- Phiếu Ghi Danh Tham Dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 (từ ngày 27-31/12/2019) tại Thủ Đô Canberra (Trưởng Ban Tổ Chức: Hòa Thượng Phó Hội Chủ Thích Quảng Ba)
- Sơ đồ toàn cảnh Capital Country Holiday Park, Canberra Sơ đồ toàn cảnh Capital Country Holiday Park, Canberra, nơi diễn ra Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 (từ ngày 27-31/12/2019) tại Thủ Đô Canberra (Trưởng Ban Tổ Chức: Hòa Thượng Phó Hội Chủ Thích Quảng Ba)
- Khám phá Thủ Đô Canberra
- Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Phát tâm về dự khóa tu 2019 (thơ)
- Thông Báo số 01 Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19
- Thông Báo số 02 Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 (Trưởng Ban Tổ Chức: Tỳ kheo Thích Quảng Ba, Canberra 16/07/2019)
- Thông Báo sổ 03 Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Thông Báo sổ 04 Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Buddhist Summer Retreat - Q&A with Thanh Kim | Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu | Vietnamese-Australia
- Danh sách Cúng Dường Tịnh Tài & Vật Dụng Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Capital Country Holiday Park, Canberra, Australia
- Danh Sách Học Viên Tham Dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra
- Tài liệu giảng dạy tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 (Canberra, Úc Châu)
- Ban Giáo Thọ lớp Giáo lý A và B (người lớn) tại Khóa Tu Kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra
- Tản mạn về việc chuẩn bị lên đường tham dự Khóa Tu Học kỳ 19 tại Canberra (bài viết của Phật tử học viên Huệ Hương)
- Danh Sách Chư Tôn Đức tham dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra
- Danh Sách Phật Tử Học Viên tham Dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Canberra
- Danh sách Lớp A (người lớn) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Canberra
- Danh sách Lớp B (người lớn) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Canberra
- Lớp Thiếu Nhi A : 89 học viên (Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Cannberra)
- Lớp Thiếu Nhi B : 60 học viên (Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Cannberra)
- Thông Báo Giờ Chót về việc đón rước tại Phi Trường Canberra
- Ban Điều Hành Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra
- Thời Khóa Giảng Dạy Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra
- Tu là nương dựa (thơ)
- Day 1: Hình ảnh Lễ Khai Mạc Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra, Úc Châu (Thứ Sáu 27-12-2019)
- Day 1 giảng Pháp (thứ sáu 27/12/2019 tại Khóa tu học kỳ 19 ở Canberra)
- Day 2: Hình ảnh Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra, Úc Châu (Thứ Bảy 28-12-2019)
- Day 2: Hình ảnh Giảng Pháp và Hoa Đăng (Thứ Bảy 28-12-2019)
- Day 3: tụng kinh, nghe pháp, lễ chung thất HT Thích Trí Quang
- Day 4: Hội Thảo và các bài giảng (Monday 30/12/2019)
- Day 4: Thi Trắc Nghiệm cuối khóa và chấm bài thi (Monday 30/12/2019)
- Day 4: Văn Nghệ Thiền Trà Đạo Tình: Hiểu và Thương (30/12/2019)
- Day 4: Biếu tặng Kinh sách tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra (từ 27 đến 31/12/2019)
- Day 5: Công phu, khai thị và lễ bế mạc Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra (Thứ Ba, 31/12/2019)
- Chân dung Chư Tôn Đức tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Chân dung Phật tử học viên tham dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra
- Hình group Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Ghi nhanh: Sinh hoạt tại khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 19 được tổ chức tại Capital Country Holiday Park / Canberra.
- Bằng Khen Tặng quý Phật tử học viên đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi cuối khóa
- Tường thuật Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tại Canberra
- Cảm Niệm về Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Tưởng Niệm Hoa Đăng Lễ Đức Phật Thích Ca Thành Đạo
- Hãy biến Cơ Hội thành Kết Quả !
