- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Tháng giêng: công việc mỗi tháng cần nên biết
Tháng giêng có Tết nguyên đán là ngày lễ cổ truyền của các dân tộc Á Đông. Vì vậy, tòng lâm phải lo sửa soạn dọn dẹp, lau quét trong ngoài, chưng bông, trái mới, sắm sửa bánh mứt, thức ăn cúng Tổ. Cúng chư hương linh… lễ gồm có đón giao thừa, chúc tết, phát lộc Xuân, lễ vía Phật Di Lặc, lễ thù ân, lễ mừng khánh tuế Phương Trượng v.v… Hòa Thượng ban lời khuyến tấn đại chúng, phát lộc đầu năm, chúng đảnh lễ Hòa Thượng.
Đặc biệt, trong ngày Mồng Một cử người thỉnh đại hồng chung suốt ngày và khách thập phương cũng tới chùa lễ bái, cầu nguyện, ngoạn cảnh, thăm chư tăng, dùng trà, chuyện vãn…
Chứng nghĩa ghi rằng, cúng chư thánh thế gian như:
Chánh giác thế gian: chư Phật, Bồ Tát, 4 thánh
Hữu tình thế gian: thiên, nhơn, a tu la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục, sáu cõi phàm.
Khí thế gian: y báo 3 cõi như đất, nước, gió, lửa, các loài thần v.v… ngày nay cúng 4 thánh như Phật Di Đà, Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí, Chuẩn Đề, Địa Tạng và Tổ Đạt Ma, Bách Trượng, Thiên Thai, Hiền Thủ, Nam Sơn, Viễn Công, cho đến trai đường, ruộng vườn, đất đai… đều có nói tới nơi quyển 8 ở trước, nên ở đây không ghi nữa. Phàm trên 4 Thánh không cúng giấy vàng mã, nếu cúng là phạm tội bất kính. Lục phàm có thể cúng được (nhưng nay ít người dùng). Ngoài ra các thần khác đều dùng vàng mã. Lưu ý: tốt nhất cúng bánh trái, thức ăn mà không có niệm tụng gì, đến như cúng cha mẹ, sư trưởng, quỉ thần nên tụng niệm cầu nguyện. Xin đừng có lạm dụng vậy.
Phụ: các bài tán cần dùng:
Trừ các nghi cúng thông thường ra cũng có thể tùy nghi xử dụng.
Thiền đường:
Đại Thừa rốt nghĩa thể toàn không
Thấy nghe, giác biết dường hư không
Chỉ dấu bày kim dung
Tinh tấn cần gia công
Buông tay thoát lao lung
Nam mô Tỳ lô giá na Phật.
Điện Quán Âm:
Đức giáo chủ viên thông
Thường ở chốn Lạc già
Tùy duyên ứng hiện không sai
Nhà lửa cứu tà ma
Nhành dương rảy rưới
Một giọt biến sơn hà
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lầu kinh các:
Pháp hội chư Phật ứng khắp đại thiên
Từ bi thương cảm cứu nhân thiên
Nghĩa thánh giáo thâm uyên
Kinh, luật, luận rộng truyền
Hành, hiểu chứng kim tiên
Thuyền duyệt tạng Bồ Tát ma ha tát.
Điện Hoa Nghiêm:
Pháp hội hoa nghiêm
Xá na như lai
Tạng hải liên hoa tọa hoa đài
Chư Phật hoan hỷ tuyệt vời
Vạn tượng thông suốt
U ám mở khai hợp thời
Hoa Nghiêm hải hội Phật Bồ Tát.
Tại giới đàn:
Ngàn hoa trên đài Xá Na từ tôn
Lui về bản xứ cứu hàm linh
Tâm địa giới làm nhân
Ngàn ức Phật thân
Khúc hát hòa nắng xuân
Nam mô Lô Xá Na Phật.
Điện Dược Sư:
Phật Dược Sư bậc y vương
Thân đến thủy nguyệt đàn trường
Lòng thương cứu khổ giáng cát tường
Khỏi nạn trừ tai chướng
Con xin sám hối ba nghiệp tội
Nguyện được phước thọ mãi miên trường
Sao cao chiếu diệu gội nhuần ân quang
Mọi điều như ý an khang
Tiêu tai Diên Thọ Dược Sư Phật.
