Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Pháp

02/05/201113:07(Xem: 6278)
Mười Pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP

46.PHẨMKẾT CẤM

KINHSỐ 1
[775c07]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiời Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Cómười sự công đức[1] mà Như Lai xuất hiện ở đời thuyếtcấm giới cho các Tỳ kheo.

“Nhữnggì là mười? Thừa sự Thánh chúng; hòa hiệp thuận thảo;an ổn Thánh chúng; hàng phục người xấu; khiến các Tỳ kheocó tàm quý không bị quấy nhiễu; người không tin khiến xáclập tín căn; người đã tin khiến càng tăng ích; ngay tronghiện pháp được dứt sạch các lậu; cũng khiến các thóixấu hữu lậu đời sau được trừ diệt; lại khiến Chánhpháp tồn tại thế gian lâu dài, thường niệm tư duy bằngphương tiện nào để Chánh pháp tồn tại lâu dài.

“Tỳkheo, đó là mười pháp công đức, nay Như Lai xuất hiện ởđời thuyết cấm giới cho Tỳ kheo. Cho nên, Tỳ kheo, hãy tìmcầu phương tiện thành tựu cấm giới giới, chớ để thoáithất.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ, các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2[2]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Cómười sự, là chỗ cư trú của Thánh.[3] Các Thánh trong bađờì thường cư trú nơi đó. Những gì là mười? Năm sựđã trừ; thành tựu sáu sự; hằng hộ một sự;[4] hộ trìchúng bốn bộ;[5] quán sát các sự yếu kém;[6] bình đẳngthân cận;[7] chánh hướng vô lậu;[8] thân hành khinh an;[9]tâm khéo giải thoát; tuệ giải thoát.

“Thếnào, Tỳ kheo, năm sự đã trừ? Ở đây, Tỳ kheo đã đoạntrừ năm kết.[10] Như vậy, năm sự đã được trừ.

“Thếnào Tỳ kheo thành tựu sáu sự? Ở dây, Tỳ kheo vâng hànhsáu pháp tôn trọng.[11] Như vậy, Tỳ kheo thành tựu sáu sự.

“Thếnào Tỳ kheo hằng hộ một sự? Ở đây, Tỳ kheo hằng thủhộ tâm đối với hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, cho đếncửa Niết-bàn.[12] Như vậy, Tỳ kheo hằng hộ [776a] một sự.

“Thếnào Tỳ kheo thủ hộ chúng bốn bộ? Ở đây, Tỳ kheo thànhtựu bốn thần túc.[13] Như vậy mà thủ hộ chúng bốn bộ.

“Thếnào Tỳ kheo quán sát sự yếu kém? Ở đây, Tỳ kheo đã tậntrừ các hành sinh tử.[14] Như vậy, Tỳ kheo quán sát sự yếukém.[15]

“Thếnào Tỳ kheo bình đẳng thân cận? Ở đây, Tỳ kheo đã đoạntận ba kết.[16] Đó là Tỳ kheo bình đẳng thân cận.

“Thếnào Tỳ kheo chánh hướng vô lậu? Ở đây, Tỳ kheo trừ khửkiêu mạn.[17] Như vây, Tỳ kheo chánh hướng vô lậu.

“Thếnào Tỳ kheo thân hành khinh an? Ở đây, Tỳ kheo đã diệt tậnvô minh.[18] Như vậy, Tỳ kheo thân hành khinh an.

“Thếnào Tỳ kheo tâm hoàn toàn được giải thoát? Ở đây, Tỳkheo đã đoạn tận ái. Như vậy, Tỳ kheo tâm hoàn toàn giảithoát.

“Thếnào Tỳ kheo tuệ giải thoát? Ở đây, Tỳ kheo quán Khổ, Tập,Tận, Đạo, như thật biểt rõ. Như vậy, Tỳ kheo tuệ giảithoát.

“Đólà, Tỳ kheo, mười sự là chốn cư trú của Hiền Thánh. CácHiền Thánh xưa đã cư trú nơi trú xứ này, đã cư trú vàđang cư trú. Cho nên, Tỳ kheo, hãy niệm trừ năm sự, thànhtựu sáu pháp, thủ hộ một pháp, hộ trì chúng bốn bộ,quán sát yếu kém, bình đẳng thân cận, chánh hứong vô lậu,thân hành khinh an, tâm được giải thoát, trí tuệ giải thoát.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ, các ỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“NhưLai thành tựu mười lực, tự biết là bậc Vô sở trước,[19]ở giữa đại chúng mà có thể rống tiếng sư tử, chuyểnpháp luân vô thượng mà cứu độ chúng sinh, rằng đây làsắc, đây là tập khởi của sắc, đây là sự diệt tậncủa sắc, đây là xuất yếu của sắc; quán sát đây là thọ,tưởng, hành, hức, tập khởi, diệt tận, xuất yếu củathức; nhân bởi cái này, có cái này, đây sinh thì kia sinh;do duyên vô minh mà hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ,thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên chết,chết duyên sầu ưu khổ não, không thể kể xiết. Nhân cóthân năm uẩn này mà có pháp tập khởi này; đây diệt thìkia diệt, đây không thì kia không, do vô minh diệt tận màhành diệt tận, hành tận nên thức tận, thức tận nên danhsắc tận, danh sắc tận nên sáu xứ tận, sáu xứ tận nênxúc tận, xúc ṭận nên thọ tận, thọ tận nên [776b] áitận, ái tận nên thủ tận, thủ tận nên hữu tận, hữutận nên chết tận, chết tận nên sầu ưu khổ não thảyđều diệt tận.