- Câu hỏi ba buổi Phật Pháp Vấn Đáp tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19
- Questions for Children Classes
- (Younger teens) Memories video __The Australia - New Zealand 19th National Summer Retreat in Canberra (27-31 Dec 2019)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi- Tân Tây lan
KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU kỳ 19
được tổ chức tại Capital Country Holiday Park, 47 Bidges Road, Sutton NSW 2620
(Canberra, từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)
Bài 05 - Lớp A (người lớn)
Ngũ Giới
Biên soạn: HT Thích Thiện Hoa
Giáo thọ:TT Thích Đạo Nguyên
A.-Mở Đề
Năm Giới này không những đưa người mạnh tiến trên đường giài thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, Quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính la ông thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạc pháp. Vì thế, Đức Phật Thích Ca đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết bàn:
- “Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy; dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ cho các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng thêm điều nào ngoài giới luật.”
B.- Chánh Đề:
I.- Định Nghĩa : Ngũ giới là năm giới cấm mà Phật đã chế ra, để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm giới ấy là: – Không được giết hại, – Không được trộm cướp, – Không được tà dâm, – Không được nói dối, – Không được uống ruợu. Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Đức Phật không bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân theo thì phải bị Ngài trừng phạt. Sự giữ hay không giữ giới là do chúng ta hoàn toàn tự liệu lấy. Năm giới chính là năm thành trì ngăn chận cho ta đừng di lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chận cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi trên con đường giải thoát.
II.- Năm Giới
1.- Không được giết hại. Giới thứ nhứt mà Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một gía trị qúy báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.
Phật giáo cấm sát sanh bỡi nhiều lý do:
a) Tôn trọng sự công bằng. – Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng.. Phật dạy: “Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo giết!”.
b) Tôn trọng Phật tánh bình đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh.
c) Nuôi dưỡng lòng từ bi. – Lòng từ bi của Đức Phật xem mọi loài như con.
d) Tránh nhân qủa báo ứng oán thù. – Khi ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được.
2. – Không được trộn cướp. Không trộn cướp là không lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu của người, mà không có sự ưng thuận , hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà… cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt… người ta không cho mà mình tự lấy đều là trộm cướp. Trộm cướp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng giựt ngang của người là ăn cướp,; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán gía rẻ mạt là ăn cướp; tích trử đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, được của người ta mà không tìm cách trả lại là ăn trộm. Có thể nói tóm một câu là; Bất cứ hình thức nào, do lòng tham lam lấy của ngườibất chính đều là trộm cướp cả.
Vì lý do gì Phật cấm trộm cướp? Phật cấm trộm cướp vì những lý do sau đây:
a) Tôn trọng sự công bằng:
b) Tôn trọng sự bình đẳng.
c) Nuôi dưỡng lòng từ bi.
d) Tránh nghiệp báo oán thù.
3. – Không được tà dâm. Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh; ngoài ra, lén lút lang chạ
làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà. Nhưng nếu vợ chồng chính thức đi nữa, mà nằm không phải chỗ, gần giũ nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Đó là nói về mặt thô thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng
tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng đều thuộc về loại tà dâm cả.
Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây:
a) Tôn trọng sự công bình
b) Bảo vệ hạnh phúc gia đình.
c) Tránh oán thù và quả báo xấu xa.
4. – Không được nói sai sự thật. Nói sai sự thật có bốn cách: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
a) Nói dối hay nói láo, là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe.
b) Nói thêu dệt, là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay.
c) nói lưỡi hai chiều, hay nôm na hơn, là nói “đòn xóc nhọn hai đầu”, nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù nhau.
d) nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.
Vì sao Phật cấm nói sai sự thật? Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây:
a) Tôn trọng sự thật.
b) Nuôi dưỡng lòng từ bi. –
c) Bảo tồn sự trung tín trong xã hội.
d) Tránh nghiệp báo khổ đau.
5. – Không được uống rượu.Tất cả những thứ có chất men làm say người, hay chấc độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích người khác uống, tội lại
nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bịnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết. Khi hết bịnh, không được tiếp tục uống thuốc
có hòa rượu ấy nữa.