Đèn tháp Dược Sư
Tán lễ Mãn Nguyệt thế giới Đông Phương
Lưu ly cảnh diệu phi thường
Sáng rực rỡ huy hoàng
Nhân trong thệ nguyện rõ ràng
Phật Dược Sư phóng tỏa từ quang
Diệt sạch hết chúng sanh tai chướng
Ban rải sự cát tường
Hiện giờ đại chúng tán dương
Phước thọ thật vô lường
Hiện thời đại chúng xưng dương
Phước thọ khó nghĩ lường
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Lầu Đại Bi
Trang nghiêm cứu giúp đời
Cao vời tâm đại bi
Mắt, tay hiện phép thông hành thí
Diễn pháp Đà la ni
Chư Phật đồng hoan hỷ
Công đức khó nghĩ nghì.
Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Điện La Hán Đông:
Chín trời (cõi) phiền dứt chứng quả vô sanh
Cúng dường trời người quả đạt thành
Tích phước ban rãi điều lành
Hổ phục, rồng hoan nghinh
Muôn đời mãi thơm danh
A La Hán tôn giả.
Điện La Hán Tây
Phạm hạnh đầy đủ ngộ lý chơn không
Thiền định du hí phép thần thông
Chấn hưng nền nếp Phật gia phong
Người tôn sùng lợi lạc mãi không cùng
A La Hán tôn giả.
Điện thờ ngài Chí Công
Điểu sào xưa sử tích
Lương Võ Đế trọng sư
Từng ở Bửu Hoa tướng uy nghi
Tên núi lấy hiệu Bảo Công ghi
Truyền pháp giáo hóa khó nghĩ nghì
Vạn đời sám pháp mãi còn ghi.
Độ nhơn sư Bồ Tát.
Tổ sư Phổ Am
Phổ Am linh ứng
Đại đức danh xưng
Trời rồng tám bộ tùy thân
Đất nước thảy hòa bình
Pháp mầu ban rãi khắp
Quả lành mãi đẹp xinh
Độ nhơn sư Bồ Tát.
Trước bàn xuất sanh
Chim đại bàng cánh vàng
Quỉ dữ mẹ và con
Bỏ ác quy Thế Tôn
Trước thọ giới giữ tâm
Thệ nguyện rộng bền kiên
Hướng về đồng rộng vô biên
Sanh thiên giới Bồ tát ma ha tát.
Tại kho lẫm
Nhân duyên tấn đạo ngũ cốc trước tiên
(Có thực mới vực được đạo)
Đàn na không xan tiếc trừ dứt tham
Kính tin gieo phước điền
Bố thí vững an nhiên
Cảm ứng đến long thiên
Hộ pháp tạng Bồ Tát ma ha tát.
Điện Quan Thánh
Trung quân báo quốc ân
Dũng mãnh trượng phu thần
Ủng hộ Phật pháp diệt dần tà ma
Giữ gìn an ổn tăng già
Tiến tu đạo nghiệp lợi tha
Muôn đời ghi nhớ tán ca bảng vàng
Hộ Pháp Tạng Bồ Tát.
Điện Tam Quan
Ba quan đại đế công đức khó lường
Đài mây đỉnh thượng phóng luồng hào quang
Ân phước ban cát tường
Hài tội, trừ tai ương
Cởi trói giữ an khương
Hộ Pháp Tạng Bồ Tát.
Điện thiên vương:
Trì quốc, Tăng trưởng, Quảng Mục, Đa văn
(Bốn vị thiên vương cai quản 4 châu)
khuôn phò đất nước mãi hằng an ninh
rừng giáo pháp tạo kim lăng
Ủng hộ mối giềng tăng
Giúp đạo luôn thường hằng.
Hộ Pháp Tạng Bồ Tát.
Thần giữ sơn môn
Sanh ra trong cõi nhân hoàn
Chủ gìn cửa nẽo đứng hàng thần tôn
Hộ trì tăng chúng an ninh
Nhờ ân Phật đại uy linh
Trừ tai, diệt họa thanh bình an vui.
Hộ Pháp Tạng Bồ Tát.
