Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 52: Đại Ái Đạo bát-niết-bàn

02/05/201113:07(Xem: 6520)
Phẩm 52: Đại Ái Đạo bát-niết-bàn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
52.PHẨM ĐẠI ÁI ĐẠO BÁT-NIẾT-BÀNKINHSỐ 1
Nghenhe vầy:

Mộtthời Phật trú tại Tỳ-xá-ly, trong giảng đường Phổ Tập,cùng với chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ Đại Ái Đạo[292] đang trú tại thành Tỳ-xá-ly, trongchùa Cao đài[293] cùng với chúng đại Tỳ kheo ni 500 vị, thảyđều A-la-hán, đã dứt sạch các lậu.

ĐạiÁi Đạo nghe các Tỳ kheo ni [821c] nói, “Như Lai không bao lâunữa, không quá ba tháng, sẽ diệt độ, giữa đôi cây sa-la,tại Câu-di-na-kiệt.” Bà liền suy nghĩ, “Ta không kham thấyNhư Lai diệt độ. Vậy nay Ta nên diệt độ trước.” RồiĐại Ái Đạo đi đến Thế Tôn,[294] cúi đầu lạy dướichân, và ngồi xống mọt bên. Khi ấy Bà bạch Phật:

“Tôinghe Thế Tôn không bao lâu nữa, không quá ba tháng, sẽ nhậpNiết-bàn giữa đôi cây sa-la, tại Câu-di-na-kiệt. Tôi naykhông kham thấy Thế Tôn và A-nan diệt độ. Cúi mong Thế Tôncho phép tôi diệt độ.”

Lúcbấy giờ Thế Tôn im lặng Đại Ái Đạo lại bạch Phật”

“Từnay trở đi, cúi mong Thế Tôn cho Tỳ kheo ni thuyết giới.”

Phậtnói:

“NayTa cho phép Tỳ kheo ni thuyết cấm giới cho Tỳ kheo ni, đúngnhư cấm giới mà Ta đã ban hành, chớ để sai phạm.”

ĐạiÁi Đạo đến trước lạy dưới chân Phật, rồi đứng trướcPhật. Bà bạch Phật:

“Naytôi không còn thấy nhan sắc của Như Lai, cũng không thấychư Phật tương lai, không còn chịu bào thai nữa, vĩnh viễnở trong Vô vi. Hôm nay từ biệt Thánh nhan, không bao giờ còngặp lại nữa.”

RồiĐại Ái Đại nhiểu quanh Phật ba vòng, và lui đi. Trở vềtrong Ni chúng, Bà nói với các Tỳ kheo ni:

“Nayta muốn nhập Niết-bàn giới Vô vi. Sở dĩ như vậy vì NhưLai không bao lâu nữa sẽ diệt độ. Các ngươi hãy tùy thờithích hợp làm những điều cần làm.”

Khiấy Tỳ kheo ni Sai-ma, Tỳ kheo ni Ưu-bát Sắc, Tỳ kheo ni Cơ-lợi-thí,Tỳ kheo ni Xá-cừu-lê, Tỳ kheo ni Xa-ma, Tỳ kheo ni Bát-đà-luyện-chá,Tỳ kheo ni Bà-la-chá-la, Tỳ kheo ni Ca-chiên-diên, Tỳ kheo niXà-da,[295] cùng 500 Tỳ kheo ni, đi đến chỗ Thế Tôn, đứngsang một bên. Khi ấy Tỳ kheo Ni Sai-ma, Thượng thủ của 500Tỳ kheo ni, bạch Phật rằng:

“Chúngcon nghe Như Lai không bao lâu nữa sẽ diệt độ. Chúng con khôngnỡ thấy Thế Tôn và A-nan diệt độ trước. Cúi mong ThếTôn cho phép chúng con diệt độ trước. Chúng con nay vào Niết-bànchính là đúng lúc.”

Khiấy [823a] Thế Tôn im lặng hứa khả. Tỳ kheo ni Sai-­ma cùngvới 500 Tỳ kheo ni thấy Thế Tôn đã im lặng hứa khả, liềnđến trước lạy dưới chân Phật, đi nhiểu ba vòng, rồilui đi, trờ về thất của mình.

Lúcbấy giờ Đại Ái Đạo đóng cửa giảng đường, gióng kiềnchùy, trải tọa cụ trên đất trống. Sau đó, Bà bay lên hưkhông, ngồi, nằm, hoặc kinh hành, hoặc phát ra ngọn lửa,dưới thân bốc khói, trên thân bốc lửa, hoặc dưới thânbốc lửa, trên thân bốc khói, hoặc toàn thân bốc lửa, hoặctoàn thân bốc khói; hoặc hông trái phun nước, hông phảiphun lửa; hoặc hông trái phun lửa, hông phải phun nước; hoặcphía trước phun lửa, phía sau phun nước; hoăc phía trướcphun nước, phía sau phun lửa; hoặc toàn thân phun lửa, hoặctoàn thân phun nước. Sau khi thực hiện các biến hóa như vậy,Đai Ái Đạo trở về chỗ ngồi, kiết già mà ngồi, thânngay, ý chánh, buộc niệm trước mắt, nhập sơ thiền; xuấtsơ thiền nhập nhị thiền; xuất nhị thiền nhập tam thiền;xuất tam thiền nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập khôngxứ; xuất không xứ nhập thức xứ; từ thức xứ nhập vôsở hữu xứ; từ vô sở hữu xứ nhập phi tưởng phi phi tưởng;xuất phi tưởng phi phi tưởng nhập tưởng thọ diệt; xuấttưởng thọ diệt trở lại nhập phi tưởng phi phi tưởng;xuất phi tưởng phi phi tưởng trở lại nhập vô sở hữuxứ; xuất vô sở hữu xứ trở lại nhập thức xứ; xuấtthức xứ trở lại nhập không xứ; xuất không xứ trở lạinhập tứ thiền; xuất tứ thiền trở lại nhập tam thiền;xuất tam thiền trở lại nhập nhị thiền; xuất nhị thiềntrở lại nhập sơ thiền; xuất sơ thiền nhập nhị thiền;xuất nhị thiền nhập tam thiền; xuất tam thiền nhập tứthiền. Sau khi nhập tứ thiền, liền diệt độ. Khi ấy trờiđất rung động lớn; phía đông vọt lên, phía tây chìm xuống;phía tây vọt lên, phía đông chìm xuống; bốn bên đều vọtlên, ở giữa chìm xuống; lại bốn mặt có gió mát nổi lên.Chư thiên trong hư không tấu nhạc. Chư thiên Dục giới buồnkhóc, nước mắt rơi xuống như mùa xuân trời tuôn nưỡcmưa ngọt. Các vị trời thần diệu nghiền nát hoa ưu-bátlàm bột thơm; lại nghiền nát chiên đàn, rải lên phía trên.Lúc bấy giờ, Tỳ kheo ni Sai-ma, Tỳ kheo ni Ưu-bát Sắc, Tỳkheo ni Cơ-lợi-thí Cù-đàm-di, Tỳ kheo ni Xá-cù-li, Tỳ kheoni Xa-ma, Tỳ kheo ni Bát-đà-lan-giá-la, Tỳ kheo ni Ca-chiên-diên,Tỳ kheo ni Xà-da;[296] các Tỳ kheo ni này là [822b] Thượng thủcủa 500 Tỳ kheo ni; mỗi vị trải tọa cụ trên đất trống,sau đó, bay lên hư không, ngồi, nằm, hoặc kinh hành, thựchiện 18 biến hóa, cho đến nhập tưởng tri diệt, rồi diệtđộ.[297]

Lúcbấy giờ trong thành Tỳ-da-ly có vị đại tướng tên là Da-thâu-đề,dẫn năm trăm đồng tử tụ tập tại giảng đườngPhổ hội, cùng bàn luận một số vấn đề. Du-thâu-­đềvà 500 đồng tử từ xa thấy 18 biến hóa của 500 Tỳ kheoni. Thấy như vây, họ rất hoan hỷ phấn khởi không thể dừngđược, thảy đều chắp tay hướng về phía đó. Lúc đó,Thế Tôn nói với A-nan:

“Ônghãy đến chỗ tướng quân Da-thâu-đề, bảo rằng: Hãy nhanhchóng sửa soạn 500 khăn trải giường, 500 khăn trải ngồi,500 hủ bơ, 500 hủ dầu mè, 500 cỗ xe tang, 500 bó hương, 500xe củi.”

A-nanbước lên trước hỏi:

“Khôngrõ Thế Tôn muốn làm gì?”

Phậtnói:

“ĐạiÁi Đạo đã diệt độ. Năm trăm Tỳ kheo ni cũng nhập Niết-bàn.Chúng ta sẽ cúng dường xá-lợi.”

A-nannghe nói thế, buồn thương giao cảm không cầm được:

“ĐạiÁi Đạo sao diệt độ vội thế?”

RồiA-nan lấy tay gạt lệ, đi đến chỗ đại tướng Da-thâu-đề.Da-thâu-đề thấy A-nan từ xa đi lại, liền đứng dậy đóntiếp, cùng nói lời chào đón:

“Kínhchào A-nan! Có điều gì dạy bảo mà đến bất thường nhưvậy?”A nan đáp:

Tôilà sứ giả của Phật, có điều yêu cầu.”

Đạitướng liền hỏi:

“Ngàicó điều gì dạy bảo?”

A nannói:

“ThếTôn sai nói với Đại tướng: Hãy nhanh chóng sửa soạn 500khăn trải giường, 500 khăn trải ngồi, 500 hủ bơ, 500 hủdầu mè, 500 cỗ xe tang, 500 bó hương, 500 xe củi. Đại ÁiĐạo cùng năm trăm Tỳ kheo ni đều đã diệt độ. Chúng tasẽ cúng dường xá-lợi.”

Khiấy đại tướng buồn khóc thương cảm, nói rằng:

“ĐạiÁi Đạo cùng năm trăm Tỳ kheo ni sao diệt độ sớm vậy thay!Ai sẽ răn dạy chúng tôi, khuyến khích chúng tôi bố thí vậtthực?”[298]

Đạitướng Da-thâu-đề liền sửa soạn 500 khăn trải giường,500 khăn trải ngồi, 500 hủ bơ, 500 hủ dầu mè, 500 cỗ xetang, 500 bó hương, 500 xe củi và các dụng cụ để hỏa thiêu.[299]Xong rồi, ông đến Thế Tôn, cúi lạy dưới chân và đứngsang một bên. Đại tướng Da-thâu-đề bạch Thế Tôn:

“Theonhư Như Lai dạy, hôm nay chúng con đã sửa soạn đủ các dụngcụ để cúng dường.”

Phậtnói:

[822c]“Các ông mỗi người mang di thể của Đại Ái Đạo và của500 Tỳ kheo ni ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đi đến chỗ đồngtrống. Ta muốn đến đó cúng dường xá-lợi.”

Đạitướng bạch Phật:

“Thưavâng, Thế Tôn.”

Khiấy đại tướng đi đến chỗ Đại Ái Đạo, bảo một người:

“Ngươihãy bắc thang leo tường mà vào bên trong, từ từ mởi cổngchớ có gây tiếng động.”

Ngườiấy vâng lệnh, leo vào bên trong, mở cửa. Đại tướng lạisai 500 người đưa các di thể đặt lên giường. Bấy gờcó hai sa-di-ni ở đó. Một, tên là Nan-đà, và hai, tên làƯu-ban-nan-đà. Hai sa-di-ni nói với đại tướng:

“Thôi,thôi, Đại tướng! Chớ quấy nhiểu các Sư.”

Đạitướng Da-thâu-đề nói:

“Khôngphải Thầy của các Cô ngủ, mà diệt độ cả rồi.”

Haisa-di-ni nghe nói các Sư đã diệt độ, trong lòng kinh sợ, liềnnghĩ thầm: “Xem thế thì, pháp gì tập khởi, đều là phápdiệt tận.” Tức thì, ngay trên chỗ ngồi mà được ba minh,sáu thông. Hai sa-di-ni liền bay lên hư không, trước hết, đếnchỗ đồng hoang thực hiện 18 biến hóa, ngồi, nằm, kinh hành,thân tuôn nước, bốc lửa, biến hóa vô lượng. Rồi ngayđó mà bát-niết-bàn trong Niết-bàn-giới vô dư.

Bấygiờ Thế Tôn dẫn các Tỳ kheo vây quanh trước sau đi đếnchỗ Đại Ái Đạo, trong chùa ni. Thế Tôn bảo A-nan, nan-đà,La-hầu-la:

“Cácngưỡi hãy khiêng di thể của Đại Ái Đạo. Ta sẽ tự thâncúng dường.”

Khiấy Thích Đề-hoàn Nhân biết những điều suy nghĩ trong lòngThế Tôn, tức thì, khoảnh khắc như lực sỹ co duổi cánhtay, từ Tam thập tam thiên hiện đến Tỳ-da-li, đến chỗThế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng sang một bên.Trong đây, các Tỳ kheo lậu tận đều trông thấy Thích Đề-hoànNhân và chư thiên Tam thập tam. Còn các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni,ưu-bà-tắc, ưu-bà-di chưa dứt sạch các lậu đều không thấyThích Đề-hoàn Nhân.

Khiấy Phạm thiên từ xa biết được những điều suy nghĩ tronglòng Thế Tôn, liền dẫn chư thiên từ trên cõi Phạm thiênbiến mất, hiện đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân rồi đứng sang một bên.

Khiấy Tỳ-sa-môn Thiên vương biết được ý nghĩ của Thế Tôn,dẫn các quỷ thần Dạ-xoa đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạydưới chân rồi đứng sang một bên.

Bấygiờ Đê-đầu-lại-tra Thiên vương dẫn các Càn-thát-bà, từ[823a] phương đông đến chỗ Như Lai, cúi đầu lạy dướichân rồi đứng sang một bên.

Tỳ-lũ-lặc-xoaThiên vương dẫn vô số Câu-bàn-trà từ phương nam đên chỗThế Tôn, cúi dầu lạy dưới chân rồi đứng sang một bên.

Tỳ-lũ-ba-xoaThiên vương dẫn các thần Rồng đến chỗ Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân rồi đứng sang một bên.

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân, Tỳ-sa-môn Thiên vương lên trướcbạch Phật rằng:

“Cúimong Thế Tôn không phải nhọc sức. Chúng con sẽ tự thâncúng dường xá-lợi.”

Phậtnói với chư Thiên:

“Thôi,thôi, thiên vương! Như Lai tự biết thời. Đây là điều NhưLai cần phải làm; không phải là điều mà trời, rồng, quỷ,thần có thể làm được. Vì sao vây? Cha mẹ sanh con đã chonhiều lợi ích, ân nuôi lớn rất nặng, cho bú mớm, bồngẳm. Cần phải báo đáp ân, không thể không báo đáp. Nhưng,này chư thiên, nên biết, cha mẹ của chư Phật Thế Tôn quákhứ đều diệt độ trước, nhiên hậu chư Phật Thế Tônthảy đều tự thân cúng dường trà-tỳ xá-lợi. Cha mẹ củachư Phật Thế Tôn tương lai cũng diệt độ trước, nhiênhậu chư Phật thảy đều tự thân cúng dường. Do phươngtiện này mà biết Như Lai cần phải tự thân cúng dường,chứ không phải việc chư thiên, quỷ thần có thể làm.”

Bấygiờ Tỳ-sa-môn Thiên vương nói với 500 quỷ thần:

“Cácngươi đi vào trong rừng chiên-đàn lấy củi thơm về đâyđể cúng dường trà-tỳ.”

Nămtrăm quỷ thần vâng lệnh Thiên vương, đi vào rừng chiên-đànlấy củi chiên-đàn, mang đến chỗ đồng hoang. Khi ấy ThếTôn tự thân khiêng một đầu chân giường, La-hầu-la khiêngmột chân, A-nan khiêng một chân, Nan-đà khiêng một chân, baylên hư không mà đi đến bài tha ma. Còn chúng bốn bộ, Tỳkheo, Tỳ kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, khiêng di thể 500 Tỳkheo ni đi đến bãi tha ma.

Bấygiờ Thế Tôn nói với đại tướng Da-thâu-đề:

“Ônghãy sửa soạn thêm hai bộ khăn trải dường, hai bộ khăntrải ngồi, hai xe củi, cúng hương hoa, để cúng dường dithể hai sa-di-ni.”

Đạitướng Da-thâu-đề bạch Phật:

“Kínhvâng, Thế Tôn.”

Ngaysau đó ông sắm sửa các dụng cụ để cúng dường.

Bấygiờ Thế Tôn lấy gỗ chiền ­đàn chuyển cho từng vị chưthiên. Thế Tôn lại bảo đại tướng:

“Ôngcho mỗi người đưa 500 di thể, phân biệt từng vị mà [823b]cúng dường, Hai vị sa-di-ni cũng vậy.”

Đạitướng vâng lời Phật dạy, phân biệt từng vị mà cúng dường,sau đó thì hỏa thiêu.

Bấygiờ Thế Tôn lấy gỗ chiên-đàn chất lên di thể Đại ÁiĐạo. Rồi Thế Tôn nói bài kệ này:

Hếtthảy hành vô thường;

Cósanh thì có diệt.

Khôngsanh thì không chết.

Diệtấy là tối lạc.

Khiấy, chư thiên và nhân dân đều vân tập vào bãi tha ma. Ngườitrời đại chúng có đến mười ức cai-na-thuật.

