- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Kiết đông
Rằm tháng 10 lễ kiết đông là thời gian nghiêm tu 9 tuần (3 tháng) của chư tăng, trong ngoài đều trang nghiêm thanh tịnh. Nội bất xuất, ngoại bất nhập và dứt hết mọi duyên, chỉ một mặt chuyên tu học mà thôi.
Đúng sáng rằm, sau thời công phu khuya, Trụ Trì niệm hương xong, Duy Na cử tán: lư hương (giống nghi đón giao thừa). Sau khi dùng điểm tâm xong, có hiệu lệnh đại chúng vào thiền đường họp (không cần đắp y) chúng và tuyên bố Nội Quy. Duy Na đọc bản Nội Quy chung toàn chúng. Đọc Nội Quy xong, đại chúng cùng dùng trà, chuyện vãn thân mật vui vẽ. Buổi chiều khởi sự thiền thất.
- Chứng nghĩa ghi rằng, đầu mùa đông kiết giới chính là vì sự sanh tử. Nếu không tự tẩy trừ tâm địa cho trong sạch, nên chỉ thấy hẹp hòi tự cho là mô phạm thật rất đáng trách. Người trông ta giống như tham thiền, thậm chí còn hiểu rõ chỗ âm u mờ tối như đại địa. Thật là đáng thương sống không biết thiền là gì, chỉ biết liên quan tới mình, còn người khác bỏ mặc. Nếu bạn khẳng quyết sắp đạt tâm đốn ngộ, rồi buông thỏng (lơi) thì đến lúc nào mới được tương ứng?
Cổ nhân nói rằng, làm công phu chẳng đắc lực, rõ bịnh nhiều biết nhiều xuyên qua lò luyện công án. Tập khí bám chặc tháo gỡ không ra, do vậy Phật tánh không sáng tỏ. Nếu quả đúng là người nghĩ tới việc sanh tử thời không để tâm tạp loạn. Một câu thoại đầu (công án) tương tợ như uốn vòng sắt, quyết không để phải gãy vụn. Nếu uốn không được sắt, thà bỏ mạng, để thân này rơi vào địa ngục chứ trọn không bỏ câu thoại đầu. Lực tin mạnh mẽ như thế, thế nên nghi tình ngày càng dứt sâu hơn; mắt nhìn tỏ rạng sáng suốt khắp cùng mọi sự mọi vật biết rõ không sai. Như nói: từ trên đến chư Tổ phần nhiều lấy cơ tiếp độ người, nay tại sao truyền cho người lấy câu thoại đầu “tử”, tử lấy làm công phu sao?
- Đáp: Ôi! Nói gì vậy? Luận về phép tham câu thoại đầu có từ Hoàng Bá Triệu Đoan và được chư tôn tuân thừa mà đại biểu là Đại Huệ Vưu chủ xướng. Thời trung hưng thạnh phát của Đại Huệ tế độ miệt vùng Bắc, đâu chỉ dùng cơ duyên là đủ mà còn phải khai thị người tới học. Dùng một câu thoại đầu chặn cổ họng người hỏi, làm hao hụt kỹ năng của đương sự; rồi sau mới chỉ rõ đại cơ đại dụng, hầu khích lệ tinh tấn mà đạt chứng đắc. Hơn 40 người, bởi vì lão sư dùng cơ, người học ra công phu hẳn cả hai hợp nhau mà thành tựu vậy. Nếu không sách tấn người học luyện công phu mà chỉ dùng cơ tiếp người thời kẻ thượng căn được lợi, còn người trung căn, hạ căn hoàn toàn mất phần lợi lạc mà nhận lấy chỗ trống rỗng. Thừa gió phát tiếng quét sạch bụi là một tông yếu của Đạt Ma. Tổ Đạt Ma từ Tây Vức sang 9 năm ngồi quay mặt vào vách, có thể nói là vách tường sừng sững vạn kiếp, nhưng rồi Ngài tiếp hướng dẫn Thần Quang cũng là dùng phương tiện.
Cũng có thể nói rằng, chỉ dứt hết ngoại duyên, nội tâm không đầu mối, tâm như tường vách mới có thể nhập đạo. Đây là nói về công án tử vậy. Bởi vì công phu bất tử thời tình thức nảy sanh. Chẳng màng danh lợi tức gắn liền với hiểu biết, tuy dùng cơ mà có làm cho được an lạc không chứ? Cho nên nay mời kết chế tu thiền, khán câu thoại đầu tử là việc chính, may ra không dùng cơ làm công án khiến rối loạn tâm vậy. Song nói khán câu thoại đầu tử chính là dụng công ngay trên câu thoại đầu, gọi là khán tử thoại đầu. Không phải đương nhiên ngồi không quán vắng lặng được. Sách Thiền Tông Bí Yếu ghi rằng có pháp sư Quật Đa xứ Tây Vức (Ấn Độ) ngoạn cảnh Ngũ Đài tới huyện Định Nang thấy một vị tăng kết cỏ ngồi. Pháp sư hỏi: ông ngồi một mình đây làm gì?
- Quán tịnh, vị tăng đáp.
- Sư hỏi: Ông xuất phát từ ai?
- Thần Tú đại sư.
Pháp sư hỏi: Tây Vức ta khác đạo, người nào căn cơ thấp nhất không rơi vào chỗ thấy này, ngồi yên trống rỗng đối với đạo có ích gì?
Gửi ý kiến của bạn