Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 41: Mạc úy

02/05/201113:07(Xem: 6111)
Phẩm 41: Mạc úy

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BẢYPHÁP
41.PHẨMCHỚ SỢ

KINHSỐ 1[123]
[744a2]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại vườn Ny-câu-lâu thuộc nước Ca-tỳ-la-vệcủa dòng họ Thích, cùng chúng đại Tỳ-kheo gồm năm trămvị.

Lúcấy, Thích Ma-ha-nam đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát đất,ngồi qua một phía, rồi bạch Thế Tôn rằng:

“Tựthân con nghe Như Lai có dạy như vầy, thiện nam, thiện nữnào đoạn trừ ba kết sử thành Tu đà hoàn, gọi là bấtthối chuyển, ắt thành đạo quả, không còn tìm cầuđến các ngoại đạo dị học, cũng không xét đến các thuyếtmà người khác nói. Không có trường hợp nào mà không phảinhư vậy.

“Nhưngkhi con thấy bò, ngựa, lạc đà hung dữ, thì con sợ hãi đếnrợn tóc gáy và nghĩ rằng: Nếu hôm nay mà ta gặp phải tainạn này chắc sẽ qua đời và sẽ sanh về đâu?”

ThếTôn bảo Ma-ha-nam :

“Chớsợ, Ma-ha-nam! Giả sử hôm nay mạng chung, ông sẽ không đoạvào ba đường dữ. Vì sao vậy? Có ba thứ dẫn đến tiêudiệt. Ba thứ ấy là: như có người do tham đắm dâm dụcmà phát sanh não loạn, lại có tâm làm hại người khác.[124]Nếu không có tâm tham dục này thì sẽ không có tâm sát hại,ở trong đời hiện tại không phát sanh khổ não. Những aicó pháp ác, bất thiện, thì sẽ tự hại mình. Nếu khôngcó pháp ấy thì không bị nhiễu loạn, không có sầuưu. Cho nên, này Ma-ha-nam, ba ý nghĩa này cho thấy các pháp ác thì đoạ xuống dưới, các pháp lành thì nổilên trên. Cũng như thả hủ bơ bị vào trong nước, rồiđạp vỡ; các mảnh sành liền chìm xuống còn bơ thì nổilên trên. Ở đây cũng vậy, các pháp ác bất thiện thìchìm xuống, các pháp lành thì nổi lên. Ma-ha-nam, nênbiết, ngày xưa khi chưa thành Phật đạo,[125] Ta siêng tu khổhành suốt sáu năm tại Ưu-lưu-tì, không ăn thức ăn ngon.Thân thể ốm gầy giống như là người trăm tuổi, đều dokhông ăn mà ra. Khi Ta định đứng dậy, liền bị té xuốngđất. Lúc ấy, Ta lại suy nghĩ: nếu Ta bị chết lúc ấy thìsẽ sanh về đâu? Và ta nghĩ rằng: Nếu hôm nay Ta chết thìsẽ không đoạ ác đạo, nhưng ý nghĩa không phải là từvui đến vui, mà là từ khổ đến vui.

“Sauđó, Ta sống trong hang Tiên nhân,[126] có nhiều Ni-kiền tửđang học đạo ở đấy. Lúc ấy, có Ni-kiền tử đưa taychỉ mặt trời, phơi thân ngoài nắng để học đạo. [744b]Có người ngồi chồm hổm để học đạo. Bấy giờ, Ta đếnchỗ họ, nói với họ rằng: ‘Vì sao các ông không ngồimà lại dơ tay, kiểng chân vậy?’ Ni-kiền tử nói: ‘Cù-đàm,nên biết, trước kia Thầy tôi đã làm việc bất thiện, sởdĩ chúng tôi khổ hành là để diệt tội ấy.[127] Nay phơibày thân thể tuy hơi nhục, nhưng tội ấy sẽ được diệttrừ. Cù-đàm, nên biết, hành diệt hết thì khổ cũng diệthết; khổ diệt hết thì hành cũng diệt hết.[128] Khổ, hànhdứt hết thì đạt đến Niết bàn.’

“Khiấy, Ta nói với các Ni-kiền tử rằng: ‘Việc ấy không đúng.Không phải do hành diệt hết mà khổ diệt hết; cũng khôngphải do khổ diệt hết và hành diệt hết mà đạt Niết bàn.Giả sử khổ hānh diệt hết mà đạt đến Niết bàn, điềuđó đúng; nhưng không thể từ lạc mà dẫn đến vui.’[129]Ni kiền tử nói: ‘Vua Tần-tì-sa-la do từ vui mà dẫn đếnlạc, có gì là khổ?’ Khi ấy, Ta lại nói với Ni-kiền tửrằng: ‘Cái vui của vua Tần-tì-sa-la làm sao bằng cái lạccủa Ta?” Ni-kiền tử nói: ‘Cái vui của vua Tần-tì-sa-lahơn cái lạc của ông.’ Ta lại nói với Ni-kiền tử rằng:‘Vua Tần-tì-sa-la có thể như Ta ngồi kiết già bảy ngàybảy đêm không lay động[130] được không? Hoặc ngồi kiếtgià sáu, năm, bốn, ba, hai cho đến một ngày được không?’Ni kiền tử đáp: ‘Không được, thưa Cù-đàm.’ Thế Tônbảo: “ Ta có thể ngồi kiết già mà thân hình không lay động*.Thế nào, Ni kiền tử, vậy ai lạc hơn?’ Ni kiền tử đáp:‘Sa môn Cù-đàm lạc hơn.’

“NàyMa-ha-nam, hãy do phương tiện này mà biết rừng, lạc khôngthể đến từ lạc, mà lạc phải đến từ từ khổ. NàyMa-ha-nam giống như hai bên làng có ao nước lớn, dài rộngmột do tuần, chứa đầy nước. Nếu có người đến đólấy một giọt nước; này Ma-ha-nam, giọt nước đó nhiềuhay nước trong hồ nhiều hơn?”[131]

Ma-ha-namnói: “Nước trong hồ nhiều; chẳng phải một giọt nướcnhiều.”

ThếTôn bảo:

“Ởđây cũng như vậy, đệ tử Hiền Thánh đã vĩnh viễn chấmdứt các khổ, chỉ còn lại (một ít khổ) cũng như một giọtnước mà thôi. Người chứng quả thấp nhất trong chúng củaTa trải qua không quá bảy lần sanh, bảy lần chết nữa thìdứt sạch gốc khổ; nếu dũng mãnh, tinh tấn thì đạt đếnGia gia[132] rồi đắc đạo.”