Saukhi hỏa thiêu, đại tướng đưa xá-lợi đi dựng tháp. Phậtnói với đại tướng:

“Giờông hãy đưa 500 xá-lợi đi dựng tháp, để trong lâu dài thọphước vô lượng. Vì sao vậy? Thế gian có bốn người đượcdựng tháp thờ. Những gì là bốn? Những ai dựng tháp thờNhư Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác; thờ Chuyển luân Thánhvương, Thanh văn và Bích-chi-phật, được phước vô lượng.”

Bấygiờ Thế Tôn nói pháp vi diệu cho chư thiên và nhân dân, khiếnphát tâm hoan hỷ. Khi ấy trời và người, có đến một ức,dắt sạch trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Bấygiờ chư thiên, nhân dân, càn-thát-bà, a-tu-la, chúng bốn bộ,nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà, cùng với chúng đại tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ có Tỳ kheo ni tên là Bà-đà,[300] dẫn500 Tỳ kheo ni đến chỗ kia du hóa. Trong khi ở tại chỗ nhàntĩnh, Tỳ kheo ni tự tư duy, ngồi kiết già, buộc niệm trướcmắt, nhớ lại sự việc vô sô đười trước, liền cườimột mình. Có một Tỳ kheo ni từ xa trông thấy Tỳ kheo niBà-đà cười, liền đi đến chỗ các Tỳ kheo ni, nói:

“Hômnay Tỳ kheo ni Bà-đà ngồi cười một mình dưới gốc cây.Không biết có duyên cớ gì.”

Nămtrăm Tỳ kheo ni liền cũng nhau đi đến chỗ Tỳ khoe ni Bà-đà,cúi đầu lạy dưới chân, rồi hỏi Tỳ kheo ni Bà-đà:

“Cónhân duyên gì mà ngồi cười một mình dưới gốc cây?”

Tỳkheo ni Bà-đà nói với các Tỳ kheo ni:

“Vừarồi ngồi dưới gốc cây, tôi nhớ lại xự việc vô sốđười trước. Lại thấy ngày xưa [823c] đã trải qua bao nhiêuthân hình, chết đây sanh kia; thảy đều thấy hết.”

Nămtrăm Tỳ kheo ni lại bạch:

“Cúimong kể lại nhân duyên ngày xưa.”

Tỳkheo ni Bà-đà nói với các Tỳ kheo:”

“Chínmươi mốt kiếp quá khứ xa xưa có Phật xuất thế hiệu Tỳ-bà-thi,Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ,Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiênnhân sư, hiệu Phật Thế Tôn. Thế giới khi ấy tên là Bàn-đầu-ma.Nhân dân đông đúc không thể kể xiết. Bấy giờ Như Laidu hóa tại quốc giới đó, thuyết pháp đại chúng gồm chomười sáu vạn tám nghìn Tỳ kheo vây quanh trước. Danh hiệuPhật được truyền rộng khắp nơi. Phật Tỳ-bà-thi có đầyđủ các tướng, là ruộng phước tốt cho hết thảy mọingười. Trong quốc giới ấy bấy giờ có một đồng tử tênlà Phạm Thiên, dung mạo xinh đẹp ít có trên đời.

“Bấygiờ, đồng tử kia, tay cầm lọng báu, đi vào trong ngỏ. Tronglúc đó, có vợ cư sỹ, cũng xinh đẹp, cũng đi trên đườngđó. Mọi người đều ngắm nhìn. Đồng tử khi ấy nghĩ thầm,‘Ta đây cũng xinh đẹp, tay cầm lọng báu, nhưng mọi ngườikhông nhìn ngắm thân ta. Những người này đều nhìn ngắmbà kia. Ta cần phải làm cách nào đó để mọi người nhìnngắm ta.’ Rồi thiì đồng tử ấy ra khỏi thành, đi đếnchỗ Phật Tỳ-bà-thi, tay cầm lọng báu, cúng dường bảyngày bảy đếm, và cũng phát thệ nguyện rằng, ‘Nếu nhưPhật Tỳ-bà-thi có thần túc như vậy, có thần lực như vậy,là ruộng phước trên hết của người, trời, thì mong nhờcông đức này khiến cho con đời tương lai sanh làm thân nữ,mọi người thấy không ai là không hoan hỷ phấn khởi.’Đồng tử ấy sau bảy ngày bảy đêm cúng dường Phật, tùytheo thọ mạng vắn dài, về sau sanh lên trời Tam thập tam,ở đó làm thân nữ, cực kỳ xinh đẹp, đệ nhất trong cácngọc nữ. Cô có năm công đức vượt hơn các thiên nữ khác.Những gì là năm? Đó là, tuổi thọ trời, sắc đẹp trời,lạc thú trời, oai phước trời, tự tại cõi trời. Các trờiTam thập tam thấy cô, ai cũng nói, ‘Thiên nữ này xinh đẹpkỳ lạ không ai sánh bằng.’ trong đó, có thiên tử nói,‘Ta phải được thiên nữ này làm thiên hậu.’ Các thiêntử bèn giành nhau. Khi ấy Đại thiên vương nói, ‘Các ngươichớ có tranh cãi nhau. Trong các ông, ai thuyết pháp hay nhất,ta sẽ cho lấy thiên nữ này [824a] làm vợ.’ Bấy giờ cómột thiên tử nói bài kệ:

Họăcđứng, hoặc lại ngồi,

Thứcngủ, đều chẳng vui.

Chỉkhi nào ngủ say,

Tamới không tưởng dục.

“Lạicó thiên tử khác nói kệ này:

Ôngnay vẫn còn vui,

Ngủsay khong niệm tưởng.

Tôiđây dục niệm khởi,

Y nhưđánh trống trận.

“Lạicó thiên tử khác nói kệ:

Giảsử đánh trống trận,

Còncó khi ngưng nghỉ.

Dụcnơi tôi ruổi nhanh,

Nhưnước chảy không ngừng.

“Lạithiên tử khác nói kệ:

Nhưnước cuốn cây lớn

Còncó lúc ngưng nghỉ.

Tôihằng tư tưởng dục,

Nhưgiết voi không nháy.[301]

“Bấygiờ có vị thiên tử tối tôn trong chư thiên nói bài kệnày cho các người trời:

Cácông còn rỗi rảnh,

Mỗingười nói kệ ấy.

Tôinay còn chưa biết

Mìnhcòn hay là mất.

“Chưthiên nói với vị thiên tử này: ‘Lành thay, Thiên tử! Bàikệ ông nói cực kỳ tinh diêu. Nay chúng tôi phụng cống thiênnữ này cho Thiên vương.’ Thiên nữ ấy tức thì được đưavào cung của Thiên vương.

“CácSư muội, các cô chớ có do dự. Vì sao vậy? Đồng tử cúngdường Phật bằng cây lọng thượng hạng khi xưa há là aikhác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Chính là thân của tôi đó.

“Quákhứ ba mươi mốt kiếp, có Phật hiệu Thi-khí Như Lai xuấthiện ở đời, du hóa trong thế giới Dã mã, cùng với chúngđại Tỳ kheo mười sáu vạn. Bấy giờ thiên nữ kia sau khimạng chung sanh vào loài người, thọ thân nữ, cực kỳ xinhđẹp hiếm có trên đời. Khi đức Thi-khí Như Lai, đến giờ,khóac y, cầm bát vào thành Dã mã khất thực. Thiên nữ kiasanh làm người, làm vợ ông trưởng giả. Cô dâng ẩm thứclên đức Thi-khí Như Lai, đồng thời phát thệ nguyện, ‘Mongnhờ nghiệp công đức này, con sanh vào chỗ nào cũng khôngrơi vào ba nẻo dữ; đựợc dung mạo xinh đẹp khác hẳn mọingười.’ Người nữ nầy về sau [824b] mạng chung sanh lênTam thập tam. Tại đó, lại làm thân nữ, cực kỳ xinh đẹp,có năm sự công đức vượt hẵn chư thiên kia.

“Thiênnữ bấy giờ há là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy Vì sao?Người nữ ấy chính là thân của tôi vậy.

“Rồingay trong kiếp có Phật Tỳ-xá-phù Như Lai xuất hiện ở đời.Khi thiên nữ tùy theo thọ mạng dài vắn mà mạng chung, sanhvào loài người, thọ thân người nữ, dụng mạo xinh đẹphiếm có trên đời. Cô lại làm vợ ông trưởng giả. Bấygiờ vợ ông trưởng giả dâng y phục thượng hảo lên NhưLai, phát thệ nguyện rằng, ‘Nguyện con đời tương lai đượclàm thân nữ.’ Cô này sai khi mạng chung sanh lên Tam thậptam, dung mạo xinh đẹp hơn hẵn các thiên nữ khác. Ngườinữ khi ấy là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Ngườinữ lúc đó chính là thân của tôi vậy.

“Côgái ấy, tùy theo tuổi thọ vắn dài, về sau mạng chung đếnsanh trong loài người, tại đại thành Ba-la-nại, làmnô tỳ cho trưởng giả Nguyệt Quang, dung mạo xấu xí chẳngai muốn nhìn. Từ khi Phật Tỳ-xá-phù đi mất, đời khôngcòn có Phật nữa. Lúc ấy có Bích-chi-phật[302] du hóa. Khiấy vợ ông trưởng giả Nguyệt Quang bảo cô nữ tỳ, ‘Ngươihãy đi ra ngoài, tìm xem có vị sa-môn nào dung mạo xinh đẹphợp ý ta, hãy thỉnh về nhà. Ta muốn cúng dường.’ Cô nữtỳ bèn đi ra ngoài tìm kiếm sa-môn, gặp Bích-chi-phật đangkhất thực trong thành. Nhưng dung mạo của ngài thô kệch,xấu xí. Nữ tỳ liền đến nói với Bích-chi-phật: ‘Bàchủ con muốn gặp. Xin rước Ngài đến nhà.’ Rồi cô vàothưa với bà chủ, ‘Sa-môn đã đến. Mời Bà ra gặp.’ Khivợ ông trưởng giả trông thấy vị sa-môn, trong lòng khôngvui, bảo nữ tỳ: ‘Bảo ông ấy về đi. Ta không muốn bốthí. Vì sao? Dung mạo ông ấy xấu xí quá.’ Nữ tỳliền thưa với bà chủ, ‘Nếu Phu nhân không huệ thí chosa-môn, phần ăn hôm nay của con sẽ huệ thí hết cho sa-môn.’Bà chủ phát cho phần ăn là một đấu cơm khô vụn. Nữ tỳtiếp lấy, đưa cho sa-môn. Bích-chi-Phật nhận thức ăn rồi,bay lên hư không, hiện 18 phép biến hóa. Khi ấy nữ tỳ củaông trưởng giả phát thệ nguyện rằng, ‘Mong nhờ công đứcnày, tôi sanh vào chỗ nào cũng không rơi vào ba nẻo dữ; đờitương lai tôi được làm thân nữ cực kỳ xinh đẹp. Bấygiò vị Bích-chi-phật bưng bát cơm bay quanh thành ba vòng. Trưởnggiả Nguyệt Quang lúc đó đang họp với 500 thương nhân tronggiảng đường Phổ hội. Người trong thành lúc bấy giờ traigái lớn bé, thảy đều trông thấy vị Bích-chi-phật bưngbát cơm bay trong hư không. Thấy vậy, họ bảo nhau: ‘Côngđức của ai mà được như vậy? Ai gặp đức Bích-chi-phậtmà huệ thí bát cơm ấy vậy?’ Khi ấy cô nữ tỳ của ôngtrưởng giả nói với bà chủ: ‘Bà hãy ra xem thần đứccủa sa-môn. Ngài đang bay trong hư không, làm 18 phép biên hóa,thần đức không lường được.’ Vợ trưởng giả bèn nóivơi nữ tỳ: ‘Cơm huệ thí cho sa-môn bữa nay, có bao nhiêucông đức, ngươi hãy cho ta. Ta sẽ trả lại cho ngươi haingày ăn. Nữ tỳ đáp: ‘Tôi không kham đem phước mà cho lạiBà.’ Bà chủ nói, ‘Ta trả cho ngươi bốn ngày ăn.’ Chođến mười ngày ăn. Nữ tỳ đáp: ‘Tôi không kham đem phướccho lại Bà.’ Bà chủ nói: ‘Nay ta cho ngươi một trăm đồngtiền vàng.’ Nữ tỳ đáp: ‘Tôi cũng không cần.’ Bà chủlại nói: Ta cho ngươi hai trăm, cho đến một nghìn đồng tiênvàng. Nữ tỳ vẫn nói: ‘Tôi cũng không cần.’ Bà chủ nói:‘Ta miễn cho thân ngươi khỏi làm nô tỳ. Nữ tỳ đáp: ‘Tôikhông cần làm người thường.’ Bà chủ nói: ‘Ta cho ngươilàm bà chủ, con ta làm nô tỳ.’ Nữ tỳ đáp: ‘Tôi khôngcầu làm bà chủ.’ Bà chủ nói: ‘Giờ ta sẽ đánh đậpngươi; xẻo mũi, tai, chặt tay chân, cắt đầu ngươi.’ Nữtỳ đáp: ‘Những việc đau đớn đó, tôi chịu được hết.Nhưng không bao giờ đem phước tặng lại cho Bà. Thân tôithuộc Bà chủ. Nhưng tâm thiện khác nhau.’ Vợ ông trưởnggiả tức thì đánh cô nữ tỳ. Trong lúc đó, 500 thương nhânbàn với nhau rằng: ‘Thần nhân này hôm nay đến đây khấtthực, chắc nhà ta có cho gì.’ Trưởng giả Nguyệt Quang saingười trở về nhà xem. Người này thấy bà chủ đang bắtcô nữ tỳ mà đánh đập, bèn hỏi: ‘Vì nhân lý do gì màbà đánh roi vọt cô này?’ Nữ tỳ thuật lại hết nguyêndo. Trưởng giả Nguyệt Quang khi ấy mừng rờ không cản được,liền bắt nàng chủ làm nô tỳ, và thay cô nữ tỳ vào chỗbà chủ. Thời bấy giờ vua Phạm-ma-đạt đang trị vì trongthành Ba-la-nại. Vua nghe nói trưởng giả Nguyệt Quang cúngcơm cho vị Bích-chi-phật, trong lòng rất vui mừng, vì ôngnày đã gặp bậc Chân nhân, hợp thời mà huệ thí. Phạm-ma-đạtliền sai sứ triệu trưởng giả Nguyệt Quang đến bảo [825a]rằng: ‘Có thật ông đã bố thí cơm cho vị Chân nhân thầntiên không?’ Trưởng giả tâu: ‘Thật tôi đã có gặp vịChân nhân mà huệ thí cơm.’ Phạm-ma-đạt tức thì ban tặngcho, lại cất nhắc chức vị. Cô nữ tỳ của ông trưởnggiả ấy, tùy theo tuổi thọ vắn dài, sau khi mạng chung sanhlên trời Tam thập tam, nhan sắc tuyệt đẹp ít có trên đời,và có năm sự công đức hơn hẵn các chư thiên khác.

“Nàycác Sư muội, các cô chớ nghĩ cô nữ tỳ của ông trưởnggiả khi ấy là ai khác, mà đó chính là thân của tôi vậy.

“TrongHiền kiếp này có Phật xuất thế hiệu Câu-lâu-tôn Như Lai.Vị thiên nữ kia, tùy tuổi thọ vắn dài, sau khi mạng chung,sanh vào loài người., làm con gái của bà-la-môn Da-nhã-đạt.Cô gái ấy lại cúng dường cơm cho Như Lai, và phát thệ nguyệncầu sanh làm thân nữ. Về sau, khi mạng chung, cô sanh lên trờiTam thập tam, dung mạo xinh đẹp hơn các chư thiên. Rồi từđó mạng chung, sanh vào loài người. Bấy giờ Phật Câu-na-hàm-mâu-nixuất hiện ở đời. Thiên nữ kia sanh làm con gái của mộtông trưởng giả. Cô lại cúng dường hoa bằng vàng cho PhậtCâu-na-hàm-mâu-ni, đem công đức ấy ngyện sanh vào chỗ nàocũng không rơi xuống ba nẻo dữ, trong đời sau được làmthân nữ. Cô gái ấy tùy theo thọ mạng văn dài, sau khi mạngchung sanh lên trời tam thập tam xinh đẹp vượt trên các thiênnữ, có năm sự công đức không vị nào sánh bằng. Ngườicon gái của ông trưởng giả cúng dường Phật Câu-na-hàm-mâu-niấy há là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Người con gáicủa ông trưởng giả bấy giờ chính là thân của tôi vậy.

“Vịthiên nữ ấy lại tùy theo tuổi thọ vắn dài, sau khi mạngchung sanh vào loài người, lại làm vợ ông trưởng giả, nhansắc xinh đệp lạ lùng hiến có trên đời. Lúc bấy giờđức Ca-diếp Như Lai xuất hiện ở đời. Bà vợ ông trưởnggiả cúng dường Phật Ca-diếp trong bảy ngày bảy đêm, phátthệ nguyện rằng: ‘Mong đời tương lai con sẽ được làmthân nữ.’ rồi vợ ông trưởng giả tùy theo tuổi thọ vắndài mà mạng chung, sanh lên trời Tam thập tam, có năm sự côngđức hơn các thiên nữ khác. Vợ ông trưởng giả cúng dườngPhật Ca-diếp bấy giờ há là ai khác chăng? Chớ nghĩnhư vậy. Đó chính là thân của tôi vậy.