“Tỳkheo, nên biết, pháp của Ta sâu thẳm, rộng lớn không cóbờ mé, đoạn trừ các hồ nghi, là chốn an ổn, chánh pháp.Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân chuyên cần dụng tâm khôngđể khuyết, dù cho thân thể khô kiệt, hủy hoại, vẫn khôngbao giờ xả bỏ hành tinh tấn, buộc chặt tâm không quên lãng;tu hành pháp khổ thật không phải dễ, ưa chốn nhàn tĩnh,tịch tĩnh tư duy, không xả bỏ hành đầu-đà, như nay NhưLai hiện tại khéo tu phạm hạnh.

“Chonên, Tỳ kheo, nếu khi tự quán sát, tư duy pháp vi diệu, hãyquán sát hai nghĩa, hành không buông lung, để cho thành tựukết quả chắc thật, đạt đến chỗ diệt tận của cam lộ.Nếu khi nhận sự cúng dường của người khác, áo chăn, cơmnước, giường chõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh màkhông uổng công khó nhọc của người, và cũng khiến cho chamẹ được quả báo ấy, thừa sự chư Phật, lễ kính, cúngdường.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ, các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[20]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“NhưLai thành tựu mười lực,[21] được bốn vô sở úy, ở giữađại chúng mà có thể rống tiếng sư tử.

“Nhữnggì là mười? Ở đây, Như Lai như thật biết rõ đây là xứ,biết rõ như thật là phi xứ.[22]

“Lạinữa, Như Lai biết rõ xứ sở, biết rõ tùy thuộc nhân duyênnào mà các chúng sinh thọ lãnh quả báo ấy.[23]

“Lạinữa, Như Lai biết rõ thế giới sai biệt, giới sai biệt[24]xứ sai biệt; biết rõ như thật.[25]

“Lạinữa, Như Lai biết rõ như thật giải thoát sai biệt, vô lượnggiải thoát.[26]

“Lạinữa, Như Lai biết rõ trí tuệ nhiều hay ít của chúng sinh;biết rõ như thật.[27]

“Lạinữa, Như Lai biết rõ những điều suy nghĩ trong tâm của chúngsinh; biết rõ như thật.[28] Tâm có dục, biêt rõ tâm có dục;tâm không dục, biết rõ tâm không dục; tâm có sân nhuế,biết rõ tâm có sân nhuế; tâm không sân nhuế, biết rõ tâmkhông sân nhuế; tâm ngu si, biết rõ tâm ngu si; tâm không ngusi, biết rõ tâm không ngu si; tâm có ái, biết rõ tâm có ái;tâm không ái, biết rõ tâm không ái; tâm có thủ, biết rõtâm có thủ; tâm không thủ, biết rõ tâm không thủ; tâm loạn,biêt rõ có tâm loạn; tâm không loạn, biết rõ tâm không loạn;tâm tán, biết rõ có tâm tán; [776c] tâm không tán, biết rõtâm không tán; tâm ít, biết rõ có tâm ít; tâm không ít, biếtrõ tâm không ít; tâm rộng, biết rõ có tâm rộng; tâm khôngrộng, biết rõ tâm không rộng; tâm vô lượng, biết rõ tâmvô lượng; tâm hạn lượng, biết rõ tâm hạn lượng; nhưthật biết rõ. Tâm định, biết có tâm định; tâm không định,biết tâm không định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát;tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.

“Lạinữa, Như Lai biêt rõ tận cùng tất cả con đường mà tâmhướng đến,[29] hoặc một, hai đời, ba đời, bốn đời,năm đời, mười đời, năm mươi đời, trăm đời, nghìn đời,ức trăm nghìn đời, vô lượng đời, trong thành kiếp, hoạikiếp, vô lượng thành hoại kiếp, xưa kia ta sinh ở đó vớitên họ như vậy, ăn thức ăn như vậy, thọ khổ lạc nhưvậy, thọ mạng dài, vắn, chết đây sinh nơi kia, chết nơikia sinh nơi này; tự nhớ lại như vậy sự việc vô lượngđời trước.[30]

“Lạinữa, Như Lai biết định hướng sống chết của chúng sinh;[31]bằng thiên nhãn mà quán sát các loài chúng sinh, hoặc có sắcđẹp, hoặc sắc xấu, thiện thú, ác thú tùy theo hành nghiệpđã gieo trồng, tất cả đều biết rõ. Hoặc có chúng sinhhành ác bởi thân, miệng, ý, phỉ báng Hiền Thánh, gây nghiệptà kiến, thân hoại mạng chung sinh vào trong địa ngục. Hoặccó chúng sinh hành thiện bởi thân, miệng ý, không phỉ bángHiền Thánh, hằng hành chánh kiến, thân họai mạng chung sinhvào cõi thiện, sinh lên trời. Đó gọi là bằng thiên nhãnthanh tịnh quán sát định hướng của chúng mà các hành viđưa đến.

“Lạinữa, Như Lai biết rõ các lậu đã diệt tận,[32] thành vôlậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, sinh tử đã dứt,phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còntái sinh đời sau nữa, biết rõ như thật.

“Đógọi là mười lực của Như Lai, tự gọi là bậc Vô trước,được bốn vô sở úy, ở giữa đại chúng mà rống tiếngsư tử, chuyển phạm luân.

“Thếnào là bốn vô sở úy mà Như Lai có được?[33] Như Lai thànhđẳng chánh giác; (nếu có chúng sinh muốn nói là biết, trườnghợp này không thể có;)[34] hoặc có sa-môn, bà-la-môn muốnđến phỉ báng Phật, nói là không thành Đẳng chánh giác,trường hợp này không thể có. Vì trường hợp ấy khôngthể có, nên Ta được an ổn.

“Nhưnghôm nay khi Ta nói, Ta đã diệt tận các lậu. Giả sử có sa-môn,bà-la-môn, hoặc Thiên, hoặc Ma thiên, đến mà nói Ta chưadiệt tận các lậu, trường hợp ấy không thể có. Vì trườnghợp ấy không thể có nên ta được an ổn.

