tìm cầu phương tiện thành tựubảy công đức này.

“Quân-đầu,hãy học điều này như vậy.”

Quân-đầusau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi hãy tu hành, niệm tưởng về sự chết, tư duy về tưởngchết.”

Khiấy, có một Tỳ-kheo đang ngồi ở chỗ kia, bạch Thế Tôn:

[742a]“Con thường tu hành tư duy tưởng về sự chết.”

ThếTôn bảo:

“Ngươitư duy tu hành tưởng về sự chết thế nào?”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Contư duy về tưởng chết rằng: ‘Ý sẽ còn sống bảy ngàynữa, nên tư duy bảy giác chi, để ở trong pháp Như Laiđược nhiều lợi ích, sau khi chết không hối hận.’ ThếTôn, con tư duy về tưởng chết như vậy.”

ThếTôn bảo:

“Thôi,Thôi, Tỳ-kheo! Đây chẳng phải hành về tưởng chết. Đấygọi là pháp phóng dật.”

Lạicó Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Concó thể tu hành về tưởng chết.”

ThếTôn bảo:

“Ngươitu hành tư duy về tưởng chết thế nào?”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Consuy nghĩ: ‘Ý sẽ còn sống sáu ngày nữa, tư duy Chánh phápNhư Lai, rồi sau đó mạng chung. Như vậy mới có sự tăngích.’ Con tư duy tưởng chết như vậy.”

ThếTôn bảo:

“Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Đó cũng là pháp phóng dật, chẳng phảitư duy về tưởng chết.”

CácTỳ-kheo bạch Phật: Ý sẽ tồn tại năm ngày, hoặc nói bốnngày, hoặc nói ba ngày, hai ngày, một ngày.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Đây cũng là pháp phóng dật chẳng phảitư duy về tưởng chết.”

Lúcấy, lại có Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Concó thể kham nhận tu hành về tưởng chết.”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Đếngiờ khất thực, con đắp y mang bát, vào thành Xá-vệ khấtthực, rồi ra khỏi thành Xá-vệ, trở về nơi ở, vào trongtịnh thất, tư duy về bảy giác chi mà mạng chung. Đây làtư duy về tưởng chết.”

ThếTôn bảo:

“Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Những điều mà Tỳ-kheo các ngươi mói đềulà hành phóng dật, chẳng phải là tu hành pháp tưởng chết.”

Lúcấy, Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:

“Nếuai có thể như Tỳ-kheo Bà-ca-lợi[109] , đó gọi là tư duyvề tưởng chết. Tỳ-kheo ấy có thể khéo tư duy về tưởngchết, nhàm tởm thân này là bất tịnh ghê tởm. Tỳ-kheo tưduy về tưởng chết, phải buộc ý trước mắt, tâm khôngdi động, niệm số đếm hơi thở ra vào, đồng thời tư duyvề bảy giác chi, như vậy ở trong pháp Như Lai mới đượcnhiều lợi ích. Vì sao vậy? Hết thảy các hành đều rỗnglặng, cái sanh và cái diệt đều như huyễn hoá, không cóchơn thật. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy ở trong hơi thở ra vào tưduy về tưởng chết để [743b] thoát khỏi sanh, già, bệnh,chết, buồn rầu, khổ não.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

bấygiờ, vua Ba-tư-nặc ra lệnh quần thần:

“Hãynhanh chóng chuẩn bị xe lông chim. Ta muốn đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ thăm hỏi.”

Sauđó, đại vương ra khỏi thành, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Như Lai đangthuyết pháp cho vô số chúng đang vây quanh. Lúc ấy, cóbảy Ni-kiền Tử, lại có bảy người lõa hình, lại có bảybà-la-môn Đen[110], lại có bảy bà-la-môn lõa hình, đi quacách Thế Tôn không xa.

Lúcấy, vua Ba-tư-nặc thấy những người này đi qua cách ThếTôn không xa, liền bạch Phật:

“Xemnhững người này đi qua trông không dừng, đều là thiểudục tri túc, không có gia nghiệp. Nay trong những vị A-la-hánở thế gian này, những người này là tối thượng thủ. Vìsao vậy? Ở giữa mọi người, họ là những người rất làkhổ hành, không tham lợi dưỡng.”