“TrongHiền kiếp này, Phật Thích-ca văn xuất hiện ở đời. Thiênnữ kia sau khi mạng chung sanh vào nhà bà-la-môn Kiếp-tì-la,[303]trong thành La-duyệt, dung mạo xinh đẹp hơn hẵn các cô gáikhác. Cô con gái của bà-la-môn Kiếp-tì-la đẹp như pho tượngbằng vàng tử ma,[304] khiến cho ai đến gần cô đều thànhđen như mực. [825b] Tâm ý cô không tham ngũ dục.

“Nàycác Sư muội, các cô chớ nghĩ cô con gái của người bà-la-mônđó là ai khác. Con gái bà-la-môn lúc bấy giờ chính là thâncủa tôi vậy.

“CácCô nên biết, do duyên báo ứng của công đức xưa kia mà côlàm vợ của Tỉ-la ma-nạp.[305] Đó tức là Ma-ha Ca-diếp.Tôn giả Đại Ca-diếp tự mình xuất gia trước. Tôi sau đómới xuất gia. Tự mình nhớ lại những thân nữ mà tôi đãtrải qua xưa kia, cho nên nay tôi tự cười một mình. Tôi vìbị vô trí che lấp, cúng dường sáu vị Như Lai để cầumong làm thân nữ. Vì nhân duyên dó, tôi cười cho những viêctrải qua trước kia.”

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo ni nghe Tỳ kheo ni Bà-đà tự nhớlại sự việc vô số đời quá khư, liền đi đến chỗ ThếTôn, cúi đầu lạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên,đem nhân duyên ấy tường thuật đẩy đủ lên Thế Tôn. ThếTôn bảo các Tỳ kheo:

“Cácông có thấy trong hàng Thanh văn có Tỳ kheo ni nào tự nhớlại sự việc trong vô số đời như cô này không?”

CácTỳ kheo bạch Phật:

“Chúngcon không thấy, bạch Thế Tôn.”

Phậtnói với các Tỳ kheo:

“Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ tử bậc nhất tự nhớ lại sựviệc vô số đời trước, là Tỳ kheo ni Kiếp-tì-la[306] vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3[307]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ có một Tỳ kheo đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạydưới chân rồi ngồi xuống một bên. Giây lát, ông đứngdây, đến trước bạch Phật rằng:

“Kiếpngắn hay dài, có giới hạn không?”

Phậtbảo Tỳ kheo:

“Kiếprất dài lâu, Ta có thể cho ông một thí dụ. Hãy chuyên ýnghe. Ta sẽ nói.”

Tỳkheo ấy vâng lời Thế Tôn, lắng nghe.

ThếTôn nói:

“Tỳkheo, nên biết, cũng như một thành trì bắng sắt, dài rộngmột do-tuần,[308] trong đó chứa đầy hạt cải, không chừamột lỗ hổng. Giả sử có một người, một trăm năm đếnlấy di một hạt cải. Cho đến khi hạt cả trong thành bằngsắt ấy hết hẵn, mà một kiếp vẫn không thể tính kểhết. Vì sao vậy? Sanh tử lâu dài không có bờ mé. Chúng sanhbị ân ái trói buộc mà trôi lăn trong sanh tử, chết đâysanh kia, không hề cùng tận. Ta ở trong đó mà nhàm chán sanhtử. Như vậy Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện để dứthết tưởng ân ái này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[309]

KINHSỐ 4[310]
[285c7]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ có một Tỳ kheo đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạydưới chân rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy Tỳ kheo nàybạch Phật rằng:

“BạchThế Tôn, mọt kiếp có dài lâu không?”

Phậtbảo tỳ kheo:

“Mộtkiếp cực kỳ dài lâu, không thể trù lượng được. Nay Tanói cho ông một thí dụ. Hãy khéo suy nghĩ. Ta sẽ nói.”

Tỳkheo ấy vâng lời Phật dạy, lắng nghe.

ThếTôn nói:

“Vídụ có một núi đá lớn, dài rộng một do tuần, cao mộtdo tuần. Giả sử một người tay cầm một tấm lụa trời,cứ một trăm năm phất một cái. Cho đến khi đá mà hếtmà số kiếp vẫn khó hạn định. Số kiếp lâu dài khôngcó biên tế, như vậy không phải một kiếp hay một trăm kiếp.Vì sao vậy? Sanh tử lâu dài, không thể hạn lượng, khôngcó biên tế. Chúng sanh bị vô minh bao phủ, trôi nổi sanh tửkhông có kỳ hạn thoát ra. Chết đây, sanh kia, không hề cùngtận. Ta ở trong đó mà nhàm chán sanh tử. Như vậy, Tỳ kheo,hãy tìm cầu phương tiện dứt hết tưởng ái ân này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tùythời nghe pháp, có năm công đức, không khi nào mất. Nhữnggì là năm? Nghe được pháp chưa từng nghe; nghe rồi thì ghinhớ; trừ dẹp hoài nghi; cũng không tà khiến; hiểu pháp sâuthẳm. Tỳ kheo, đó là nói tùy thời nghe pháp có năm côngđức này. Cho nên, Tỳ kheo, hãy chuyên niệm thường nghe phápsâu thẳm. Đây là giáo giới của Ta. Như vậy Tỳ kheo, hãyhọc điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe nhnững điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6[311]
[826a]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ợ tại thành Tỳ-xá-ly, trong rừng Ma-ha-bà-na,[312]cùng với chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ Đại tướng Sư Tử[313] đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy Như Lainói với Đại tướng:

“Thíchủ đàn-việt[314] có năm công đức.[315] Những gì là năm?Ở đây, danh tiếng của thí chủ được truyền xa rằng, ‘Tạithôn kia có người ưa bố thí, chu cấp cho những kẻ nghèothiếu mà không hề tiếc lẩn. Này Đại tương, đó là côngđức thứ nhất.

“Lạinữa, Đại tướng, khi thí chủ đến trong các chúng sát-lợi,bà-la-môn, sa-môn, không có điều gì sợ hãi, cũng không cóđiều gì nghi ngờ khó khăn. Này Sư Tử, đó là công đứcthứ hai.

“Lạinữa, thí chủ đàn-việt được nhiều người yêu mến, thảyđều tôn sùng kinh ngưỡng. Như con yêu mẹ, tâm không rờixa, thí chủ được nhiều người yêu mến cũng vậy.

“Lạinữa, Sư Tử, thí chủ đàn-việt khi bố thí, phát tâm hoanhỷ. Do có hoan hỷ mà hân hoan,[316] ý tánh kiên cố; khi ấytự thân giác tỏ biết có lạc, có khổ cũng không thay đổihối tiếc,[317] tự biết một cách như thật. Tự biết nhữnggì? Biết có Khổ đế, Khổ tập, Khổ tận, Xuất yếu đế,biết một cách như thật.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Thí,hội đủ các phước;

Lạiđạt đệ nhất nghĩa.[318]

Aihay nhớ bố thí,

Liềnphát tâm hoan hỷ.

“Lạinữa, Trưởng giả Sư Tử, thí chủ đàn-việt khi bố thí,thân hoại mạng chung, sanh lên trời Tam thập tam, ở đó cónăm sự kiện hơn hẵn các chư thiên khác. Những gì là năm?Thứ nhất, dung mạo hào quý, oai thần, ánh sáng. Thứ hai,tự tại với những gì ước muốn, không điều gì mà khôngthỏa mãn. Thứ ba, nếu đàn-việt thí chủ sanh trong loài người,thường gặp gia đình phú quý. Thứ tư, có nhiều của cải.Thứ năm, lời nói được mọi người nghe theo, làm theo. NàySư Tử, đàn việt có năm công đức này dẫn vào nẻo thiện.”

Đạitướng Sư Tử sau khi nghe những điều Phật nói, hoan hỷ phấnkhởi không thể dừng được, lên trước bạch Phật rằng:

“Cúixin Thế Tôn, cùng bới Tăng Tỳ kheo, nhận lời thỉnh củacon.”

ThếTôn im lặng nhận lời. Khi Sư Tử biết Thế Tôn đã im lặngnhận lời, liền chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lạy dướichân rồi lui đi,

Vềđến nhà, ông cho sửa soạn đủ các món thực phẩm, trảichỗ ngồi tốt đẹp, rồi đi [826b] báo đã đến giờ. Nayđã đúng lúc, cúi mong Đại Thánh rủ lòng thương hạ cố.”

Bấygiờ Thế Tôn đến giờ khóac y, cầm bát, dẫn chúng Tỳ kheotrước sau vây quanh đi đến nhà Đại tướng. Ai nấy ngồitheo thứ lớp. Khi tướng quân Sư Tử thấy Phật và Tăng Tỳkheo đã thứ lớp ngồi, tự tay bưng dọn các món thức ăn.Khi đai tướng đang bưng dọn thức ăn, chư thiên ở trên hưkhông nói rằng:

“Đâylà A-la-hán. Người này là hướng A-la-hán. Thí người nàyđược phước nhiều. Thí người này được phước ít. Ngườinày là A-na-hàm. Người này là hướng A-na-hàm. Người nàylà Tư-đà-hàm. Người này là hướng Tư-đà-hàm đạo. Ngườinày là Tu-đà-hoàn. Người này là hướng Tu-đà-hoàn đạo.Người này con bảy lần tái sanh qua lại. Người này còn mộtlần tái sanh. Người này là Tùy tín hành. Người này là Tùypháp hành. Người này là độn căn. Người này là lợi căn.Người này thấp kém. Người này tinh tấn trì giới. Ngườinày phạm giới. Thí người này được phước nhiều. Thíngười này được phước ít.”

Đáitướng Sư Tử có nghe chư thiên nói thế, nhưng không đểtrong lòng. Khi thấy Như Lai ăn xong, cất dẹp bát, ông lấymột cái ghế nhỏ ngồi trước Như Lai. Lúc bấy giờ Đạitướng Sư tử bạch Phật rằng:

“Vừarồi con có chư thiên đến chỗ con, nói với con rằng … TừA-la-hán, cho đến người phạm giới, ông thuật lại đầyđủ lên Như Lai. “Con tuy có nghe những lời ấy, nhưng khôngđể vào lòng, cũng không sanh ý tưởng rằng, nên bỏ vịnày mà thí cho vị kia; bỏ vị kia mà thí cho vị này. Songcon lại có ý nghĩ, nên bố thí cho hết thảy các loại hữuhình. Vì tất cả đều do ăn mà tồn tại; không ăn thì chết.Tự thân con nghe Như Lai nói bài kệ ấy, hằng ghi nhớ tronglòng không hề quên mất. Bài kệ ấy như vầy:

Bốthí, bình đẳng khắp,

Khônghề có trái nghịch,

Tấtsẽ gặp Hiền Thánh,

Nhờđây mà được độ.

“BạchThế Tôn, bài kệ đó như vậy, mà chính con đã nghe Như Lainói, hằng ghi nhớ kỹ và vâng làm theo.”

Phậtnói với Đại tướng:

“Lànhthay! Đó gọi là huệ thí với tâm bình đẳng của Bồ tát.Bồ tát khi bố thí không khởi lên ý niệm rằng ‘Ta nêncho người này, bỏ qua người này.’ Mà luôn luôn huệ thíbình đẳng, với suy niệm rằng, ‘Hết thảy chúng sanh doăn mà tồn tại, không ăn thì chết.’ Bồ tát khi hành bốthí, cũng tư duy hành nghiệp này.”

RồiPhật nói bài kệ:

[826c]Những ai tu hạnh này,

Hànhác và hành thiện;

Ngườiấy tự thọ báo,

Hànhkhông hề suy hao.

Ngườikia theo hành nghiệp

Mànhận quả báo ấy;

Làmthiện được báo thiện,

Làmác chịu ác báo.

Làmác hay làm thiện,

Tùytheo việc đã làm.

Cũngnhư năm giống thóc,

Theogiồng mà kết hạt.

“NàyĐại tướng Sư Tử, hãy bằng phương tiện này mà biết rằngthiện hay ác đều tùy theo những gì đã hành. Vì sao vậy?Từ sơ phát tâm cho đến khi thành Đạo, tâm không tăng giảm,không lựa chọn người, không xét đến hạng bực của ngườiấy. Cho nên, này Sư Tử, nếu khi muốn huệ thí, hãy luônniệm bình đẳng, chớ khởi tâm thị phi. Như vậy, này SưTử, hãy học điều này.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nói bài kệ tùy hỷ[319]:

Thívui, người yêu mến,

Đượcmọi người khen ngợi;

Đếnđâu cũng không ngại;

Cũngkhông có tâm ganh tị.

Chonên người trí thí,

Dẹpbỏ các tưởng ác.

Lâudài đến cõi thiện,

Đượcchư thiên đón mừng.

ThếTôn nói bài kệ này xong rồi, rời chỗ ngồi đứng dậy màra về.

Bấygiờ Sư Tử nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy vua Ba-tư-nặc bạchThế Tôn rằng:

“Phàmnhà bố thí, nên thí chỗ nào?”

ThếTôn nói:

“Tùytheo, tâm hoan hỷ chỗ nào, bố thí chỗ đó.”

Vualại bạch Phật:

“Thíchỗ nào thì được công đức lớn?”

Phậtđáp:

“Vuađã hói nên thí chỗ nào, nay lại hỏi được phước côngđức.”

RồiPhật nói với Vua:

“Tanay hỏi lại Vua, tùy theo sở thích mà trả lời.

“NàyĐại vương, hoặc có con trai sát-lợi đến; hoặc con traibà-la-môn đến; nhưng người đó ngu si, không biết gì, tâmý thác loạn, hằng không định tĩnh. Nó đến chỗ Vua, hỏiVua: ‘ Chúng tôi sẽ phụng sự Thánh [827a] vương, tùy thờimà ngài cần đến.’ Thế nào, Đại vương có cần ngườiấy ở hai bên không?”

Vuađáp:

“Khôngcần, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Do người ấy không có trítuệ sáng suốt, tâm thức không định tĩnh, không kham đốiphó kẻ địch bên ngoài kéo đến.”

Phậtbảo Vua:

“Thếnào, Đại vương, nếu có người sát-lợi hay bà-la-môn cónhiều phương tiện, không e ngại điều gì, cũng không sợhãi, có thể trừ dẹp kẻ địch bên ngoài; người ấy đếnchỗ Vua, tâu Vua rằng, ‘Chúng tôi tùy thời hầu hạ Đạivương. Nguyện ban ân mà chấp nhận.’ Thế nào, Đại vương,Vua có thâu nhận người ấy không?”

Vuabạch Phật:

“Vâng,bạch Thế Tôn, con sẽ thâu nhập người ấy. Vì sao vậy?Do người ấy có khả năng trừ dẹp ngoại địch, không engại, không sợ hãi.”

Phâtnói với Vua:

“Ởđây, Tỳ kheo cũng vậy, các căn đầy đủ, xả năm, thànhtựu sáu, thủ hộ một, hàng phục bốn.[320] Bố thí đếnvị ấy được phước rất nhiều.”

Vuahỏi Phật:

“Thếnào là Tỳ kheo xả năm, thành tựu sáu, thủ hộ một, hàngphục bốn?”

Phậtnói:

“Ởđây, Tỳ kheo xả bỏ năm triền cái, là triền cái tham dục,triền cái sân hận, triền cái thụy miên, triền cái trạocử và nghi[321]. Như vậy gọi là Tỳ kheo xả năm.

“Thếnào Tỳ kheo thành tựu sáu? Đại vương, nên biết, ở đâyTỳ keo khi thấy sắc không khởi sắc tưởng, duyên vào đómà giữ gìn nhãn căn; trừ khử niệm ác bất thiện mà thủhộ nhãn căn. Tai, mũi, lưỡi,[322] thân, ý, không khởi ý thức[323]mà thủ hộ ý căn. Như vậy gọi là Tỳ kheo thành tựu sáu.

“Thếnào là Tỳ kheo hộ trì một? Ở đây, Tỳ kheo buộc niệmtrước mắt. Như vậy, Tỳ kheo hộ trì một.

“Thếnào là Tỳ kheo hàng phục bốn? Ở đây, Tỳ kheo hàng phụcthân ma, dục ma, tử ma, thiên ma. Tất cả đều được hàngphục. Như vậy, Tỳ kheo hàng phục bốn.

“Đólà, Đại vương, xả năm, thành tựu sáu, hộ trì một, hàngphục bốn. Bố thí đến người như vậy được phước khôngthể lường. Đại vương, tà kiến và biên kiến tương ưng,những người như vậy mà thí cho thì không có ích.”

Khiấy Vua bạch Phật:

“Đúngvậy, bạch Thế Tôn, bố thí cho những vị như vậy, phướcđức không thể lường. Nếu cho một Tỳ kheo thành tựu chỉmột pháp, phước còn không thể lường, hà huống cho cácvị khác. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm thân. Vì sao vậy?Ni-kiền Tử chủ trương thân hành, không chủ trương khẩuhành và ý hành.[324]”

Phậtnói:

“Nhữngngười Ni-kiền Tử ngu hoặc, ý thường thác loạn, tâm [827b]thức bất định. Vì pháp của Thầy họ là như vậy, nênhọ nói như vậy. Báo ứng do bởi hành vi của thân mà họphải chịu thì không đáng nói. Hành vi của ý thì vô hình,không thể thấy.”

Vuabạch Phật:

“Trongba hành này, hành nào nặng nhất, hành bởi thân, hành bởimiệng, hay hành bởi ý?”

Phậtnói với vua:

“Trongba hành này, hành bởi ý nặng nhất. Hành bởi thân và hànhbởi miệng, không đáng để nói.”

Vuahỏi Phật:

“Donhân duyên gì mà nói hành bởi ý là tối đệ nhất?”