Những người ở chung có cha mẹ sư trưởng hiện tiền
Tòng lâm đất báu, sống chung lục hòa
Niệm ân cha mẹ cùng là ân sư
Nương nhờ đức Phật đại từ
Cần chuyên nỗ lực công phu
Hưởng pháp bình đẳng ví như dự phần
Sanh thiên giới Bồ Tát
Thả vật phóng sanh
Sanh thai, đẻ trứng, ẩm thấp, hóa sanh
Nhiều kiếp trôi nổi lộn quanh luân trầm
Quy y Tam Bảo phát bồ đề tâm
Lưới, lồng tù hãm những mong thoát lìa
Nhởn nhơ dưới nước, bay bổng trên không
Dứt thọ báo sanh đao lợi thiên cung
Sanh thiên giới Bồ Tát ma ha tát.
Chứng nghĩa ghi rằng, các nhà tín thí cúng dường nhiều ít không giống nhau, song điều cần yếu tâm thành kính mới là chính. Ở tòng lâm ngày nay, tuy dựa sự cúng dường nhưng phần nhiều là rau cải trồng, hoặc dùng đồ đông lạnh, không phải thức ăn liền. Chỉ biết người, việc mà không nghĩ tới vật cúng do tâm sanh. Lễ nghi đơn giản nên người nhận cần phải biết. Tâm đã không thành thời dâng cúng làm gì cho thêm vất vả. Cúng dường như vậy là để cho ai kia khi dễ, là trực tiếp đem lễ làm trò đùa vậy. Nên phải biết lỗi lầm này rất là tai hại, mong khắp những ai giới đầu tròn cùng tránh theo cách này.
Tháng 2
Ngày mồng một đóng cửa sơn môn mùa đông. Mồng 8 lễ vía Phật xuất gia, Rằm tháng 2 lễ vía đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn. Tháng 2 nhằm giữa mùa xuân gọi là trọng xuân. Ngày 19 vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, ngày 21 vía Bồ Tát Phổ Hiền. Tùy nghi cúng lễ theo nghi thông thường.
Tháng 3
Tháng 3 gọi là quí xuân, tháng cuối của mùa xuân, cũng gọi là mạt xuân, vãng xuân, diểu xuân (cuối xuân).
Ngày 16 vía Bồ Tát Chuẩn Đề.
Tháng 4
Vào tháng 4 thời tiết nắng ấm, vì bắt đầu vào hạ, khí hậu mát mẻ, cây cỏ xinh tươi tiếp theo mấy tháng mùa xuân. Mồng 4 lễ vía Bồ Tát Văn Thù. Mồng 8 đến rằm lễ vía đức Phật Thích Ca giáng sanh. Từ xưa, lễ cử hành mùng 8 tháng 4, nhưng từ năm 1950 đến nay được giới Phật giáo thừa nhận chọn ngày Rằm tháng 4 lễ Phật Đản (người dịch chú). Rằm tháng 4 cũng là lễ khánh đản Bồ Tát Dược Vương. Tháng 4 gọi là mạnh hạ, sơ hạ, thanh hòa, cũng gọi quỳ nguyệt: vì thứ hoa quỳ nở về mùa hè, hoa vàng nhạt có 5 cánh ở giữa màu tím.
Tháng 5
Tiết Đoan Ngọ cũng gọi là Đoan Dương, nhân gian tưởng niệm ngày mùng 5 tháng 5. người Hoa hay người miền Nam Việt Nam thường lên rừng tìm các thứ cây, lá thuốc hái đem về chặt vụn, phơi khô cho vô bao để dành nấu nước uống (trị bịnh?) (người dịch chú)
- Chứng nghĩa ghi rằng, trong tông môn không một việc gì, không một tiết nào mà chẳng lấy việc thuyết pháp làm đề tài cống hiến mọi người. Nay lục lại lời pháp ngữ tiết Đoan Ngọ làm một tắc để nêu ra những câu khác, như Thiền sư Trạm Nhiên đăng đường nói rằng:
Mồng 5 tháng 5 tiết đoan ngọ
Lưỡi trắng sạch, dấu đào, miệng đỏ
Trị cọp beo lui mãn đầu rủ
Trỉ vàng, xương bồ, hòa rượu hủ
Say mềm chẵng biết tháng ngày qua
Ngàn tinh trăm quái đều đuổi sạch
Ai hay ma tới hay Phật đà
Quyết lòng nắm chốt cổng thiền na.
