Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 50: Lễ tam bảo

02/05/201113:07(Xem: 7064)
Phẩm 50: Lễ tam bảo

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
50.PHẨM LỄ TAM BẢOKINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nếucó thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn lễ bái chùa tháp[224]Như Lai, hãy hành mười một pháp lễ tháp Như Lai. Những gìlà mười? Khởi ý dũng mãnh, vì có điều khả kham. Ý khôngtán loạn, vì hằng nhất tâm. Thường niệm chuyên ý, vì cóchỉ quán. Các niệm vắng lặng, vì nhập tam-muội. Ý đếnvô lượng, do bởi trí tuệ. Ý khó quán sát, do bởi hình[225].Ý tĩnh đạm nhiên, do bởi oai nghi. Ý không rong ruổi, do bởidanh xưng. Ý không tửơng tượng, do bởi sắc. Phạm âm khósánh, vì dịu dàng.

“Nàycác Tỳ kheo, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn lễbái tháp miếu Như Lai, nên đầy đủ mười một pháp lễbái tháp miếu Như Lai này, để cho lâu dài được phướcvô lượng. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Pháp, hãyniệm mười một sự, rồi sau đó hành lễ bái Pháp. Nhữnggì là mười một? Có mạn hãy trừ mạn. Phàm chánh pháp lànhắm dứt tưởng khát ái đối với dục. Phàm chánh pháplà nhắm trừ dục ở nơi dục. Phàm chánh pháp là nhắm cắtđứt dòng nước sâu sanh tử. Phàm chánh pháp là nhắm đạtđược pháp bình đẳng. Nhưng chánh [806c] pháp này nhắm đoạntrừ các nẻo dữ, và rồi chánh pháp nhắm đưa đễn cõilành. Phàm chánh pháp là nhắm cắt đứt lưới ái. Ngườihành chánh pháp là đi từ có đến không. Người hành chánhpháp thì sáng tỏ không đâu không rọi đến. Người hànhchánh pháp là để đi đến Niết-bàn giới.

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Pháp, hãytư duy mười một pháp này. Như vậy, Tỳ kheo, hãy họcđiều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân muốn hành lễ bái Tăng, hãychuyên cần mười một pháp, rồi sau đó mới hành lễ báiTăng. Những gì là mười một? Chúng của Như Lai là nhữngvị đã thành tựu pháp. Chúng của Như Lai hòa hiệp trên dưới.Tăng của Như Lai đã thành tựu pháp tùy pháp. Chúng của NhưLai thành tựu giới; thành tựu tam-muội; thành tựu trí tuệ;thành tựu giải thoát; thành tựu giải thóat tri kến huệ.Thánh chúng của Như Lai thủ hộ Tam bảo. Thánh chúng Như lạihay hàng phục dị học ngoại đạo. Thánh chúng của Như Lailà bạn tốt, và là ruộng phước cho hết thảy thế gian.

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân muốn lễ bái Tăng, hãy tư duymười một pháp này, sẽ được phước báo lâu dài. Như vậyTỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo và troiừ, rồng, quỷ thần, càn-thát-bà,A-tu-la, ca-lưu-la, nhân-đà-la, ma-hưu-lặc, trời và người,nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[226]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Bà-già-bà trú tại nước Ma-kiệt-đà, phía đông thànhMật-thí-la, trong vườn Đại thiên,[227] cùng với Tăng Tỳkheo 1250 vị.

Bấygiờ, sau bữa ăn,[228] cùng với A-nan đi kinh hành trong vườncây. Lúc đó Phật mỉm cười. A-nan nghĩ thầm: “ Như Lai,Vô sở trước, Đẳng chánh giác, không cười suông. Nay vìsao cười? tất phải có ý gì. Ta nên hỏi.” A-nan bènsửa lại y phục, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hỏiPhật:

“NhưLai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác, không cười suông. Hômnay vì sao mỉm cười, tất có ý gì. Con mong được nghe ýấy.”

Phậtnói với A-nan:

“Tasẽ nói cho ông nghe.

“Quákhứ, khởi đầu Hiền kiếp, trong khoảng đó có vị Chuyểnluân Thánh vương thống lãnh bốn thiên hạ, [807a] tên là ĐạiThiên,[229] sống lâu, không bệnh, đẹp đẽ, dũng mãnh, caitrị bằng chánh pháp, không hao phí của dân, có bảy báu tựnhiên. Những gì là báu? Đó là, bánh xe, voi, ngựa, minh châu,ngọc nữ, quan chủ kho tàng, tướng điển binh.

“NàyAnan, thời gian ấu thơ của vua Đại Thiên là tám vạn bốnnghìn năm. Thời gian làm thái tử là tám vạn bốn nghìn năm.Thời gian lên ngôi Thánh vương là tám vạn bốn nghìn năm.”

A nanhỏi Phật:

“Thếnào là báu bánh xe?”

Phậtnói:

“Ngàythứ 15 trong tháng, khi trăng tròn, vua tắm gội sạch sẽ, cùngvới thể nữ lên lầu, nhìn về phía đông. Khi ấy có bánhxe bằng vàng có một nghìn căm, cao bằng bảy đa-la. Bảy nhẫnlà một đa-la. Đa-la là loại cây đứng thẳng một mình,[230]lấy nó làm chuẩn đo. Bánh xe làm bằng thuần vàng tử ma.Thấy bánh xe, vua nghĩ thầm: ‘Bánh xe này tuyệt đẹp. Tamuốn bắt nó, có được chăng?’ Vừa nghĩ xong, bánh xe tứcthì đến trên tay trái của vua, rồi dời qua tay phải. Vuanói với bánh xe, ‘Nơi nào chưa được chinh phục, hãy chinhphục cho ta. Đất nào chưa phải của ta, hãy chếm lấy chota. Lấy đúng pháp chứ không phải không đúng pháp.’ Nóixong, bánh xe quay trở lại giữa hư không. Vành hướng vềphía đông, trục hướng về phía bắc.

“Vuara lệnh kẻ tả hữu cụ bị bốn loại binh chủng. Sau khichuẩn bị xong, vua dẫn binh chủng di theo bánh xe đứng giữahư không, theo bánh xe dân về hướng đông, tuần hành cho đếntận cùng bờ cõi phía đông. Buổi tối, vua cùng binhchủng ngủ bên dưới bánh xe. Các Tiểu vương ở bờ cõiphía đông, vào buổi sáng sớm, đều đến chầu, những cốngvật nếu là bằng bát vàng thì bên trong đựng đầy thócbằng bạc; nếu bát bằng bạc thì bên trong đựng thóc bằngvàng. Họ tâu, ‘Hoan nghênh Đại vương! Tất cả đất đai,trân bảo, nhân dân ở bờ cõi phía đông này, thảy đềusở hữu của Vua. Chúng tôi sẽ vâng lệnh giáo sắc của Thiênvương.’ Vua Đại Thiên trả lời các Tiểu vương: ‘Nếucác vị muốn tuân theo giác sắc của ta, hãy trở về nướccủa mình, mỗi vị hãy dạy dân mình hành mười điều thiện,chớ hành pháp ngang trái.’

“Vuagiáo sắc xong, bánh xe liền ở trên biển quay trở lại, nươngtheo quãng trống[231] mà đi. Trong biển tự nhiên mở ra mộtcon đường rộng một do-tuần. Vua cùng binh chủng đi theo bánhxe, nhắm phía trước tuần hành, tiến về bờ cõi phía nam.