Phậtnói:

“Phàmnhững hành vi mà con người làm trước hết được suy niệmbởi ý, sau đó mới phát ra miệng. Dẫu phát ra miệng, khiếnthân hành sát, đạo, dâm. Thiệt căn bất định, cũng khôngcó đầu mối. Giả sử người mạng chung, thiệt căn vẫntồn tại. Nhưng, này Đại vương, vì sao thân, miệng củangười ấy không làm được gì cả?”

Vuabạch Phật:

“Vìngười kia không có ý căn, nên mới như vậy.”

Phậtbảo Vua:

“Dophương tiện này mà biết rằng ý căn là tối quan trọng,còn hai cai kia thì nhẹ thôi.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Tâmlà gốc của pháp;

Tâmchủ, tâm sai sử.

Aivới tâm niệm ác,

Màhành động, tạo tác,

Theođó mà thọ khổ,

Nhưvết lăn bánh xe.

Tâmlà gốc của pháp;

Tâmchủ, tâm sai sử.

Aitrong tâm niệm thiện,

Màhành động, tạo tác,

Ngườiấy nhận báo thiện,

Nhưbóng đi theo hình.[325]

Khiấy vua Na-tư-nặc bạch Thế Tôn rằng:

“Đúngnhư Như Lai nói, người làm ác, thân hành ác, tùy theo hànhấy mà rơi vào đường ác.”

Phậtnói:

“Vuaquán sát ý nghĩa gì mà đến hỏi Ta, bố thí cho hạng ngườinào thì được phước nhiều?”

Vuabạch Phật:

“Xưa,có lần con đến chỗ Ni-kiền Tử, hỏi Ni-kiền Tử rằng,Nên huệ thí ở chỗ nào? Ni-kiền Tử nghe con hỏi lại luậnsang vấn đề khác chứ không trả lời. Khi ấy Ni-kiền Tửnói với con rằng, Sa-môn Cù-đàm nói như vầy: Thí cho Ta đượcphước nhiều. Cho người khác, không có phước. Hãy bố thícho đệ tử của Ta; không nên cho những người khác. Nhữngai bố thí cho đệ tử của Ta sẽ được phước đức khôngthể lường.”

Phậthỏi Vua:

“Lúcbấy giờ Vua trả lời như thế nào?”

Vuabạch Phật:

“Lúcđó con suy nghĩ rằng, có thể có lý do đó. Huệ thí đếnNhư Lai, phước ấy không thể lường. Vì vậy nay hỏi Phật:Nên bố thí chỗ nào thì phước ấy không thể lường? Song,nay Thế Tôn không tự khen ngợi mình, cũng không chê bai ngườikhác.”

Phậtbảo Vua:

“Chínhtừ miệng Ta không nói như vậy [827c], rằng bố thí cho Tathì được phước nhiều; còn cho người khác thì không. Nhưngđiều mà ta đã nói, thức ăn dư trong bát mang cho người,phước ấy không thể lường. Với tâm thanh tịnh mà đổthức ăn dư vào trong nước sạch, luôn luôn khởi lên tâmniệm rằng, các loài hữu hình ở trong nước này được nhờơn vô lượng. Huống chi là loài người.[326]

“Nhưng,Đại vương, ở đây Ta cũng nói, bố thí cho người trì giới,phước ấy khó lường. Cho người phạm giới, không đủ đểnói.

“Đạivương, nên biết, ví dụ như con trai nhà nông khéo cày xớiđất, dọn dẹp các thứ uế tạp, rồi mang giống thóc gieovào ruộng tốt, ở đây rồi sẽ gặt hái hạt không thểhạn lượng. Còn như con nhà nông kia không chịu dọn đất,không trừ bỏ các thứ uế tạp, mà gieo gống thóc vào đó,thì lượng thu hoạch không đáng để nói.

“Ởđây, với Tỳ kheo cũng vậy. Nếu Tỳ kheo nào xả năm, thànhtựu sáu, hộ trì một, hàng phục bốn; huệ thí cho vị đó,phước ấy không thể lường. Cho người tà kiến, không đángđể nói.

“Cũngnhư, Đại vương, người bà-la-môn mà ý không e sợ, có khảnăng hàng phục kẻ địch bên ngoài; nên ví dụ người nàyvới A-la-hán. Còn người bà-la-môn kia, mà ý không chuyên định,hãy ví dụ cho người tà kiến.”

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn rằng:

“Bốthí cho người trì giới, phứớc ấy không thể lường. Từnay về sau, có ai đều cầu xin, con sẽ không bao giờ tráinghịch.[327] Nếu chúng bốn bộ có ai đến cầu xin thứ gì,con cũng không nghịch ý, mà tùy thời cung cấp cho áo chăn,đồ ăn uống, giường chõng tọa cụ; và cũng bố thí chocác vị phạm hạnh.”

Phậtnói:

“Chớnói như vậy, Vì sao vậy? Bố thí cho súc sanh mà phước ấycon khó lường, huống chi bố thí cho người. Điều mà hômnay Ta nói, là bố thí cho người trì giới thì phước khótính kể hơn cho người phạm giới.”

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

“Hômnay một lần nữa con xin tự quy y. Bởi vì, nay Thế Tôn âncần cho đến cả những người ngoại đạo hằng phỉ bángThế Tôn. Lại nữa, Như Lai không tham lợi dưỡng. Quốc sựngổn ngang, nay con muốn về nghỉ.”

Phậtbảo Vua:

“Nênbiết đúng lúc.”

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc sau khi giết một trăm người con của bàmẹ kế,[328] lòng sanh hối hận:

[828a]“Ta gây nên nguồn ác thật quá nhiều. Ta cần gì nữa? Dongôi vua mà ta giết một trăm người ấy. Ai có thể trừ nổisầu ưu này cho ta?”

VuaBa-tư-nặc lại nghĩ:

“Chỉcó Thế Tôn mới trừ được ưu phiền này cho ta.”

RồiVua lại nghĩ:

“Takhông nên ôm mối sầu ưu này. Hãy im lặng mà đến chỗ ThếTôn. Nên đi đến Thế Tôn với uy nghi của một ông Vua.”

Khiấy vua Ba-tư-nặc bảo quần thần:

“Cácngươi hãy nghiêm chỉnh xe lông chim*, như Vương pháp từ trước.Ta muốn ra khỏi thành Xá-vệ để thân cận Như Lai.”

Quầnthần vâng lệnh vua, tức thì nghiêm chỉnh xe bảo vũ, sau đóđến tâu vua:

“Xagiá đã nghiêm chỉnh. Tâu Đại vương biết thời.”

VuaBa-tư-nặc liền ngự xe lông chim, gióng chiêng, đánh trống,treo lụa là phướn lọng, quân hầu đều mang khôi giáp, binhkhí; quần thần vây quanh trước sau, ra khỏi thành Xá-vệ,đi đến tinh xá Kỳ hoàn, rồi đi bộ vào trong. Như Vươngpháp từ trước, vua dẹp bỏ năm thứ nghi trượng là lọng,mão thiên quan, quạt, kiếm và hài, rồi đi đến chỗ ThếTôn, cúi đầu lạy dưới chân, úp mặt sát dất, lại lấytay vuốt bàn chân của Như Lai, và trần thuật hết chuyệncủa mình:

“Connay hối lỗi, sửa đổi lỗi lầm cũ, tu sửa điều sắp tới.Con ngu hoặc, không phân biệt chân ngụy, đã giết một trămngười con của mẹ kế vì quyền lực làm Vua. Hôm nay con đếnsám hối. Cũi xin chấp nhận.”

Phậtbảo:

“Lànhthay, Đại vương! Hãy trở về vị trí cũ. Nay Ta sẽ nói pháp.”

VuaBa-tư-nặc liền đứng dậy, cúi lạy dưới chân Thế Tôn,rồi trở về chỗ ngồi của mình. Phật nói với vua:

“Mạngngười mong manh, thọ lâu lắm không quá trăm năm. Không mấyai sống đến trăm tuổi. Một trăm năm ở đây kể là mộtngày một đêm trên trời Tam thập tam. Tính theo số ngày trênđó, 30 ngày là một tháng. 12 tháng là một năm. Trời Tam thậptam kia thọ chính thức một nghìn tuổi. Tính theo tuổi loàingười, ấy là thọ được mười hai vạn năm.[329]

“Lạikể một ngày một đêm trong địa ngục Hoàn hoạt. Ở đó,30 ngày là một tháng. 12 tháng là một năm. Tuổi thọ trongđịa ngục Hoàn hoạt là 5 nghìn năm, hoặc thọ nửa kiếp,hoặc thọ một kiếp, tùy theo những điều đã làm; cũng cókẻ yểu nửa chừng. Tính theo năm loài người, ấy là thọmột trăm ức tuổi.[330]

“Ngườitrí hằng suy nghĩ mà tu tập đầy đủ hành này, sao lại cònlàm ác để làm gì? Vui ít, khổ nhiều, tai ương không kểhết. Cho nên, Đại vương, chớ vì thân mình, cha mẹ, vợcon, quốc thổ, nhân dân, mà thi hành nghiệp tội ác. Chớthân của Vua mà tạo gốc rễ tội ác. Cũng như một chútđường,[331] mới nếm thì ngọt, nhưng sau đó khổ. Đây cũng[828b] vậy, ở trong cái tuổi thọ ngắn ngủi ấy, sao lạilàm ác?

“Đạivương, nên biết, có bốn sợ hãi lớn hằng truy bức thânngười, không bao giờ có thể ức chế; cũng không thể dùngchú thuật, chiến đấu, cỏ thuốc, mà có thể ức chế được.Đó là, sanh, già, bệnh, chết. Cũng như bốn hòn núi lớntừ bốn phương ập đến với nhau, làm gãy đổ cây cối,tất cả đều bị hủy diệt. Bốn sự kiện này cũng vậy.

“Đạivương, nên biết, khi sanh ra, cha mẹ ôm lòng sầu lo, khổ não,không thể kể hết. Khi sự già đến, không còn trai trẻ nữa,thân hình bại hoại; tay chân, gân khớp lỏng lẻo. Khi bệnhđến, lúc đang trai trẻ, mà không còn khí lực, mạng sốngrút ngắn dần. Khi chết đến, mạng căn bị cắt đứt, ânái biệt ly, năm ấm tan rã. Đại vương, đó là bốn sợ hãilớn, khiến cho không được tự tại

“Lạicó người quen làm việc sát sanh, gây các căn nguyên tội ác.Nếu sanh trong loài người, tuổi thọ rất ngắn.

“Ngườiquen thói trộm cướp, về sau sanh nhằm nghèo khốn, áo khôngđủ che thân, ăn không đầy miệng. Đó là do lấy tài vậtcủa người, nên mới chịu như vậy. Nếu sanh trong loài người,phải chịu vô lượng khổ.

“Nếungười dâm vợ người khác, sau sanh trong loài người thì gặpvợ không trinh lương.

“Ngườinói dối, sau sanh làm người thì lời nói không ai tin, bịmọi người khi dễ. Ấy là do trước kia lừa dối đời, nóiđiều hư ngụy.

“Ngườiác khẩu, chịu tội địa ngục. Nếu sanh trong loài ngườithì nhan sắc xấu xí, ấy là do tiền thân ác khẩu nên chịubáo ứng này.

“Ngườinói ỷ ngữ, chịu tội địa ngục. Nếu sanh trong loài người,trong nhà bất hòa, thường hay đấu loạn nhau. Sở dĩ nhưvậy, do báo ứng của việc làm bởi tiền thân.

“Ngườinói hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, thọ tội địa ngục.Nếu sanh trong loài người, gia thất bất hòa, thường có chuyệngây gỗ. Sở dĩ như vậy, đều do đời trước gây đấu loạnđây kia.

“Ngườihay ganh tị kẻ khác, chịu tội địa ngục. Nếu sanh trongloài người, thường bị người ghét. Thảy đều do hành viđời trước mà ra như vậy

“Ngườikhởi tâm mưu hại, chị tội địa ngục. Nếu sanh trong loàingười, ý không chuyên định. Sở dĩ như vậy, đều do đờitrước móng tâm như vậy.

“Hoặcngười quen theo tà kiến, chịu tội địa ngục. Nếu sanh trongloài người, phải điếc, mù, câm ngọng, không ai muốn nhìn.Ấy là do nhân duyên bởi việc làm đời trước.

“Đólà, Đại vương, do báo ứng của mười điều ác này [828c]mà dẫn đến tai ương như vậy, chịu vô lượng khổ; huốngnữa là ngoài đó ra.

“Chonên, Đại vương, hãy cai trị đúng pháp, chứ đừng phi pháp.Lấy chánh lý mà trị dân, chứ đừng phi lý. Đại vương,nếu cai trị dân bằng chánh pháp, sau khi mạng chung thảy đềusanh lên trời. Đại vương sau khi mạng chung được nhân dântưởng nhơ không hề quên, tiếng tốt lưu truyền xa.

“Đạivương, nên biết, những ai cai trị nhân dân bằng phi pháp,sau khi chết đều sanh vào địa ngục. Bấy giờ ngục tốttrói lại năm chỗ, ở trong đó chịu khổ không thể lườnghết được; hoặc bị roi, hoặc bị trói, hoặc bị nện;hoặc chặt tay chặt chân, hoặc nướng trên lửa, hoặc rótnước đòng sôi lên thân, hoặc lột da, hoặc mổ bụng, hoặcrút lưỡi, hoặc đâm vào thân, hoăc bị cưa xẻ, hoặc bịgiã trong cối sắt hoặc cho bánh xe cán nát thân, hay đuổichạy trên núi dao rừng kiếm, không cho ngừng nghỉ; hoặcbắt ôm cột sắt cháy, hoặc móc mắt, hoặc xẻ tai, xẻomũi, chặt tay chân; cắt rồi mọc trở lại. Hoặc bị bỏcả thân mình vào trong vạc lớn; hoặc bị chỉa sắt quaylăn thân thể không cho ngừng nghỉ; hoặc bị lôi từ trongvạc ra mà rút gân xương sống làm dây buộc thân vào xe.[332]sau đó lại cho vào địa ngục Nhiết chích.[333] Lại vào địangục Nhiệt thỉ. Lại vào địa ngục Thích. Lại vào địangục Hôi. Lại vào địa ngục Đao thọ. Lại bắt nằm ngữa,đem hòn sắt nóng bắt nuốt, lăn từ trên xuống khiến ruột,dạ dày bị cháy rục hết. lại rót nước đồng sôi vàomiệng, từ trên chảy xuống dưới. Trong đó, chịu khổ khôngcùng tận. Chỉ khi nào hết tội mới được thoát ra.

“Đạivương, sự kiện chúng sanh vào địa ngục là nhà vậy. Đềudo đời trước cai trị không nghiêm chỉnh đúng pháp.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ:

Trămnăm quen buông lung;

Vềsau vào địa ngục.

Vậycó gì đáng tham,

Chịutội không kể xiết?

“Đạivương, cai trị đúng pháp thì tự cứu giúp được tự thân,cha mẹ, vợ con, nô tỳ, thân tộc, chăm lo quốc sự. Cho nên,Đại vương, hãy cai trị đúng pháp, chớ đừng [829a] phi pháp.Mạng người rất ngắn; sống trên đời chỉ trong thoáng chốcmà thôi. Sanh tử lâu dài, nhiều điều đáng sợ. Khi cái chếtđến, bấy giờ mới kêu khóc; gân cốt lìa tan, thân thểđông cứng; bấy giờ không ai có thể cứu được; không phảicó cha mẹ, vợ con, nô tỳ, thuộc hạ, quốc thổ nhân dân,mà có thể cứu được. Gặp tai họa này, ai có thể chịuthay cho? Duy chỉ có sự bố thí, trì giới, nói năng thườngtừ hòa không làm thương tổn ý người, tạo các công đức,hành các gốc rễ thiện.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Kẻtrí nên huệ thí,

Đượcchư Phật khen ngợi.

Chonên, tâm thanh tịnh;

Chớcó ý lười biếng.

Vìsự chết bức bách,

Chịukhổ não to lớn.

Rơivào đường dữ kia,

Khônggiây lát ngừng nghỉ.

Khisự chết sắp đến,

Chịukhổ não vô cùng.

Cáccăn tự nhiên hoại,

Vìác không ngừng nghỉ.

Nếukhi thầy thuốc đến,

Tậphợp các thứ thuốc,

Cũngkhông cứu nỗi thân;

Vìác không ngừng nghỉ.

Hoặckhi thân tộc đến,

Hỏitài sản trước kia;

Màtai không nghe tiếng;

Vìác không ngừng nghỉ.

Hoặckhi dời xuống đất,

Ngườibệnh nằm lên trên;

Thânhình như rễ khô;

Vìác không ngừng nghỉ.

Hoặckhi đã mạng chung,

Mạng,thức đã lìa thân;

Thânhình như gạch ngói;

Vìác không ngừng nghỉ.

Hoặckhi là thây chết,

Thântộc đến tha ma;

Khôngcậy nhờ ai được;

Duychỉ cậy nhờ phước.

“Chonên, Đại vương, hãy tìm cầu phương tiện thi hành phướcnghiệp, nay không làm, sau ăn năn vô ích.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

NhưLai do phước lực,

Hàngphục Ma, quyến thuộc;

Nayđã được Phật lực.

Nênphước lực tối tôn.

“Chonên, Đại vương, hãy nhớ nghĩ tạo phước. Đã làm điềuác, hãy ăn năn, chớ đừng tái phạm.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Tuylà nguồn cực ác,

Sámhối, vơi mỏng dần.