Như thế đại chúng làm sao mà không thấy được đạo. Bảo vệ sanh mạng phải nên sát, sát hết mới an ổn. Nên biết rõ đạo lý sát đưa tới giờ tốt này, lấy lá ngãi làm cờ, lấy xương bồ làm kiếm, lấy tâm làm bén nhọn. Đãm tiết anh hùng không quản ngại đắc thất, thánh phàm, chân vọng; cho chí tham sân si, ái, hết thảy giặc phiền não để vung lên một lưỡi dao hai nhát đạt thẳng tới thân tịnh. Rưới rưới đỏ, viên đà đà, trôi trôi chảy tạo đại trượng phu thế gian, xuất thế gian. Anh em còn có nghĩa gì? đạt được sự thật gì? Địa gì? Nếu không đạt địa gì, sơn tăng có cái bùa hộ thân đem vứt đi. Niêm Trụ trượng nói rằng, xem rõ thái thượng lão quân, gấp gấp như sắc lệnh. Tháng 5 làm ngọ cúng dê đực cũng gọi là sanh tân hoặc tiết trung thiên hay tu nguyệt còn gọi là bồ nguyệt, ngãi nguyệt, lưu nguyệt v.v…
Tháng 6
Tháng 6 gọi là quí hạ - cuối mùa hạ - khí trời oi bức, cũng gọi là lâm chung, thả nguyệt, hà nguyệt v.v… Ngày 19 tháng 6 lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tháng 7
Tháng 7 gọi là mạnh thu - đầu mùa thu - có nhiều lễ tiết quan trọng. Tháng của chay tịnh đối với người muốn ăn chay báo hiếu chọn thời gian này.
Ngày 13 vía đức Bồ Tát Đại Thế Chí
Ngày 15 lễ Vu Lan Thắng Hội hay Vu Lan Bồn
Ngày 16 lễ Tự Tứ hay giải hạ của Tăng Ni các tòng lâm, tự viện tại nhiều nơi.
Ngày lễ Vu Lan được xem là đại lễ - ngày báo hiếu nên rất quan trọng đối với hầu hết các nước Á Đông. Đặc biệt dịp lễ này cúng cho người quá cố và đồng thời cũng cúng cho người còn sống, cầu an lạc và sống thọ; cũng như cầu siêu độ.
Ngày 24 Lễ kỷ niệm Bồ Tát Long Thọ
Ngày 30 Lễ vía Bồ Tát Địa Tạng.
Có những danh từ gọi tháng 7 như: mạnh thu, di tắc, tương nguyệt, xảo nguyệt v.v…
Tháng 8
Tháng 8 gọi là trọng thu - giữa mùa thu - thời tiết mát dịu êm đềm, lá vàng rơi rụng lác đác đầy sân vườn, đường sá. Cảnh trí tiêu sơ, buồn ảm đạm, cũng gọi là thanh thu, tráng nguyệt, quế nguyệt v.v…
Ngày 15 lễ trung thu hay còn gọi là tết nhi đồng.
Ngày 22 lễ vía cổ Phật Nhiên Đăng.
Tháng 9
Tháng 9 gọi là Trùng dương, quí thu, mộ thu, thâm thu, diểu thu, nguyên nguyệt, cúc nguyệt v.v…
Ngày 19 Lễ vía Quán Âm Bồ Tát
Ngày 30 Lễ vía Đức Phật Dược Sư.
Các đại tòng lâm, tu viện thướng có tự điền làm hoa lợi để nuôi tăng chúng, điều hành Phật sự. Đất canh tác cho tá điền thuê mướn, chùa chỉ chia được 1/3 hoa lợi mà thôi. Dù vậy, tiết thu là mùa lúa chín chùa phải cử người tới ruộng lúa trông coi thợ gặt, hầu tránh sự thất thoát, lạm dụng của Tam Bảo. Thu hoạch lúa xong đem về trình Phương Trượng duyệt qua rồi nhập vào kho.