“Buổisáng, các Tiểu vương trong bờ cõi phía nam đến chầu. Họmang cống vật đến dâng, nếu là bát vàng thì bên trong đựngđầy thóc bằng bạc; nếu bát bằng bạc thì bên trong đựngthóc bằng vàng. Họ tâu, ‘Hoan nghênh Đại vương! Tất cảđất đai, trân bảo, nhân dân ở bờ cõi phía nam này, thảyđều sở hữu của Vua. Chúng tôi sẽ vâng lệnh giáo sắccủa Thiên vương.’ Vua Đại Thiên trả lời các Tiểu vương:‘Nếu các vị muốn tuân theo giác sắc của ta, [807b] hãytrở về nước của mình, mỗi vị hãy dạy dân mình hànhmười điều thiện, chớ hành pháp ngang trái.’

“Giáo sắc xong, bánh xe quay về về tây, tiến về bờ cõi phíatây. Các Tiểu vương trong bờ cõi phía tây đến cống hiếnvà khuyến thỉnh cũng như ở phía nam.

“Xong,bánh xe lại quay hướng nhắm về phía bắc, tuần hành tiếnđến bờ cõi phía bắc. Các tiểu vương phía bắc đến chầu,cống hiến, khuyến thỉnh đúng như pháp.

“Chudu bốn ngày, khắp cả Diêm-phù-địa tận đến bờ biển,rồi quay trở về Mật-thí-la. Bánh xe dừng lại giữa hư khôngphía trước cửa cung, cao bảy cây đa-la, vành hướng về đông.

“ĐạiThiên có được bánh xe báu như vậy.”

A nanlại hỏi:

“ĐạiThiên có được báu voi như thế nào?”

Phậtbảo A-nan:

“ĐạiThiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,theo các thể nữ lên lầu, hướng về phía đông, nhìn thấytrong hư không có con voi chúa màu trắng tên là Vũ-hô[232] nươngtheo hư không mà bay đến; bảy chi của nó bằng phẳng, miệngcó sáu ngà, trên đầu có mũ bằng vàng với chuỗi anh lạcbằng vàng, thân mình quấn bọc bởi chân châu, hai bên manglinh bằng vàng. Voi có thần lực, biến hình tự tại. ĐạiThiên thấy nó, trong lòng nghĩ thầm, ‘Ta có được con voinày chăng? Ta sẽ khiến nó làm việc.’ Vừa nghĩ xong, voiliên đến đứng trước vua, giữa hư không. Vua liền sai làmnăm việc. Vua lại nghĩ, ‘Hãy thử xem con voi này làm đượchay không.’ Sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, vua cỡi voi này,trong thoáng chốc chu du khắp bốn biển, rồi trở về chỗcũ, đứng ở phía đông cửa cung, hướng về phía đông.

“A-nan,Đại Thiên có được voi báu như vậy.”

A nanlại hỏi Phật:

“ĐạiThiên được báu ngựa như thế nào?”

Phậtnói:

“ĐạiThiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,theo các thể nữ lên lầu, hướng về phía đông, nhìn thấytrong hư không có con ngựa xanh tên là Ba-la-hàm[233] nương hưkhông mà đến; khi đi, thân hình nó không dao động. Trên đầunó có mũ bằng vàng, với chuỗi anh lạc bằng báu; thân mìnhphủ bằng lưới chân châu, hai bên có treo lính. Ngựa có thầnlực, biến hình tự tại. Thấy nó, Vua Đại Thiên nghĩ, ‘Tacó thể bắt lấy nó mà cỡi.’ Nghĩ xong, ngựa đến trướcvua. Vua liền muốn cỡi thử. Sáng hôm sau, khi mặt trời mọc,vua cỡi nó đi về phía đông. Thoáng chốc, chu du khắp bốnbiển, rồi quay về bản quốc, trụ phía tây cửa cung, đứnghướng về phía tây.

“A-nan,Đại Thiên có được báu ngựa như vậy.”

A nanhỏi Phật:

“ĐạiThiên có được báu minh châu như thế nào?”

Phậtnói:

[807c]“A-nan, Đại Thiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắmgội sạch sẽ, theo các thể nữ lên lầu, hướng về phíađông, nhìn thấy có thần châu. Châu dài 1 thước 6 tấc, cótám cạnh, màu lưu ly xanh biếc, nương hư không mà đến, caobẩy cây đa-la. Thấy nó, Đại Thiên nghĩ, ‘Ta có thể đượcminh châu này mà ngắm.’ Theo ý nghĩ tức thì nhận được.Vua muốn thử. Khi đến nửa đêm, tập họp bốn binh chủng,đem minh châu treo trên đầu ngọn phướn, rồi ra khỏi thànhđi dạo. Minh chấu chiếu sang một phạm vi 12 do diên. Binh chủngnhìn thấy nhau như ban ngày không khác. Anh sáng minh châu soiđến mọi người, khiến họ giật minh thức dậy, đều bàolà trời đã sáng. Vua liền quay trở về cung. Trong ngoài thườngsáng như ban ngày không khác.

“A-nan,Đại Thiên có được báu minh châu như vậy.”

A nanhỏi Phật:

“ĐạiThiên có được báu ngọc nữ như thế nào?”

Phậtbảo A-nan:

“ĐạiThiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,theo các thể nữ lên lầu, hướng về phía đông, trông thấybáu ngọc nữ thuộc dòng sát- lợi, tên là Mạn-na-kha-lợi,[234] xinh đẹp vô song, trong trắng kỳ diệu, không cao không thấp,không mập, không gầy, không trắng không đen, mùa đông thìấm, mà hè thì tươi mát, từ các lỗ chân lông nơi thân tỏara mùi thơm chiên đàn; miệng thường tỏa mùi thơm hoa senưu-bát, và cũng không các tư thái xấu của người nữ, tínhtình nhu hòa, biết trước ý vua mà phục vụ. Nàng từ hưkhông mà đến chỗ vua.

“A-nan,Đại Thiên có được báu ngọc nữ như vậy.”

A nanhỏi Phật:

“ĐạiThiên có được báu chủ kho tàng như thế nào?”

Phậtbảo A-nan:

“ĐạiThiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,theo các thể nữ lên lầu, hướng về phía bắc, trông thấyvị đại thần chủ kho tên là A-la-tha-chi,[235] đẹp đẽ kỳ diệu, không cao không thấp, không mập không gầy, thânmàu hoàng kim, tóc màu biếc, con mắt đen trắng phân minh. Ôngcó thể nhìn thấy bảy báu trong kho tàng ẩn dưới đất.Nếu có chủ, ông giữ gìn cho. Nếu vô chủ lấy [808a] sungcông để vua dùng. Thông minh, trí tuệ, khéo léo có mưu chước.Ông nương hư không mà đến trình trước vua, tâu vuarằng, ‘Từ nay trở đi, vua thích cái gì, cứ tự mình vuihưởng, chớ có lo rầu. Tôi sẽ cung cấp châu báu cho vua,không để thiếu thốn.’ Vua bèn thử đại thần quản khonày, cùng với ông đi trên một con thuyền vào biển. Vua bảoquan quản kho: ‘Ta muốn có vàng bạc, châu báu.’ Quan chủkho tâu, ‘Xin đợi khi lên bờ tôi sẽ cung cấp tài bảo.’Vua nói, ‘Ta muốn được bảo vật trong nước, chứ khôngphải trên bờ.’ Quan chủ kho liền đứng dậy, sửa lạiy phục, rồi quỳ gối phải xuống, chắp tay lạy nước.Từ trong nước tức thì thỏi vàng hiện ra, lớn bằng bánhxe, phút chốc đầy cả thuyền. Vua nói, ‘Thôi, đủ rồi.Chớ lấy vàng lên nữa mà chìm thuyền.’

“A-nan,Đại Thiên có được báu chủ kho như vậy.”

A nanlại hỏi Phật:

“ĐạiThiên có được tưởng quân điển binh như thế nào?”