Khiấy ở thế gian,

Gốcrễ đều diệt hết.

“Chonên, Đại vương, chớ vì thân mình mà thi hành việc ác. Chớvì cha mẹ, vợ con, sa-môn, bà-la-môn, mà thi hành việc ác,tập quen hành ác. Như vậy, Đại vương, hãy học điều này.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Phicha mẹ, anh em,

Cũngkhông phải thân tộc,

Màtránh khỏi nạn[334] này;

tấtcả bỏ, theo chết.

“Chonên, Đại vương, từ nay trở đi hãy theo đúng pháp mà caitrị, chớ theo phi pháp. Như vậy, Đại vương, hãy học điềunày.”

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc chiêm bao thấy mười sự kiện. Vua tỉnhgiấc, hết sức kinh sợ, lo mất nước, mất thân mạng, vợcon. Sáng ngày, vua triệu các công khanh, đại thần, đạo ỹvà bà-la-môn minh trí, những ai có thể giải các điềm mộng,thảy đều được triệu tập. Rồi vua kể lại mười sựkiện chiêm bao hồi đêm, hỏi “Ai có thể giải được?”Có vị Bà-la-môn nói:

“Tôigiải được. Nhưng sợ vua nghe xong rồi không vui.”

Vuabảo:

“Cứnói đi.”

Bà-la-mônnói:

“Vuasẽ mất nước, mất Thái tử, và vợ.”

Vuanói:

“Sao,các người có thể cầu đảo trừ yểm đi được không?”

Bà-la-mônnói:

“Viêcấy có thể trừ yểm được. Hãy giết Thái tử và vị Phunhân mà Vua quý trọng, cũng những kẻ thị tùng hai bên, vàvị đại thần mà Vua quý mến, để đem tế Thiên vương.Có những ngọa cụ, bảo vật trân quý gì, đem đốt hếtđể cúng tế Trời. Như vậy, Vua và quốc thổ không có gìđổi khác.”

Vuanghe bà-la-môn nói mà hết sưc lo rầu, không vui. Vua trở lạitrai thất suy nghĩ về việc ấy. Vua có vị Phu nhân tên Ma-lợi,đi đến chỗ Vua, hỏi:

“Vuaý gì mà sầu lo không vui? Thần thiếp có điều gì lỗi lầmđối với Vua chăng?”

Vuanói:

“Khanhkhông có lỗi gì đối với ta. Nhưng chớ hỏi đến sự việcấy. Khanh mà nghe thì sẽ kinh sợ.”

Phunhân trả lời Vua:

“Khôngdám kinh sợ.”

Vuanói:

“Khôngcần phải. Nghe rồi sẽ kinh sợ.”

Phunhân nói:

“Tôilà phân nửa thân của Đại vương, có việc gấp rút cầngiết một người như thiếp để Vua được an ổn, chẳng[829c] có gì phải sợ.”

Vualiền kể cho Phu nhân nghe mười sự kiện chiêm bao hồi đêm:

“Một,thấy ba cái vạc; hai cái vạc bên thì đầy; vạc giữa trốngkhông. Hai vạc bên sôi sục, hơi bốc giao nhau, nhưng khôngvào cái vạc trống không ở giữa.

“Thứhai, mộng thấy con ngựa mà miệng cũng ăn, hậu môn cũng ăn.

“Thứba, mộng thấy cây lớn trổ hoa.

“Thứtư, mộng thấy cây nhỏ sanh trái.

“Thứnăm, mộng thấy một người cầm sợi dây, sau đó có con dê.Chủ dê ăn sợi dây.

“Thứsáu, mộng thấy con cáo ngồi trên giường bàng vàng, ăn bằngchén bát vàng.

“Thứbảy, mộng thấy con bò lớn trở lại bú sữa con bê con.

“Thứtám, mộng thấy bầy trâu đen, từ bốn mặt vừa rống vừachạy đến, muốn húc nhau; đang hiệp, chưa hiệp, không biếtchỗ của trâu.

“Thứchín, mộng thấy chằm nước lớn, giữa đục, bốn bên trong.

“Thứmười, mộng thấy khe nước lớn, dòng nước nổi sóng màuđỏ.

“Thấyxong, giật mình tỉnh dậy, hết sức kinh sợ, e rằng nướcmất, bản thân, vợ con, nhân dân cũng mất. Sáng nay triệutập công khanh đại thần. đạo nhân, bà-la-môn. hỏi xem aigiải mộng được. Có một người bà-la-môn nói, hãy giếtThái tử, và Phu nhân mà Vua quý trọng, cùng với đại thần,nô tỳ, để tế tự Trời. Vì vậy mà ta sầu lo.”

Phunhân nói:

“Đạivương chớ sầu lo chiêm bao. Như người đi mua vàng, lấy lửađôt, rồi để trên đá mà mài; tốt hay xấu tự nó hiện.Nay Phật ở gần đây, trong tinh xá Kỳ-hoàn. Nên đến hỏiPhật. Phật giải thuyết như thế nào, tùy theo đó mà làm.Sao lại đi tin lời ông Bà-la-môn cuồng si ấy để rồi tựmình sầu khổ, cho đên nỗi như vậy?”

Vuanghe mới tỉnh ngộ, liền gọi quân hầu nghiêm chỉnh xa giá.Vua ngự trên một cỗ xe có lọng che cao; thị tùng cỡi ngựađi theo có vài vạn, ra khỏi thành Xá-vệ, đến tinh xá Kỳ-hoàn,rối xuống đi bộ, đến chỗ Phật, cúi đầu lạy dướichân, quỳ thẳng, chăp tay bạch Thế Tôn:

“Đêmqua nằm mộng thấy mười sự. Nguyện Phật thương xót giảithuyết cho con từng sự kiện một.”

Phậtnói:

“Lànhthay, Đai vương! Những điều Vua chiêm bao là điềm báo việcđời sau trong tương lai. Nhân dân đời sau sẽ không còn sợcấm pháp, phổ biến dâm dật, ham muốn vợ con người, phóngtình dâm loạn mà không biết nhàm chán; đố kỵ, ngu si, khôngbiết tàm, không biết quý; điều trinh khiết thì bỏ, giannịnh, siểm khúc loạn cả nước.

“Vuamộng thấy ba cái vạc. Hai cái vạc bên thì đầy; vạc giữatrống không. Hai vạc bên sôi sục, hơi bốc giao nhau, nhưngkhông vào cái vạc trống không ở giữa; đó là, nhân dânđời sau sẽ không cấp [830a] dưỡng người thân, kẻ khốncùng; đồng thân thích thì không thân, ngược lại thân ngườidưng giàu sang, giao du với nhau, biếu tặng lẫn nhau. Sự kiệnthứ nhất mà Vua mộng thấy, chính là như vậy.

“Thấycon ngựa mà miệng cũng ăn, hậu môn cũng ăn. Đó là, đờisau, nhân dân, đại thần, trăm quan trưởng lại, công khanh,vừa ăn lộc nhà quan, lại vừa ăn của dân. Thu thuế khôngngừng. Quan lại cấp dưới làm chuyện gian; dân không yên,không ở yên nơi quê cũ. Sự kiện thứ hai mà Vua mộng thấy,chính là như vậy.

“Vuamộng thấy gốc cây lớn trổ hoa. Đời sau, nhân dân phầnnhiều bị sưu dịch, lòng dạ héo hon, thường có sự lo rầu,sợ hãi; tuổi mới ba mươi mà đầu bạc trắng. Sự kiệnthứ ba mà Vua mộng thấy, chính là như vậy.

“Vuamộng thấy cây nhỏ sanh trái. Đời sau, con gái tuổi chưađầy 15 mà đã cầu mong lấy chồng, ẳm con về nhà mà khôngbiết xấu hỗ. Sự kiện thứ tư mà Vua mộng thấy, chínhlà như vậy.

“Vuamộng thấy một người cầm sợi dây, sau đó có con dê. Chủdê ăn sợi dây. Đời sau, khi người chồng đi buôn xa, hoặcvào quân đội chinh chiến, hoặc giao du với bạn bè đầuxóm cuối ngỏ; người vợ mất nết ở nhà tư thông vớiđàn ông, ăn ngủ trên tài sản của chồng, phóng túng tìnhdục mà không biết xấu hỗ. Chồng cũng biết nhưng bắt chướcngười giả bộ ngu. Sự kiện thứ năm mà Vua mộng thấy,chính là như vậy.

“Vuamộng thấy con cáo ngồi trên giường bàng vàng, ăn bằng chénbát vàng. Đời sau, kẻ hèn sẽ giàu sang, ngồi trền giườngvàng mà ăn uống mỹ vị. Dòng họ quý tộc trở thành ngườihầu hạ. Nhà lành làm nô tỳ. Nô tỳ trở thành nhà lành.Sự kiện thứ sáu mà Vua mộng thấy, chính là như vậy.

“Vuamộng thấy con bò lớn trở lại bú sữa con bê con. Đời sau,mẹ làm mai cho con gái, dẫn đàn ông vào buồng, rồi đứngcanh cửa, để nhận được tài vật để tự nuôi thân. Chacũng đồng tình, giả điếc không hay biết. Sự kiện thứbảy mà Vua mộng thấy, chính là như vậy.

“Vuamộng thấy bầy trâu đen, từ bốn mặt vừa rống vừa chạyđến, muốn húc nhau; đang hiệp, chưa hiệp, không biết chỗcủa trâu. Đời sau, quốc vương, đại thần, trưởng lại,nhân dân, đều không sợ luật pháp đại cấm, tham dâm, đadục, cất chứa tài sản; vợ con lớn nhỏ chẳng ai liêm khiết;dâm dật, tham lam không biết chán; ganh tị, ngu si, không biếttàm quý; trung hiếu thì không làm, mà siểm nịnh, phá nước,không sợ gì trên dưới. Mưa sẽ không đúng thời, khí tiếtkhông thuận, gió bụi nổi lên, cát bay, cây đổ; sâu rầy[830b] cắn lúa không để cho chín. Vua chúa, nhân dân đềulàm như vậy, nên trời khiến như vậy. Bốn bên mây nổi;Vua Chúa nhân dân vui mừng, nói: Mây nổi tứ phía, chắc chắnsẽ mưa. Nhưng trong chốc lát, mây tan hết, mà hiện ra nhữngchuyện quái dị. Đó là muốn cho vạn dân sửa đổi hànhvi, thủ điều thiện, trì giới, kính sợ trời đất, khôngvào đường dữ; trinh khiết tự thủ, một vợ một chồng,tâm từ không giận. Sự kiện thứ tám mà Vua mộng thấy,chính là như vậy.

“Vuamộng thấy chằm nước lớn, giữa đục, bốn bên trong. Đờisau, con người trong cõi Diêm-phù-địa, bề tôi thì bất trung;làm con thì bất hiếu; không kính trọng bậc trưởng lão,không tin Phật đạo; không kính đạo sỹ thông suốt kinh.Bề tôi thì tham ân tứ; làm con thì tham của cải của cha;không biết đền ơn, không đoái nghĩa lý. Ở biên quốc thìlại trung hiếu, biết kinh bậc tôn trưởng, tin ưa Phật đạo,cấp dưỡng đạo sỹ thông suốt kinh, nhớ nghĩ đên ơn báođáp. Sự kiện thứ chín mà Vua mộng thấy, chính là như vậy.

“Vuamộng thấy khe nước lớn, dòng nước nổi sóng màu đỏ.Người đời sau, các đế vương, quốc vương, không biếtđủ với đất nước của mình, cất quân đánh nhau; sẽ chếtạo binh xe, binh ngựa, công phạt lẫn nhau; giết nhau máu chảythành sông nên đỏ như vậy. Sự kiện thứ mười mà Vua mộngthấy, chính là như vậy.

“Tấtcả đều là việc đời sau. Người đời sau, nếu ai đểtâm nơi Phật đạo, phụng sự bậc đạo nhân thông suốtkinh, khi chết sẽ sanh lên trời. Nếu làm chuyện ngu si,lại tàn hại lẫn nhau, chết rơi vào ba đường dữ khôngthể kể hết.”

Vuanghe xong, quỳ dài chắp tay nhận lãnh lời Phật dạy, tronglòng hoan hỷ, được định huệ, không còn điều gì đểkinh sợ. Vua bèn cúi đầu lạy dưới chân Phật, rồi quaytrở về cung; ban ân tứ cho Phu nhân, cất lên làm Chánh hậu,cấp cho nhiều tài bảo để bà bố thí cho mọi người, đấtnước được trù phú. Rồi tước đọat bổng lộc của cáccông khanh, đại thần, bà-la-môn, trục xuất khỏi nước,không còn tin dùng nữa. Hết thảy nhân dân đều hướng vềĐạo chánh chân vô thượng. Vua và Phu nhân lễ Phật rồilui về.

Bấygiờ Vua Ba-tư-nặc nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[335]

[1]Thập sự công đức 十事功德; đoạn dưới: thập pháp côngđức 十法功德. Cf. Tứ phần 1 (570c03), thập cú nghĩa 十句義:1. Nhiếp thủ đối với Tăng; 2. Khiến cho Tăng hoan hỷ; 3.Khiến cho Tăng an lạc; 4. Khiến cho người chưa tín thì cótín; 5. Người đã có tín khiến tăng tưởng; 6. Để điềuphục người chưa được điều phục; 7. Người có tàm quýđược an lạc; 8. Đoạn hữu lậu hiện tại; 9. Đoạn hữulậu đời vị lai; 10. Chánh pháp được cửu trụ. Ngũ phần(T22n1421, tr.3c1), thập lợi 十利: 1. Tăng hoà hiêp; 2. Tăngđoàn kết; 3. Chế ngự người xấu; 4. Để cho người biếthỗ thẹn được yên vui; 5. Đoạn hữu lậu đời nay; 6. Diệthữu lậu đờ sau; 7. Khiến người chưa tin có tín tâm; 8.Khiên người có tín tâm được tăng trưởng; 9. Để Chánhpháp lâu dài; 10. Phân biệt tì-ni phạm hạnh tồn tại lâudài. Tăng kỳ (T22n1425,tr.228c24), thập sự lợi ích 十事利益:1. Nhiếp Tăng; 2. Cực nhiếp Tăng; 3. Để Tăng an lạc; 4. Chiếtphục người không biết hỗ thẹn; 5. Để người có tàm quýsống yên vui; 6. Người chưa tin được tin; 7. Người đã tinthì tin thêm; 8. Trong đời này được lậu tận; 9. Các lậuđời vị lai không sinh; 10. Để chánh pháp lâu dài. Căn bản(T23n1442,tr.629b22), như Pali. Pali, Vin. iii. tr.32: saṅghasuṭṭhutāya(vì sự ưu mỹ của Tăng); saṅghaphāsutāya (vì sự an lạccủa Tăng); dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya (để chế phụchạng người không biết hỗ thẹn); pesalānaṃ bhikhūnaṃ phāsuvihārāya(để các Tỳ-kheo nhu hòa sống an lạc) ; diṭṭhadhammikānaṃāsavānaṃ saṃvarāya (để ngăn chặn hữu lậu đời này);sampāratikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya (để đối trị hữulậu đời sau); appasannānaṃ pasādāya (vì tịnh tín của ngườichưa có tín); pasannānaṃ bhiyyobhāvāya (vì sự tăng trươngcủa người có tín); saddhammaṭṭhitiyā (vì sự trường tồncủa chánh pháp); vinayānuggahāya (để nhiếp hộ tì-ni).

[2]Pali, A.X.19-20 Āriyavāsa (R.v. 29)

[3]Pali, ibid., dasa ariyāvāsā, mười Thánh cư. Hán, Trường9 kinh 8 (tr. 57a): mười Hiền Thánh cư 十賢聖居.

[4]Trường ibid., xả một 捨一. Pali: ekārakkho hoti: mộtthủ hộ

[5]Trương ibid., y bốn 依四. Pali: caturāpasseno hoti, bốn y cứ

[6]Trường ibid., diệt dị đế 滅異諦. Pali: paṇunnapaccekasacco hoti, trừ khử sự thật cá biệt.

[7]Trường ibid., thắng diệu cầu 勝妙求.

[8]Tưiừng ibid., vô trược tưởng 無[05]濁想. Pali: anāvilasaṅkappo hoti, không tư duy vẩn đục.

[9]Nguyên Hán: y ỷ thân hành 依倚身行. Pali: pasaddhakāyasaṅkhāro.Trương, ibid., thân hành dĩ lập 身行已立.

[10]Năm kết 五結. Pali: năm triền cái.

[11]Hán: thừa lục trọng chi pháp 承六重之法. Xem phẩm 37, sáutrọng pháp. Pali, chaḷaṅga-samannāgato, thành tựu sáu chi:thấy sắc, nghe tiếng, v.v., ý thức pháp, mà không hỷ, khôngưu, an trú xả (neva sumano hoti na dummano,upekkhako viharati ).

[12]Pali: một thủ hộ: với tâm được thủ hộ bởi chánh niệm(ekārakkho hoti … satārakkhena cetasā samannāgato hoti).

[13]Pali: thân cận (paṭisevati), kham nhẫn (adhivāseti), xả ly (parivajjeti),trừ khử (vinodeti).

[14] Pali: gác qua một bên các sự thật chủ quan: thế gới thườnghay vô thường…

[15]Để bản chép sót một đoạn.

[16]Pali: samavayasaṭṭhesano hoti, diệt trừ ba tầm cầu:dục tầm cầu (kāmesanā), hữu tầm cầu (bhavesanā), Phạmhạnh tầm cầu (brahmacariyesanā).