RồiThế Tôn lại nói thêm pháp [744c] vi diệu cho Ma-ha-nam nghe.Sau khi nghe pháp xong, ông đứng dậy ra về.

Bấygiờ Ma-ha-nam nghenhừng điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Tôn giả Na-già-bà-la ở trong thành Lộc dã.

Bấygiờ, có một Bà-la-môn tuổi đã già nua, vốn có đôi chútquen biết đối với Tôn giả Na-già-bà-la. Lúc ấy, Bà-la-mônđó đến chỗ Tôn giả Na-già-bà-la, đảnh lễ rồi ngồiqua một phía.

Bà-la-mônnói với Tôn giả Na-già-bà-la rằng:

“Ngàilà người sung sướng nhất trong những người sung sướng.”

Tôngiả Na-già-bà-la nói:

“Vìsao ông nói tôi là người sung sướng nhất trong những ngườisung sướng?”

Bà-la-mônđáp:

“Trongvòng bảy ngày, bảy đứa con trai của tôi đều chết. Chúngđều dũng mãnh, tài cao, trí huệ, khó có ai sánh kịp. Trongvòng sáu ngày gần đây, mười hai người giúp việc qua đời.Họ đều là những người giúp việc siêng năng. Trong vòngnăm ngày, bốn anh em tôi qua đời. Họ có nhiều nghề, làmgì cũng giỏi. Bốn ngày gần đây, cha mẹ tôi đã gần trămtuổi bỏ tôi mà lìa đời. Ba ngày gần đây, hai người vợxinh đệp hiếm có trên đời của tôi đã chết. Lại nữatrong nhà có tám hầm châu báu, hôm qua tìm mãi không thấy.Những khổ não mà tôi đang gặp không thể tính hết. Còntôn giả thì đã vĩnh viễn xa lìa tai hoạ đó, không còn lobuồn, sống an vui với đạo pháp. Vì lý do đó tôi mới nóingài là người sung sướng nhất trong những người sung sướng.”

Lúcấy, Tôn giả Na-già-bà-la bảo bà-la-môn ấy rằng:

“Saoông không tìm phương tiện cho những người ấy không qua đời.”

Bà-la-mônđáp:

“Tôicũng làm nhiều phương tiện để không chết, không bị mấtcủa, lại tuỳ thời bố thí, tạo các công đức, tế tựchư thiên, cúng dường các bà-la-môn trưởng lão, thủ hộchư thần, tụng các chú thuật, lại có thể xem tinh tú, chếthuốc thang, bố thí đồ ăn uống ngon lành cho những ngườinghèo khổ. Những việc như vậy kể ra không hết nhưng lạikhông thể cứu mạng sống của họ.”

Bấygiờ, Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ:

Thuốcthang và chú thuật,

Y phục,đồ ăn uống;

Tuycho nhưng vô ích,

Vẫnôm lấy khổ đau.

[745a]Giả sử cúng tế thần,

Hươnghoa và tắm gội.

Suytính nguồn gốc này,

Khôngthể chửa trị được.

Giảsử cho các vật,

Tinhtấn giữ phạm hạnh,

Suytính nguồn gốc này,

Khôngthể chửa trị được.

Bà-la-mônhỏi:

“Phảilàm cách nào để thoát khỏi tai hoạ khổ não này?”

Tôngiả Na-già-bà-la liền nói kệ:

Gốcân ái, vô minh,

Phátsanh các khổ não.

Diệtsạch các thứ ấy,

Thìkhông còn khổ não.

Nghexong, bà-la-môn ấy liền nói kệ:

Tuygià chẳng ngại già,

Hànhsự như đệ tử;

Xinxuất gia học đạo

Đểthoát tai nạn này.

Rồithì, Tôn giả Na-già-bà-la trao cho ông ba y, cho ông ấyxuất gia học đạo và bảo với ông ấy rằng:

“Ôngnay là Tỳ-kheo. Hãy quán sát thân này từ đầu đến chân;xét sem tóc, lông, móng, răng, từ đâu mà đến, hình hài,da thịt, xương, tuỷ, ruột, bao tử, từ đâu mà đến. Nếutừ bỏ đây, thì sẽ đi về đâu? Vì vậy, Tỳ-kheo chớ cólo nghĩ nhiều về sự khổ não của thế gian, mà phải quánsát trong lỗ chân lông này, tìm phương tiện thành tựu bốnđế.

Bấygiờ, Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ:

Trừtưởng, chớ lo nhiều;

Khônglâu được pháp nhãn.

Hànhvô thường, như điện .

Khônggặp phước lớn này.

Quántừng lỗ chân lông,

Nguồngốc của sanh diệt.

Hànhvô thường, như điện.

Bốthí hướng Niết bàn.

Saukhi nghe giảng xong, Tỳ-kheo già ấy ngồi ở nơi vắng vẻtư duy về mục đích mà thiện nam tử ấy cạo bỏ râu tócxuất gia học đạo với lòng tin kiên cố, tu phạm hạnh vôthượng, biêt như thật rằng, sanh tử đã hết, phạm hạnhđã lập, đã làm những việc cần làm, không còn thọ thaitrở lại. Bấy giờ, Tỳ-kheo ấy liền đắc quả A-la-hán.

Cóvị thiên vốn là bạn cũ của Tỳ-kheo ấy, thấy vị ấythành A-la-hán, liền đến chỗ Tôn giả Na-già-bà-la đứngtrên hư không mà [745b] nói kệ rằng:

Đãđắc giới cụ túc,

Ởnơi vắng vẻ ấy.

Đắcđạo, tâm không chấp;

Trừsạch nguồn gốc ác.

Lúcấy, vị thiên đó rải hoa trời cúng dường tôn giả rồibiến mất.

Bấygiờ, Tỳ-kheo ấy và vị thiên nghe nhừng điều Tôn giả Na-già-bà-lanói, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[133]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Hãyquán bảy xứ thiện, lại xét bốn pháp,[134] ở trong ngay trongđời này được gọi là thượng nhân. Này Tỳ-kheo, thế nàolà quán bảy xứ thiện? Ở đây, Tỳ-kheo đem tâm từ rảikhắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, bốnhướng và phương trên dưới cũng đều như vậy, làm cho tâmtừ tràn đầy khắp thế gian. Với tâm bi, hỷ, xả*, không,vô tướng, nguyện cũng lại như vậy.[135] Các căn đầy đủ,ăn uống điều độ, thường tự giác ngộ; Tỳ-kheo quán bảy pháp như vậy.