Phậtnói:

“ĐạiThiên về sau vào ngày 15 khi trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,theo các thể nữ lên lầu, hướng về phía nam, trông thấyphía nam có vị đại tướng quân tên là Tỉ-tì-na, [236] đẹpđẽ kỳ diệu, tóc màu như chân châu, toàn thân màu lục,không cao không thấp, không mập không gầy, mắt có thể nhìnsuốt biết đọc tâm niệm của người khác; quân sách, mưulược, tiến thoái đúng thời; ông nương hư không mà đếntrình vua, tâu rằng, ‘Mong vua cứ tự vui thích, chớ có lorầu việc thiên hạ. Thần sẽ đảm trách chinh phạt bốnphương.’ Vua bèn muốn thử. Nửa đêm suy nghĩ muốn tậphợp bốn binh chủng. Vừa nghĩ xong, bốn binh chủng đềutập họp đủ hết. Vua lại nghĩ, muốn kéo quân về phíađông, tức thì quân được kéo về phía đông. Vua ở trungương, tướng quân ở phía trước, bốn binh chủng vây quanh.Vua nghĩ muốn tiến, quân tiến; nghĩ muốn lui về, quân luivề.

“A-nan,Đại Thiên có được báu tướng quân điển binh như vậy.”

Phậtbảo A-nan:

“ĐạiThiên có được bảy báu như vậy.”

Phậtlại nói với A-nan:

“VuaĐại Thiên cai trị thiên hạ một thời gian lâu, sau đó bảongười hầu chải tóc tên là Kiếp-bắc,[237] ‘Nếu thấycó sợi tóc bạc, hãy nhổ đưa cho ta xem.’ Một thời gianlâu về sau, Kiếp-bắc nhìn thấy có một sợi tóc bạc, liềntâu vua, ‘Như trước đã có lệnh, nay tôi đã thấy sợitóc bạc.’ Vua nói, ‘Hãy nhổ, đưa cho ta xem.’ Kiếp-bắcliền lấy cái nhíp bằng vàng nhổ sợi tóc bạc để trongtay vua. Vua cầm sợi tóc bạc mà nói bài kệ:

Trênđầu thân ta

Hiệndấu suy huỷ.

Sứgiả đã gọi,

Đếnthời nhập đạo.

“Vuanghĩ thầm trong lòng, ‘Ta đã tận hưởng ngũ dục. Nay tanên xuất gia. Cạo bỏ râu tóc. khóac pháp phục.’ Vua triệuthái tử Trường Sanh vào bảo: ‘Này con, đầu ta đã có tócbạc. Ngũ dục của thế gian, ta đã chán rồi. Nay ta muốntìm kiếm dục cõi trời. Ta muốn cạo bỏ râu tóc, bận phápphục, xuất gia hành đạo. Con hãy lãnh quốc chánh, lập trưởnglàm Thái tử. Hãy chăm nuôi Kiếp-bắc, khiến chực xem tócbạc. Khí tóc bạc xuất hiện, hay giao nước lại cho Tháitử. Rồi như ta ngày nay, xuất gia, cạo bỏ râu tóc, bậnpháp phục, bảo Thái tử: Nay ta đem ngôi vị Thánh vương nàytrao lại cho con. Hãy khiến cho ngôi vị Thánh vương đời đờitiếp nối nhau, chớ để dòng giống đứt đoạn. Dòng giốngđứt đoạn sẽ trở thành người biên địa. Nếu cắt đứtthiện hành, sẽ sanh vào chỗ vô pháp.’ Vua Đại Thiên khuyêndạy xong, giao nước lại cho thái tử Trường Sanh, cấp phátđiền nghiệp cho Kiếp-bắc.”

Phậtbảo A-nan:

“VuaĐại Thiên ở tại thành này, trong khu vườn này, tại chỗđất này, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục, nhập đạo. Tạiđây, trải qua tám vạn bốn nghìn năm tu bốn phạm trụ[238]từ, bi, hỷ, xả*. Khi hết tuổi thọ ở đây, ông sanh lêntrời Phạm thiên.

“Saukhi Đại Thiên xuất gia được bảy ngày, nữ bảo mạng chung.Trường Sanh lên ngôi, đến ngày 15 khi trăng tròn, mang cácthể nữ lên lầu, nhìn về phía đông, thấy ngọc nữ xinhđẹp như trước kia nương hư không mà đến. Trường Sanhcó trở lại bảy báu, làm vua thống lãnh bốn thiên hạ.

“Sauđó Trường Sanh lại nói với Kiếp-bắc, ‘Từ nay trở đi,khi nào chải đầu cho ta mà thấy có tóc bạc, hãy báo chota biết ngay.’ Lên ngôi Thánh vương qua tám vạn bốn nghìnnăm, tóc bạc lại sanh. Kiếp-bắc tâu vua: ‘Tóc bạc đãsanh rồi.’ Vua bảo, ‘Nhổ lên để trong lòng tay ta.’ Kiếp-bắclấy nhíp vàng nhổ sợi tóc để vào trong tay vua. Vua cầmsợi tóc bạc, nói bài kệ:

Trênđầu thân ta

Hiệndấu suy huỷ.

Sứgiả đã gọi,

Đếnthời nhập đạo.

“Vuasuy nghĩ trong lòng, ‘Ta đã tận hưởng ngũ dục của loàingười. Nay nên xuất gia, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục.Vua liền triệu Thái tử đến bảo: “Này con, đầu ta đãcó tóc bạc. Ngũ dục của thế gian, ta đã chán rồi. Nay tamuốn tìm kiếm dục cõi trời. Ta muốn cạo bỏ râu tóc, bậnpháp phục, xuất gia hành đạo. Con hãy lãnh quốc chánh, lậptrưởng làm Thái tử. Hãy chăm nuôi Kiếp-bắc, khiến chựcxem tóc bạc. Khi tóc bạc xuất hiện, hãy giao nước lại choThái tử. Rồi như ta ngày nay, xuất gia, cạo bỏ râu tóc,bận pháp phục, bảo Thái tử: Nay ta đem ngôi vị Thánh vươngnày trao lại cho con. Hãy khiến cho ngôi vị Thánh vương đờiđời tiếp nối nhau, chớ để dòng giống đứt đoạn. Dònggiống đứt đoan, sẽ trở thành người biên địa. Nếu cắtđứt thiện hành, sẽ sanh vào chỗ vô pháp.’

“TrườngSanh khuyên dạy rồi, giao nước lại cho Thái tử Quan Kế,cấp ruộng đất cho Kiếp-bắc.”

Phậtbảo A-nan:

“VuaTrường Sanh cũng ở tại thành này, trong khu vườn này, tạichỗ đất này, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục, nhập đạo.Tại đây, trải qua tám vạn bốn nghìn năm tu bốn phạm trụ*từ, bi, hỷ, xả*. Khi hết tuổi thọ ở đây, ông sanh lêntrời Phạm thiên.”

Phậtbảo A-nan:

“Saukhi vua Trường Sanh xuất gia được bảy ngày, bảy báu tựnhiên biến mất. Vua Quan Kế buồn rầu không vui. Các quan thầyvua không vui, bèn hỏi: ‘Thiên vương vì sao không vui?’ Vuatrả lời các quan: ‘Vì bảy báu đã biến mất hết rồi.’Các quan tâu vua: ‘Vua chớ có lo buồn.’ Vua hỏi: ‘Vì saokhông lo?’ Các quan tâu: ‘Vua cha tu phạm hạnh, ở trong khuvườn gần đây. Nên đến đó hỏi. Tất sẽ được Vua chỉdạy cách là sao để có bảo vật.’ Vua liền ra lệnh sửasoạn cỗ xe bảy báu, biểu dương bằng năm thứ: mũ báu,lông chim, gươm, quạt và hài, cùng với tả hữu theo hầu,tiến đến khu vườn. Đến nơi, xuống xe, dẹp bỏ năm thứnghi trượng ấy, đi bộ vào vườn. Đến trước phụ vương,cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng sang một bên, chắptay thưa rằng, ‘Bảy báu mà vua có, nay đã biến mất.’Vua cha bảo ngồi xuống, nghe những điều trình bày, rồi ngẩngđầu lên đáp rằng, ‘Này con, pháp của Thánh vương là khôngcậy vào những cái mà cha sở hữu. Con phải tự mình hànhđúng pháp để có.’ Vua lại hỏi: ‘Chuyển luân Thánh vươngtrị hóa bằng pháp gì?’ Vua cha đáp: ‘Pháp kính, pháp trọng,pháp niệm, pháp nuôi dưỡng, pháp tăng trưởng, pháp làm chorực rỡ, pháp làm cho pháp trở thành lớn. Thực hành bảyđiều này, là phù hợp với sự cai trị của Thánh vương.Như vậy sẽ có được báu vật.’ Vua lại hỏi: ‘Thế nàolà pháp kính, cho đến pháp trở thành lớn?’ [809a] Vua chađáp: ‘Hãy học ban cấp cho kẻ ngheo cùng, dạy dân hiếuthảo nuôi dưỡng cha mẹ; bốn mùa tám tiết đúng thời tếtự; dạy biết nhẫn nhục, trừ hành dâm loạn, tật đố,ngu si. Hành bảy pháp này là phù hợp với pháp của Thánhvương.’ Vua vâng lời dạy, cáo từ, lễ và nhiễu quanh bavòng, rồi dẫn chúng quay trở về. Bấy giờ, vua phụnghành bảy pháp theo lời dạy của cha, truyền lệnh xa gầnđều tuân hành giáo lệnh của vua. Vua lại cho mở kho, bancấp cho kể nghèo cùng, chăm sóc người gìa cô quả. Nhândân bốn phương không đâu không vâng theo mà làm.

“Bấygiờ, vào ngày 15 trăng tròn, tắm gội sạch sẽ, vua cùng các thể nữ lên lầu, nhìn về hướng đông, trông thấy bánhxe bằng vàng tử ma có nghìn căm, cao bảy cây đa-la, cách mắtđất cũng bảy cây đa-la, nương theo hư không mà đến, rồitrụ giữa hư không. Vua nghĩ thầm trong lòng, ‘Cầu mong tacó được bánh xe này.’ Bánh xe tức thì hạ xuống, đếnbên cánh tay trái của vua, rồi dời qua cánh tay phải. Vua nóivới bánh xe: ‘Nơi nào chưa được chinh phục, hãy chinh phụccho ta. Đất nào chưa phải của ta, hãy thâu về cho ta. Đúngpháp chứ không phải không đúng pháp.’ Rồi vua lấy tay némbánh xe trở lại trên hư không, ở phía đông cửa cung, vànhbánh xe hướng về đông, trục hướng về bắc, trụ giữakhông trung.

“Saubánh xe, lại có voi trắng, ngựa xanh, thần châu, ngọc nữ,chủ kho tàng, tướng quân. Bảy báu này như vua Đại Thiên,so sanh cũng như vậy.

“Rồitrải qua tám vạn bốn nghìn năm, vua ban cho Kiếp-bắc, sắclệnh cho Thái tử và giáo phó việc nước, rồi xuất gia nhậpđạo như các vua trước..”

Phậtbảo A-nan:

“VuaQuan Kế cũng ở tại thành này, trong khu vườn này, tại chỗđất này, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục, nhập đạo. Tạiđây, trải qua tám vạn bốn nghìn năm tu bốn phạm trụ từ,bi, hỷ, xả*. Khi hết tuổi thọ ở đây, ông sanh lên trờiPhạm thiên.”

Phậtbảo A-nan:

“Concháu của vua Đại Thiên nối nhau cho đến tám vạn bốn ngànnăm ngôi vị Chuyển luân Thánh vương, dòng giống thiên khôngbị đứt đoạn. Thánh vương cuối cùng tên Nhẫm,[239] caitrị bằng chánh pháp, là người thông minh, xét đóan chắcthật không sai chạy, có 32 tướng, màu da như hoa sen hồng,ưa thích bố thí, cúng dường sa-môn, bà-la-môn, chăm sóc ngườigià côi cút, ban cấp kể nghèo cùng. Tại bốn cổng thànhvà ở giữa thành đặt kho lẫm, chứa các thứ vàng, bạc,tạp bảo, voi, ngựa, xe cộ, y phục, giường đệm, thuôc mentrị bệnh, hương hoa, ẩm thực. Ai cô độc thì cấp vợ cho;ban phát đủ mọi thứ cho những ai cần. Vua vào sáu [809b]ngày trai, sắc lệnh cho trong ngoài điều thọ trì tám quantrai. Ngày đó chư thiên trên trời Thủ-đà-hội[240] tất sẽhiện xuống trao cho tám giới. Đế Thích trên trời Tam thậptam đều khen nhân dân nước ấy, ‘Vui thay, thật ích lợimà có được vị pháp vương như vậy! Đã ban phát đủ thứnhững gì dân cần dùng, lại còn thanh khiết trai giới khôngkhuyết.’ Thiên đế nói với các thiên tử: ‘Các vị cómuốn gặp vua Nhẫm không?’ Thảy đều đap: ‘Muốn gặp.Xin đưa ông ấy đến đây.’

“ThíchĐề-hoàn Nhân liền sai thiên nữ Cùng-tỉ-ni[241] : ‘Cô hãyđến thành Mật-thí-la báo với vua Nhẫm rằng, Khanh thậtđược lợi lớn! Ở đây chư thiên đều ca ngợi khanh côngđức vòi vọi, nhờ tôi thăm hỏi ân cần. Các thiên tử nàyrất muốn gặp khanh. Xin tạm thời khuất ý đi đến đó.’Cùng-tủ-ni vâng lời, trong khoảnh khắc bằng người lựcsỹ co duổi cánh tay, hốt nhiên xuất hiện trước điện vua,trụ giữa hư không. Vua đang ở trên điện với một thểnữ hầu, ngồi tư duy, ‘Mong cho cho tất cả thế gian đềuđược an ổn, không có các thứ khổ hoạn.’ Cùng-tỉ-niở giữa hư không búng ngón tay để cảnh tỉnh. Vua ngẩngđầu nhìn lên thấy sánh sáng phía trên điện, lại nghe cótiếng nói, ‘Tôi là thị giả của Thích Đề-hoàn Nhân, đượcsai đến vua.’ Vua đáp: ‘Không rõ Thiên Đế có điều gìdạy bảo.’ Thiên nữ nói, ‘Thiên Đế có ý ân cần. Cácthiên tử trên đó đều ca ngợi công đức của khanh, muốnđược gặp mặt. Xin vua tạm khuất ý.’ Vua im lặng nhậnlời. Thiên nữ quay trở về tâu Thiên đế, ‘Tôi đã truyềnlệnh. Ông ấy hứa sẽ đến.’ Thiên đế ra lệnh vị hầuxe nghiêm chỉnh xe bảy báu được kéo bằng ngựa bay, xuốngđến thành Mật-thí lợi rước vua Nhẫm. Vị trời hầu xevâng lệnh, cởi xe ngựa hốt nhiên hiện xuống. Vua và quầnthần đang ngồi hội họp. Xe đến ngay trước vua, dừng lạitrong hư không. Trời đánh xe báo, ‘Thiên đế sai mang xe đếnđón. Các thiên tử đang nghiễm nhiên chờ trên đó. Mời vualên xe. Chớ có quyến luyến. Các thần thuộc lớn nhỏ nghevua sắp đi, buồn rầu không vui, đều đứng dậy chắp taytâu rằng, ‘Sau khi Vua đi rồi, chúng tôi vâng mệnh như thếnào?’ Vua đáp, ‘Các khanh chớ lo. Sau khi ta đi, việc banphát, trai giới, nuôi dân, trị nước, như ta còn ở đây.Ta đi rồi về không lâu.’ Vua dặn dò xong, xe tức thì hạxuống đất. Trời hầu xe hỏi vua, ‘Vua sẽ đi theo con đườngnào?’ Vua nói: ‘Lời ấy muốn nói gì?’ Trời hầu xe đáp:[809c] ‘Phàm có hai đường. Một là con đường dữ, và hailà con đường lành. Người làm ác đi theo con đường dữđến chỗ khổ. Người tu thiện đi theo con đường lành đếnchỗ vui.’ Vua đáp: ‘Hôm nay tôi muốn đi cả hai đườnglành và dữ.’ Trời đánh xe nghe nói, giây lát mới hiểu,nói, ‘Rất tốt, Đại vương!’ Trời đánh xe liên dân đigiữa hai con đường, thiện ác gì đều thấy hết, lên đếntrời Tam thập tam. Thiên đế và chư thiên trong thấy vua đangtừ xa đến. Thích Đề-hoàn Nhân nói, ‘Hoan nghênh Đại vương!’Rồi ra lệnh cùng ngồi chung.”

Phâtbảo A-nan:

“Vualiền theo Thiên đế cùng ngồi. Vua và Đế Thích có tướngmạo, y phục, âm thanh đều một bậc như nhau. Các thiên tửnghĩ thầm trong lòng, ‘Ai là Thiên đế? Ai là vua?’ Lạinghĩ, ‘Pháp của loài người là nháy mắt. Nhưng cả hai đềukhông nháy.’ Nên ai cũng kinh ngạc không làm sao phân biệtđược. Thiên đế thấy chư thiên có tâm nghi ngờ, liền nghĩ,‘Ta sẽ lưu vua ở lại đây. Sau đó sẽ hiểu rõ.’ ĐếThích hỏi các thiên tử, ‘Các khanh có muôn ta mời vua lưulại đây không?’ Các thiên tử đáp, ‘Thật sự chúng tôimuốn mời ở lại.’ Thiên đế bảo vua Nhẫm, ‘Đạivương, có thể lưu lại đây không? Tôi sẽ cung cấp cho ngũdục. Nhân đó chư thiên sẽ biết được vua của loài người.’Vua tâu Thiên đế, ‘Như vậy là đã cung cấp rồi. Cầu chúcchư thiên thọ mạng vô cực.’ Chủ và khách mời và từchối như vậy ba lần. Đế Thích hỏi vua, ‘Vì sao không ởlại đây?’ Vua đáp: ‘Tôi sẽ xuất gia tu đạo. Nay ở trêntrời không có duyên để học đạo.’ Thiên Đế nói, ‘Họcđạo mà làm gì?’ Vua nói, ‘Phụ vương tôi có di mệnh.Nếu khi tóc bạc sanh, phải xuất gia học đạo.’ ĐếThích nghe nói có di mệnh nhập đạo, liền im lặng không nói.Vua ở trên trời hưởng thú ngũ dục, phút chốc đã mườihai năm. Khi sắp từ giã, vua cùng chư thiên bàn luận pháp.Đế Thích sai vị trời hầu xe, ‘Ngươi đưa vua Nhẫm trởvên bản quốc.’ Trời đánh xe vâng lệnh, chỉnh bị xa giá,xong rồi tâu vua, ‘Mời Vua lên xe.’ Vua bèn nói lời từbiệt với Đế Thích và chư thiên, rồi lên xe, theo đườngcũ mà trở về. Đến cung Mật-thí-la rồi, trời hầu xe quaytrở về trời.

“Vuatrở về được vài hôm, ra lệnh cho Kiếp-bắc, nếu thấytóc bạc thì báo cho biết. Vài ngày sau, trên đầu vua có tócbạc. Kiếp-bắc lấy nhíp bằng vàng nhổ tóc bạc để trongtay vua. Vua nhìn thấy rồi, nói bài kệ:

[810a]Trên đầu thân ta

Hiệndấu suy hỷ.

Sứgiả đã gọi,

Đếnthời nhập đạo.

“Vuasuy nghĩ trong lòng, ‘Ta đã tận hưởng ngũ dục của loàingười. Nay nên xuất gia, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục.Vua liền triệu Thái tử đến bảo: “Này con, đầu ta đãcó tóc bạc. Ngũ dục của thế gian, ta đã chán rồi. Nay tamuốn tìm kiếm dục cõi trời. Ta muốn cạo bỏ râu tóc, bậnpháp phục, xuất gia hành đạo. Con hãy lãnh quốc chánh, lậptrưởng làm Thái tử. Hãy chăm nuôi Kiếp-bắc, khiến chựcxem tóc bạc. Khi tóc bạc xuất hiện, hay giao nước lại choThai tử. Rồi như ta ngày nay, xuất gia, cạo bỏ râu tóc, bậnpháp phục, bảo Thái tử: Nay ta đem ngôi vị Thánh vương nàytrao lại cho con. Hãy khiến cho ngôi vị Thánh vương đời đờitiếp nối nhau, chớ để dòng giống đứt đoạn. Dòng giốngđứt đọan, sẽ trở thành người biên địa.”

Phậtbảo A-nan:

“VuaNhẫm liền giao việc trị nước lại cho Thái tử, cấp ruộngđất cho Kiếp-bắc, rồi ở trong khu vườn này, tạichỗ đất này, cạo bỏ râu tóc, bận pháp phục, nhập đạo.Vua tu đạo được bảy ngày, bánh xe, minh châu biến mất.Voi, ngựa, trưởng giả, ngọc nữ, tướng quân đều vô thường.Vua ở trong vườn này trải qua tám vạn bốn nghìn năm tu bốnphạm trụ từ, bi, hỷ, xả*. Khi mạng chung, ông sanh lên trờiPhạm thiên.

“Sauđó vua Thiện Tận[242] không kế thừa sự nghiệp của cha,chánh pháp bị bỏ bê, do đó bảy báu không còn xuất hiệntrở lại; hành vị thiện không được nối tiếp, năm thứsuy giảm[243] dần dần xảy ra: thọ mạng con người vắn lại,sắc da nhợt, sức lực ít, nhiều bệnh, không có trí. Nămsự suy giảm đã xuất hiện, chuyển đến nghèo khốn. Do khốncùng mà sinh trộm cướp, bắt trói nhau nhau dẫn đến vua,tâu rằng, ‘Người này lấy của không cho. Vua ra lệnh mangra ngoài hành hình. Người trong nước nghe nói, ai lấy củakhông cho vua liền bắt giết, thảy đều hận là ác, nên ainấy sắm dao bén, dao được chế tạo bắt đầu từ đó.Sự sát sanh do từ đây mà khởi. Như vậy đã xuát hiện haiviệc ác. Thứ đến, dâm phạm vợ người, rồi cải vớingười chồng, ‘Tôi không có!’ Như vậy thành bốn việcác. Nói hai lưỡi gây đấu tranh, là ác thứ năm. Đấu tranhcho nên chửi nhau, dó là ác thứ sáu. Nói lời không chí thành,là ác thứ bảy. Ganh ghét sự hòa hiệp của người khác,là ác thứ tám. Ngậm hờn, biến sắc, là ác thứ chín. Tronglòng nghi ngờ tạp loạn là ác thứ mười. Mười ác đã đủ,năm suy giảm càng tăng.”

Phậtbảo A-nan:

“Ôngmuốn biết vua Đại Thiên trong buổi đầu của Hiền kiếpbấy giờ là ai chăng? Chính Ta vậy.

“A-nan,ông muốn biết vua tên Nhẫm, trong tám vạn bốn nghìn nămbấy giờ trị nước không cong vạy là ai chăng? Chính là ôngvậy. Ông muốn biết vua cuối cùng tên Thiện Tận bạo nghịchvô đạo, làm đứt đoạn dòng Thánh là ai chăng? Chính làĐề-bà-đa-đa vậy.

“A-nan,[810b] ông thủa xưa kế thừa nếp thiện của Chuyển luânThánh vương Đại Thiên, khiến cho ngôi vị tiếp nối khôngdứt, đó là công của ông vậy. Đung pháp, chứ không phảikhông đúng pháp.

“A-nan,nay Ta là Pháp vương vô thượng, Ta di chúc pháp thiện vô thượng,ân cần giao lại cho ông. Ông là con nhà họ Thích, chớ làmngười biên địa. Chớ gây hành vi đoạn tuỵet dồng giống.”

A nanhỏi Phật:

“Nhưthế nào là sẽ gây hành vi đoạn tuyệt dòng giống?”

Phậtbảo A-nan:

“VuaĐại Thiên tuy hành pháp thiện, nhưng chưa dứt sạch các lậu,chưa siêu xuất thế gian, chưa được độ thoát vì chưa đoạndục, chưa phá hai mươi mốt[244] kết, chưa trừ 62 kiến,chưa tịnh ba cấu, chưa được thần thông, chưa được conđường chân chánh giải thoát, chưa đạt đến Niết-bàn.Pháp mà Đại Thiên, chẳng quá sanh Phạm thiên.

“A-nan,pháp của Ta cứu cánh đến Vô vi. Pháp của Ta đưa đến chântế, vượt lên trời người. Pháp ta vô lậu, vô dục, tịchdiệt, diệt tận. đọ thóat, giải thoát, chân sa-môn, đưađến Niết-bàn.

“A-nan,nay Ta đem Đạo pháp vô thượng này ân cần giao phó cho ông.Chớ tăng giảm pháp của Ta. Chớ làm người biên địa. Nếucó hiện hành Thanh văn. A-nan, ai làm đoạn tuyệt pháp này,người đó là người biên địa. Ai làm hưng thịnh pháp này,đó là trưởng tử của Phật, tức là thành tựu quyến thuộc.A-nan, ông hãy thành tựu quyến thuộc. Chớ có hành vi làmtuyệt chủng tộc. A-nan, những pháp Ta đã nói trước sau đềuphó chúc hết cho ông. Ông hãy học điều này.”

Phậtnói xong, A-nan hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Cóbốn người trong đại địa ngục.[245] Bốn người ấy làai? Tội nhân Mạt-khư-lê; đại tội nhân Tỳ kheo Đế-xá;[246]đại tội nhân Đề-bà-đạt-­đâu; đại tội nhân Tỳ kheoCù-ba-­li.[247]

“Tộinhân Mạt-khư-lê,[248] thân bốc ngọn lửa dài 60 khuỷu. Tộinhần Đế-xá, thân bốc ngọn lửa dài 40 khuỷu. Tội nhânĐề-bà-đạt-đâu, thân bốc ngọn lửa dài 30 khuỷu. Tộinhân Cù-ba-li, thân bốc ngọn lửa dài 20 khuỷu.

“Tỳkheo, nên biết, Mạt-khư-lê dạy vô số chúng sanh, khiến hànhtà kiến, điên đảo, chấp có không. Kẻ ngu Đế-xá đoạnứng khí để dành của Thánh chúng.[249] Kẻ ngu Đề-bà đạt-đât[810c] gây đấu loạn chúng Tăng, giết Tỳ kheo ni A-la-hán,khởi ý sát hại nhắm đến Như Lai. Tội nhân Cù-ba-ly phỉbáng Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.

“Lạinữa, Tỳ kheo, tội nhân Mạt-khư-lê dạy vô số chúng sanhkhiến hành tà kiến, thân hoại mạng chung đọa vào địangục Diệm quang. Tội nhân Đế-xá làm đoạn tuyệt ứng khílưu dư của Thánh chúng, thân hoại mạng chung đọa địa ngụcĐẳng hoạt. Tội nhân Đề-bà-đạt-đâu khởi tâm mưu hạinhắm đến Như Lai, thân hoại mạng chung đọa địa ngụcA-tỳ. Tội nhân Cù-ba-ly, do phỉ báng Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên,thân hoại mạng chung đọa địa ngục Bát-đầu-ma.

“Bấygiờ tội nhận Mạt-khư-lê bị ngục tốt kéo lưỡi ra, lôingược phía sau dọc trên xương sống. Sở dĩ như vậy, vìxưa kia dạy vô số chúng sanh khiến hành tà kiến. Đại tộinhân Đế-xá bị ngục tốt xẻ mình ra, rồi rót nước đồngsôi lên tim, lại lấy viên sắt nóng bắt nuốt. Sở dĩ nhưvậy, do đoạn tuyệt ứng khí lưu dư của Thánh chúng. Tộinhân Đề-bà-đạt-đâu bị bánh xe sắt nóng cán nát thânhình, lại bị chày sát giã nát nát thân thể, rồi bị bầyvoi dày xéo thân thể, lại bị ngọn núi sắt cháy nóng trấnáp lên mặt, toàn thân bị quấn bởi lá đồng nóng cháy.Sở dĩ như vậy, do xưa kia gây đấu loạn chúng Tăng, pháhòa hiệp Tăng nên bị bánh xe sắt cán nát đầu. Lại kẻngu Đề-bà-đạt-đâu này xúi thái tử kia giét vua cha, do quảbáo này mà bị chày sắt giã nát thân. Lại kẻ ngu si Đề-bà-đạt-đâukia cho voi uống rượu say để hại Như Lai, do quả báo nàynên bị bầy voi dày xéo. Lại kẻ ngu Đề-bà-đạt-đa kiaở trên núi Kỳ-xà-quật cầm đá ném Phật, do quả báo nàynên bị núi sắt nóng trấn áp lên mặt. Lại kẻ ngu Đề-bà-đạt-dakia giết Tỳ-kheo-ni A-la-hán, do quả báo này nên bị là đồngsắt nóng cháy quấn chăth thân.

“Tỳkheo, nên biết, tội nhân Cù-ba-ly trong địa ngục Liên hoakia, bị nghìn con trâu cày cày lên lưỡi. Sở dĩ như vậy,do phỉ báng Xá-lợi-phất và Mục-liên. Do nhân duyên quảbáo này mà bị nhìn con trâu cày cày nát lưỡi.

“Lạinữa, [811a] Tỳ kheo, tội nhân Mạt-kha-lê, thân bốc ngọnlửa dài 60 khuỷu. Nếu có chúng sanh nào khởi lên ý nghĩnày, ‘Ta nên cứu vớt, làm ích lợi cho người này.’ Rồilấy nước trong bốn biển lớn cao đến 40 khuỷu mà tướilên thân ấy. Nước biển kia tức thì tiêu hết mà ngọn lửakhông tăng không giảm. Cũng như tấm lá sắt nóng được lửađốt suốt bốn ngày; rồi có người đến lấy bốn giọtnước mà rưới vào. Nước tức thì tiêu hết. Ở đây cũngvậy, nếu có người đến lấy nước bốn biển lớn mà rướilên thân người kia để tắt lửa, sẽ không bao giờ kếtquả. Sở dĩ như vậy, do tội của người ấy quá sâu, quánặng.

“Còntội nhân Đế-xá kia, thân bốc ngọn lửa dài 40 khủyu. Nếucó chúng sanh nào vì thương xót người này, lấy nước trongba biển lớn rưới lên thân ấy. Nước biển kia tức thìtiêu mất, mà ngọn lửa không giảm. Cũng như có người lấyba giọt nước nhiểu lên ấm vỉ sắt nóng, nước tức thìtiêu mất, không đọng lâu được. Ở dây cũng vậy, giảsử lấy nước của ba biển lớn mà rưới lên thân của Đế-xá,nước tức thì tiêu mất mà lửa không tăng giảm.

“Tộinhân Đề-bà-đạt-đâu, thân bốc ngọn lửa dài 30 khủyu.Nếu có chúng sanh nao khởi tâm thương xót, muốn khiến cholửa trên thân của Đề-bà-đạt-đa vĩnh viễn tắt mất,lấy nước của hai biển lớn đến rưới lên thân. Nướctức thì tiêu mất. Cũng như nhiểu hai giọt nước lên vỉsắt nóng, không làm tăng giảm. Với kẻ ngu Đề-bà-đạt-đâucũng vậy, lấy nước của hai biển lớn mà rưới lên thân,nước lập tức tiêu mất mà lửa không giảm. Sự thống khổcủa Đề-bà-đạt-đâu là như vậy.

“Tộinhân Cù-ba-ly, thân bốc ngọn lửa dài 20 khủyu. Giả sử cóchúng sanh vì thương xót người này, lấy nước trong mộtbiển lớn đến rưới lên thân, nước tức thì tiêu mấtmà lửa không giảm. Cũng như nhiểu một giọt nước lên vỉsắt nóng, nước tức thì tiêu mất, không đọng lâu được.Với Tỳ kheo Cù-ba-ly cũng vậy. Vì bị tội báo lôi cuốn,phải nhận chịu tội ấy.

“Đólà bốn người thọ tội cực trọng. Các ngươi hãy tự chuyên xa lánh các tai hoạn như vậy, vâng theo các Hiền Thánh màtu tập phạm hạnh. Như vậy, các Nhân giả hãy học điềunày.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

[811b]Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tanay biết rõ địa ngục, và cũng biết con đường dẫn đếnđịa ngục, và cũng biết gốc rễ của chúng sanh trong địangục kia. Giả sử có chúng sanh nào tạo các hành ác bấtthiện, khi thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục; Ta cũngbiết rõ.

“Lạinữa, Tỳ kheo, Ta cũng biết rõ súc sanh; cũng biết rõ con đườngdẫn đến súc sanh; và cũng biết rõ gốc của súc sanh; biếtrõ những điều trước kia đã làm để sanh vào nơi này.

“Tanay biết rõ con đường ngạ quỷ; cũng biết rõ những ai đãgây nên gốc rẽ ác mà sanh vào ngạ quỷ.

“Tanay biết rõ con đường dẫn đến làm người; cũng biết rõhạng chúng sanh nào sanh được thân người.

“Tacũng biết con đường dẫn đến cõi trời; cũng biết côngđức trước kia mà chúng sanh đã làm để sanh lên trời.

“Tacũng biết con đường dẫn đến Niết-bàn; những chúng sanhnào mà hữu lậu đã dứt sạch, thành vô lậu tâm giải thoát,trí tuệ giải thoát, ở trong hiện pháp mà thủ chứng quả;Ta thảy đều biết rõ

“Tabiết con đường dẫn đến địa ngục. Do nhân duyên gì mànói điều này?”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Tanay quán sát tâm ý của chúng sanh, thấy rằng người này saukhi thân hoại mạng chung sẽ phài vào địa ngục. Sau đó,quán sát thấy người này khi vào trong địa ngục chịu đauđơn, bị tra khảo, vô số sầu ưu khổ não không kể xiết.Cũng như một hầm lửa lớn không có bụi bặm. Giả sử cómột người đang đi trên con đường dẫn đến dó. Lại cómột người khác có mắt, thấy người đang đi đến đó,chắc chắn sẽ rơi xuống đó, không phải là điều nói suông.Rồi sau đó thấy người kia đã rơi xuống hầm lửa. Ngườimà Ta nói đến đó đã rơi xuống hầm lửa. Ta nay quán sátnhững điều suy nghĩ trong tâm ý của chúng sanh, biết chắcchắn nó sẽ vào địa ngục, không có gì nghi ngờ. Như Tasau đó quán sát thấy người này sau khi đã vào địa ngụcchịu sự đau đớn, khốc hại, không hể kể xiết.

“Ngườikia làm thế nào mà vào địa ngục? Ta quán quán thấy chúngsanh hướng đến địa gục do gây các hành ác, nghiệp bấtthiện, thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục. Ta thảy biếtrõ điều đó. Điều mà ta muốn nói là như vậy.

“Tabiết con đường súc sanh, và cũng biết con đường dẫn đếnsúc sanh. Do nhân duyên gì mà nói vậy? Ơ đây, này Tỳ kheo,Ta quán sát những điều suy nghĩ trong tâm ý của chúng sanh,biết người ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào trongsúc sanh. Rồi ta quán sát thấy người ấy sau khi vào trongsúc sanh mà sầu ưu [811c] khổ não không kể xiết. Vì sao ngườinày rời vào trong súc sanh? Cũng như tại thôn xóm có mộthầm sí trong đó đầy cả phân. Giả sử có người đang đitrên lối đi dẫn đến đó. Lại có người khác có mắt thấyngười kia đang đi đến chỗ đó. Người kia không bao lâuđi đến đó và rơi xuống hầm xí. Sau đó quán sát thấyngười kia sau khi rơi xuống hầm xí chịu khốn ách không kểxiết. Tại sao người kia đã rơi xuống hầm xí? Ta thấy cácloài chúng sanh cũng vậy. Người này mạng chung sẽ sanh vàotrong súc sanh. Lại quán sát thấy sau khi sanh vào trong súc sanhphải chịu khổ vô lương. Ta nay quán sát chúng sanh súc sanhđều biết rõ như vậy. Đó là điều Ta muốn nói.

“Tanay biết chúng sanh ngạ quỷ, cũng biết con đường ngạ quỷ.Chúng sanh nào sau khi thân hoại mạng chung sanh vào đó, Ta cũngbiết rõ. Chúng sanh nào đi theo con đường mà khi thân hoạimạng chung dẫn đến ngạ quỷ, Ta cũng biết rõ. Về sau quánsát thấy chúng sanh sanh vào ngạ quỷ chịu đau đớn. Vì saongười ấy sanh vào ngạ quỷ? Cũng như gần thôn xóm có mộtgốc đại thọ, ở chỗ phát sanh nguy hiểm, cành cây lá câyrơi rớt. Giả sử có người đang đi đến đó. Khi ấy cóngười có mắt từ xa thấy người kia chắc chắn đi đếnchỗ đó. Sau đó thấy người kia hoặc nằm, hoặc ngồi, chịucác báo ứng khổ lạc. Người kia vì sao đi đến gốc câyấy mà ngồi? Ta nay quán sát các loài chúng sanh cũng như vậy,khi thân hoại mạng chung sanh vào ngạ quỷ, không nghi ngờgì, để chịu báo ứng khổ lạc không kể xiết. Ta biếtcon đường dẫn đến ngạ quỷ; thảy đều biết rõ phânminh. Điều mà ta nói là như vậy.