ThếTôn nói:

“Đại vương hoàn toàn chưa biết chân A-la-hán. Không phảivì hình thể lõa lồ mà gọi là A-la-hán. Đại vương, nênbiết, đó đều chẳng phải là hành chân thật. Nên nhớ nghĩquan sát sự biến đổi từ xa xưa đến nay, rồi lại nênquán ai đáng thân thì biết thân, ai đáng gần thì biết gần.Vì sao vậy? Thời quá khứ lâu xa có bảy bà-la-môn, cùng họcmột chỗ, tuổi đã suy sụp, lấy cỏ làm y phục, ăn rau quả,sinh các tà kiến. Họ đều nghĩ như vầy: ‘Chúng ta trì phápkhổ hành này để sau làm vua nước lớn. Hoặc cầu làm Thích,Phạm, Tứ thiên vương.’

Bấygiờ, có vị Thiên sư A-tư-đà[111] vốn là tổ phụ của cácbà-la-môn ấy, biết những ý nghĩ trong tâm các bà-la-môn kia,liền biến mất khỏi Phạm thiên, hiện đến chỗ bảy bà-la-môn.Lúc ấy, Thiên sư A-tư-đà bỏ phục sức cõi trời, hiệnhình bà-la-môn, kinh hành ở đất trống. Bảy bà-la-môn từxa trong thấy A-tư-đà kinh hành, ai nấy đều nổi sân nhuếmà nói rằng: ‘Đây là người đắm dục nào mà đi trướcnhững đồng phạm hạnh chúng ta? Nay phải chú thuật cho nótiêu thành tro.’ Bảy bà-la-môn này liền lấy tay bụm nướcrảy lên bà-la-môn này và chú rằng: ‘Giờ ngươi hãy maubiến thành tro bụi.’ Nhưng bà-la-môn càng tức giận thìnhan sắc của Thiên sư A-tư-đà càng xinh đẹp. Vì sao vậy?Vì tâm từ hay [742c] diệt sân. Lúc ấy, bảy bà-la-môn tựnghĩ: ‘Cấm giới của ta đã bị suy giảm hay sao mà chúngta càng nổi giận thì người ấy càng xinh đẹp thêm?’ Rồibảy bà-la-môn liền nói với vị Thiên sư rằng:

Làtrời? Càn-thát-bà?

Lasát? hay quỷ thần?

Thậtsự người tên gì?

Chúngtôi đều muốn biết.

“Thiênsư A-tư-đà liền nói kệ đáp rằng:

Chẳngphải trời, Đạp-hòa,

Lasát hay quỷ thần

Màta đây chính là

Thiênsư A-tư-đà

“Tôibiết ý nghĩ của các ông nên từ cõi trời Phạm thiên bayxuống đây. Phạm thiên cách đây rất xa. Thiên đế Thíchcũng vậy. Dùng khổ hành để làm Chuyển luân Thánh vươngcòn không được, huống gì là làm Đế Thích, Phạm thiênhay Tứ thiên vương.

“Lúcấy, Thiên sư A-tư-đà liền nói kệ:

Trongtâm đầy niệm tưởng,

Màngoại hình tồi tàn.

Nhưngsiêng tu chánh kiến

Mớixa lìa ác đạo.

Giữtâm cho thanh tịnh,

Thân,miệng cũng như vậy;

Xalìa các niệm ác;

Chắcchắn sẽ sanh thiên.

“Lúcấy, bảy bà-la-môn hỏi: ‘Ngài có thật là Thiên sư không?’Thiên sư A-tư-đà đáp: ‘Đúng vậy. Nhưng không phải do lõahình mà được sanh thiên. Vị tất tu khổ hành ấy màđược sanh lên trời Phạm thiên. Cũng chẳng phải phơi bàythân thể hay làm ngần ấy khổ hành mà được sanh nơi ấy.Nhưng nếu có thể thu nhiếp tâm ý không cho lay động thìđược sanh thiên. Không thể sanh nơi ấy bằng cách mà cácông đang làm.’

“NàyĐại vương, quán sát ý nghĩa này, không phải do lõa hìnhmà gọi là A-la-hán. Kẻ phàm phu không thể phân biệt đượcai là bậc Chân nhân, nhưng bậc Chân nhân thì có thể phânbiệt do hành vi được làm nào là phàm phu. Lại nữa, kẻphàm phu không thể biết hành của của phàm phu; duy chỉ bậcChân nhân mới biết hành của phàm phu. Đại vương, nên biết,do phương tiện mà biết rằng điều đó đã có từ trướclâu xa rồi, chứ không phải mới ngày nay. Đại vương, hãyhọc điều này như vậy.”

Bấygiò, vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn rằng:

“Những điều Như Lai dạy rất là hay, người đời chẳng thểhiểu nổi. Nhưng việc nước quá [743a] nhiều, con xin cáo về.”