“Tỳ-kheo,xét bốn pháp như thế nào? Ở đây, Tỳ-kheo quán thân nơinội thân, trừ khử sầu ưu, thân niệm xứ; quán thân nơingoại thân, thân niệm xứ; quán thân nơi ngoại thân, thânniệm xứ. Quán thọ nơi nội thọ thọ*, thọ niệm xứ; quanthọ nơi ngoại thọ*, thọ thọ niệm xứ; quán thọ nơi nộingoại thọ*, thọ niệm xứ. Quán tâm nơi nội tâm, tâm niệmxứ; quan tâm nơi ngoại tâm, tâm niệm xứ; quan tâm nơi nộingoại tâm, tâm niệm xứ;trừ khử sầu ưu, không còn cáckhổ hoạn. Quán pháp nơi nội pháp, pháp niệm xứ; quán phápnơi ngoại pháp, pháp niệm xứ; quán pháp nơi nội ngoại pháp,pháp niệm xứ. Tỳ-kheo, hãy quan sát bốn pháp như vậy.

“NàyTỳ-kheo, quán bảy xứ thiện và xét bốn pháp ấy, ởngay trong đời này là bậc thượng nhân. Vì vậy, Tỳ-kheo,hãy tìm cầu phương tiện thành tựu bảy xứ thiện vàxét bốn pháp ấy. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này nhưvậy.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại vườn Ni-câu-lâu, nước Ca-tỳ-la-vệ,giữa những người họ Thích cùng đại chúng Tỳ-kheo gồmnăm trăm vị .

Lúcấy, các Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát đấtrồi ngồi qua một phía. Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch ThếTôn rằng:

“Chúngcon muốn đến phương Bắc để du hoá.”

[745c]Thế Tôn nói:

“Nênbiết thời.”

RồiThế Tôn lại hỏi các Tỳ kheo:

“Cácngươi đã từ giã Tỳ-kheo Xá-lợi-phất chưa?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Chưa,bạch Thế Tôn.”

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácông hãy đến từ giã Tỳ-kheo Xá-lợi-phất. Vì sao vậy? Tỳ-kheoXá-lợi-phất thường xuyên giáo giới cho những đồng phạmhạnh, thuyết pháp không hề mệt mỏi.

RồiThếTôn nói pháp vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe. Các Tỳ-kheosau khi nghe pháp xong, rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chânThế Tôn, nhiễu Phật ba vòng, rồi ra đi.

Lúcấy, Xá-lợi-phất đang ở một tháp miếu của những ngườihọ Thích. Các Tỳ-kheo đến chỗ Xá-lợi-phất, chào hỏi,rồi ngồi qua một phía. Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Xá-lợi-phấtrằng:

“Chúngtôi muốn đến phương bắc du hoá trong nhân gian. Nay xin từgiã Tôn giả[136].”

Xá-lợi-phấtnói:

“Nàycác Thầy, nên biết, nhân dân, sa-môn, bà-la-môn ở phươngBắc đều thông minh, trí huệ khó ai bì. Nếu có người muốnthử, đế hỏi các vị rằng, ‘Chư Hiền có chủ trươnggì?’ Các Thầy sẽ trả lời như thế nào?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Nếucó ai đến hỏi, chúng tôi sẽ trả lời bằng nghĩa lý này:“Sắc là vô thường. Cái gì vô thường, cái đó là khổ.Cái gì khổ, cáo đó là vô ngã. Vô ngã là không. Do không,vô ngã nên chúng rỗng không. Đó là điều mà người tríquán sát. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng vậy, là vô thường,khổ, không, vô ngã. Những gì là không, vì nó vô ngã nênkhông. Đó là điều mà người trí học. Năm uẩn này đềurỗng không, vắng lặng. Những gì tụ hội bởi nhân duyên,đều sẽ tiêu diệt, không tồn tại lâu dài. Con đường támnhánh cùng tu với bảy chi. Những điều mà Tôn Sư của chúngtôi dạy chính là như vậy.’ Nếu có người sát-lợi,bà-la-môn hay nhân dân đến hỏi, chúng tôi sẽ trả lời vớinghĩa lý như vậy.”

Xá-lợi-phấtbảo các Tỳ-kheo rằng:

“CácThầy hãy kiên trì tâm ý, chớ có khinh suất.”

Bấygiờ, Xá-lợi-phất nói pháp vi diệu đầy đủ cho các Tỳkheo nghe. Các Tỳ kheo nghe xong, rời chỗ ngồi đứng dậy rađi.

Khisố đông các Tỳ-kheo đi chưa bao xa, Xá-lợi-phất bảo cácTỳ-kheo:

“Nhưthế nào là thực hành con đường tám nhánh và pháp bảy chi?”

Sốđông các Tỳ-kheo bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Chúngtôi từ xa đến đây là để nghe ý nghĩa ấy. Xin hày hãygiảng cho chúng tôi.”

Xá-lợi-phất[746a] đáp:

“Cácvị hãy lắng nghe và ghi nhớ kỹ. Tôi sẽ nói.”

CácTỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Xá-lợi-phấtnói:

“Ainhất tâm niệm chánh kiến, tức là niệm giác chi không rốiloạn. Chánh tư duy,[137] là nhất tâm niệm hết thảy các pháp, tức là pháp giác chi. Chánh ngữ,[138] là thân, ýtinh tấn, tức là tinh tấn giác chi. Chánh nghiệp,[139] là hếtthảy các pháp được sanh, tức là hỷ giác chi. Chánhmạng,[140] là biết đủ đối với tài sản Hiền Thánh, xảxả bỏ tài sản thế tục, nhẹ nhàng thân thể, tức là khinhan* giác chi. Chánh tinh tấn,[141] là chứng đắc bốn Thánhđế, trừ sạch các kết sử, tức là định giác chi. Chánhniệm,[142] là quán sát bốn niệm xứ,[143] thân không bềnchắc, thẩy đều rỗng không, vô ngã, tức là xả* giác chi.Chánh tam muội,[144] là đạt được những gì chưa đạt,độ thoát những gì chưa độ thoát, chứng đắc những gìchưa chứng đắc.[145]

“Nếucó người đến hỏi rằng, ‘Như thế nào là tu tám đạovà bảy pháp ấy,’ các Thầy hãy trả lời như vậy.Vì sao vậy? Bởi vì Tỳ-kheo nào tu tám đạo và bảy pháp này, tâm liền được giải thoát khỏi hữu lậu.