“Lạinữa, pháp mà Ta thuyết, là xuất yếu của Hiền Thánh, nhưđoạn tận biên tế khổ. Giả sử [777a] có sa-môn, bà-la-môn,Thiên, hoặc Ma thiên, đến nói là chưa đoạn tận biên tếkhổ, trường hợp này không thể có. Vì trường hợp nàykhông thể có nên Ta được an ổn.

“Lạinữa, pháp chướng ngại[35] mà ta nói là đọa lạc cõi dữ;giả sử có sa-môn, bà-la-môn, đến muốn nói điều đó khôngđúng; trường hợp này không thể có.

“Tỳkheo, đó là bốn vô sở úy của Như Lai.

“Giảsử có ngoại đạo dị học hỏi Sa-môn Cù-đàm kia có lựcgì, vô úy gì mà tự xưng là bậc Vô trước, tối tôn, cácngươi hãy trả lời bằng mười lực này.

“Giảsử ngoại đạo dị học nói, ‘Chúng tôi cũng thành tựumười lực,’ Tỳ kheo các ngươi nên hỏi lại, ‘Ông cómười lực gì?’ Khi ấy ngoại đạo dị học ắt không thểtrả lời, và lại tăng thêm nghi hoặc. Vì sao? Ta không thấycó sa-môn, bà-la-môn nào tự xưng đắc bốn vô sở úy, trừNhư Lai. Cho nên, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựumười lực, bốn vô sở úy.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5[36]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Cómười niệm, được phân biệt rộng rãi, tu tập, đoạn tậndục ái, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, vô minh. Những gìlà mười? Đó là, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ kheo,niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm tịch tĩnh,[37] niệman-ban, niệm thân, niệm sự chết.

“Đólà Tỳ kheo, nếu có chúng sinh tu hành mười niệm này sẽđoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái; hết thảy vô minh,kiêu mạn, thảy đều được đoạn tận.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6[38]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Gầngũi cung vua,[39] có mười phi pháp. Những gì là mười? Ởđây, trong nội cung[40] có khởi tâm mưu hại muốn giết quốcvương. Do bởi âm mưu này, quốc vương bị giết. Nhân dânnước đó nghĩ rằng, ‘Sa-môn, đạo sỹ này thường xuyênlui tới. Đây chắc chắn là việc làm của sa-môn ấy.’ Đólà phi pháp thứ nhất, nạn do gần gũi cung vua.

“Lạinữa, đại thần phản nghịch, bị vua bắt và giết. Khi ấynhân dân nghĩ rằng, ‘Sa-môn, đạo sỹ này thường xuyênlui tới. Đây là việc làm của sa-môn ấy.’ Đây là phi phápthứ hai, nạn do vào trong cung vua.[41]

“Lạinữa, nội cung bị mất tài bảo, khi ấy người giữ kho nghĩrằng, ‘Ở đây bảo vật này luôn luôn được ta canh giữ,lại cũng không có ai khác đi vào đây. Nhất định là do sa-mônấy làm.’ Đó là phi pháp thứ ba, nạn do đi vào cung vua.

“Lạinữa, con gái của vua đang tuổi tráng thịnh, chưa có chồngmà mang thai. Khi ấy người trong nước nghĩ rằng, ‘Trong đâykhông ai khác lui tới. Nhất định là do sa-môn ấy làm.’Đó là phi pháp thứ tư, nạn do gần gũi cung vua.

“Lạinữa, vua mắc bệnh nặng, [777b] trúng thuốc của người khác.Khi ấy nhân dân nghĩ rằng, ‘Trong đây không có ai khác. Nhấtđịnh là do sa-môn ấy làm.’ Đó là phi pháp thứ năm, nạndo gần gũi cung vua.

“Lạinữa, các đại thần của vua tranh chấp nhau, gây thương tổnnhau. Khi ấy nhân dân nghĩ rằng, ‘Các đại thần này trướckia hòa hiệp, nay lại tranh chấp nhau. Đây không phải là việclàm của ai khác, mà nhất định là do sa-môn, đạo sỹ ấy.’Đây là phi pháp thứ sáu, nạn do gần gũi cung vua.

“Lạinữa, hai nước tranh chấp nhau, mỗi bên đều tranh thắng.Khi ấy nhân dân nghĩ rằng, ‘Sa-môn đạo sỹ này nhiều lầnlui tới nội cung. Đây nhất định là việc làm của sa-mônấy.’ Đây là phi pháp thứ bảy, nạn do gần gũi cung vua.

“Lạinữa, quốc vương trước kia vốn ưa huệ thí, phân chia tàivật cho dân; về sau keo lẫn, hối tiếc, không huệ thí nữa.Khi ấy nhân dân nghĩ rằng, ‘Quốc vương của chúng ta trướckia vốn ưa huệ thí; nay lại tham lam keo kiệt, không có tâmhuệ thí. Đây nhất định là việc làm của sa-môn ấy.’Đây là phi pháp thứ tám, nạn do gần gũi cung vua.

“Lạinữa, quốc vương hằng đúng theo pháp mà thâu tài vật củadân. Về sau, lấy tài vật của dân một cách phi pháp. Khiấy nhân dân nghĩ rằng, ‘Quốc vương của chúng ta trướckia thâu tài vật của dân một cách hợp pháp, nay lấy tàivật của dân một cách phi pháp. Đây nhất định là việclàm của sa-môn ấy.’ Đây là phi pháp thứ chín, nạn do gầngũi cung vua.

“Lạinữa, nhân dân trong quốc thổ mắc phải bệnh dịch tràn lan,thảy đều do duyên đời trước. Khi ấy nhân dân nghĩ rằng,‘Chúng ta xưa kia không có tật bệnh. Nay người bị bệnhchết nằm đầy đường. Đây nhất định do chú thuật củasa-môn gây nên.’ Đây là phi pháp thứ mười, nạn do gầngũi cung vua.