Phậtbảo vua:

“Vuahãy biết thời”

Vuađứng dậy, đảnh lễ sát đất rồi ra đi.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[112]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở vườn Ny-câu-lâu thuộc nước Ca tỳ la vệcủa dòng họ Thích, cùng chúng đại Tỳ-kheo gồm năm trămvị .

Bấygiờ, sau khi ăn, Thế Tôn từ vườn Ni-câu-lâu đến trong xómTì-la-da-trí[113] và ngồi dưới một gốc cây. Lúc ấy, ChấpTrượng, người họ Thích,[114] ra khỏi thành Ca tỳ la việt,đến chỗ Thế Tôn, rồi đứng im lặng.

Sauđó, Chấp Trượng Thích hỏi Thế Tôn rằng: “Sa môn dạydỗ điều gì? Bàn luận những gì?”

ThếTôn bảo: “Bà-la-môn nên biết, điều mà Ta luận thì trờirồng, quỷ thần không thể theo kịp,[115] chẳng dính mắcthế gian, cũng chẳng trụ trong thế gian.[116] Điều mà Ta luậnlà như vậy.”

Khiấy, Chấp Trượng Thích lắc đầu, thở dài, rồi bỏ đi.Sau đó, Như Lai đứng dạy trở về tinh xá.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Vừarồi, khi Ta đang ngồi trong vườn, có Chấp Trượng Thích đếngặp ta và hỏi ta rằng: ‘Sa môn luận những gì?’ Ta đáp:‘Điều mà Ta luận chẳng phải là điều mà chư thiên vàthế gian có thể theo kịp, cũng chẳng dính mắc thế gian,cũng chẳng trụ trong thế gian. Điều mà Ta luận là như vậy.’Lúc ấy, Chấp Trượng Thích nghe xong liền bỏ đi.”

Lúcấy, có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Thếnào là không dính mắc thế gian cũng không trụ ở thế gian?”

ThếTôn bảo:

“Điềumà Ta luận hoàn toàn không dính mắc thế gian, cũng như nayđược giải thoát khỏi tham dục, dứt trừ sự nghi ngờ củadòng họ Thích,[117] không có các tưởng.[118] Điều mà Ta luậnlà như vậy.”

Nóixong, Thế Tôn liền đi vào tịnh thất.

Lúcấy, các Tỳ-kheo nói với nhau: “Vừa rồi, Thế Tôn nói tómlược ý nghĩa của luận ấy, mà ai có thể giảng rộng nghĩanày?”

Rồicác Tỳ-kheo nói với nhau: “Thế Tôn thường ca ngợi tôngiả Đại Ca-chiên-diên. Chỉ có Ca-chiên-diên có thể giảngrộng ý nghĩa này.”

Sauđó, các Tỳ-kheo nói với Ca-chiên-diên rằng:

“Vừarồi Như Lai đã giảng tóm tắt ý nghĩa ấy. Cúi xin Tôn giảhãy giảng rộng thêm, phân biệt rõ ràng từng việc cho mọingười được hiểu.”

Ca-chiên-diênđáp:

“Vídụ như có một người [743b] đi ra khỏi làng để tìm lõicây. Vừa thấy cây to, người ấy liền đốn ngã lấy cànhlá mang đi mà bỏ cây lại. Hôm nay các vị cũng như vậy.Các vị đã bỏ Như Lai mà đi tìm lõi cây nơi cành lá. NhưngNhư Lai nhìn thấy tất cả, không đâu không cùng khắp. Ngàisoi sáng thế gian, là Đạo sư của Trời Người. Như Lai làchủ chân thật của pháp. Các vị phải tùy theo thời gianthích hợp, tự nhiên sẽ được Như Lai giải thsch cho ý nghĩanày.”

Lúcấy, các Tỳ-kheo đáp:

“TuyNhư Lai là chủ chân thật của pháp, sẽ diễn rộng nghĩaấy. Nhưng Tôn giả đã được Thế Tôn ghi nhận, có khả năng nói rõ nghĩa ấy.”

Ca-chiên-diênnói:

“Vậycác vị hãy lắng nghe và ghi nhớ kỹ, tôi sẽ giảng nói phânbiệt nghĩa ấy.”

CácTỳ-kheo đáp: “ Thưa vâng.”

Bấygiờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Ca-chiên-diênnói: “Luận mà hôm nay Như Lai nói đến, không phải là điềumà trời rồng, quỷ thần có thể theo kịp, không dính mắc,cũngkhông trụ thế gian, nhưng ta được giải thoát đối vớichúng, dứt sạch nghi ngờ không còn do dự. Như chúng sanh ngàynay ưa thích tranh đấu, kiện tụng, khởi các loạn tưởng.Lại nữa, Như Lai nói, Ta không sanh tâm đắm nhiễm trong đó;đó là kết sử tham dục, kết sử sân nhuế, tà kiến, hammuốn thế gian, kết sử kiêu mạn, kết sử nghi, kết sửvô minh, và do đó đưa đến đau khổ vì dao gậy, mà tranhđấu kiện tụng với người, phát sanh bao nhiêu hành vi bấtthiện, phát sanh loạn tưởng.

“Khimắt thấy sắc mà sanh ra thức tưởng, nhân ba sự ấy màcó xúc[119]. Do có xúc* nên có thọ*. Do có thọ* nên có giáctri. Do có giác tri nên có tưởng. Do có tưởng nên suy lường;từ đó mà có các niệm dính mắc nơi tưởng.[120] Tai nghetiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp mà sanh ra thức tưởng, nhân ba sự ấy mà có xúc. Docó xúc* nên có thọ*. Do có thọ* nên có giác tri. Do có giáctri nên có tưởng. Do có tưởng nên suy lường; từ đó màcó các niệm dính mắc nơi tưởng. Đó là kết sử tham dục,kết sử sân nhuế, tà kiến, ham muốn thế gian, kết sử kiêumạn, kết sử nghi ngờ, kết sử vô minh, gây ra tai biến đaogậy và bao nhiêu tai biến khác không thể tính hết.

“Nếucó ai nói không có mắt, không có sắc mà lại có xúc*, điềuđó không đúng. Nếu có ai nói không có xúc* mà có [743c] thọ*thì cũng không đúng. Nếu nói không có thọ* mà có tưởngthì cũng không đúng. Nếu có ai nói không có tai, không cótiếng; không có mũi, không có mùi; không có lưỡi, không cóvị; không có thân, không có sự xúc chạm; không có ý, khôngcó pháp, mà nói là có thức, thì cũng không có lý. Nếucó ai nói không có xúc* mà có thọ* thì cũng không đúng. Nếunói không có thọ* mà có tưởng thì cũng không đúng. Nếucó ai nói, có mắt, có sắc và ở trong đó phát sanh ra thức,điều đó hợp lý. Nếu nói có tai, tiếng; mũi, hương; lưỡi,vị; thân, sự trơn láng; ý, pháp, và ở trong đó phát sanhra thức, điều đó hợp lý. Các vị nên biết, do nhân duyênnày nên Thế Tôn nói: ‘Điều mà Ta luận, không phải làđiều mà trời, người, Ma, Thiên ma có thể theo kịp; khôngchấp trước thế gian, không trụ ở thế gian, nhưng Ta lạigiải thoát khỏi tham dục, chấm dứt nghi ngờ, không còn dodự.’ Vì lý do này Thế Tôn nói nghĩa ấy. Nếu ai chưa thôngsuốt thì hãy đến gặp Thế Tôn hỏi lại nghĩa ấy. NhưLai có dạy điều gì, hãy ghi nhớ mà phụng hành.”

NgheCa-chiên-diên giảng xong, các Tỳ-kheo không nói là đúng, cũngkhông nói là sai, mà tức thời đứng dậy, nói với nhau: “Chúngta hãy đem ý nghĩa này đến hỏi Thế Tôn. Thế Tôn có dạyđiều gì, sẽ theo đó mà phụng hành.”

Rồithì, số đông các Tỳ-kheo đến gặp Thế Tôn, đảnh lễsát đất, rồi ngồi qua một phía, đem việc lúc nãy bạchvới Thế Tôn.

Bấygiờ, Như Lai nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Tỳ-kheoCa-chiên-diên thông minh, biện tài, đã giảng rộng nghĩa ấy.Nếu các ông đến hỏi Ta điều đó, thì Ta cũng giảng chocác ông như vậy mà thôi.”

Lúcấy, A-nan đang đứng sau Như Lai. A-nan liền bạch Phật rằng:

“Ýnghĩa của kinh này rất sâu sắc. Giống như có người điđường gặp cam lồ[121] liền lấy ăn. Thật hết sức thơmngon, ăn không biết chán. Ở đây cũng như vậy, thiện nam,thiện nữ nghe kinh này sẽ không hề biết chán.”

A-nanlại hỏi:

“Kinhnày tên là gì và phụng hành ra sao?”

Phậtbảo A-nan:

“Kinhnày tên là ‘Pháp vị cam lồ.’[122] Hãy ghi nhớ vàphụng hành.”

Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567