“Tôinhắc lại cho các Thầy rõ, Tỳ-kheo nào tu hành tư duy con đườngtám nhánh và bảy pháp này, Tỳ-kheo ấy liền thành tựuhai quả không nghi ngờ gì. Hoặc chứng quả A-la-hán. Vả,hãy gác qua việc đó. Nếu không thể tu tập nhiều, nhưngtrong một ngày mà tu hành con đường tám nhánh và bảy pháp này, phước báo không thể tính hết. Hoặc đắc A-na-hàmhoặc A-la-hán.[146]

“Vìvậy, các Thầy phải tìm cầu phương tiện tu hành con đườngtám nhánh và bảy pháp này, nhất định sẽ chứng đắcđạo không có gì nghi ngờ.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe những điều Xá-lợi-phất nói, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ..

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Ca-diếp:

“Nayông đã cao tuổi, ý lực không còn trẻ khỏe, hãy nhận yáo và đồ ăn của các gia chủ.”

Ca-diếpbạch Phật rằng:

“Conkhông thể nhận y áo và đồ ăn của họ. Nay với con, mặcy vá mảnh này, và tùy thời khất thực, không còn an lạcnào hơn. Vì sao vậy? Trong tương lai sẽ có các Tỳ-kheo thânthể yếu ớt, tâm tham y đệp, thức ăn ngon, nên giảm súttoạ thiền, không kham hành khổ hạnh, nhưng người ấy lạinói, ‘Quá khứ trong thời Phật, các Tỳ-kheo cũng nhận sựcung thỉnh của người, nhận y áo, ṭhức ăn. Vì sao chúngta không làm theo Thánh nhân ngày xưa?’ Do tham đắm y áo, thứcăn, họ sẽ [746b] cởi bỏ y phục làm bạch y, khiến cho cácvị Thánh hiền không còn oai thần, chúng bốn bộ dần dầnsuy giảm. Thánh chúng đã giảm bớt thì tháp miếu Phật cũngsẽ bị huỷ hoại. Tháp miếu Phật bị huỷ hoạicho nên kinh sách bị thất lạc. Lúc ấy, chúng sanh không còntinh quang. Do không còn tinh quang nên tuổi thọ rất ngắn. Bấygiờ, chúng sanh sau khi mạng chung đều đoạ vào ba đườngdữ. Cũng như ngày nay, chúng sanh tạo phước nhiều nên đềuđược sanh thiên; chúng sanh trong tương lai vì tạo tội nhiềunên đều đoạ địa ngục.”

ThếTôn nói:

“Lànhthay, lành thay, Ca-diếp! Ông đã làm nhiều lợi ích, làm ruộngphước và bạn lành của mọi người. Ca-diếp, nên biết,hơn một ngàn năm sau khi Ta nhập Niết bàn sẽ có Tỳ-kheosút giảm thiền định, không còn thực hành pháp đầuđà, cũng không có đắp y vá mảnh và đi khất thực, chỉthích nhận y áo, thức ăn do trưởng giả mang lại. Không cònai sống dưới gốc cây, tại chỗ nhàn tĩnh, mà chỉ ưa trangsức phòng xá. Cũng không dùng đại tiểu tiện làm thuốc,[147]mà chỉ thích các loại dược thảo rất ngon ngọt. Hoặc ởđây lại tham đắm tài sản, tiếc lẩn phòng xá, thườngxuyên tranh chấp với nhau. Lúc bấy giờ, đàn-việt thí chủ,dốc lòng chí tín Phật pháp, ưa hành huệ thí, không tiếclẩn tài vật. Đàn-việt thí chủ ấy sau khi mạng chung thảyđều sanh lên trời. Nhưng Tỳ kheo lười biếng thì vào địangục.

“Nhưvậy, Ca-diếp, hết thảy các hành là vô thường, không tồntại dài lâu.

“Lạinữa, Ca-diếp, nên biết, trong đời tương lai có Tỳ kheo tuycạo đầu những vẫn hành theo nghiệp thế tục; tay trái ẳmcon trai, tay phải ẳm con gái; lại cầm đàn, sáo mà khấtthực trên đường phố. Lúc ấy, thí chủ đàn việt còn thọphước vô cùng huống gì ngày nay những người khất thựcđều tu hành chân chánh.

“NàyCa-diếp, tất cả các hành đều vô thường, không thể tồntại lâu dài.

“Ca-diếpnên biết, trong tương lai, sa môn Tỳ-kheo sẽ xả bỏ con đườngtám nhánh và bảy pháp này, cũng như Pháp bảo mà ngày hômnay Ta đã tích tụ trong ba a-tăng-kỳ kiếp. Trong tương lai,các Tỳ-kheo khất thực để tự nuôi sóng bằng sự ca hátgiữa đám đông. Đàn-việt thí chủ cho cơm cho chúng Tỳ kheođó mà còn được phước, huống là ngày nay mà không đượcphước sao? Nay Ta đem pháp này giao cho Tỳ-kheo Ca-diếpvà A-nan. Vì sao vậy? Hôm nay, Ta đã gần tám mươi tuổi. Khôngbao lâu nữa Như Lai sẽ diệt độ. Nay [746c] đem Pháp bảogiao phó cho hai người. Hãy ghi nhớ đọc tụng, lưu truyềnở thế gian, đừng để đoạn tuyệt. Nếu ai ngăn cản ngôngiáo của Thánh nhân, người ấy sẽ đoạ vào biên địa.Hôm nay ta đã giao phó Kinh pháp cho ông, đừng để bịthất thoát.”

Lúcấy, Ca-diếp và A-nan liền rời khỏi chỗ ngồi, quỳ xuốngchấp tay, bạch Thế Tôn rằng:

“Vìsao lại đem giáo Pháp giao phó cho hai con mà không giao cho vịkhác? Lại nữa, trong chúng Như Lai, các vị có thần thôngbậc nhất không thể đếm hết, sao Như Lai không phó chúccho các vị đó?”

ThếTôn bảo Ca-diếp rằng:

“Trêntrời, trong loài người, ta không thấy người nào có thểthọ trì Pháp bảo sánh với Ca-diếp và A-nan. Trong chúng Thanhvăn cũng không có ai vượt hơn được hai người này. ChưPhật trong quá khứ cũng có hai người thọ trì kinh phápnhư Ca-diếp và A-nan ngày nay, rất là hy hữu. Vì sao vậy?Tỳ-kheo hành đầu đà trong thời Phật quá khứ, khi Pháp cònthì vị ấy còn, khi Pháp diệt vị ấy cũng mất. Tỳ-kheoCa-diếp của Ta ngày nay lưu lại ở thế gian cho đến khi PhậtDi-lặc ra đời rồi mới nhập diệt. Do đó Tỳ-kheo Ca-diếphơn các Tỳ-kheo thời quá khứ. Còn Tỳ-kheo A-nan vì sao lạihơn các thị giả của chư Phật quá khứ? Thị giả của chưPhật quá khứ nghe các Ngài giảng sau đó mới hiểu; nhưngTỳ-kheo A-nan ngày nay Như Lai chưa nói đã hiểu; Như Lai khôngnói cũng đều biết hết. Do bởi nhân duyên này Tỳ-kheo A-nanhơn các thị giả của chư Phật quá khứ.

“Vìvậy, hôm nay Ta giao phó Pháp bảo cho Ca-diếp và A-nan, đừngđể bị khuyết giảm.”

RồiThế Tôn liền nói kệ rằng:

Hếtthảy hành vô thường.

Cósanh ắt có diệt.

Khôngsanh thì không chết.

Diệtấy đệ nhất lạc.

Bấygiờ, Đại Ca-diếp và A-nan nghe những điều Phật dạy, hoanhỷ phụng hành.[148]

[1]Pāli, A.VII. 68 Dhammaññū (R.iv. 113). Hán, Trung, kinh 1.

[2]Pāli: dhammaññū (biết pháp), atthaññū (biết nghĩa), attaññū(biết mình), mattaññū (biết tiết độ), kālaññū (biếtthời), parisaññū (biết đại chúng), puggalaparoparaññū (biếtsự cao thấp của người). Trung, k.1: tri pháp 知法, tringhĩa知義, tri thời知時, tri tiết 知節, tri kỹ 知
<lbn="0421a17"/>己, tri chúng 知眾, tri nhân thnắg như 知人勝如.

[3]Trung, ibid.: Tỳ kheo biết mình: “Ta có tín, giới, thí, văn,huệ như vậy…” Pāli: bhikkhu attānaṃ jānāti– ‘ettakomhi saddhāya sīlena sutena cāgena paññāya paṭibhānenā’ti.

[4]Pāli, A.VII. 69. Pārichattaka. Hán, Trung, kinh 2.

[5]Trú độ thọ 晝度樹. Pāli: Parichattaka.

[6]Sinh la võng 生羅網. Pāli: jālakajāta. Hán hiểu là jāla-jāta:sinh lưới, thay vì jālaka-jāta, sinh chồi non.

[7]Văn curna về bốn thiền, xem kinh 1 phẩm 12.

[8]Pāli, Udakūpama (R. iv. 12). Hán, Trung, kinh 4.

[9]Hán dịch mục này khác thứ tự với Trung và Pāli: đây làhạng người nổi lên rồi trụ được, không chìm trở lại.

[10]Pāli: đắc Dự lưu.

[11]Hán dịch mục này trái thứ tự với Trung và Pāli: đây làhạng người ngoi lên khỏi nước rồi, đã trụ được, còncó thể quán sát.

[12]Hạng chứng Nhất lai.

[13]Trên Tịnh cư thiên.

[14]Pāli, A.VII. 67. Nagara (R. iv. 105). Hán, Trung, kinh 3.

[15]Hán: viễn quốc 遠國. Trung: biên thành 邊城, thành trì ởbiên địa. Pāli: paccantimaṃ nagaraṃ.

[16]Đoạn nói về phòng hộ căn môn, rải rác trong nhiều kinh,nhưng văn dịch không thống nhất.

[17]Hán: đa phương tiện 多諸方便, nên hiểu: nhiều nổ lực,tnh cần.

[18]Tức tu bốn thiền. Pāli: catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ.

[19]Hán: bất thoát lậu 不脫漏. Nên hiểu: dễ chứng đạt, khôngkhó. Pāli: nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī.

[20]Nguyên Hán:ấm, trì, nhập..

[21]Nguyên Hán: thần chỉ xứ 神止
<lbn="0730c21"/>處. Xem, Trường, kinh 9 (Chúng tập) Pāli, Cf. D.iii.tr. 253. satta viññāṇaṭṭhitiyo.

[22]Hán dịch không xác định: chỉ một phần chư thiên thuộcthôi.

[23]Hán: sơ xuất thế gian, dịch không hết ý. Nên hiểu: khi kiếpmới sáng thành.

[24]Pāli, S. 46. 16 Gilāna (3) (R.v. 81).

[25]Quân-đầu. Pāli: Mahā-Cunda. Nhưng, bản Pāli nói đức Phậtbệnh, và Cunda làm thị giả chăm sóc bịnh, chứ không phảiCunda bệnh.

[26]Bản Pāli: Phật bảo Cunda nói 7 giác chi. Cunda nói xong, Phậtkhỏi bệnh.

[27]Pāli, S.46. 42. Cakkavatti (R. v. 99).

[28]Túc tán vương, chỉ các Tiêu vương, chư hầu của Chuyên luân.

[29]Tham chiếu Pāli, M. 23 Vammika (R. i. 142).

[30]Đồng Chân Ca-diếp 童真迦葉. Pāli: Kumārakassapa. Xem Trường,kinh 7 (Tệ-tú); D. 23. Pāyāsi.

[31]Trú ám viên. Pāli: Andhavana, khu rừng ở pía nam Xá-vệ.

[32]Pāli: vammika, gò mối.

[33]Pāli: divā pajjalati, ban ngày rực sáng.

[34]Hán: tạc sơn 鑿山. Bản Pāli: cầm gươm mà đào gò mốilên.

[35]Hán: phụ vật 負物. Pāli: thấy cái then cửa (laṅgī).

[36]Pāli: ukkhipa. hãy lấy lên. Hán hiểu là nikkhipa, hãy để xuống.

[37]Hán: nhị đaok. Pāli: dvidhāpatha, đường đi có hai lối.

[38]Pāli: nāga. có thể hiểu là rắn (thần), cũng có thể làrồng.

[39]Pāli: namo karohi nāgassa, hãy đảnh lễ (xưng nam-mô) con rắn.

[40]Thứ tự các vật đào được trong Hán dịch khác với bảnPāli. Có ba vật không đòng nhất được giữa Hán và Pāli.Hán: núi, cái gông, cành cây. Pāli: caṅgavāra (cái bát), kumma(con rùa), asisūna (dao mổ bò).

[41]Hán: nhược tùng ngã văn若從我聞. Hán có thể dịch sai,So sanh Pāli (định cú): ito vā pana sutvā, hoặc nghe từ đó;tức những ai nghe từ Phật hay đệ tử của Phật. Nhưng tiếngPhạn ít khi dùng từ nhân xưng, nên Hán dịch tự tiện thêmtừ “tôi” vào. Tham chiếu, Trung 25 (tr. 584c29): 唯有如來.如來弟子或從此聞.

[42]Học nhân 學人, chỉ Thánh giả hữu học.

[43]Pāli: Bát đựng (caṅgavāra, Hán?) chỉ năm triền cái (pañca nīvaraṇānaṃ).

[44]Pāli: không có.

[45]Pāli: con dao mổ (asisūna) chỉ năm dục (pañca kāmaguṇānaṃ).

[46]Pāli: then cửa (laṅgī) chỉ vô minh (āvijjā).

[47]Pāli: chỉ Tỳ kheo lậu tận (khīṇāsavassetaṃ bhikkhuno).

[48]Pāli, M. 24 Rathavinīta (R. i. 146). Hán, Trung, kinh 9.

[49]Mãn Nguyện Tử. Pāli: Puṇṇa Mantāṇiputta.

[50]Puṇṇa Mantāṇiputta quê ở Donavatthu, gần Kapailavatthu.

[51]Bổ nạp y 補納衣, đây chỉ y phấn tảo.

[52]Để bản: giải thóat kiến tuệ.

[53]Đoạn này có thể do Hán dịch tự thêm thắt, vì mầu thuẫnvới đoạn cuối, theo đó, Xá-lợ-phất cho tới khi kết thúcluận đọa moiứ nhận ra người đối thoại là Mãn NguyệnTử. Sự kiện này phù hợ với tường thuật của Pāli, vàTrung A-hàm.

[54]Biến cách 7 của Phạn ngữ đây dịch thành sở do, thay vìsở y. Nên hiểu: (chúng ta) ở nơi Thế tôn, hay nương nơiThế tôn (sở y), mà tu phạm hạnh. Như vậy để có mạchlạc với những hỏi và câu trả lời đoạn sau.

[55]Biến cách 7, Hán dịch thành sở do, nên câu hỏi trở thànhvô lý. Nên hiểu: “có phải (chúng ta) nương nơi Thế tôn(sở y, biến cách số 7) mà tu phạm hạnh …?”

[56]Pāli: sīlavisuddhatthaṃ, (có phải) vì mục đích giớithanh tịnh?

[57]Pāli: cittavisuddhatthaṃ, vì mục đích tâm thanh tịnh.

[58]Pāli: kaṅkhāvitaraṇavisuddhatthaṃ, độ nghi tịnh, vì mụcđích sự thanh tịnh do vượt qua hoài nghi.

[59]Pāli: paṭipadāñāṇadassanavisuddhatthaṃ, đạo tích kiếntịnh, vì mục đích thanh tịnh của tri kiến về phương pháphành trì. Thứ tự trong bản Pāli, mục đích này ở sau đạophi đạo kiến tịnh.

[60]Pāli: maggāmaggañāṇadassanavisuddhatthaṃ, đạo phi đạo kiếntịnh, vì mục đích thanh tinh về sự thấy rõ đau là Thánhđạo và đâu là không phải. Xem cht. 59 trên.

[61]Hán: nghĩa, nên hiểu là “mục đích.” Pāli: atthaṃ.

[62]Pāli: ñāṇadassanavisuddhi yāvadeva anupādāparinibbānatthā,tri kiến thanh tịnh là vì mục đích vô dư Niết-bàn (khôngcòn chấp thủ).

[63]Nguyên hán: thọ nhập chi mạo 受入之貌.

[64]Đoạn dịch hán này tối nghĩa. So sanh Pāli: Xá-lợi-phấthỏi, “Phải chăng giới thanh tịnh là Niết-bàn không cònchấp thủ?” cho đến “tri kiến thanh tịnh là Niết-bànkhông còn chấp thủ?” Mãn Nguyện Tử đều trá lời khôngphải. Nhưng ngoài các pháp được hỏi đó cũng không có phápnào để đến Niết bàn. Nếu không, phàm phu cũng đạt đếnNiết-bàn, vì phàm phu không có những pháp đó.

[65]Câu này Hán dịch rõ ràng sai. Vì các pháp mà Xá-lợi-phấtvừa hỏi nhất định không thể có nơi phàm phu. Xem cht. 64trên.

[66]Di-đa-na-ni 彌多[06]那尼. Skt. Maitrāyaṇi, nhưng Pāli: Mantāni.

[67]Nguyên Hán: đại chủ 大主. Xá-lợi-phất được xưngtụng là vị Đại tướng quân của Chánh pháp.

[68]Bản Hán, hết quyển 43.

[69]Pāli, A. VII. 62 Suriya (R. iv.99), D. 27 Aggañña.

[70]Tế cước 細<gaiji cb='CB0560' des='[腳-谷+去]' uni='811A' >脚.Có lẽ Câu-xá 11 (tr. 59c2) gọi là Kiên thủ 堅手 (Skt. Karoṭapāṇi).

[71]Thi-lợi-sa 尸利沙.

[72]Hoan duyệt 歡悅. Có lẽ Câu-xá 11 nói là Hằng kiêu 恒憍(Skt. Sadāmatta, nhưng đây đọc là Sadāmanas).

[73]Lực thạnh 力盛. Có lẽ Câu-xá 11 là Trì man (Skt. Māladhara,nhưng đây đọc là Baladhara).

[74]Pāli, Jā. i. 204: Đế Thích đặt năm vòng đại bảo vệ cungthành Tam thập tam, từ dưới chân Tu-di đi lên: Nāga (Rồng),Garuḍa (Kim sí điểu), Kumbhaṇḍa (Cưu-bàn-trà), Yakkha (Dạ-xoa),và Tứ thiên vương.

[75]Thiết vi 大鐵圍. SDkt. (Mahā)Xakrravāḍa. Pāli: Cakkavāḷa.Các núi bao quanh Tu-di, xem Trường, kinh 29 Thế ký, phẩm Diêm-phù-đề.Câu-xá 11, phẩm iii Thế gian. Thứ tự được kể trong bảnHán dịch này không phù hợp với các tài liệu dẫn trên.

[76]Ni-di-đà 尼
<lbn="0736a13"/>彌陀山, Skt. Nimimdhara. Pāli: Nemindhara.

[77]Khư-la 佉
<lbn="0736a14"/>羅. Skt. Khadiraka. Pāli: karavīka.

[78]Ti-sa 俾沙. Skt. īṣādhara. Pāli: īsadhara.

[79]Mã đầu 馬[08]頭. Skt. Aśvakarṇa; Pāli: Assakaṇṇa.

[80]Tỳ-na-da 毘
<lbn="0736a16"/>那耶. Skt. , Pāli: Vinataka.