“Tỳkheo, đó là mười phi pháp, tai họa do đi vào cung vua. Cho nên,Tỳ kheo, chớ móng tâm gần gũi cung vua.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nếuquốc vương thành tựu mười pháp thì không thể tồn tạilâu dài, bị nhiều giặc cướp. Những gì là mười?

“Ởđây, quốc vương tham lam keo kiệt, vì chút sự việc nhỏmà nổi thịnh nộ, không quán sát nghĩa lý. Nếu quốc vươngthành tựu pháp thứ nhất này, sẽ không tồn tại lâu dài,nước có nhiều giặc cướp.

“Lạinữa, vua ấy tham đắm tài vật, không khứng chịu thua sút.Quốc vương [777c] thành tựu pháp thứ hai này, sẽ không tồntại lâu dài.

“Lạinữa, vua kia không chịu nghe can gián, là người bạo ngược,không có từ tâm. Đây là pháp thứ ba mà quốc vương thànhtựu sẽ không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, vua kia bắt oan nhân dân, giam cầm ngang ngược, nhốttrong lao ngục không có ngày ra. Đó là pháp thứ tư, khiếnvua không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương tuyển dụng thần tá phi pháp, không y theochánh hành. Đó là pháp ṭhứ năm, khiến vua không tồn tạilâu dài.

“Lạinữa, quốc vương tham đắm sắc đẹp của người, xa lánhvợ của mình. Đó là quốc vương thành tựu pháp thứ sáu,không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương ưa uống rượu mà không lý đoán quan sự.Đó là thành tựu pháp thứ bảy, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương ưa thích ca múa, hý, nhạc, mà không lý đoánquan sự. Đó là pháp thứ tám, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương hằng mang bệnh tật, không có ngày nào khỏemạnh. Đó là pháp thứ chín, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương không tin bề tôi trung hiếu, lông cánh yếuớt, không có người phò tá mạnh. Đó là quốc vương thànhtựu pháp thứ mười, không tồn tại lâu dài.

“Ởđây, chúng Tỳ kheo cũng vậy, nếu thành tựu mười pháp,công đức gốc rễ thiện không tăng trưởng, thân hoại mạngchung sinh vào địa ngục. Mười pháp ấy là gì?

“Ởđây, Tỳ kheo không trì cấm giới, cũng không có tâm cung kính.Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp thứ nhất, không cứu cánhđạt đến nơi phải đạt đến.

“Tỳkheo không thừa sự Phật, không tin lời nói chân thật. Đólà Tỳ kheo thành tựu pháp thứ hai, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo không thừa sự Pháp, các giới luật bị khuyếtthủng. Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp thứ ba, không tồn tạilâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo không thừa sự Thánh chúng, tâm ý hằng tựty, không tin lời dạy của chúng. Đó là Tỳ kheo thành tựupháp thứ tư, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo tham đắm lợi dưỡng, tâm không buông bỏ. Đólà Tỳ kheo thành tựu pháp thứ năm, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo không học hỏi nhiều, không siêng năng đọctụng, ôn tập. Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp thứ sáu, khôngtồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo không tùng sự theo thiện tri thức, mà thườngxuyên tùng sự theo ác tri thức. Đó là Tỳ kheo thành tựupháp thứ bảy, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo hằng ưa bận rộn công viêc, không thích tọathiền. Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp thứ tám, không tồntại lâu dài,

“Lạinữa, Tỳ kheo [778a] ham thích toán số, bỏ đạo chạy theothế tục, không học tập chánh pháp. Đó là Tỳ kheo thànhtựu pháp hứ chín, không tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, Tỳ kheo không ưa tu phạm hạnh, tham đắm bất tịnh.Đó là Tỳ kheo có pháp thứ mười, không tồn tại lâu dài.

“Đólà, Tỳ kheo thành tựu mười pháp này nhất định đọa baác đạo, không sinh vài chỗ lành.

“Nếuquốc vương thành tựu mười pháp thì sẽ được tồn tạilâu dài ở đời. Những gì là mười?

“Quốcvương không tham đắm tài vật, không nổi thịnh nộ, cũngkhông vì chuyện nhỏ mà sinh tâm thù oán. Đó là pháp thứnhất khiiến được tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc hằng nghe lời can gián của quần thần, không nghịchlời của họ. Đó là thành tựu pháp thứ hai thì được tồntại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương thường ưa huệ thí, cùng chung vui với dân.Đó pháp thứ ba khiến cho tồn tại lâu dài.[42]

“Lạinữa, quốc vương trưng thu tài vật hợp pháp chứ không phảiphi pháp. Đó là pháp thứ tư khiến tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương kia không tham đắm sắc người khác, hằngtự thủ hộ với vợ của mình. Đó là thành tựu pháp thứnăm khiến tồn tại lâu lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương không uống rượu, tâm không hoang loạn.Đó là thành tựu pháp thứ sáu, khiến tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương không cười giỡn, mà hàng phục kẻ thùbên ngoài. Đó là thành tựu pháp thứ bảy, tồn tại lâudài.

“Lạinữa, quốc vương vương y theo pháp mà trị hóa, không bao giờbẻ cong. Đó là thành tựu pháp thứ tám, tồn tại lâu dài.

“Lạinữa, quốc vương cùng với quần thần hòa thận, không cótranh chấp. Đó là thành tựu pháp thứ chín, tồn tại lâudài,

“Lạinữa, quốc vương không có bệnh hoạn, khí lực cường thịnh.Đó là pháp thứ mười, khiến tồn tại lâu dài.

“Nếuquốc vương thành tựu mười pháp này sẽ được tồn tạilâu dài, không có gì lo ngại.

“ChúngTỳ kheo cũng vậy, nếu thành tự mười pháp, chỉ trong khoảnhkhắc như co duỗi liền được sinh lên trời. Những gì làmười?