Vì những lý do gì Phật cấm uống rượu? – Phật cấm uống rượu vì những lý do sau đây:
a) Bảo toàn hạt giống trí tuệ. –
b) Ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi.
Lợi Ích Của Sự Cấm Uống rượu
C. – Kết Luận
1. – Phật tử không giữ giới không phải là Phật tử. Nếu Tam Quy là nền tảng, thì ngũ giới là 5 nấc thang của người Phật tử tại gia để bước dần lên Thánh qủa. Trong bước đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì càng tốt; nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm giới thì có giữ vài giới mà mình thấy có thể thực hành được thì giữ. Cho nên người Phật tử phải cố gắng giữ giới để cho xứng đáng với danh nghĩa của mình, để đem hạnh phúc đến cho mình và chúng sanh.
2 Người không theo Đạo Phật cũng nên giữ giới. - Năm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.Một xã hội mà mọi phần tử đều thực hiện được năm giới cấm ấy, thì đó là một xã hội gương mẫu, văn minh nhứt thế giới.
______________
Toát yếu theo bộ "Phật Học Phổ Thông", khóa 1 (NXB Đông Phương 2012). HT Thích Thiện Hoa
Ngũ Giới
Giảng Sư: TT. Thích Đạo Nguyên
Năm Giới là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc, giải thoát và giác ngộ, là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc của gia đình và của xã hội. Học hỏi và thực hành theo Năm Giới, ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, ta sẽ tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi và thất vọng, ta sẽ xây dựng được an lạc hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và đóng góp vào phẩm chất an lạc và hòa bình của xã hội.
Đây là Giới Thứ Nhất: Không Sát Sanh (Bảo Vệ Sự Sống)
Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, con nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương tức và lòng Từ bi, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Con nguyện không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị; con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị, không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trên thế giới.
Đây là Giới Thứ Hai: Không Trộm Cướp (Hạnh Phúc Chân Thật)
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập chia sẻ thời giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trên cả ba phương diện: tư duy, nói năng, và hành động trong đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy được hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con. Con biết hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, trong khi đó đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con ý thức được hạnh phúc chân thực phát sinh từ cách nhìn của con mà không phải từ bên ngoài đem tới. Thực tập tri túc giúp con sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đang có. Con nguyện thực tập Chánh mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi người, mọi loài, bảo hộ được trái đất và chấm dứt những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu bất thường.
Đây là Giới Thứ Ba: Không Tà Dâm (Tình Thương Đích Thực)
Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con nguyện thực tập theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau. Những liên hệ tình dục do sự thèm khát gây nên luôn mang tới những hệ lụy và đổ vỡ cho con và cho người khác. Con nguyện không ăn nằm với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức lâu dài. Con sẽ làm mọi cách để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và nguyện nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực, làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ vô lượng tâm, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong tương lai.
Đây là Giới Thứ Tư: Không Nói Dối (Ái Ngữ và Lắng Nghe)
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con nguyện học hạnh Ái ngữ và Lắng nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt nỗi khổ đau của người. Con nguyện tìm cách đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói gì khi cơn giận đang có mặt trong con. Con nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của cơn giận ấy, để nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang giận. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe sâu để có thể giúp người kia thay đổi và vượt thoát những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh tinh tấn để nuôi dưỡng khả năng hiểu biết, thương yêu, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con, để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.
Đây là Giới Thứ Năm: Không Uống Rượu (Nuôi Dưỡng và Trị Liệu)
Ý thức được những khổ đau do sự tiêu thụ thiếu chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, nuôi dưỡng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới toàn cầu, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con mà không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ; không để lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong xã hội, và trong môi trường sống.
Đại chúng! Chúng ta đã tuyên đọc xong Năm Giới quý báu, nền tảng của hạnh phúc gia đình và chất liệu của chí nguyện lợi tha. Phật dạy chúng ta phải ôn tụng thường xuyên giới tướng mỗi tháng ít nhất là một lần, để sự học hỏi và hành trì Năm Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng.