- Giới thiệu kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya)
- Tập I 1.1 Kinh Tiểu Tụng
- 1.2 Kinh Pháp Cú Phần I: Phẩm 1-5
- Phần 2: Phẩm 6-10
- Phần 3: Phẩm 11-16
- Phần 4: Phẩm 17-20
- Phần 5: Phẩm 21-24
- Phần 6: Phẩm 25-26
- Tập II Thiên Cung Sự Giới thiệu Thiên cung sự và Ngạ quỷ sự
- Thiên Cung Sự Phẩm I : Lâu đài nữ giới - Phần A
- Phẩm I: Phần B - Lâu đài nữ giới (tiếp theo)
- Phẩm II - Cittalatà
- Phẩm III - Pàricchattaka
- Phẩm IV - Đỏ Sẫm
- Phẩm V - Đại Xa
- Phẩm VI - Pàyasi
- Phẩm VII - Sunikkhitta
- Tập III 3.1 Trưởng Lão Tăng Kệ Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ
- 3.1 Trưởng Lão Tăng Kệ Chương I - Một Kệ Phẩm Một
- Phẩm Hai
- Phẩm Ba
- Phẩm Bốn
- Phẩm Năm
- Phẩm Sáu
- Phẩm Bảy
- Phẩm Tám
- Phẩm Chín
- Phẩm Mười
- Phẩm Mười Một
- Phẩm Mười Hai
- 3.1 Trưởng Lão Tăng Kệ Chương II - Hai Kệ Phẩm Một
- Phẩm Hai
- Phẩm Ba
- Phẩm Bốn
- Phẩm Năm
- Chương III - Phẩm Ba Kệ
- Chương IV - Phẩm Bốn Kệ
- Chương V - Phẩm Năm Kệ
- Chương VI - Phẩm Sáu Kệ
- Chương VII - Phẩm Bảy Kệ
- Chương VIII - Phẩm Tám Kệ
- Chương IX - Phẩm Chín Kệ
- Chương X - Phẩm Mười Kệ
- Chương XI - Phẩm Mười Một Kệ
- Chương XII - Phẩm Mười Hai Kệ
- Chương XIII - Phẩm Mười Ba Kệ
- Chương XIV - Phẩm Mười Bốn Kệ
- Chương XV - Phẩm Mười Lăm Kệ
- Chương XVI - Phẩm Hai Mươi Kệ
- Chương XVII - Phẩm Ba Mươi Kệ
- Chương XVIII - Phẩm Bốn Mươi Kệ
- Chương XIX - Phẩm Năm Mươi Kệ
- Chương XX - Phẩm Sáu Mươi Kệ
- Chương XXI - Phẩm Bảy Mươi Mốt Kệ (Đại Tập)
Kinh Tiểu Bộ
Chương VIII - Phẩm Tám Kệ
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
(CCXXLX) Mahà-Kaccàyana (Thera. 52)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại Ujienì trong gia đình của vị cố vấn nghi lễ cho vua Candapajjota. Ngài học ba tập Vệ-đà, khi ngài lớn và khi phụ thân mất ngài kế tiếp chức vụ của cha. Ngài được biết với tên là Kaccàna theo dòng họ. Nhà vua được nghe tin đức Phật xuất hiện, ngài đi mời đức Phật, ngài đi với bảy người, được bậc Đạo Sư thuyết pháp, sau buổi thuyết giảng, cả ngài với bảy người đều chứng quả A-la-hán, với hiểu biết về nghĩa và về pháp. Rồi Thế Tôn đưa tay nói: 'Hãy đến các Tỷ-kheo!', cả tám vị được cắt tóc, đầy đủ với bát và y.
Khi ngài đã được giải thoát, ngài mời đức Phật đến Ujjenì để thuyết pháp cho vua. Đức Phật nói Kaccàna tự mình đi về, thực hiện sứ mệnh ấy. Kaccàna theo lời khuyên, đi với cả bảy vị, thuyết pháp cho vua, khiến vua khởi lòng tin rồi trở lại với bậc Đạo Sư.
Một hôm, nhiều Tỷ-kheo sau khi bỏ một bên các bổn phận của mình, tìm thú vui trong các vui thế tục và xã hội, đang sống một đời sống phóng dật. Vị Trưởng lão trong hai câu kệ, khuyên răn các vị ấy, và với sáu bài kệ tiếp, giảng dạy cho vua:
494. Chớ làm quá nhiều việc,
Tránh quần chúng đua tranh,
Người siêng tham đắm vị,
Bỏ đích đem an lạc.
495. Ta cảm là 'đống bùn',
Cung kính các gia đình,
Là mũi tên nhỏ nhiệm,
Thật khó được rút ra,
Tôn trọng khó từ bỏ,
Đối với kẻ không tốt.
Lời cho vua:
496. Hành động của con người,
Không phải là độc ác,
Tùy thuộc vào người khác,
Người khác nói hay làm,
Tự mình chớ có làm,
Vì người, bà con nghiệp.
497. Không vì người khác nói,
Con người thành ăn trộm,
Không vì người khác nói,
Con người thành bậc Thánh.
Như mình tự biết mình,
Chư Thiên biết mình vậy.
498. Người khác không biết được,
Đây ta sống một thời,
Những ai biết được vậy,
Bậc trí sống lắng dịu.
499. Chỉ bậc trí sống mạnh,
Dầu tài sản đoạn tận,
Nếu không được trí tuệ,
Có tiền như không sống,
Với vua hỏi về cơn mộng:
500. Với tai nghe tất cả,
Với mắt thấy tất cả,
Kẻ trí bỏ tất cả,
Như không thấy không nghe,
501. Có mắt, như kẻ mù,
Có tai như kẻ điếc,
Có trí, như kẻ ngu,
Có sức, như kẻ yếu,
để việc lành khởi lên,
Nằm như kẻ chết nằm.
(CCXXX) Sirimitta (Thera. 52)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), con của một điền chủ giàu có, được đặt tên là Sirimitta; mẹ ngài là chị của Sirigutta. Nay Sirimitta, cháu của Sirigutta tìm được lòng tin đối với bậc Đạo Sư nhiếp phục con voi Dhanapàla. Rồi ngài xuất gia và sau một thời gian chứng quả A-la-hán.
Một hôm, từ chỗ ngồi đứng dậy để tụng học giới bổn Pàtimokkha, ngài cầm một cái quạt có sơn màu, rồi ngồi xuống, ngài thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, và làm như vậy, ngài làm nổi bật những đức tánh khác như sau:
502. Không phẫn nộ, không hận,
Không gian, không hai lưỡi,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Đời sau, không ưu sầu.
503. Không phẫn nộ, không hận,
Không gian, không hai lưỡi,
Tỷ-kheo thường hộ căn,
Đời sau không ưu sầu.
504. Không phẫn nộ, không hận,
Không gian, không hai lưỡi,
Tỷ-kheo giữ thiện giới,
Đời sau, không ưu sầu.
505. Không phẫn nộ, không hận,
Không gian, không hai lưỡi,
Tỷ-kheo thiện bằng hữu,
Đời sau không ưu sầu
506. Không phẫn nộ, không hận,
Không gian, không hai lưỡi,
Tỷ-kheo thiện trí tuệ,
Đời sau, không ưu sầu.
Sau khi thuyết giảng về phẫn nộ, hận... ngài nói đến con đường siêu thoát, diễn tả thái độ chơn chánh của từng cá nhân, như vậy chứng nhận chánh trí của mình:
507. Với ai tin Như Lai,
Không dao động, thiện trú,
Với ai, nếp giới hạnh,
Được thiện nhân tán thán,
Được bậc Thánh tùy hỷ.
508. Với ai, có tín thành,
Đối với chúng Tăng già,
Có tri kiến chánh trực,
Họ nói về người ấy:
Vị ấy không nghèo đói,
Đời sống không trống rỗng.
509. Vậy nên bậc Hiền trí,
Hãy chú tâm tín, giới,
Tịnh, tín, thấy đúng pháp;
Vào cốt tủy lời Phật.
(CCXXXI) Mahà-Panthaka (Thera. 53)
Khi bậc Đạo Sư đi đến Ràjagaha, chuyển bánh xe pháp, Panthaka, con đầu lòng của con gái một nhân viên giàu có trong Ủy ban thành phố, và một trong những người nô tỳ của phụ thân của người con gái, cả hai thường đi đến ông ngoại để nghe bậc Đạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin với thiền quán. Sau khi xuất gia, ngài trở thành thiện xảo trong lời dạy của bậc Đạo Sư và trong bốn thiền, và sau một thời gian, chứng quả A-la-hán. An trú trong an lạc thiền quán và quả chứng, ngài hồi tưởng lại sự thành công của mình, và sung sướng rống tiếng rống con sư tử như sau:
510. Khi đầu tiên ta thấy,
Bậc Đạo Sư vô úy,
Xúc động khởi nơi ta,
Thấy được người Tối thượng.
511. Ai cả tay cả chân,
Cầu khẩn thần may đến,
Với cử chỉ như vậy,
Khiến Đạo Sư hoan hỷ,
Vị ấy không thể đạt,
Như sở nguyện của mình.
512. Còn ta đã từ bỏ,
Vợ con, tiền, lúa, gạo,
Sau khi cạo râu tóc,
Ta xuất gia không nhà.
513. Học, sinh hoạt đầy đủ,
Các căn khéo chế ngự,
Đảnh lễ bậc Chánh giác,
Ta trú, không khuất phục.
514. Rồi ta khởi ước nguyện,
Tâm an trú tha thiết,
Ta quyết không ngồi nữa,
Dầu chỉ là một phút,
Cho đến khi rút được,
Rút mũi tên tham ác.
515. Ta an trú như vậy,
Hãy xem nhờ nỗ lực,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy làm xong.
516. Ta biết được đời trước,
Thiên nhãn được thanh tịnh,
Ta xứng được cúng dường,
Giải thoát khỏi sanh y.
517. Như đêm trở thành sáng,
Khi mặt trời mới mọc,
Mọi khát ái khô kiệt,
Ta vào, ngồi kiết-già.