“Ởđây, Tỳ kheo thọ trì giới cấm, giới đức đầy đủ, khôngphạm chánh pháp. Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp hứ nhấtnày khi thân hoại mạng chung sinh vào chỗ lành, sinh lên trời.

Lạinữa, Tỳ kheo có tâm cung kính đối với Như Lai. Đó là Tỳkheo thành tựu pháp thứ hai, được sinh vào chỗ lành.

“Lạinữa, Tỳ kheo thuận tùng giáo pháp, không một điều vi phạm.Đó là Tỳ kheo thành tựu pháp thứ ba, được sinh vào chỗlành.

“Lạinữa, Tỳ kheo [778b] cung phụng Thánh chúng, không có tâm biếngnhác. Đó là thành tựu pháp thứ tư, được sinh lên trời.

“Lạinữa, Tỳ kheo thiểu dục, tri túc, không say đắm lợi dưỡng.Đó là Tỳ kheo có pháp thứ năm, được sinh lên trời.

“Lạinữa, Tỳ kheo không làm theo tự ý mà hằng tùy thuận giớipháp. Đó là thành tựu pháp thứ sáu, được sinh vào chỗlành.

“Lạinữa, Tỳ kheo không mê đắm công viêc bận rộn, thường ưatọa thiền. Đó là thành tựu pháp thứ bảy, được sinh lêntrời.

“Lạinữa, Tỳ kheo ưa chỗ nhàn tĩnh, không ưa sống giữa nhângian. Đó là thành tựu pháp thứ ṭám, được sinh vào chỗlành.

“Lạinữa, Tỳ kheo không tùng sự theo ác tri thức, mà thường tùngsự theo thiện tri hức. Đó là thành tựu pháp thứ chín, đượcsanh vào chỗ lành.

“Lạinữa, Tỳ kheo thường tu phạm hành, xa lìa ác pháp, nghe nhiều,học nghĩa, không để mất thứ ṭự. Như vậy Tỳ kheo thànhtựu mười pháp, trong khoảnh khắc như co duỗi cánh tay, sinhvào chỗ lành, sinh lên trời.

“Đólà, mười phi pháp hành khiến vào địa ngục, hãy nên bỏtránh xa. Mười chánh pháp hành, hãy nên cùng vâng tu tập.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8[43]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tai thành La-duyệt, trong Ca-lan-đà Trúc viên,cùng với chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ, số đông Tỳ kheo, khi đến giờ, khóac y, cầm bát, vàothành La-duyệt khất thực. Khi ấy, số đông Tỳ kheo nghĩnhư vầy: “Chúng ta vào thành khất thực, nhưng còn quá sớm.Chúng ta hãy đến chỗ ngoại đạo dị học để cùng luậnnghị.” Rồi chúng Tỳ kheo đi đến chỗ ngoại đạo dịhọc.

Khicác ngoại đạo tháy các sa-môn đến, bảo nhau rằng: “Cácbạn hãy giữ im lặng, chớ nói lớn tiếng. Đệ tử củaSa-môn Cù-đàm đang đi đến đây. Pháp của sa-môn ca ngợinhững người im lặng. Chớ để họ biết chánh pháp củachúng ta loạn hay không loạn.”

Bấygiờ, số đông các Tỳ kheo đi đến chỗ ngoại đạo dịhọc, sau khi chào hỏi nhau, ngồi xuống một bên. Khi ấy, cácngoại đạo hỏi các Tỳ kheo:

“Sa-mônCù-đàm của các ông dạy các đệ tử bằng diệu pháp này,rằng ‘Này các Tỳ kheo, hãy thấu suốt hết thảy các pháp,và hãy ṭự mình an trú.[44]” Phải vậy chăng? Chúng tôicũng dạy [778c] các đệ tử diệu pháp này để tự an trú.Những điều tôi nói có gì khác với các ông, có gì sai biệt?Thuyết pháp, giáo giới cùng như nhau, không có gì khác.”

Sốđông các Tỳ kheo, sau khi nghe những điều ngoại đạo nói,không khen hay, cũng không chê dỡ, bèn rời chỗ ngồi đứngdậy mà bỏ đi.

Sauđó, các Tỳ kheo bảo nhau: “Chúng ta hãy đem nghĩa lý nàyđến bạch Thế Tôn. Nếu Như Lai có dạy điều gì, chúngta sẽ ghi nhớ mà phụng hành.”

Rồisố đông các Tỳ kheo, sau khi vào thành La-duyệt khất thực,trở về trong phòng, cất y bát, đi đến Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy số đôngcác Tỳ kheo đem duyên sự trước đó kể hết với Như Lai.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Saukhi các ngoại đạo dị học kia hỏi nghĩa này, các ngươihãy trả lời bằng những lời này: luận một điều, nghĩamột điều, diễn một điều; cho đến, luận mười, nghĩamười, diễn mười.[45] Khi nói lời này có ý nghĩa gì, cácngươi mang lời này đến hỏi, những người kia sẽ khôngthể trả lời. Các ngoại đạo do thế càng tăng thêm ngu hoặc.Vì sao vậy? Vì không phải là cảnh giới của họ. Cho nên,Tỳ kheo, Ta không thấy có Trời, Người, Ma hoặc Ma thiên,Đế Thích, Phạm thiên vương, mà có thể trả lời đượcđiều đó, trừ Như Lai và đệ tử của Như Lai nghe từ Tanói, điều này không luận đến.

“Luậnmột, nghĩa một, diễn một; Ta tuy đã nói ý nghĩa này, nhưngdo đâu mà nói? Hết thảy chúng sinh do thức ăn mà tồn tại;không thức ăn thì chết. Tỳ kheo đối với pháp ấy mà bìnhđẳng nhàm tởm, bình đẳng giải thoát, bình đẳng quán sát,bình đẳng phân biệt ý nghĩa của nó, bình đằng chấm dứtbiên tế khổ;[46] đồng một nghĩa, không hai’ [47]điều màTa nói, chính xác là như vậy.