[17]Ba tư duy vẩn đục: dục (kāma), sân (byāpāda), hại (vihiṃsā).

[18]Pali: chứng nhập và an trú thiền thứ tư, xả niệm thanh tịnh(upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati).

[19]Pali, định cú: āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti, tựxác nhận địa vị Ngưu vương.

[20]Pali, A. X. 21 Sīha (R. v. 23).

[21]cf. Tạp (Việt) kinh 652; Tỳ-bà-sa 30 (156c19).

[22]Thị xứ, phi xứ 是處 非處. Pali: ṭhānañca ṭhānatoaṭṭhānañca aṭṭhānato.

[23]Tỳ-bà-sa ibid.: nghiệp pháp tập trí lực業法集智力. Pāli:atītānāgata-paccuppannānaṃ kammasamādānānaṃ ṭhānaso hetusovipākaṃ yathā-bhūtaṃ pajānāti, như thực biệt rõ dị thụctùy theo nguyên nhân và điều kiện của sjư thọ báo củacác hành vi quá khứ, vị lai và hiện tại.

[24]Hán: trì持. Trì tức giới đều dịch từ tiếng Phạn dhātu.

[25]Tỳ-bà-sa, lực thứ tư: chủng chủng giới trí lực 種界智力.Pāli: anekadhātuṃ nānādhātuṃ lokaṃ (biết rõ) thế gian vớigiới đa thù, giới sai biệt.

[26]Tỳ-bà-sa ibid., lực thứ năm: chủng chủng thắng giảitrí lực 種 種 勝 解 智 力. Pāli: sattānaṃ nānādhimuttikataṃ, chí hướng (thắng giải) sai biệt của các chúng sanh.

[27]Tỳ-bà-sa. lực thứ 6: căn thắng liệt trí lực 根勝劣智力.Pāli: parasattānaṃ parupuggalānaṃ indriyaparopariyattaṃ, biếtcăn cơ hơn kém của các loại chúng sanh, con người.

[28]Tỳ-bà-sa, thứ ba: tĩnh lự giải thoát đẳng chí phát khởitạp nhiểm thanh tịnh trí lực 靜 慮 解 脫 等 持 等至發起雜染清淨智力.Pāli: jhānavimokkha-samādhisamāpattīnaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃvuṭṭhānaṃ, sự xuất khởi thành tịnh, tpạ nhiểm củacác sự chứng nhập các thiền, giải thoát, tam-muội. Khôngcótương đương với bản Hán này.

[29]Tỳ-bà-sa, lực thứ bảy: biến thú hành trí lực 遍趣行智力.Pāli: sabbatthagāminiṃ paṭipadaṃ, hành tích dẫn đến tấtcả các định hướng.

[30]Tỳ-bà-sa, lực thứ tám: túc trụ tùy niệm trí lực 宿住隨念智力.Trong bản hán này, lực này được keer chúng với biến thúhành trí lực. Pāli: anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, nhớlại vô số đời trước.

[31]Tỳ-bà-sa, lực thứ chín: tử sanh trí lực 死生智力. Pāli:dibbena cakkhunā… satte passati cavamāne upapajjamāne, bằng thiênnhãn, …, thấy chúng sanh đang chết, đang tái sanh…

[32]Tỳ-bà-sa, lực thứ mười: lậu tận trí lực 漏盡智力.Pāli: āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ, lậu tận, vôlậu tâm giải thoát.

[33]So sánh, phẩm 27, kinh số 6. Văn và nghĩa không nhất quán giữahai đoạn dịch này.

[34]Câu văn này nghi là chép nhầm, dư, nên cho vào ngoặc.

[35]Nguyên Hán: nội pháp 內法; Hán dịch sai, hiểu nhầm antarāyikadharma(pháp chướng ngại) thành antaradharma, pháp trung gian hay nộipháp.

[36]Để bản nhảy sót kinh số 5. Kinh này được được bố khuyếtở cuối quyển 42, y các bàn Tống, Ngyên, Minh.

[37]Nguyên Hán: niệm chỉ quán. Có lẽ chỉ tức nhưng chép nhầmthanh chỉ quán. Xem kinh 8 phẩm 2 (niệm hưu tức); kinh5 phẩm 39.

[38]Pali, A. X. 45. Pavesana

[39]Hán: quóc gia 國家, nhà của nước, tức nhà của vua. Pali:rājantepura, nội cung hay hậu cung của vua; mười điều taihại khi đi vào hậu cung của vua.

[40]Hán: quốc gia, xem cht. 39 trên.

[41]Hán: nhập quốc 入國, nên hiểu là nhập hậu cung.

[42]Để bản nhảy sót.

[43]Pali, A.X. 27. Mahāpañhā 1 (R.v. 48)

[44]Pali: sabbaṃ dhammaṃ abhijānātha, sabbaṃ dhammaṃ abhiññāyaviharathā’ti, các ngươi hãy chứng tri tất cả pháp. Sau khichứng tri tất cả pháp, các ngươi hay an trú.

[45]Pali: eko, āvuso, pañho eko uddeso ekaṃ veyyākaraṇaṃ, dve pañhādve uddesā dve veyyākaraṇāni, … dasa pañhā dasuddesā dasa veyyākaraṇānī’ti,một câu hỏi, một tuyên bố, một trả lời, cho đến, mười…

[46]Pali: sammā nibbindamāno sammā virajjamāno sammā vimuccamāno sammā pariyantadassāvī sammadatthaṃ abhisamecca diṭṭheva dhamme dukkhassantakarohoti, chân chánh yểm ly, chân chánh ly tham, chân chánh giảithoát, chân chánh quan sát biên tế, chân chánh hiện quán nghĩalý, ngay trong đời này mà chấm dứt biên tế khổ.

[47]Để bản và Tống nhảy sót. Nguyên, Minh bổ khuyết: nhấtluận nhất nghĩa nhất diễn, một luận, một nghĩa, một diễn(điều mà Ta đã nói…)

[48]Có thể để bản chép nhầm. Nguyên Minh: “luận hai, nghĩahai, diễn hai.”

[49]Định nghĩa không thấy trong Pali.

[50]Pali: bốn loại thức ăn (catūsu āhāresu)

[51]Nguyen-Minh thêm: “Tóm tắt, năm thạnh ấm khổ. Đó gọi làThánh đế Khổ.”

[52]Hán: 愛本
<lbn="0779a16"/>與欲[04]相應. Chính xác nên hiểu là “khái áiđương lai câu hữu với hỷ tham (Pali: taṇhā ponobhavikā nandirāgasahagatā,nhưng bản Hán có lẽ hiểu ponobhavika, đương lai hữu, làpubbabhavika?)

[53]Pali: năm thủ uẩn (pañcasu upādānakkhandhesu).

[54]Sáu pháp tôn trọng, xem kinh số 1 phẩm 37. Pali: sáu nộixứ (chasu ajjhattikesu āyatanesu).

[55]Đây hiểu là tâm thường hòa hiệp như một với các bạnđồng tu.

[56]Pali: sattasu viññāṇaṭṭhitīsu, bảy thức trú.

[57]Chính xác: một bộ phận của chư thiên.

[58]Chính xác: xuất hiện vào thời kiếp sơ.

[59]Hán dịch dư trú xứ thứ tám. Trú xứ của thức chỉ đếnVô sở hữu xứ thiên. Xem Tập dị 17, mục bảy pháp.

[60]Pali: aṭṭhasu lokadhammesu.

[61]Nguyên hán: lợi suy hủy dự xưng ky khổ lạc 利衰毀譽稱譏苦樂.

[62]Pali: navasu sattāvāsesu, chín hữu tình cư.

[63]Pali: dasasu akusalesu kammapathesu, mười nghiệp đạobất thiện.

[64]Pali, A.X. 56-57. Saññā (R.v. 105).

[65]Chỉ tử thi mà chim, thú ăn chưa hết.

[66]Chie tử thi bị chim thú ăn.

[67]Chín tưởng đầu thuộc sáu đề mục trong 9 đề mục quántử thi. Pali: asubhasaññā (bất tịnh ưởng), maraṇasaññā(tử tưởng), āhāre paṭikūlasaññā (yểm nghịchthực tưởng, ghê tởm thức ăn), sabbaloke anabhiratasaññā(thế gian bất khả lạc tưởng), aniccasaññā (vô thườngtưởng), anicce dukkhasaññā (vô thường tức khổ tưởng),dukkhe anattasaññā (khổ tức vô ngã tưởng), pahānasaññā(đoạn tưởng), virāgasaññā (ly tham tưởng), nirodhasaññā(diệt tận tưởng). Cf. Tỳ-bà-sa 166 (tr. 836c23): vô thườngtưởng, vô thường khổ tưởng, khổ vô ngã tưởng, tử tưởng,bất tịnh tưởng, yểm thức tưởng, nhất thiết thế gianbất khả lạc tưởng, đoạn tưởng, ly tưởng, diệt tưởng.

[68]Tịnh tưởng, xem thân, (và mọi vật), đều là sạch sẽ,đẹp đẽ, đáng ham thích.

[69]Bản hán, hết quyển 42.

[70]Pali, A. X. 69 Kathāvatthu 1 (R. v. 128).

[71]Phi nghĩa, được hiểu là không liên hệ mục đích cứu cánh.

[72]Pali: dasayimāni kathāvatthūni (mười luận sự): appiccha (thiểudục), santuṭṭhi (tri túc), paviveka (viễn ly), asaṃsagga (khôngquần tụ), vīriyārambha (tinh tấn), sīla (giới), samādhi (định), paññā (huệ), vimutti (giải thoát), vimuttiñāṇadassana(giải thoát tri kiến).

[73]Xem kinh số 4 trên, cht. 3.

[74]Câu-lưu-sa 拘留沙. Không tìm thấy Pali tương đương. PhiênPhạn ngữ 8 (tr. 1034c18): Câu-lưu-sa, dịch là Uế Trược 穢濁(Karuṣa?), cũng dịch là Tác Sự 作事. Đoạn sau, kinh 4 phẩm49: Phật tại thành Câu-lưu-sa pháp hành, tương đương Pali:Kammāsadhamma (Kammāsadamma), một thị trấn của nước Kuru.

[75]Kinh 5 phẩm 36: vua Ác Sanh cai trị Nhân dân Ngũ đô.

[76]Câu-thâm 拘[08]深, hay Câu-thiểm-di, Pali: Kosambī, thủ đôcủa vương quốc Vatsa (Vaṃsas), cai trị bởi vua Udena (Hán:Ưu-điền 優填). Thành Bà-la-nại 婆羅<gaiji cb='CB0178' des='[木*奈]'nor='奈' mojikyo='M049171' mofont='Mojikyo M109' mochar='6ADE'>奈</gaiji>城,không rõ ở đâu trong vương quốc này.

[77]Sám tỳ kheo ni 讖比丘
<lbn="0782c25"/>尼, có thể đồng nhất Pali: Khemā Therī (Skt. Kṣemā),nhưng truyền thuyết trên đây không thấy kể trong văn họcPali. Câu chuyện tương tự trên được kể trong Soạn tậpbách duyên, với tên phiên âm Sai-ma tỳ kheo ni 差摩比丘尼.

[78]Xí nhiên pháp hành熾然法行, một cách dịch khác của ý nghĩa“Hãy là ngọn đèn cho mình (hòn đảo an toàn cho mình). Pháplà ngọn đèn (hòn đảo), là chỗ nương tựa.” Cf. Trường6, kinh 6; Cf. Tạp (Việt) kinh 36. Pali, S. iii. 42: attadīpānaṃ,bhikkhave, viharataṃ attasaraṇānaṃ anañña-saraṇānaṃ, dhammadīpānaṃ dhammasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ yoni upaparikkhitabbā.

[79]Thân ý chỉ 身意止, tứcThân niệm xứ, cf. Tạp 24, kinh 368.

[80]La-vân.

[81]Xem Tứ phần 50 (tr. 943a19).

[82]Đai Quân-đầu 大均頭, tức Quân-đầu Sa-di, xem kinh 5, phẩm48. Pali: Mahā-Cunda, tức Cunda-samaṇuddesa, em trai của ngài Xá-lợi-phất.

[83]TMN, bỏ chữ xuân. Phụ chú cuối quyển: “Kinh nói, một trămnăm phải trải qua ba trăm mùa đông, hạ, thu. Tức mỗi mùamột trăm năm. Nói ba trăm, mà không nói xuân; đây là thuậntheo ba mùa của Tây vực. Nói ba mùa, là mùa lạnh, mùa nóngvà mùa mưa. Nói đông, tức là mùa lạnh ở nước đó. Hạ,tức mùa nóng, thu tức mùa mưa. Ba mùa ở đó, mỗi mùa có4 tháng. Tính một năm có 12 tháng. Nay lấy đông, hạ, thu màphỏng theo ba mùa, nhưng số tháng ít hơn thực tế, đó làvì dịch giả không rành ngôn ngữ địa phương.”

[84]Hoàn hoạt địa ngục; thứ nhất trong 8 đại đja ngục. Cf.Câu xá 11 (tr. 41a02): đẳng hoạt địa ngục 活
<lbn="0041a07"/>地獄. Trường kinh 20: Thế ký, phẩm địa ngục(tr. 0121b29): Tưởng 想. Câu-xá ibid. (tr.61c13): Tuổi thọ củaTứ đại vương là 500 năm, bằng một ngày một đêm trongđịa ngục Đẳng hoạt. Các con số tính toán trong bản Hándịch này không chuẫn xác.

[85]Câu-xá, ibid., 100 năm loài người bằng 1 ngày 1 đêm trên Tamthập tam. Thọ mạng ở đây cực lâu là 1000 năm, bằng 1 ngày1 đêm trong địa ngục Hắc thằng. Địa ngục Vô gián (A-tỳ)thọ một trung kiếp.

[86]Câu-lợi; Phiên phạn ngữ 10 (tr. 1054c08): Câu-lợi 拘利 …,nên nói là câu-trí 拘致, dịch là 1 ức. Skt. koṭi.

[87]Bản hán, hết quyển 43.

[88]Hán: lưỡng thiệt, nhưng đây nên hiểu là ỷ ngữ, để khôngtrùng lặp với tội ly gián đọan dưới.

[89]Xem Trung 9, kinh 37. Pali, A. VIII. 20 Uposatha (R. iv. 204).

[90]Cấm giới, đây chỉ Ba-la-đề-mộc-xoa, Biệt giải thoát giớikinh.

[91]Thù-la quả 酬羅果, chưa rõ trái gì.

[92]Cf. Tứ phần 1 (tr. 569a22): những vấn đề này do Xá-lợi-phấtnêu lên hỏi Phật.

[93]Kệ Giới kinh, xem Tứ phần giới bản.

[94]Nguyên Hán: hành tích.

[95]Kê-đầu thành. Pali: Ketumatī, cf. D. 26. Cakkavatti (R. iii. 75).Tham chiếu Hán, Trường kinh 6 (tr. 41c22).

[96]Diệp Hoa 葉華, có lẽ dịch nghĩa từ Skt. elāpattra (Pali: erakapatta),cùng tên với một Long vương mà đến thời Phật Di-lặc đượcthoát thân rồng.

[97]Tương-khư 蠰佉. Trường. ibid. (tr. 42a09) Tương-già 儴伽.Pali, ibid. (tr. 75), Saṅkha.

[98]Bốn bảo tàng 寶藏, hầm mỏ quý. Xem đoạn sau, kinh7, phẩm51.

[99]Càn-đà-viêt 乾陀越, một phiên âm khác cho Kiện-đà-la (Skt.:Gandhavati = Gandhāra). Đoạn sau, kinh 7 phẩm 51 âm là Càn-đà-vệ乾陀衛. Tại đây, theo truyền thuyết Pali (Luật Thiện kiến),Tôn giả Mạt-điền-địa (Majjhantika) đã chinh phụng Long vươngAravāḷa, quy y dân xứ này. Về sau trở thành một trong haitrung tâm lớn của Hữu bộ.

[100]Y-la-bát 伊羅<gaiji cb='CB0425' des='[金*本]' uni='9262' >鉢;Skt. elāpatra, nguyên tên của một Long vương, quản ly kho báucùng tên. Xem kinh 7 phẩm 51 sau.

[101]Di-thê-la 彌梯羅. Đoạn sau, kinh 7 phẩm 51 âm là Mật-đế-la蜜
<lbn="0818c08"/>[22]締羅國 . Pali: Mithilā, kinh đô của vương quốcVideha, thời Phật.

[102]Ban-trù 般綢, kinh 7 phẩm 51 chép 斑稠. Nguyên tên một Longvương. Skt. Pāṇḍuka.

[103]Tu-lại-tra 須賴吒. Skt. Suraṣṭa.

[104]Kinh 7 phẩm 51: kho báu Tân-già-la 賓伽羅 ở nước Tu-lại-tra,do Long vương Tân-già-la quản lý. Skt. Piṅgala.

[105]Kinh 7 phẩm 51: Đại bảo tàng Tương-khư 蠰
<lbn="0818c15"/>佉 (Kst. Saṅkha) tại nước Bà-la-nại 婆羅<gaijicb='CB0178' des='[木*奈]' nor='奈' mojikyo='M049171' mofont='MojikyoM109' mochar='6ADE'>奈 (Vāraṇasī).

[106]Kinh 7 phẩm 51: bốn Long vương hiến bốn đại bảo tàng.

[107]Tu-phạm-ma 修梵摩. Pali: Subrahmā.

[108]Tu-phạm-việt 梵摩越. Pali: Subrahmī.

