- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Cùng làm việc tập thể (phổ thỉnh):
Nếu có việc làm chung tập thể, trước tiên phải thông báo nơi nhà khách như sau:
Đại chúng khi nghe hiệu lệnh bảng tập họp nên có mặt đông đủ để cùng làm việc (làm vườn, trồng cây). Tại nhà kho Giám thâu chuẩn bị trước đồ dùng (dụng cụ) đầy đủ: đợi nghe bảng hiệu xong, đem phân phát mỗi người. Chiếu Nội Quy làm việc buổi sáng cho hoàn tất theo sự chỉ định.
Đại chúng mỗi người trước sau thứ tự ra khỏi chùa lúc công tác không được giởn đùa, nói cười thô tháo. Mỗi người tự lo bổn phận trong sự chú tâm, làm công tác xong lại trở về.
Chứng nghĩa ghi rằng, phép làm việc chung, trên dưới đều ngang nhau. Những ngôi chùa trên núi công việc quá bề bộn, nhân gặp lúc có bảng hiệu nhóm chúng là phải đi hết. Dù Trụ Trì cũng không được muốn lánh việc nhọc; ai có bệnh duyên không nên miễn cưỡng. Người già yếu được phép nghỉ. Đại chúng sống chung mọi việc khai, giá cũng phải hiểu nhau để trợ duyên.
Y cứ theo ngài Chí Siêu tại Đồng Châu, đời Đường người Bằng Dực nương chùa Khai Hóa ở Tinh Châu xuất gia với Tán thiền sư. Làm Trụ Trì bổn tự, thân tâm thanh tịnh, điều hành việc chúng chuyên cần đem lại an ổn số chúng có đến cả trăm người. Quần áo, thức ăn luôn đầy đủ, mỗi khi có việc nhọc ắt lấy mình làm gương trước. Ôi ! Trụ Trì thời xưa phần đông đều như thế đấy cho nên tòng lâm hưng thạnh. Trụ Trì đời nay ở chỗ sang vinh, đẩy nhọc cho người còn riêng mình lẩn tránh; muốn chấn chỉnh lại tòng lâm thật khó thay!
Gửi ý kiến của bạn