[81]Để bản: nhị ; có lẽ nhất nhất bị chép nhầm.

[82]Hán: cách tử 隔子.

[83]Hương tích 香積. Câu-xá 11 (tr. 58a20): Hương túy 香醉. Skt.Gandhamadāna.

[84]Kì-di-đà 祇彌
<lbn="0736c28"/>陀; có thể chép dư.

[85]Địa phì 地肥. Xem Trường 6 (kinh 5 Tiểu duyên, tr. 37b27);Trung 39 kinh 154 (tr. 674b24). Pāli, D 27 Agañña (R.iii. 85).

[86]Pāli, A.VII. 20 Vassakāra (R. iv. 16), Trường 3 kinh 2; Trung 35 kinh142.

[87]Bà-lợi-ca 婆利[14]迦. Pāli: Vassakāra.

[88]Bản Hán: bất hướng 不向. Nghi chép dư chữ bất. Tham chiếu,Trung 35, ibid.

[89]Thất sử 七使; tức 7 tùy miên. Cf. Pāli, A. iv. 9: sattannaṃ,anusayānaṃ, có 7 tùy miên.

[90]Pāli: kāmarāga, dục tham; paṭigha, sân; diṭṭha, kiến; vicikiccha,nghi; māna, mạn; bhavarāga, hữu tham; avijja, vô minh.

[91]Thế khốc 涕哭; TNM: Đề khốc. Có lẽ tên khác của địangục Khiếu hoán 叫喚. Cf. Trường 19.

[92]Pāli, M.2. Sabbāsava (R. i. 6). Hán, Trung 2, kinh 10.

[93]Bảy loại trong Trung kinh 10 và Pāli. Bản Hán này chỉ có sáu:1. Kiến đoạn 見
<lbn="0740b02"/>斷; Trung kinh 10, kiến đoạn; Pāli: dassanā pahātabbā. 2. Thân cận đoạn 親近斷; Trung kinh 10: dụng đoạn;Pāli: paṭisevanā pahātabbā. Tư duy đoạn 思惟斷. 3. Viễnly đoạn 遠
<lbn="0740b03"/>離斷. Pāli: parivajjanā pahātabbā. 4. Ngu lạc đoạn娛樂斷. Tư duy đoạn 思惟斷, Pāli: bhāvanā pahātabbā. Cònlại, không đồng nhất được: Pāli: saṃvarā pahātabbā(phòng hộ đoạn), adhivāsanā pahātabbā (kham nhẫn đoạn),vinodanā pahātabbā (trừ diệt đoạn).

[94]Pāli:dhammā manasikaraṇīyā ye dhamme na manasi karoti, pháp cầnđược tác ý mà không tác ý.

[95]Tham chiếu Pāli, sáu kiến chấp về ngã: 1. atthi me attā, cótự ngã của tôi; 2. natthi me attā, không có tự ngã của tôi;3. attanāva attānaṃ sañjānāmī, do chính tôi, tôi nhận biếtcó tự ngã; 4. attanāva anattānaṃ sañjānāmī, dochính tôi, tôi nhận biết không có tự ngã; 5. anattanāvaattānaṃ sañjānāmī, không do chính tôi, tôi nhận biết cótự ngã; 6. yo me ayaṃ attā vādo vedeyyo tatra tatra kalyāṇapāpakānaṃkammānaṃ vipākaṃ paṭisaṃvedeti so kho pana me ayaṃ attā niccodhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassatī, tự ngã này của tôi nói, nơi này nơi kianó cảm thọ báo dị thục cúa nghiệp thiện ác, cho nên tựngã này thường tồn, vĩnh cửu, không biến đổi, mãi mãitồn tại như vây.

[96]Ba kết (Pāli: tīṇi saṃyojanāni):Thân tà 身[27]耶, tức (hữu)thân kiến (Pāli: sakkāyadiṭṭhi); giới đạo 戒盜, tức giớicấm thủ (Pāli: sīlabbataparāmāso); nghi 疑 (Pāli: vicikicchā).

[97]Các lậu này, chính yếu là ba kết, được đoạn trừ ởkiến đạo, tức khi thấy bốn Thánh đế. Hán dịch này thiếumất đoạn nói về thấy bốn Thánh đế, mà trong Trung kinh10 và bản Pāli có nói rõ.

[98]Nguyên Hán: cung kính sở đoạn 恭敬所斷; đây nên hiểu làkham nhẫn, theo nội dung được nói (Pāli: adhivāsanā). Trongliệt kê, không đề cập mục này. Xem cht. 25 trên.

[99]Thân cân đoạn sở 親近所斷. Pāli: paṭisevanā pahātabbā (lậu) được đoạn trừ do thọ dụng. Xem cht. 25 trên.

[100]Viễn ly sở đoạn 遠離所斷.Pāli: āsavā parivajjanā pahātabbā, hữu lậu được đoạn trừ do bởi tránh xa.

[101]Nên hiểu là tránh né những ác thú khi Tỳ kheo sống trongrừng.

[102]Nên hiểu, nếu không tránh xa.

[103]Nội dung tương đương với Pāli: đoạn trừ do trừ diệt(vinodanā). Từ Hán dịch ngu lạc không phù hợp với nội dung.Có lẽ Hán dịch đọc nhầm với từ nào đó.

[104]Nội dung tương đương Pāli: đoạn từ do phòng hộ (saṃvāra),tức thủ hộ các căn. Hán hiểu là oai nghi tức các cử chỉ.

[105]Bản Hán, hết quyển 34.

[106]Tham chiếu, Hán, Trung 2, kinh 7.

[107]A-dũ-xà giang thủy 阿[24]踰闍江水. Có lẽ đồng nhất Pāli,Ayojjhā, tên một vương quốc bên bờ sông Hằng. Cf. Tây vựcký 5 (tr. 896b04): A-dũ-đā 阿踰陀國 (Skt. Ayodhyā).

[108]Đại Quân-đầu 大均頭. Pāli: Mahā-Cunda.

[109]Bà-ca-lợi 婆迦利, tức trên kia, kinh 10 phẩm 46, phiên âmlà Bà-ca-lê 婆迦梨. Pāli: Vakkali.

[110]Hắc phạm chí 黑梵志?

[111]Cf. Pāli, M. 93 Assalāyana (R. ii. 155): Asita Devala. Hán, Trung 37,kinh 151 (tr. 665c05).

[112]Pāli, M. 18 Madhupiṇḍika (R. i. 108). Hán, Trung 28, kinh 115.

