Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Tu Sửa Kinh Điển

12/04/201318:38(Xem: 12304)
47. Tu Sửa Kinh Điển
Tu Sửa Kinh Điển

Sách Tam Quy chánh phạm ghi rằng: Kinh Lá Bối quyển vàng – ba tạng Thánh giáo – là Pháp bảo. Kinh điển đã là trụ trì pháp bảo, là chỗ nương tựa, chân lý nên phải kính tôn, khiến sửa sang tu bổ hoàn chỉnh theo thứ tự rõ ràng. Giả hoặc để lâu ngày đóng bít trong phòng kinh bị sâu mọt, trùng đục khoét hư hao hoặc trang chỉ sổ rớt, bộ pho hư hỏng mất mát v.v.. nên gấp lo tu bổ lại. Hoặc quyên góp của thí chủ sửa lại cũng được; nhưng không được dùng làm việc khác. Luận, Phật lấy pháp làm thầy, mà Tăng lại không trọng pháp hay sao?

Kinh Phạm Võng giới thứ 24 nói về việc không cúng dường kinh điển có ghi rằng: “Là Phật tử thường nên nhứt tâm thọ trì đọc tụng Kinh luật Đại Thừa”; thậm chí ghi rằng, “nếu không như pháp cúng dường, người ấy phạm khinh cấu tội.”

Vì thế ở tòng lâm đặt tri tạng hai người chuyên trách lo việc này. Phàm hàm pho để ngay ngắn, sửa sang chỗ thiếu khuyết và những việc lấy sách ra nhập vào v.v.. đều là nhiệm vụ của Tri Tạng trông coi, nhưng tạng chủ phân chia 2 người chấp sự lo chăm sóc chu đáo. Phàm Kinh sách không được đem ra khỏi chùa là quy tắc ấn định chung. Mùa hạ, ít gió trời nắng ấm đem Kinh hong phơi, kiểm tra bộ số để trời mát dịu lại đem bỏ vào hàm cất. Tăng chúng trong chùa có mượn xem phải ghi sổ sách ngày… tháng.. năm…. Tên người mượn, tên cuốn kinh… hàm số… lúc hoàn lại mới xóa sổ. Nếu có ai báo cáo lếu bằng nhiều cách muốn lấy sách đi, trước phải kiểm tra lấy lại. Người để mất sách bị phạt chép lại đền bồi xong, tẩn xuất ra khỏi viện. Nếu mất lúc kiểm tra, Tri Tạng, Tạng chủ 2 người đều bị phạt chiếu theo số sách bồi thường. Nếu mượn riêng hay người ngoài vô cớ làm mất cũng phạt. Nếu trả sách nên gặp tại phòng khách, nhà kho hay phòng tri tạng, nhất nhất nên kiểm tra lại rõ ràng. Giao công việc cho người mới đảm nhận nên phải trước chúng rõ ràng. Nếu có kinh mới đặt vào chỗ phải cho thích hợp nơi có ánh sáng. Nếu để gần nắng gió thì dễ bị rách, còn đóng bít tối quá lại dễ bị hư mục… Giấy in mực đen, cho đến bìa sách, đóng gáy v.v... đều lấy sạch sẽ, bền chắc làm đẹp; tuyệt đối không nên tiếc của, uổng công làm lếu giống như khinh pháp vậy.

Chứng nghĩa ghi rằng: tu sửa bồi bổ kinh điển nên thể hiện với tâm tôn kính pháp bảo. Việc này hệ trọng liên quan tới huệ mạng Phật pháp, nên đây cũng là trọng trách của một ngôi chùa mà cần nhất là Trụ trì không tiếc chi tiền thời việc tu chỉnh mới dễ dàng. Người trực tiếp điều hành cũng là nhân tố quan trọng nên cần phải thận trọng. Ngay như ở tòng lâm việc khắc in kinh lưu hành mà làm hưng long Phật pháp là quan trọng số một. Theo ngu ý kinh điển khắc họa, biến chế in ấn càng nhiều càng được nhiều lợi ích; không giống sách vàng trục đỏ nguyên gốc, chẳng phải là kiệt tác lợi lạc nhiều người sau. Đây là việc chẳng mới mẻ gì như ngày nay người xuất gia, tại gia đều có đầy đủ kinh điển để đọc tụng.

Năm Gia Hưng chùa Lăng Nghiêm khắc in lại Đại Tạng Kinh mới lưu lại được bộ sách quí xưa. Nếu không có việc khắc in này Kinh sách hẳn thiếu sót rất nhiều. Sách tiếng Phạn vốn đã khó mua, lại bất tiện ngôn ngữ, đó há không phải là một khuyết điểm lớn của tăng tục hay sao? Cho nên Trụ Trì tòng lâm phải có tâm hoằng pháp, nếu được vậy tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mới sáng lạn. Từ đó có thể tùy cơ làm lợi cho người; giả như Trụ Trì nhiều việc không có thì giờ, nhưng tùy sức biết Kinh điển quan trọng mà in số nhiều, ấn tống rộng rãi, công đức vô lượng.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hiền Thủ ghi rằng: lại phóng quang gọi là pháp tự tại. Ánh quang này có thể làm tỉnh thức hết thảy chúng sanh khiến đạt vô tận Đà La Ni (Ấn chú); hẳn nên giữ gìn tất cả Phật pháp. Cung kính cúng dường người duy trì pháp, là cung cấp, hầu hạ, giữ gìn chư Thánh hiền, đem pháp ban cho chúng sanh, vì thế mà đạt được quang minh này. Ngoài ra, mỗi khi thấy tòng lâm nơi nào Kinh tạng mà Trụ Trì bỏ bê chẳng quan tâm như không có phận sự xem xét để mưa dột, ẩm ướt, côn trùng, sâu mọt, chuột đục, dán nhấm v.v… phá hư không tu bổ, Trụ Trì như thế thời người chấp sự phải biết định liệu. Người lơ là với Kinh điển như thế phạm lỗi lầm có thể nói rất là nặng. Theo ngu ý, phàm nơi nào có Kinh tạng nên cung thỉnh một hội đồng tăng dịch thuật làm cho Kinh điển được phiên dịch, ngày càng được nhiều người đọc tụng, tức là thường chuyển pháp luân, thật là một điều thiện lành của tòng lâm vậy. Lại còn làm lợi ích cho người học đạo nữa. Giá như một ngày nào ra công làm mới kinh điển là có thể kéo dài huệ mạng Phật pháp, đâu không đẹp thay! Đệ sợ người đọc hữu danh vô thực, hoặc tư riêng mượn cớ để buôn bán đó; việc này Trụ Trì phải tức thì điều tra là hay nhất.

Ngu Am Chích Cổ ghi rằng, thiền sư Thê Hiền Thị, họ Cao, giữ giới luật nghiêm minh động thân không trái pháp. Vào lúc cuối đời Ngài xem Đại Tạng 3 lần, cho rằng ngồi đọc không cung kính nên đứng tụng, lúc đi mang theo. Việc này Cổ Am có bài tụng rằng:

Pho bảo tạng chân xá lợi

Trải kiếp định huệ pháp thí sâu

Chập chờn xuôi ngược thuyền con

Ra khơi chẳng còn sợ gian nguy.

Không chỉ đứng tụng, đi tụng mà báo đền ân Phật được, nên biết hổ thẹn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com