Tháng 10
Tháng 10 gọi là mạnh đông - đầu mùa đông - mưa gió, bão lụt thường xảy ra vào mùa này.
Rằm tháng mười, dân gian gọi là lễ hạ nguơn, nên có câu rằng: rằm tháng mười, mười người mười quảy, rằm tháng 7 kẻ quảy người không, rằm tháng giêng, ai siêng thì quảy.
Tháng 11
Tiết đông chí, còn gọi là trọng đông - giữa mùa đông - hay còn gọi hoàng chung, cô nguyệt, chí nguyệt v.v… ngày 17 kỷ niệm lễ vía đức Phật A Di Đà. Người tu pháp môn Tịnh Độ thường tổ chức mừng lễ vía Ngài rất long trọng, có nơi tổ chức tu Phật thất, có nơi thiết đặt lễ đài trang nghiêm với cảnh giới Cực Lạc như Kinh A Di Đà diễn tả. Phóng sanh, phóng đăng, bố thí, chẩn tế cô hồn, bạt độ các âm linh v.v…
Tháng 12
Tháng 12 gọi là quí đông … cuối mùa đông… tiết trời khá lạnh.
Ngày mùng 8 lễ vía đức Phật Thích Ca thành đạo.
Ngày 29 lễ vía Bồ Tát Hoa nghiêm.
Từ 23 đến ngày 30 là thời điểm rất bận rộn, lo quét tước, sơn sửa lại, dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài để đón giao thừa. Lễ đón giao thừa vào đêm 29 tháng 12 (nếu tháng thiếu) hoặc 30 tháng 12. Ngày cuối năm rất quan trọng, có những khóa lễ như: cúng ngọ, cúng chư hương linh thờ tại chùa, tối có lễ sám hối hồng danh chư Phật, khuya có lễ đón tân niên, lễ cầu nguyện quốc gia thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, chúc Tết, lộc Xuân v.v…
- Chứng nghĩa ghi rằng: cổ nhân cho đêm trừ tịch là tử nhựt, vì một năm đã hết, cũng như một đời chấm dứt. Thiền Sư Hoàng Bá nói rằng, nếu những việc gì dự định trước làm chưa xong, đến ngày 30 tháng chạp cũng đủ làm cho ta rối lên. Song ngày Mồng Một tháng giêng theo lẽ là tiếp nối đêm trừ tịch (ngày 30) không phải là mới. Trước hết, phải biết người, biết việc, thời liền hội lý với tử nhựt không phải là mới mà là thấm thoát, dằng dặc rộn dâng. Không biết tuổi thiếu niên rồi tráng niên, tráng rồi lão, lão rồi chết. Huống chi còn có những sự bất cập từ tráng tới lão, há chẳng buồn thay! Cho nên sắp đến đêm trừ tịch là báo hiệu vô thường để luôn luôn cảnh giác, tự nguyện tự hứa là không thể dựa cũ mà buông thỏng cho qua đi. Làm một việc nào cho thấu triệt (xong) việc đó, không thể lơ là xem rồi bỏ qua được. Không phải giải được thông một ít kinh luận mà cho là hoàn bị đâu; không phải ngồi tọa hương một vài lần không động không dao mà cho là triệt ngộ được. Không phải giải được vài công án của cổ đức về việc vấn đáp, hiểu ít câu thoại đầu, niêm cổ mà tự cho là thấu triệt. Không phải đối đáp đôi câu thiền thoại hời hợt mà cho là hiểu hết được. Cổ nhơn gọi việc này là động nhiên như đáy thùng lủng, hoát nhiên như cơn mộng tĩnh lại, không còn một tơ tóc nào còn có chỗ nghi mới có phần ứng hợp. Như có một vị tăng thường ở miếu thần, ngủ trong lò đốt giấy, có một vị tăng khác ẩn núp trong lò giấy đợi người kia tới ở, lại ngăn đuổi không cho ở lại. Liền hỏi rằng: ý Tổ sư từ Tây lại là gì?
- Đáp: trước thần là bàn rượu.
Lại có vị tăng nhơn tự cho là đắc ngộ, cùng đi với sa di đến chỗ mé nước bỗng té ngã dưới nước, gấp hỏi Ngưu Đầu lúc chưa gặp Tứ Tổ thời như thế nào?