“Nghĩamột, luận một, diễn một, cho đến luận mười, nghĩa mười,diễn mười;[48] Ta tuy đã nói ý nghĩa này, nhưng do đâu mànói? Danh và sắc. Danh là gì? Thọ*, tưởng, niệm, xúc*, tưduy; đó là danh. Cái kia sao gọi là sắc? Bốn đại, và sắcdo bốn đại tạo; đó gọi là sắc, do duyên bởi căn bảnnày mà nói là sắc. Luận hai, nghĩa hai, diễn hai, do bởi nhânduyên này mà Ta nói đến. Tỳ kheo bình đẳng nhàm tởm, bìnhđẳng giải thoát, bình đẳng quán sát, bình đẳng phân biệtý nghĩa của nó, bình đằng chấm dứt biên tế khổ.

“Luậnba, nghĩa ba, diễn ba; do đâu mà nói [779a] nghĩa này? Do ba thọ*Những gì là ba? Khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạcthọ. Vì sao được nói là lạc thọ? Trong tâm có ý tưởnglạc, cũng không phân tán; đó gọi là lạc thọ. Vì sao đượcnói là khổ thọ? Trong tâm mê loạn không định tĩnh chuyênnhất, tư duy với nhiều ý tưởng khác nhau; đó gọi là khổthọ.[49] Thế nào là cảm thọ không khổ không lạc? Ý tưởngkhông khổ không lạc trong tâm, lại không phải là chuyên nhấtđịnh tĩnh, cũng không phải loạn tưởng, cũng không tư duypháp và phi pháp, hằng tự tịch mặc, tâm không có ghi nhậngì; đó gọi là cảm thọ không khổ không lạc. Tỳ kheo bìnhđẳng nhàm tởm, bình đẳng giải thoát, bình đẳng quán sát,bình đẳng phân biệt ý nghĩa của nó, bình đẳng chấm dứtbiên tế khổ. Luận ba, nghĩa ba, diễn ba, điều mà Ta nói,chính xác là như vậy.

“Luậnbốn, nghĩa bốn, diễn bốn; do đâu mà nói nghĩa này? Đólà bốn đế.[50] Những gì là bốn? Thánh đế Khổ, Tập,Tận, Đạo. Vì sao được gọi là Thánh đế Khổ? Sinh khổ,già khổ, bệnh khổ, chết khổ, lo, buồn, não khổ, oán ghétgặp nhau khổ, ân ái biệt ly khổ, ước muốn không đượckhổ.[51] Vì sao được gọi là Thánh đế Tập? Căn bản áicùng với dục tương ưng.[52] Vì sao được gọi là Thánh đếKhổ tận? Ái kia vĩnh viễn đoạn tận không còn tàn dư cũngkhông tái sinh khởi; đó gọi là Khổ tận đế. Vì sao đượcgọi là Thánh đế Khổ xuất yếu? Đó là tám phẩm đạocủa Hiền Thánh: chánh kiến, chánh tri, chánh ngữ, chánh mạng,chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh tam-muội; đólà đạo có tám phẩm. Tỳ kheo bình đẳng nhàm tởm, bìnhđẳng giải thoát, bình đẳng quán sát, bình đẳng phân biệtý nghĩa của nó, bình đằng chấm dứt biên tế khổ. Đólà luận bốn, nghĩa bốn, diễn bốn, điều mà Ta nói, chínhxác là như vậy.

“Luậnnăm, nghĩa năm, diễn năm; do đâu mà nói nghĩa này? Đó lànăm căn.[53] Những gì là năm? Căn tín, căn tinh tấn, căn niệm,căn định, căn huệ. Thế nào là căn tín? Hiền Thánh đệtử tin đạo pháp của Như Lai, rằng Như Lai là bậc Chí chân,Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải,Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, hiệuPhật Thế Tôn, xuất hiện ở đời. Đó gọi là căn tín.Thế nào là căn tinh tấn? Thân, tâm, ý tinh cần không mệtmỏi; diệt [779b] pháp bất thiện, tăng ích pháp thiện, hằngchấp trì tâm; đó là căn tinh tấn. Thế nào là căn niệm?Tụng tập không quên, hằng giữ trong tâm, ghi nhớ không thấtlạc, pháp hữu vi vô lậu không bao giờ bị mất; đó là cănniệm. Thế nào là căn định? Trong tâm không động loạn,không có các tưởng sai biệt, hằng chuyên tinh nhất ý; đólà căn tam-muội. Thế nào là căn trí tuệ? Biết Khổ, biếtTập, biết Tận, biết Đạo; đó là căn trí tuệ. Đó lànăm căn. Tỳ kheo ở trong đó mà bình đẳng giải thoát, bìnhđẳng phân biệt ý nghĩa ấy, bình đằng chấm dứt biên tếkhổ. Đó là luận năm, nghĩa năm, diễn năm, điều mà Ta nói,chính xác là như vậy.