[113]Tỳ-da-la-trí tụ 毘羅耶致聚. Pāli: beluvalaṭṭhikāya mūle,(ngồi) dưới gốc cây beluvaṭṭhika, một loại trúc. Trungkinh 115: trong một ngôi chùa của họ Thích, trong rừng trúc竹林釋迦寺中.

[114]Chấp Trượng Thích chủng 執杖釋種. Pāli: Daṇḍapāṇipi Sakko.

[115]Hán: phi … sở năng cập … 所能及. Pāli: yathāvadī… nakenaci loke viggayha tiṭṭhati, yathā ca pana kāmehi visaṃyuttaṃviharantaṃ taṃ brāhmaṇaṃ akathaṃkathiṃ chinnakukkuccaṃ bhavābhavevītataṇhaṃ saññā nānusenti, “điều mà Ta nói, không phảiđể tranh luận với bất cứ ai trong thế gian này; điều màTa nói là như bà-la-môn sống an trú mà không bị trói buộcbởi các dục, không hoài nghi, đọan trừ ác tác, không cònkhát ái nơi hữu và phi hữu, không có các tưởng tiềm phục.” Chỗ này Hán dịch thiếu một đoạn, nhưng được thấytrong tường thuật tiếp theo. Tham chiếu, Trung kinh 115 (tr. 0603b18).

[116]Dịch sát Hán. Có lẽ từ Phạn văn tương đương Pāli: nakenaci loke viggayha tiṭṭhati : “không tồn tại để tranhchấp (viggayha) với bất cứ ai trong thế gian”, nhưng bảnHán đọc là na kenaci loke vigayha tiṭṭhati, “không tồn tạiđể đắm chìm (vigayha) trong thế gian.”

[117]“Của dòng họ Thích”, cụm từ này có thể được chépdư trong Bản Hán. Xem cht. 47 trên.

[118]Xem cht. 47 trên.

[119]Nguyên Hán: cánh lạc 更樂.Đây là định nghĩa về xúc. Địnhcú Pāli: cakhuñca… paṭicca rūpe ca uppajjaticakkhuviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅati phasso, duyên nơi mát vàsắc, thức con matứ khởi lên. Tổ hợp ba này (gồm mắt,sắc, và thức) là xúc.

[120]Pāli: yaṃ vitakketi taṃ papañceti, do tầm mà có hý luận.

[121]Trung kinh 115: mật hoàn 蜜丸, cục mật ong. Pāli: madhupiṇḍikaṃ.

[122]Cam lộ pháp vị 甘露法味. Trung kinh 115: Mật hoàn dụ 蜜丸喻.Pāli: madhupiṇḍika-pariyāyo.

[123]Pāli, S. 55. 21. Mahānāma (R. v. 369); Pāli, M. 12 Cūḷadukkhakkhandha(R. i. 19). Hán, Tạp (Việt) kinh 1291.

[124]Cf. Pāli, M. 12 Cūḷadukkhakkhandha (R. i. 19): lobho, doso, moho cittassaupakkileso’ ti. tham, sân, si, là cấu uế của tâm.

[125]Tường thuật tương tợ, Cf. M. 14. ibid.

[126]Tiên nhân quật 仙人窟. Pāli: Isigila; tường thuật tưong tợ,cf. M. 14, ibid.

[127]Có lẽ Hán dịch bị nhảy sót nên đoạn văn hơi vô lý. Thamchiếu Pāli, ibid.: nigaṇṭho nāṭaputto‚ sabbaññū…soevamāha pubbe pāpakammaṃkataṃ, taṃ imāya kaṭukāya dukkarakārikāya nijjīretha, “Ni-kiền Tử, là đấng toàn trí, đã nói nhưvậy: bằng sự khổ hành khốc liệt này, các ngươi sẽ trừdiệt ác nghệp đã làm trước kia.”

[128]Đối chiếu Pāli: kammakkhayā dukkhakkhayo, nghiệp dứt sạch,nên khổ dứt sạch.

[129]Trong bản Pāli, điều này là phát biểu của nhóm Ni-kiềntử: na… sukhena sukhaṃ adhigantaṃ, dukkhena kho sukhaṃ adhigantabbaṃ(…) bimbisāro sukhaṃ adhigaccheyya, “lạc không thể đạt đượcbằng lạc; lạc phải đạt được bằng khổ. (Nếu khôngnhư vậy,) vua Bimbisara có thể đạt được lạc.” Đây làlý luận cho lối tu khổ hạnh của Ni-kiền tử mà Phật bácbỏ. Hán dịch sai lầm cho là quan điểm của Phật.

[130]Pāli, thêm chi tiết: suốt bảy bgày bảy đêm an trú với cảmthọ duy nhất là lạc (ekanta-sukhaṃ paṭisaṃvedī vaharitum).

[131]Xem Tạp 5, kinh 109. Pāli, S. 13.2. Pokkharaṇī.

[132]Gia gia, thứ sáu trong 18 bậc hữu học. Xem Trung 30, kinh 127.

[133]Tham chiếu Pāli, S. 22.; 57. Sattaṭṭhāna (R. iii. 62). Hán, Tạp(Việt) kinh 42.

[134]Tạp (Việt) kinh 42: thất xứ thiện, tam chủng quán nghĩa 七處善種觀義.Pāli, S.22: sattaṭṭhānakusalo, tividhāpaparikkhī.

[135]Xem kinh 3, phẩm 30.

[136]Trong bản: Thế Tôn.

[137]Đẳng trị 等治.

[138]Đẳng ngữ.

[139]Đẳng nghiệp.

[140]Đẳng mạng.

[141]Đẳng phương tiện.

[142]Đẳng niệm.

[143]Bốn ý chỉ.

[144]Đẳng tam-muộ.

[145]Hán dịch sót: định giác ý (giác chi).

[146]Việt dịch sát. Nhưng Hán dịch đoạn này lôn xộn. Nói theothứ tự: tu tám Thánh đạo và bảy giác chi trong 7 năm, hoặcchỉ trong 7 ngày, cho đến một ngày, có thể chứng một tronghai quả: hoặc A-la-hán ngay trong đời này, hoặc nếu còn hữudư, chứng A-na-hàm, tái sinh Tịnh cư thiên và nhập Niết-bàntrên đó.

[147]Địa tiểu tiện dược大小藥. Dịch ý của từ hủ lạndược 腐爛藥, loại thuốc quy định cho Tỳ kheo. Pāli: pūtimatta,cũng được hiểu là nước nước đái quỷ. Nhưng ngữ nguyêncủa từ này không rõ ràng.

[148]Bản Hán, hết quyển 35.
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]