Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 4: Lớp B: Thời kỳ Phật Giáo hưng thạnh tại Trung Hoa

14/12/201919:04(Xem: 4985)
Bài 4: Lớp B: Thời kỳ Phật Giáo hưng thạnh tại Trung Hoa

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi- Tân Tây lan
KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU kỳ 19
được tổ chức tại Capital Country Holiday Park, 47 Bidges Road, Sutton  NSW  2620
(Canberra, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)

***

LỚP B (NGƯỜI LỚN)

Bài  5:  Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa  (phần 1)

Thời kỳ Phật Giáo hưng thạnh tại Trung Hoa

Biên soạn: HT Thích Thiện Hoa
Giáo thọ: TT Thích Phổ Huân 

 


Sau khi Đấng Toàn Giác viên tịch, các đệ tử của Ngài vì lợi ích giải thoát cho chúng sinh, đã rời Thiên Trúc hoằng hóa giáo pháp khắp nơi. Trung Hoa là một trong những quốc gia lớn có lịch sử Phật Giáo du nhập rất sớm.

 

Đời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (67 Tây Lịch), vua Hán Minh Đế đã cho xây dựng ngôi chùa Bạch Mã đầu tiên ở Trung Hoa. Hai vị Sư người Ấn, Ca Diếp Ma Đăng và Trúc Pháp Lan là hai vị sư được vua thỉnh mời dịch kinh hoằng pháp tại chùa này. Quyển kinh dịch sang tiếng Hoa được biết đến nhiều nhất bấy giờ là Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

 

Các vị Danh sư từ Ấn Độ đến Trung Hoa tiếp theo sau là An Thế Cao, Chi Lâu Ca Sấm, Chi Diệu và Trúc Phật Sóc, lại càng làm Phật Giáo hưng thịnh, bền vững thêm.

Phật Giáo được xem hưng thịnh trải qua 4 thời kỳ.

 

Thời kỳ thứ nhất:

Thế kỷ thứ IV năm 310 Tây Lịch, các vị Cao Tăng Ấn Độ đã chính thức thành tựu hoằng pháp tại Trung Hoa. Ngài Tăng Đồ Trừng, người Thiên Trúc đã độ được hàng vạn người theo Phật, và các vị đệ tử danh tiếng tại Trung Hoa như Đạo An Pháp Hòa, Trúc Pháp Hải đã được nhiều người biết đến. Một vị Cao Tăng nổi bậc trong thế kỷ này là Ngài Cưu Ma La Thập (344 – 413), đã đưa Phật Giáo Trung Hoa mạnh mẽ hơn, Ngài có công dịch thuật nhiều kinh điển. 2 bộ kinh nổi tiếng mà hầu hết Phật tử Bắc Tông đều biết là Bát Nhã, Pháp Hoa cũng do Ngài dịch.

 

Thời kỳ thứ hai:

Thế kỷ thứ 5 đến thứ 6, Phật Giáo được triều đình tín thành ưu đãi, Ngài Huệ Lâm là vị tu sĩ được tham dự triều chính, có nghĩa Vua, quan đã biết quy y Tam Bảo, và lệnh ân xá cho tử tội là phần nào kết quả từ việc học giáo lý Như Lai. Về việc thực hành tu học, các tông phái chính thức được nhập vào cũng như thành lập các tông phái mới. Ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền pháp tu Thiền trở thành Sơ tổ Thiền Tông ở Trung Hoa. Các Ngài Tam Tạng Chơn Đế dịch truyền luận Đại Thừa Khởi Tín, Ngài Đàm Vô Sấm dịch truyền Niết Bàn Tông, Ngài Nam-Nhạc Đại sư lập Thiên Thai tôn.

 




cuu ma la thapChùa Cưu Ma La Thập tọa lạc tại trung tâm thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, đã có lịch sử cách nay 1600 năm,
là nơi phát huy giáo điển, hoằng pháp, dịch kinh đầu tiên của Tổ sư Cưu Ma La Thập - bậc cao tăng miền Tây Trúc thời cổ đại,
là một trong 4 nhà phiên dịch kinh Phật nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc.
cuu ma la thap-2
Tượng Ngài Cưu Ma La Thập
trước Thiên Phật Động Kizil Trung Quốc




 

Thời kỳ thứ 3:

Thế kỷ thứ 7 đến thứ 9.

Phật Giáo thăng trầm vì binh biến, nhưng vẫn hưng thịnh khi Ngài Huyền Trang (600 – 664) thỉnh kinh từ Ấn Độ trở về, thời kỳ này là đời Đường, nên cũng gọi Ngài là Đường Tam Tạng. Khi trở về nước việc dịch kinh từ Phạn văn ra Hán văn lên đến 1500 quyển, chẳng những làm giàu nền Phật học tại Trung Hoa, mà còn sáng tạo thêm ngôn từ văn ngữ mới cho nền văn hóa nước nhà.

Riêng giáo lý Pháp Tướng tông (Duy Thức học) đã được Ngài làm sáng tỏ, cho giới học Phật nghiên cứu tu học. Các đệ tử của Ngài là những vị đã có công rất lớn trong công việc dịch thuật kinh điển cùng Ngài.

Tiếp theo là Ngài Nghĩa Tịnh cũng lên đường thỉnh kinh từ Ấn Độ, càng làm cho nền Phật giáo phát triển mạnh mẽ hơn. Lịch sử cho biết thời kỳ này là thời Phật Giáo hưng thịnh nhất tại Trung Hoa.

 

Thời kỳ thứ 4:

Từ thời Nhà Minh trải qua nhiều đời, Phật Giáo phải chịu đựng chiến tranh lại bị đả phá, và cho đến đời Tống mới khôi phục lại. Điểm đáng nói là vua Thái Tổ Nhà Minh (Chu Nguyên Chương) thế kỷ 14, ông có quá khứ là vị Sa Di nên khi làm vua đã ra công ủng hộ Phật Giáo. Về sau đời vua Thái Tôn, các vua kế vị cũng tiếp tục trùng hưng Phật Giáo. Và rồi Phật Giáo vẫn giữ mức yên bình, như một tín ngưỡng nhân gian. Và mãi cho đến thế kỷ 20 sau cuộc cách mạng Tam Dân chủ nghĩa (1912), sự tư duy học Phật bắt đầu phát triển, Phật Giáo trở lại kiên cố, các hội Phật học được thành lập khắp nơi trong nước.

 


 

_________

Toát yếu theo bộ "Phật Học Phổ Thông", khóa 5 (NXB Đông Phương 2012). HT Thích Thiện Hoa






 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567