[109]Long hoa 龍華. Skt. Nāgapuṣpa. Pali: Nāgapupphiya (?), nhưng khôngthấy đề cập trong văn học Pali.

[110]Nguyên Hán: phụng pháp. Hạng Tu-đà-hoàn lợi căn.

[111]Tân-đầu-lô 賓頭盧, tức vị thứ nhất trong 16 A-la-hán kểtrong Pháp trụ ký (T49n2030, tr. 13a9), phiên âm khác là Tân-độ-laBạt-ra-xà 賓度羅跋囉惰闍 (Skt. Pindola-bhāradvāja).

[112]La-vân 羅云, tức La-hổ-la 囉怙羅 (Skt., Pali: Rāhula), thứ11 trong 16 A-la-hán kể trong Pháp trụ ký (tr. 13a14).

[113]Truyền thuyết phương Bắc, Đai Ca-diếp hiện vẫn nhập địnhtrong núi Kê túc (Skt. Kukkuṭapāda-giri), nước Ma-kiệt-đà;cf. Phú pháp nhan duyên (T50n2058, tr. 301a16); Pháp Hiển truyện(T51n2085, tr. 863c27); Tây vực ký 9 (T51n2087, tr. 919b25).

[114]Có thể có sự nhầm lẫn trong bản Hán này.

[115]Tứ sự 四事, đây chỉ bốn nhiếp sự, mà nội dung Hán dịchở đây có khác.

[116]Văn bản in là tụng 頌, cước chú in là ban 頒, TNM: ban 班.

[117]Tố thượng 素上. Do chữ ban 頒 đọc là tụng 頌 nên cóngười đoan đây là chữ án 案 (án thư), thay vì tố 素. NhưngÁn độ không có tục đọc sach trên án thư.

[118]Hán: thập nhất cai 十一<gaiji cb='CB0108' des='[女*亥]' uni='59DF'>姟; mỗi cai là 10 triệu. Con số ở đây chỉ có tính tượngtrưng.

[119]Bản Hán, hết quyển 44.

[120]Tham chiếu Pali, D. 14 Mahāpadāna (R. ii. 1). Hán, Trường 1, kinh1 “Đại bản”.

[121]Nguyên Hán: tánh 姓. Đoạn dưới cũng nói tánh thuộc Câu-lân-nhã.Có sự lần lộn vè dụng ngữ tr0ng bản hán dịch này. Xemcht. dưới.

[122]Tánh, Pali: gotta, tức dòng họ, chỉ phương diện huyết thống.

[123]Câu-lân-nhã 拘[*][18]<gaiji cb='CB0444' des='[阿-可+(嶙-山)]'uni='96A3' >隣</gaiji>若. Pali: Koṇḍañña. Trên kia cũng nóilà tánh Cù-đàm. Trường 1 cũng như Pali, chỉ nói tánh Câu-lị-nhã拘利若, không nói đến tánh Cù-đàm.

[124]Bà-la-đọa 婆羅墮. Ba vị sau này, Trường 1 và Pali đềunói thuộc dòng họ Ca-diếp, như đoạn trên; không nói đếnBà-la-đọa.

[125]Không thấy nơi nào khác nói Thích-tôn thuộc họ Câu-lân-nhã.

[126]Ba-la-lợi 波羅利. Pali: Pāṭali, cây có hoa màu hồngnhạt,tên khoa học Bignonia suaveola.

[127]Phân-đà-lợi 分陀利. Pa;i: Puṇḍarīka, sen trắng.

[128]Để bản chép: ba-la 波羅; nên sửa lại là sa-la 沙羅. Pali:Sāla.

[129]Thi-lợi-sa 尸利沙. Pali: Sirīsa, Skt. śirṣa, hoa hợp hôn (Huyềnứng âm nghĩa).

[130]Ưu-đầu-bát-la 優頭跋羅. Pali: Udumbara.

[131]Ni-câu-lưu 尼拘留. Pali: Nigrodha, Skt. nyagrodha, môt loại câyđa hay sung (Ficus indiaca).

[132]Cát tường 吉[30]祥. Pali: Assattha; Skt. aśvattha, cáy yườngthọ (Ficus religiosa).

[133]Đại Đạo Sư. Trường 1, thị giả Vô Ưu 無憂. Pali: Asoka.

[134]Thiện Giác. Trường 1, thị giả Nhẫn Hành 忍行. Pali: Khemaṅkaro.

[135]Thắng Chúng. Trường 1, thị giả Tịch Diệt 寂滅. Pali: Upasanto.

[136]Cát Tường. Trường 1, thị giả Thiện Giác 善覺. Pali: Buddhijo.

[137]Tỳ-la-liên. Trường 1, thị giả An Hòa 安和. Pali: Sotthijo.

[138]Đạo Sư. Trường 1, thị giả Thiên Hữu 善友. Pali: Sabbamitto.

[139]Nguên Hán: đắc.

[140]Cf. Tạp (Việt) kinh 1244; Ud. 4.4. Juṇha.

[141]Đẳng Thọ 等壽 và Đại Trí 大智. Pali: Sañjīva, Vidhura;cf. D.ii. 7.

[142]Trung kinh 131, M. 50: nhập diệt tận định (saññāvedayitanirodha).

[143]Hoàn Hoạt 還活, Pali: Sañjīva (cf. M.i. 333), trên kia dịch làĐẳng Thọ.

[144]Cây Trú độ (Pali: Pāricchattaka) trên trời Tam thập tam. Xemkinh số 2 phẩm 39. Cf. Trung 1, knh 2 (tr. 422a20).

[145]Bản hán, hết quyển 45.

[146]Tham chiếu Pali, A. XI. 18 (R. v. 347) , M. 33 Gopāka (R. i. 410). Hán,Tạp (Việt) 909.

[147]Hán: ma loát 摩刷. Pali: na āsāṭikaṃ hāretā,không diệt trứng ruồi nhặng.

[148]Thời nghi 時宜, đoạn dưới: thời nghi thực, cho ăn đúnglúc.

[149]Pali: không coi trọng con bò đầu đàn.

[150]Nguyên Hán: tạo chúng ương điệp 造眾殃舋 (?). Pali: Do khôngphòng hộ nhãn căn khiến các pháp ác bất thiện, tham, ưutrôi chảy vào.

[151]Bản Pali: không che đậy vết thương (na vaṇaṃ paṭicchādetā):Tỳ kheo không phòng hộ nhãn căn.

[152]Bản Pali: không diệt trứng ruồi, tức không dứt bỏ ba bấtthiện tầm: dục (kāmavitakkaṃ), sân (byāpādavitakkaṃ), hại(vihiṃsāvitakkaṃ).

[153]Bất tri sở ái 不知所愛, không có trong liệt kể trên. Cóthể dịch khác từ “không biết chỗ nào an ổn.”

[154]Hán dịch có chỗ bất nhất. Trên kia, đây là mục Tỳ kheobiết điều sở ái.

[155]Đoạn trên, bốn ý chỉ (niệm xứ) trong mục biết ruộngcỏ. Tám Thánh đạo, trong mục biết chỗ qua sông.

[156]Văn dịch không nhất quán. Ở đây, vắt sữa biết chừa lại.

[157]Hán dịch sót một đoạn Phật trả lời A-nan.

[158]Mười một hạnh đầu đà, xem kinh 5 phẩm 12; văn dịch trong2 đoạn có một điểm khác nhau

[159]Trong bản: Đa-tát-a-kiệt 多薩阿竭.

[160]Ở đây nên hiểu là các đệ tử nổi tiếng, được nhiềungười biết (Pāli: abhiññāta).

[161]Câu-lưu-sa Pháp hành thành 拘留沙法行城. Pali: Kammāsadamma(Kammāsadhamma), thị trấn của người Kuru.

[162]Tượng Xá-lợi-phất 象舍利弗, Pali: Hatthisāriputta, cũng gọilà Citta Hatthisāriputta, hay Hatthirohaputta. Ông xả giới hoàntục sáu lần.

[163]Nguyên Hán: ái dục dĩ tận 欲愛已盡. Dịch ngữ không chínhxác, do đó không nên nhầm với ái tận giải thoát (Pali: tāṇhakkhayavimutti)của A-la-hán. Đây chỉ Tiên nhân ly dục, những vị đắcsơ thiền, không bị lôi cuốn bời ham muốn dục giới.

[164]Định nghĩa này rất gần vóiư Pali, nhưng văn dịch khôngđược rõ. Cf. D. 22 (R.ii. 305): yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhitamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvoāyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccati, bhikkhave, jāti, “từngloại từng loại chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuấtsanh, sản sanh, nhập thai, chuyển sanh, năm uẩn xuất hiện,nhận được các xứ, đó gọi là sanh.”

[165]Cf. Trung 24, kinh 97, A-nan phát biểu tương tự. Cf. Trường 10,kinh 13; Pali, D. 15 Mahānidāna.

[166]Nguyên hán: duyên bản, đồng nghĩa với từ nidāna (Pali), cókhi được dịch là nhân duyên.

[167]Sanh xứ, đây hiểu là huyết thống thọ sanh (Pāli: jāti).

[168]Nguyên Hán: câu 駒, ngựa con; cũng chỉ lừa con.

[169]Hán: lô mã 驢馬, con ngựa có liên hệ đến lừa. Phân biệtvới mã lô 馬
<lbn="0798c06"/>驢 nói sau. Lưu ý danh từ làm định ngữ.

[170]Nghĩa 義, đây nên hiểu là vật. Pali: attha, hay Skt. artha.

[171]Chuyên chánh 專正, đoạn dưới nói là tịnh 淨, đều chỉý nghĩa huyết thông thuần tịnh tức không bị lai giống.

[172]Nguyên hán: tánh 姓, chỉ giai cấp xã hội.

[173]Cf. Trường 6, kinh 5 Tiểu duyên; Pali, D 24 Aggañña.

[174]Để bản: Phạm chí thiên lộ hữu kiên trường quỵ xoa thủbạch Thế tôn từ trần tánh danh Thi la 梵志偏露右肩。長跪叉手。白世
<lbn="0799b22"/>尊自陳姓[17]名施羅 (19 chữ); đoạn văn này khôngphụ hợp sự viêc đang xảy ra. Ở đây dịch theo bản NguyênMinh: Si-ninh phạm chí báo Thi la phạm chí viết 翅甯梵志報施羅梵志曰(10 chữ).

[175]Việt dịch bỏ 4 từ: tự tương ngu lạc 自相娛樂, vốn dịchtừ viharati: an trú; do đó không thể dịch sát: “cùng vuithú với nhau.” Vừa ngây ngô mà dễ gây ngộ nhận.

[176]Nguyên hán: Thế hựu 世祐, có khi dịch là Thế Tôn, dịchtừ bhagava.

[177]Bản Hán, hết quyển 46.

[178]Trong bản Hán không có ưu-bà-di.

[179]Tham chiếu Pali, M 65 Baddāli, 66 Laṭukikopama. Hán, Trung, kinh194, kinh192.

[180]Nhất tọa thực 一坐食. Pali: ekāsana, có hai giải thích. Hoặceka-asana: một bữa ăn; hoặc eka-āsana: một chỗ ngồi. Tấtcả các bản Hán đều hiểu theo nghĩa sau. Ý nghĩa này liênhệ hai điều luật. Thứ nhất, liên hệ điều luật phi thờithực. Thứ hai, liên hệ đièu luật dư thực pháp.

[181]Quan điểm của Đại chúng bộ về nhất tọa thực. Quan điểmnày không được Thương tọa bộ và Hữu bộ đồng tình.

[182]Hán: hoại trai 壞齋, có thể ăn quá ngọ. Điểm tranh luậngiữa Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, Cf. Tứ phần 54(tr. 969c18): nhị chỉ sao thực 二指抄食. Pali, Pali: dvaṅgulakappa,nhị chỉ tịnh, được giải thích: dvaṅgulāya chāyāya vītivattāya,(được phép ăn quá trưa) khi bóng chưa quá hai ngón tay. Liênhệ điều luật phi thời thực. Vin.ii. 230.

[183]Trong bản: Ưu-đà-di 優
<lbn="0800c09"/>陀夷, tức Ca-lưu-đà-di nói trên. Vì Ưu-đà-di(Pali: Udāyi) có nước da rất đen, nên xươc danh là Ca-la (Pali:kāla, đen).

[184]Trung, ibid, và Pali,ibid., bà chỉ hoãng sợ, nhưng không chết.

[185]Để bản: thống 痛 . TNM: bệnh.

[186]Các bộ luật như nhau: Tỳ kheo ăn xong (đã đứng dậy), rồiăn lại, hay ăn thêm, phải tác pháp dư thực.

[187]Điều luật: Tỳ kheo ăn xong, nếu nhận được thêm nữa,có thể ăn nhưng phải tác pháp dư thực.

[188]Luật quy định: mỗi Tỳ kheo chỉ được sở hữu ba y, khôngđược quá.

[189]Diện Vương, xem kinh 6 phẩm 4. Tham chiếu, A.i.25: Thọ trì yphục thô xấu (lūkhacīvaradhārānaṃ) là Mogharājāti.

[190]Trung, ibid., suốt ba tháng hạ an cư.

[191]Nguyên trong bản.

[192]Cát Hộ 吉護, dịch nghĩa của Bạt-đà-bà-la, Skt. Bhadrapāli(?). Pali, ibid.: Baddāli.

[193]Tức tâm 息心, định nghĩa từ sa-môn. Pāli: samaṇa (Skt. śramaṇa).

[194]Trong bản, chép là “phạm chí.” Định ngãi từ bà-la-môn;Pāli: brāhmaṇa.

[195]Mộc dục 沐浴, một từ chỉ A-la-hán, người đã tắm sạch.

[196]Nguyên Hán: Thích sí 釋翅, phiên âm từ tương đương Pali:Sakkesu, sở y cách của từ Sakka.

[197]Nhân duyên Để-bà-đạt-đa xuất gia, cùng các Vương tử họThích, xem Tứ phần 4 (tr. 590b13tt). Pali, Cullavagga vii. Vin. ii.180ff.

[198]Phân-đàn huệ thí 分檀
<lbn="0802b20"/>惠施. Pali: piṇḍadāyaka, bố thí vật thực. Xemcht. 46, kinh 2 phẩm 29.

[199]Có lẽ đây là truyền thuyết riêng của các nhà truyền Tăngnhất. Tất cả các bộ đều không thừa nhận giới cụ túcđược phép tự thọ.

[200]Tu-la-đà, có thể đồng nhất với Pali Surādha, Theragāthā135-6; nhưng không có liên hệ gì đến Devadatta.

[201]Một cách trình bày khác về bốn thần túc (như ý túc): dụctam-ma địa, cần (tinh tấn) tam-ma-địa, tâm tam-ma-địa, quántam-ma-địa. Cf. Tập dị 5 (tr.391c26).

[202]Trong đoạn này, văn dịch Hán hình như nhảy sót, nên thiếumạch lạc so với đoạn tiếp theo. Từ đây trở xuống, nênxem là lời tự rao truyền của Đề-bà-đạt-đa, chứ khônglời tiên đoán của Phật.

[203]Các Luật bộ đều nói, Đề-bà-đạt-đa đề nghị Phậtchấp thuận 5 điều luật mới khắt khe hơn. Phật bác bỏ.Đề-bà-đạt-đa tự công bố luật mới. 500 Tỳ kheo táchkhỏi Tăng đi theo. Tăng bị vỡ.

[204]Đây muốn nói Đề-bà-đạt-đa phạm tội phá hòa hiệp tăng.Nhưng diễn tiến câu chuyên được kể trên đây, nếu theophân tích của các bộ luật, không hội đủ yếu tố đểthành phá Tăng. Nên nghi ngờ chuyện kể ở đây không phảichính thống, mà chỉ là một loại truyền thuyết nhân gian,thiếu căn bản Luật và Pháp.

[205]Hán: hoại Thánh chúng 壞聖眾, tức phá Tăng, hay phá hòa hiệpTăng.

[206]Đoạn văn thiếu mạch lạc xét theo ngữ cảnh. Hán dịch cóthể nhảy sót.

[207]Trong để bản: A-xà-thế vương.

[208]Xem kinh 11 phẩm 17.

[209]Truyện kể trên, kinh 5 phẩm 18.

[210]Xem kinh 5 phẩm 18.

[211]Hán: thuần tửu 醇酒, một loại rượu cực mạnh.

[212]Nguyên hán: long tượng 龍象, chỉ loại voi chúa.

[213]Bài kệ, như knh 5 phẩm 18.

[214]Pháp Thí 法施. Trên kia, kinh 2 phẩm 5, phiên âm là Đàm-ma-đề-na.Đồng nhất với Pali, Dhammadinnā, đệ nhất thuyết pháp trongcác Tỳ kheo ni. Cf. A.i. 25

[215]Tội ngũ nghịch thứ ba: giết A-la-hán. Vì Tỳ kheo ni này làmột A-la-hán. Nhưng khong thấy truyền thuyết nơi khác Tỳkheo ni ày bị Đè-bà-đạt-đa giết.

[216]Để bản: thần. Bàn khác: Phật thần.

[217]Hán: yếu hành; đây chỉ hành trạng tương lai mà Phật dựbáo.

[218]Để bàn: điêu, khắc chạm. bản khác: điều: điều phục.

[219]Để bản chép: vô. Nghi là chữ nguyên chép nhầm.

[220]Để bản: vô do. bản khác: ác nguyên.

[221]Nghi trong để bản chép thiếu.

[222]Tu từ vô lương tâm.