- Tăng đáp: xoạt chân để chân thẳng.
Bên trong dường như hai vị tăng này có thể nói là dự biết trước, đã thấu rõ thời 7 tình, 8 gió[4], thấu triệt tới trăm nghìn hô đâu ứng đó… đưa tay giở chân đều không sai thời. Phát ra lời nào đều có qui ước như thế, tự tại như thế. Như lúc rãnh rỗi dùng ý thức xem rộng biết độ đáp cơ tác tụng, không phải thản nhiên mà quán sát được. Bịnh đến nghĩ tới vô thường, cũng giống như đêm trừ tịch tới vậy. Người thật bận rộn, tay quay tít một cảnh đời bi đát, há không tiếc thay! Mong rằng chúng ta nên lấy đây để cảnh tỉnh mới thấu rõ tám khổ giao xen nhau hoàn toàn không ngăn được, hoặc chưa được như vậy cũng khó tránh sự hiểu lầm. Xưa kia Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư đắc Pháp Hoa tam muội tọa thiền nơi Hoa đảnh, bổng trong đêm sâu có gió lớn sấm chớp, quỉ mị bao vây hình dạng rất đáng sợ. Ngài an tâm ngồi yên tự nhiên mà chúng thoái lui; rồi lại hiện hình cha mẹ, sư tăng kêu gào than khóc. Ngài niệm sâu thật tướng tìm cách làm tiêu mất những hiện tượng ấy. Đến lúc Ngài sắp tịch diệt đệ tử hỏi: không rõ Thầy đạt quả vị gì? Chết đây sanh về đâu?
- Ngài đáp: ta không lãnh đạo chúng hẳn 6 căn vì người mà giảm, chỉ đạt năm phẩm vị thôi. Ngài còn khuyên Duy Na rằng, mạng ta sắp chấm dứt, nghe tiếng chuông khánh nên gia tăng chánh niệm, càng lâu càng tốt. Hơi thở dứt là một đời qua, khóc than, tang phục đều không hợp với ngôn ngữ. Chết như nhập thiền định. Ôi, đại sư Trí Giả còn nói là tha tổn, huống gì chúng ta ư? Đâu chẳng tự cảnh tỉnh chứ?
Tháng 12 còn gọi là diểu đông, lạp nguyệt (tháng chạp), thái cung, trừ nguyệt v.v…
-------------------Hết quyển 8-------------------
[1] Tam tai: 3 tai họa có hai loại lớn và nhỏ như:
- Tiểu tam tai: binh đao, dịch bệnh, đói kém.
- Đại tam tai: hỏa tai, thủy tai, phong tai. 3 tai họa này tự lần lượt khởi lên để hủy hoại thế giới mà không phải khởi đồng thời, như ta đã chứng kiến hiện tại trong thập niên qua tai họa xảy ra khắp nơi trên thế giới như sóng thần, lũ lụt
[2] 7 già nạn: trộm cắp vật của hiện tiền tăng - hành dâm với nam nữ trong lục thân - làm ô nhiễm phạm hạnh tăng ni - thấy cha bịnh mà bỏ đi không chăm sóc - thấy mẹ bịnh mà bỏ đi không chăm sóc - đối sư trưởng bịnh mà bỏ đi không săn sóc - sát hại chúng sanh phát bồ đề tâm.
[3] Công án: thuật ngữ tức là từ chuyên môn của thiền tông. Công án là những lời của Phật, của Tổ để làm đối tượng suy tư của thiền sinh. Như nói: trước khi cha mẹ sinh ra ta là ai?
[4] Tám gió (bát phong): làm lay động tâm người học đạo. Ðó là: lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, lạc. 1) lợi: lợi lộc, lợi thế, quy ền lợi; 2) suy: hư hoại, suy nhược, thương cảm; 3) hủy: nói xấu, hủy báng; 4) dự: khen, tán thưởng; 5) xưng: khen ngợi, ca tụng; 6) cơ: chê bai, miệt thị; 7) khổ: hoạn nạn, việc rối rắm; 8) lạc: vui sướng, an hạnh.
Gửi ý kiến của bạn