“Luậnsáu, nghĩa sáu, diễn sáu; do đâu mà nói nghĩa này? Đó làsáu trọng pháp.[54] Sáu ấy là gì? Ở đây, Tỳ kheo thườngxuyên hành từ tâm bởi thân, hoặc ở chỗ vắng vẻ, hoặcở trong phòng, tâm thường như một,[55] đáng tôn, đáng quý,đưa đến hòa hiệp. Đây là pháp tôn trọng thứ nhất củaTỳ kheo. Lại nữa, hành từ tâm nơi miệng, không khởi ganhtị oán ghét, đáng kính, đáng quý; đó là pháp tôn trọngthứ hai. Lại nữa, nếu được lợi dưỡng đúng pháp, chođến còn dư trong bình bát, đều đem chia cho các bạn đồngphạm hạnh, tâm bình đẳng mà cho; đó là pháp tôn trọngthứ tư, đáng kính, đáng quý. Lại nữa, phụng trì cấm giớikhông có điều rơi rớt, giới mà bậc hiền trí qúy trọng;đó là pháp tôn trọng thứ năm, đáng kính, đáng quý. Lạinữa, chánh kiến mà Hiền Thánh được xuất yếu, đến chỗchấm dứt khổ tế, ý không tạp loạn, cùng tu hành với cácđồng phạm hạnh pháp ấy; đó là pháp tôn trọng thứ sáu,đáng kính, đáng quý. Bấy giờ Tỳ kheo bình đẳng nhàm tởm,bình đẳng giải thoát, bình đẳng phân biệt ý nghĩa ấy,bình đằng chấm dứt biên tế khổ. Đó là luận sáu, nghĩasáu, diễn sáu, điều mà Ta nói, chính xác là như vậy.

“Luậnbảy, nghĩa bảy, diễn bảy; do đâu mà nói nghĩa này? Đólà bảy y chỉ xứ của thần thức.[56] Bảy ấy là gì? Hoặccó chúng sinh có nhiều tưởng sai biệt, nhiều thân sai biệt;đó là trời[57] và người. Hoặc có chúng sinh có nhiều thânnhưng một tưởng; đó là trời Phạm-ca-di khi mới thác sinh.[58]Hoặc có chúng sinh một tưởng, một thân; đó là trời Quangâm. [779c] Hoặc có chúng sinh một thân, nhiều tưởng sai biệt;đó là trời Biến tịnh. Hoặc có chúng sinh không xứ vô lượng;đó là trời Không xứ. Hoặc có chúng sinh thức xứ vô lượng;đó là trời Thức xứ. Hoặc có chúng sinh vô sở hữu xứvô lượng; đó là trời Vô sở hữu xứ. Hoặc có chúng sinhphi tưởng phi phi tưởng vô lượng; đó là trời Phi tưởngphi phi tưởng.[59] Đó là bảy y chỉ xứ của thần (thức).Ở đó, Tỳ kheo bình đẳng giải thoát, cho đến, bình đằngchấm dứt biên tế khổ. Đó là luận bảy, nghĩa bảy, diễnbảy, điều mà Ta nói, chính xác là như vậy.

“Luậntám, nghĩa tám, diễn tám; do đâu mà nói nghĩa này? Đó làtám pháp thế gian,[60] tùy theo đời mà xoay chuyển. Tám ấylà gì? Đắc, thất, vinh, nhục, khen, chê, khổ, lạc.[61] Đólà ṭám pháp thế gian, tùy theo đời mà xoay chuyển. Tỳ kheotrong đó bình đẳng giải thoát, cho đến, bình đằng chấmdứt biên tế khổ. Đó là luận tám, nghĩa tám, diễn tám,điều mà Ta nói, chính xác là như vậy.

“Luậnchín, nghĩa chín, diễn chín; do đâu mà nói nghĩa này? Đólà chín cư xứ của chúng sinh.[62] Những gì là chín? Hoặccó chúng sinh có nhiều tưởng sai biệt, nhiều thân sai biệt;đó là trời và người. Hoặc có chúng sinh có nhiều thânnhưng một tưởng; đó là trời Phạm-ca-di khi mới thác sinh.Hoặc có chúng sinh một tưởng, một thân; đó là trời Quangâm. Hoặc có chúng sinh một thân, nhều tưởng sai biệt; đólà trời Biến tịnh. Hoặc có chúng sinh không xứ vô lượng;đó là trời Không xứ. Hoặc có chúng sinh thức xứ vô lượng;đó là trời Thức xứ. Hoặc có chúng sinh vô sở hữu xứvô lượng; đó là trời Vô sở hữu xứ. Hoặc có chúng sinhphi tưởng phi phi tưởng vô lượng; đó là trời Phi tưởngphi phi tưởng. Vô tưởng chúng sinh và các loài thọ sanh khác,đó là chín y chỉ xứ của thần (thức). Tỳ kheo trong đóbình đẳng giải thoát, cho đến, bình đằng chấm dứt biêntế khổ. Đó là luận chín, nghĩa chín, diễn chín, điềumà Ta nói, chính xác là như vậy.

“Luậnmười, nghĩa mười, diễn mừơi; do đâu mà nói nghĩa này?Đó là mười niệm.[63] Những gì là mười? Niệm Phật, niệmPháp, niệm Tăng Tỳ kheo, niệm giới, niệm thí, niệm thiên,niệm chỉ tức, niệm an-ban, niệm thân, niệm sự chết. Tỳkheo trong đó bình đẳng giải thoát, cho đến, bình đằngchấm dứt biên tế khổ. Đó là luận mười, nghĩa mười,diễn mười, điều mà Ta nói, chính xác là như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, tỳừ một cho đến mười.

[780a]“Tỳ kheo, nên biết, nếu ngoại đạo dị học mà nghe nhữnglời này, còn chưa dám nhìn kỹ vào sắc mặt, huống nữalà trả lời. Tỳ kheo nào hiểu rõ được nghĩa này, ở ngaytrong hiện pháp, là người tối tôn đệ nhất.

“Lạinữa, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni nào tư duy nghĩa này, cho đến mườinăm, nhất định thành tựu hai quả: hoặc A-la-hán, hoặc A-na-hàm.

“Tỳkheo, hãy bỏ qua mười năm; nếu trong một năm mà tư duy nghĩanày, ắt thành tựu hai quả, trọn không nửa chừng thoái thất.

“Tỳkheo, hãy bỏ qua một năm. Trong chúng bốn bộ, trong mườitháng, cho đến một tháng, ai tư duy nghĩa này, ắt thành tựuhai quả, cũng không nửa chừng thoái thất.

“Vã,hãy bỏ qua một tháng. Ai trong chúng bốn bộ bảy ngày tưduy nghĩa này ắt thành tựu hai quả, quyết không nghi ngờ.

Khiấy A-nan ở sau Thế Tôn cầm quạt quạt Phật. Bấy giờ A-nanbạch Phật:

“ThếTôn, pháp này cực kỳ sâu thẳm. Ở địa phương nào có phápnày, nên biết ở đó gặp được Như Lai. Kính bạch ThếTôn, pháp này tên gọi là gì? Nên phụng hành như thế nào?”

Phậtbảo A-nan:

“Kinhnày có tên là Nghĩa của pháp Mười. Hãy ghi nghớ phụng hành.”

Bấygiờ A-nan và các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 9[64]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nhữngai tu hành mười tưởng, sẽ diệt tận các lậu, đạt đượcthần thông, tự thân tác chứng, dần dần đạt đến Niết-bàn.Những gì là mười? Tưởng xương trắng, tưởng bầm tím,tưởng sình chương, tưởng ăn không tiêu,[65] tưởng huyết,tưởng nhai cắn,[66] tưởng thường vô thường, tưởng thamthực, tưởng sự chết, tưởng tất cả thế gian không cógì lạc.[67] Đó là mười tưởng mà Tỳ kheo tu tập sẽ diệttận các lậu, đạt đến Niết-bàn giới.

“Lạinữa, Tỳ kheo, trong mười tưởng này, tưởng tất cả thếgian không có gì đáng ham thích thích là tối đệ nhất. Vìsao vậy? Người tu hành về sự không có gì đáng ham thích,và người thọ trì, tín phụng pháp; hai hạng người này tấtvượt bực mà thủ chứng. Cho nên, Tỳ kheo, hãy ngồi dướigốc cây, nơi chỗ vắng vẻ, giữa trời trống, tư duy mườitưởng này.

“Tỳkheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những đìeu Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ có một Tỳ kheo đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân, [780b] rồi ngồi xuống một bên.

RồiTỳ kheo này bạch Thế Tôn:

“NhưLai hôm nay dạy các Tỳ kheo pháp mười tưởng. Những ai tuhành có ṭhể đoạn trừ các lậu, thành hạnh vô lậu. ThếTôn, như con thì không có khả năng tu hành các tưởng này.Sở dĩ vì dục tâm của con quá nhiều, thân ý hừng hực khôngthể yên nghỉ.”

Bấygiờ Thế Tôn nói với Tỳ kheo ấy:

“Ngườihãy xả bỏ tưởng về tịnh[68] mà tư duy tưởng về bấttịnh; xả tưởng về thường mà tư duy tưởng về vô thường;xả hữu ngã tưởng mà tư duy vô ngã tưởng, xả khả lạctưởng mà tư duy bất khả lạc tưởng,. Vì sao vậy? NếuTỳ kheo tư duy tịnh tưởng, dục tâm liền hừng hực; nếutư duy bất tịnh tưởng, sẽ không có dục tâm.

“Tỳkheo, nên biết, dục là bất tịnh, như đống phân kia; dụcnhư con sáo bắt chước giọng nói; dục không có đáp trả,lại như rắn độc kia; dục như ảo thuật, như tuyết tandưới nắng. Hãy niệm xả bỏ dục như vất bỏ trong bãithama. Dục trở lại hại mình như rắn chứa chất độc. Dụckhông biết chán như khát mà uống nước mặn. Dục khó đượcthỏa mãn như biển nuốt sông. Dục có nhiều tai họa nhưxóm la-sát. Dục như kẻ thù hãy nên tránh xa. Dục như mộtchút mật ngọt dính trên lưỡi dao. Dục không đáng yêu nhưxương trắng trên đường. Dục hiện ngoại hình như hoa mọctrong nhà xí. Dục không chân thật như bình vẽ kia bên trongchứa đồ hôi thối, bên ngoài trông đẹp đẽ. Dục khôngbền chắc như đống bọt nước. Cho nên, Tỳ kheo, hãy niệmtưởng tránh xa tưởng tham dục. Tỳ kheo, nay ngươi hãy nhớ,xưa ngươi đã phụng hành mười tưởng nơi Phật Ca-diếp.Hôm nay hãy lặp lại tư duy mười tưởng, tâm giải thoátkhỏi hữu lậu.”

Lúcbấy giờ Tỳ kheo ấy buồn rầu rơi lệ không cầm được,tức thì cúi đầu lạy dưới chân Phật, bạch Thế Tôn:

“Vâng,bạch Thế Tôn. Con chất chứa mê hoặc đã lâu. Như Lai tựthân thuyết mười tưởng, con mới có thể xa lìa dục. Naycon xin sám hối, về sau không còn tái phạm. Cúi xin Như Laichấp nhận sự sám hối lỗi lầm nghiêm trọng này; lượngthứ cho điều mà con bất cập.”

Phậtbảo tỳ kheo:

“Tanhận sự sửa lỗi của ông. Hãy chớ tái phạm. Lại nữa,Như Lai đã dạy ông mười tưởng, mà ông không khứng phụngtrì.”

Tỳkheo kia sau khi nghe Thế Tôn giáo giới, sống nơi chỗ nhàntĩnh, ṭự mình khắc kỷ tư duy, vì mục đích mà thiện gianam tử cạo bỏ râu tóc, khóac ba pháp y, tu phạm hạnh vôthượng, ấy là muốn đạt thành sở nguyện, như thật biết,sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, điều cần làm đãlàm xong, [780c] không còn tái thọ thai nữa. Bấy giờ Tỳ kheothành A-la-hán.

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt

Kếtcấm, Hiền Thánh cư,

Hailực, và Mười niệm,

Thânquốc, không quái ngại,

Mườiluân tưởng, quán ưởng.[69]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567