[223]Bản hán, hết quyển 47.

[224]Nguyên Hán: Như Lai thần tự 神寺.

[225]Đây chỉ hình tướng của Phật.

[226]Tham chiếu Pali, M 83 Makkhādeva (R. ii. 74). Hán, Trung13, kinh 67.

[227]Mật-thí-la 蜜<gaiji cb='CB2683' des='[口*提]' mojikyo='M004266'mofont='Mojikyo M101' mochar='700B'>瀋</gaiji>[21](<note type="inline">土反
<lbn="0806c22"/>利</note>)羅. Trung 13: Phật tại nước Tỳ-đà-đề鞞陀提, rồi đi đến Di-tát-la 彌薩羅; ngụ trong vườn xoàiĐại thên 大天<gaiji cb='CB0178' des='[木*奈]' nor='奈' mojikyo='M049171'mofont='Mojikyo M109' mochar='6ADE'>奈</gaiji>林. Pali: Phật trútại Mithilā, trong khu vườn xoài Makkhādeva. Mihilā là thủcủa vương quốc Videha. Bản Hán đồng nhất Videha với Magadha.

[228]Nguyên hán: thực hậu khởi 食後起, dịch nghĩa đen là “ănxong đứng dậy.” Trung 13, ibid. Thế tôn đang đi trên con đường.Pali: aññatarasmiṃ padese, tại một địa điểm nọ.

[229]Đại Thiên 大天. Pali: Makkhādeva.

[230]Độc đĩnh thọ 獨挺樹. Pali (Skt.): tāla, một loại cây cọ,lá hình quạt. Thường dùng so sánh chiều cao. Đoạn này nghido dịch giả Hán thêm vào chứ không có trong nguyên bản Phạn.

[231]Để bản: thừa vân 乘[09]雲. TNM: thừa hư.

[232]Để bản chép: Mãn-hô 滿呼. Tên Pali của nó là Uposatha; Trung13 âm là Vu-sa-hạ 于娑賀. Do đó sửa lại, đọc là Vũ-hô.

[233]Bà-la-hàm 婆羅[21]含. Phụ chú trong để bản: “Tiếng nướcTần nói là phát minh 髮鳴 (tóc kêu!), lông đuổi đỏ.”Pali: Valāhaka.

[234]Mạn-na-kha-lợi 曼那呵利. Phụ chú trong để bản: “Tiêngnước Tần nói là đọat tình 奪情.” Skt. mānohāri?

[235]A-la-tha-chi 阿羅<gaiji cb='CB0056' des='[口*他]' uni='5483' >咃</gaiji>
<lbn="0807c22"/>[38]吱. Phú chú trong để bản: “Tiếng nước Tầngọi là Tài Tràng 財幢.” Skt. arthaketu/ arthadhvaja?

[236]Tỉ-tì-na 比毘那. Phụ chú trong để bản: “Tiếng nướcTần gọi là Vô Úy 無畏.” Skt. Vibhī(ṣa)na?

[237]Để bản: Kiếp-bắc 劫[*]北. TNM: Kiếp-tỷ. Pali: Kappaka.

[238]Nguyến hán: bốn phạm hạnh.

[239]Nhẫm. Phụ chú trong bản hán: “Tiếng nước Tấn gọi làBất Huyến (không nháy mắt).” Pali: Nemi.

[240]Thủ-đà-hội: Tịnh cự thiên.

[241]Cùng-tỉ-ni 窮鼻尼. Phụ chú trong bản hán: “Tiếng nướcTấn gọi là Cực đoan chánh 極端正.” Skt. Kumbhinī?

[242]Thiện Tận vương (?).

[243]Ngũ giảm, từ dịch khác cùng nghĩa ngũ trược. Pāli: kasāya.

[244]Để bản chếp nhầm thành 20 ức.

[245]Nguyên Hán: đại nê-lê 大泥[20]黎.

[246]Đế-xá; có thể Pali: Tissa. Có nhiều Tỳ kheo Tissa trong Pali,nhưng không thấy ai đọa địa ngục. Chỉ có một Tissa tiếcy, chết đầu thai làm con chuột, cố cản không cho Tăng chiay của ông.

[247]Cù-ba-ly, xem kinh 5 phẩm 21 trên.

[248]Mạt-khư-lê, Pali: Makkhali, một trong sáu tôn sư ngoại đạo.

[249]Ứng khí di dư 應器遺餘, chưa rõ nghĩa. Ứng khí thườnghể là dịch nghiã từ bát-đa-la tức bình bát khất thựccủa Tỳ kheo.

[250]Để bản chép: danh sắc tri như chân. Nghi chép nhầm. Nay sửalại theo định cú thường gặp.

[251]Để bản chép thiếu câu này.

[252]Tham chiếu Pali, M. 21 Kakacūpama (R.i.222). Hán, Trung 50, kinh 193.

[253]Mậu-la-phá-quần茂羅破群. Trung kinh 193: Mâu-lê-phá-quần-na牟[*]犁破群那. Pali: Moḷiya-phagguno.

[254]Nguyên hán: đọa. Tức phạm tội đọa hay ba-dật-đề. Tứphần điều 68; Ngũ phần, điều 48; Tăng kỳ, 45; Thập tụng,Căn bản, điều 55. Pali, Pāc. 68. Theo Tứ phấn, trương hợpnày gọi là “không xả bỏ ác kiến.” Nguyên nhân do bởiTỳ kheo A-lê-tra (pali: Ariṭṭha).

[255]Tứ phần, điều khoản ba-dật-đề 69: hổ trờ Tỳ kheobị xả trí (do không chịu xả bỏ ác kiến), cũng phạm ba-dật-đề.Ngũ phần, điều 49; Tăng kỳ, điều 46; Thập tụng, Căn bản,điều 56. Pali, Pāc, 69.

[256]Nguyên hán: bại kiếp.

[257]Bản Hán, hết quyển 48.

[258]Tham chiếu Pali, S.15.3 Asu (R. ii. 179). Hán, Tạp (Việt) 1319.

[259]Bảy xứ thiện, được nói rất nhiều trong các A-hàm cũngnhư Nikāya. Nói đủ (Cf. Tạp 2, kinh 42, tr. 10a05): sắc,sắc tập, sắc diệt, sắc diệt đạo, sắc vị, sắc hoạn,sắc ly. Pali, S. xxii. 57 Sattaṭṭhāna (R. iii. 61) : rūpaṃ, rūpasamudayaṃ,rūpanirodhaṃ, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ, rūpassa assādaṃ,rupassa ādīnavaṃ, rūpassa nissaraṇaṃ.

[260]Nguyên Hán: xà-tuần 蛇旬, một âm khác của trà-tì. Pali:jhāpeti.

[261]Nguyên hán; thâu-bà 偷婆; phiên âm của stūpa (Skt.) hay thūpa(Pali).

[262]Để bản chép thiêu mục số 4 này.

[263]Tham chiếu Pali, M.16 Cetokhila (R. i. 101). hán, Trung 56, kinh 106 (Tâm uế 心穢).

[264]Nguyên Hán: tâm ngũ tệ 心五
<lbn="0817a18"/>弊. Cf. Trung 56: tâm ngũ uế 心中五穢;Tập dị11 (tr 416b29): ngũ tâm tài 五心栽. Pali: pañca cetokhilā, nămtrạng thái hoang dã của tâm.

[265]Hán: tâm ngũ kết 心五結. Trung 56: tâm ngũ phược 心中五縛;Tập dị 11 (tr. 0418a13): ngũ tâm phực">五心縛者.

[266]Hiểu là khôntg cởi mở, không quyết đoan.

[267]Hiểu là không có tịnh tín.

[268]Hán: kê tử 雞子, gà con. Cũng có thể hiểu là trứng.

[269]A-na-bân-để 阿那邠邸. Để bản chép nhầm là A-na-bân-kỳ阿那邠祁.

[270] Theo nguồn Pali, ông có một con trai tên Kāla, và 3 ngườicon gái: Mahā-Subhddā, Cūla-Subhaddā, Sumanā.

[271]Xem kinh 3 phẩm 48 trên.

[272]Hán; viên cổ 員鼓.

[273]Hán: bề cổ 鞞[04]鼓.

[274]Xem kinh3 phẩm 48.

[275]Bản hán có thể nhảy sót nên đoạn văn thiếu mạch lạc.

[276]Bảo vũ xa 寶羽車, xe có gắn lông chim; xem kinh 1 phẩm23.

[277]Mật-si 蜜[09]絺, trên kia chép Mật-đế.

[278]Tham chiếu Pali, M. 143. Anāthapiṇḍikovāda (R. iii. 257). Hán,Trung 6, kinh 28.

[279]Hán: bất khởi ư sắc 不起於色. Pali: na cakkhuṃ upādiyissāmi, tôi klhông chấp thủ sắc; nhưng bản Hán đọclà uppādessāmi, tôi sẽ không khởi

[280]Pali: na ca me cakkhunissitaṃ viññāṇaṃ bhavissati, tôicũng không có thức y nơi mắt.

[281]Hán: kim thế, hậu thế. Pali: idhalokaṃ, paralokaṃ, thế giớinày, thế giới khác.

[282]Các từ khác nhau chỉ tự ngã: ngã 我 (Pali: attā, Skt. ātman),nhân 人 (Pali: puggala, Skt. pudgala), thọ mạng 壽命 (Pali, Skt.:jīva), sĩ phu 士夫 (Pali: purisa, Skt. puruṣa), manh triệu 萠</gaiji>兆(=bằng triệu? có dấu hiệu nảy mầm, Pali, Skt. bhūta, mầmsống, sinh vật, linh vật).

[283]Pali, A-nan hỏi Cấp Cô Độc: olīyasi kho tvaṃ, gahapati, saṃsīdasikho tvaṃ, gahapati? “Giả chủ, ông đang bám chặt lấy (sựsống), hay đang chìm lĩm (chết)?”

[284]Tiên nhân chúng; Tiên nhân ở đây chỉ Phật. Chúng, dịchnghĩa của Tăng. Pāli: isisaṅgha.

[285]Vị tri trí 未知智, trí chư biết, chỉ trí tụệ của bậchữu học. Pali: anaññāta.

[286]Tham chiếu Pali, A.VII 59 Sattabhariyā (R. iv. 91).

[287]Thện Sanh 善
<lbn="0820c05"/>生, Pali: Sujātā.

[288]Theo tài liệu Pali, cô là em gái út của bà Visakhā, con củaTrưởng giả Dhanañjayaseṭṭhi.

[289]Pali: có bảy loại vợ

[290]Hán: thọ sanh phần 受生分.

[291]Bản hán, hết quyển 49. (30 Chạp, Giáp thân).

[292]Đại Ái Đạo 大愛道, di mẫu của Phật. Nguyên Skt. Mahāprajāpatī(Pali: Mahāpajāpatī), phiên âm là Ma-ha Ba-xà-ba-đề摩訶波闍波提,dịch là Đại Sanh Chủ 大生主. Một số Hán dịch là ĐạiÁi Đạo, có lẽ Skt đọc là Mahāpriyapaṭi (?).

[293]Cao đài tự 高臺寺. Pali: Kūṭagārasālā (Kūṭagāra-vihāra?),tại đây, Bà cùng 500 Thích nữ lần đầu tiên trờ thànhTỳ kheo ni. Nhưng không thấy nói có chùa ni ở đâu đây.

[294]Tài liệu Pali nói, khi dừng chân tại miếu Cāpāla, Phật báohiệu sẽ nhập Niết-bàn. Miếu Cāpāla ở gần Vesāli, nhưngkhông rõ bao xa. Lúc này, Bà đã 120 tuổi.

[295]Các Tỳ kheo ni danh tiếng, Sai-ma 差摩, Ưu-bát Sắc 優<gaijicb='CB0425' des='[金*本]' uni='9262' >鉢</gaiji>色, Cơ-lợi-thí基利施, Xá-cừu-lê 舍仇梨, Xa-ma 奢摩, Bát-đà-luyện-chá鉢</gaiji>陀[29]闌[30]柘, Bà-la-chá-la 婆羅[*]柘羅, Ca-chiên-diên迦旃延, Xà-da 闍耶, xem phẩm 5. Nhưng phiên dịch không thốngnhất.

[296]Danh sách đã nêu trên, nhưng đây lại có vài phiên âm khác,không thống nhất.

[297]Bản Hán kết vắn tắt nên có vẻ thiếu. A-la-hán khôngnhập Niết-bàn trong Diệt tận định.

[298]Nguyên bản: phân-đàn bố thí.

[299]Da-duy 耶維, trên kia, kinh 3 phẩm 51 âm là xà-tuần, đều làphiên âm khác của trà-tỳ, tức hỏa thiêu.

[300]Tức Bạt-đà Ca-tỳ-ly, xem kinh 2 phẩm 5 trên.

[301]hán: như sát tượng bất hyến 殺[03]象不眴. Bản khác chéplà “giết chim.”

[302]Để bản chép là các Phật 各佛. TNM: Bích-chi-phật. Nhưngtheo tài liệu Pali, thời bấy giờ có Phật Kassapa xuất hiện.

[303]Kiếp-tì-la 劫毘羅. Pali: Kapila. Ap.ii. 583 (kệ 57), tên cha củabà Baddhā Kapilānī; tên mẹ là Sucīmatī. Hoặc là con gái củangười bà-la-môn dòng họ Kosiyagotta.

[304]Pho tượng vàng của công tử Pipphali, tên tại gia của ĐạiCa-diếp.

[305]Tỷ-la ma-nạp. Pali: Pipphalī-maṇava (Pippali). Xen cht. trên.

[306]Kiếp-tỳ-la 劫毘羅. Tức tên gọi đủ là Bạt-đà Kiếp-tỳ-la.Pali: Bhaddā Kapilānī.

[307]Pali, S 15.6 Sāsapā (R. ii. 182).

[308]Thiếu chiều cao. Cũng một do tuần.

[309]Bản Hán, hết quyển 50. (1 Giêng, Ất dậu)

[310]Pali, S 15. 5 Pabbata (R. ii. 181).

[311]Pali, A.V 34. Sīha (R. iii. 38).

[312]Ma-ha-bà-na-viên 摩訶婆那
<lbn="0826a02"/>園. Pali Mahāvana, Đại lâm, khu rừng gần Vesāli,chạy dài đến Hy-mã-lạp sơn.

[313]Sư Tử Đại tướng 師子大
<lbn="0826a03"/>將. Pali: Sīhasenāpati.

[314]Thí chủ đàn-việt; Pali: dāyako dānapati.

[315]Pali: sandiṭṭhikaṃ dānaphalaṃ, quả báo bố thí thấy ngaytrong đời hiện tại.

[316]Nguyên Hán: duyệt dự 悅豫.

[317]Để bản: biến hối 變悔: bất biến hối. Đọan văn cóliên hệ đến chứng đắc các thiền và Thánh đế trí, nhưngkhông được rõ ràng.

[318]Đệ nhất nghĩa: chỉ mục đích cứu cánh, tức thấy Thánhđế.

[319]Nguyên Hán: sẩn 嚫, chú nguyện hồi hướng công đức saukhi ăn. Pali: anumodana.

[320]Xem kinh 2 phẩm 46 trên và các cht.

[321]Nguyên Hán: điệu nghi.

[322]Để bản chép nhàm là khẩu (miệng).

[323]Nguyên Hán: bất khởi ý thức. Có lẽ chép nhầm. Nên hiểu,ý nhận thức pháp, nhưng không khởi các tưởng về pháp.

[324]Để bản chép nhầm: kể thân hành và khẩu hành, không kểý hành. Xem Trung 32 kinh 133: Ni-kiền Tử chủ trương thân phạtquan trọng, còn khẩu và ý không quan trọng. Cf. Pāli, M. . 56Upāli.

[325]Pháp cú Pali, Dhp. 1-2.

[326]Đoan văn này để bản chép sót. Xem kinh 3 phẩm 47.

[327]Đoan văn này có nhảy sót nên không phù hợp với câu trảlời của Phật tiếp theo. Văn đầy đủ, xem kinh 3 phẩm 47trên.

[328]Theo truyền thuyết Pali, Vua nghe lời sàm tấu giết Bandhulavà 32 người con trai của ông này. Nhưng do thái độ khônghận thù của vợ Bandhula là bà Mallikā-bandhula, vua khám phára sự sai lầm của mình nên rất hối hận.

[329]Để bản: mười vạn. TNM: mười hai vạn. Nhưng, con số khôngphù hợp với kinh 10 phẩm 17, nói “tuổi thọ trời Tam thậptam là một nghìn năm; cũng có vị nửa chừng yểu. Tính sốnăm theo loài người là ba mười sáu ức năm…”

[330]Con số này không phù hợp với số được kể trong kinh 10phẩm 47 trên.

[331]Đển bản chó thể chép sót. Nên hiểu là một chút mật đầulưỡi dao.

[332]Nguyên Hán: trì dụng trị xa, “dùng làm roi đánh xe (?) Nhưng,tham chiếu, Trường 19 (tr. 124c28), nòi về hình phạt trong địangục Vô gián.

[333]Tên các địa ngục: Nhiệt chích 熱[44]炙, nướng. Nhiệtthỉ 熱屎, phân nóng. Thích 刺, gai nhọn. Hôi 灰, tro. Đaothọ 刀樹, rừng dao. Tên tương đương và chi tiết, Trường19, kinh 30 Thế ký, phẩm 4: Địa ngục.

[334]Để bản chép là ác. TNM: hoạn.

[335]Bản Hán, hết quyển 51. (3 Giêng, Ất dậu).

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com