“Tabiết con đường của con người, cũng biết con đường dẫnđến chỗ người. Những ai tạo hành vi gì khi thân hoại mạngchung sanh vào trong loài người, Ta cũng biết rõ. Ở đây, Tỳkheo, Ta quán sát những điều suy nghĩ trong tâm của các loàichúng sanh, thấy người này sau khi thân hoại mạng chung sẽsanh vào trong loài người. Về sau Ta quán sát thấy ngườiấy đã sanh trong loài người. Vì sao người ấy sanh trong loàingười? Cũng như gần thôn xóm có một gốc đại thọ, ởtại chỗ bẳng phẳng, có nhiều bóng mát. Có một ngướicó mắt, thấy biết chỗ đó. Người ấy đi đến đó, nhấtđinh không nghi ngờ gì. Về sau Ta quán sát thấy người ấyđã đến nơi gốc cây này, được nhiều lạc thú vô lượng.Làm [812a] sao người ấy đến được chỗ đó? Đây cũng vậy,Ta quán sát những điều suy nghĩ trong tâm chúng sanh, biếtngười ấy khi thân hoại mạng chúng sanh vào loài người khôngnghi. Về sau ta quán sát thấy người ấy sanh vào loài ngườihưởng vô lượng an lạc. Ta biết nẻo đến loài người,cũng biết con đường dẫn đến chỗ loài người. Điều màTa đã nói là như vậy.

“Tacũng biết con đường dẫn đến cõi trời. Những chúng sanhnào làm các công nghiệp gì để sanh trời, Ta cũng biết rõ.Do nhân duyên gì mà Ta nói điều này? Ta nay quán sát nhữngđiều suy nghĩ trong tâm của chúng sanh, biết người ấy khithân hoại mạng chung sẽ sanh lên trời. Về sau quán sát thấyngười ấy thân hoại mạng chung đã sanh lên trời, ở đóhưởng thọ phước báo tự nhiên, khoái lạc vô cùng. Nóirằng người ấy đã sanh lên trời ở đó hưởng thọ phướctự nhiên, khoái lạc vô cùng. Cũng như gần thôn xóm có mộtgiảng đường cao rộng, được chạm trổ văn vẻ, treo tràngphan, lụa là, rưới nước thơm lên đất, trải lót chỗ ngồibằng đệm chăn thêu thùa. Có người đi thẳng một đườngđến. Có người có mắt nhìn thấy con đường duy nhất thẳngđến đó. Người ấy đang hướng đến giảng đường caorộng ấy mà đi, tất đến đó không nghi. Về sau quán sátthấy người ấy đã đến trên giảng đường, hoặc ngồi,hoặc nằm, ở đó hưởng thọ phước, khái lạc vô cùng.Ở đây cũng vậy, Ta quán sát thấy chúng sanh nào thân hoạimạng chung sẽ sanh và cõi thiện, sanh lên trời, ở đó hưởngthọ phước lạc không kể xiết. Vì sao người ấy đã sanhlên trời? Há không phải Ta biết rõ con đường dẫn đếnthiên đạo chăng? Điều mà Ta nói là như vậy.

“Tanay biết Niết-bàn, cũng biết con đường Niết bàn. Cũng biếthạng chúng sanh nào sẽ vào Niết-bàn. Hoặc có chúng sanh dứtsạch lậu, thành vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát,tự thân chứng ngộ và an trú; ta thảy đều biết rõ. Do nhânduyên gì mà ta nói điều này? Ở đây, Tỳ kheo, Ta quán sátnhững điều suy nghĩ trong tâm chúng sanh, biết người nàydứt sạch lậu, thành vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giảithoát, nên nói người ấy đã dứt sạch lậu, thành vô lậu.Cũng như cách thôn xóm không xa có một ao nước mà nướcrất sạch, trong suốt. Có người đang thẳng một đườngđến đó. Lại có người có mắt sáng từ xa thấy ngườiấy đi đến, biết rõ người ấy nhất định đi đến aonước [812b] không nghi. Về sau lại quán sát thấy người ấyđã đến ao nước, tắm gội, rửa các cáu bẩn, sạch cácô uế, rồi ngồi bên cạnh ao, mà không tranh giành gì vớiai. Ta nay quán sát các loài chúng sanh cũng vậy, biết ngườiđã dứt sạch hữu lậu thành vô lậu, tâm giải thoát, tuệgiải thoát, biết như thật rằng[250] sanh tử đã hết, phạmhạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanhnữa.[251] Đó là nói, người ấy đã đến chỗ này, mà Tabiết rõ con đường Niết-bàn, cũng biết rõ chúng sanh nàovào Niết-bàn. Thảy đều biết rõ.

“NhưLai, Chí chân, Đẳng chánh giác, có trí này, lực, vô úy này,thảy đều thành tựu đầy đủ. Trí của Như Lai là khôngthể lường được. Như Lai có thể nhìn thấy sự việc quákhứ vô hạn, vô lượng, không kể xiết; thảy đều biếtrõ.

“Chonên, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu mười lực,vô sở úy. Tỳ kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Trênnúi Tuyết có một gốc ây to lớn, cao rộng. Có năm sự kiệnkhiến nó phát triển to lớn. Những gì là năm? Rễ không dichuyển; vỏ rất dày và lớn; cành nhánh vươn xa; bóng râmche phủ lớn; tàn lá rậm rạp.

“Tỳkheo, đó là nói trên Tuyết song có cây đại thọ hùng vĩấy. Ở đây, thiện nam tử, thiện nữ nhân, sanh vào dònghọ hào quý, có năm điều làm tăng trưởng lợi ích. Nhữnggì là năm? Tăng ích bởi tín; tăng ích bởi giới; tăng íchbởi văn; tăng ích bởi thí; tăng ích bởi huệ. Dó là, Tỳkheo, thiện nam tử, thiên nữ nhân, nhờ sanh vào dòng tộchào quý mà thành tựu năm sự này.

“Chonên, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu tín, giới,văn, thí huệ.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Nhưcây trên Tuyết sơn,

Hộiđủ năm công đức:

Rễ,vỏ, cành nhánh rộng,

Bóngrâm, lá rậm rạp.

Thiệnnam tử có tín,

Nămsự thành công đức:

Tín,giới, văn, thí, huệ.

Nhờđó trí tuệ tăng.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, [812c] hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 8[252]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Tỳ kheo Mậu-la-phá-quần[253] giao du với các Tỳ kheoni, và các Tỳ kheo ni cũng thích giao du với ông. Nếu kho mọingười khen chê gì Tỳ kheo Mậu-la-phá-quần, khi ấy các Tỳkheo ni rất tức giận, buồn rầu không vui. Lại nếu có ngườichê bai các Tỳ kheo ni, khi ấy Tỳ kheo Mậu-la-phá-quần cũngbuồn rầu không vui.

Bấygiờ số đông Tỳ kheo nói với Tỳ kho Mậu-la-phá-quần rằng:

“Thầysao lại thân cận với các Tỳ kheo ni? Các Tỳ kheo ni lạicũng giao tiếp với Thầy?”

Phá-quầnđáp:

“Theochỗ tôi hiểu giáo giới mà Như Lai nói, là sự phạm dâmkhông đáng tội để nói.”

Sốđông các Tỳ kheo lại nói:

“Thôi,thôi, Tỳ kheo. Chớ có nói như vậy. Chớ có phỉ báng NhưLai. Ai phỉ báng ngôn giáo của Như Lai, tội lỗi không phảinhỏ. Lại nữa, Thế Tôn bằng vô số phương tiện nói dâmlà ô uế. Ai tập theo dâm mà không có tội, không có lý đó.Nay Thầy nên xả bỏ kiến giải ấy. Nếu không, sẽ chịukhổ lâu dài.”

NhưngTỳ kheo Phá-quần-na này vẫn cứ giao thông với các Tỳ kheoni, không chịu sửa đổi hành vi của mình.

Bấygiờ số đông Tỳ kheo đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân mà bạch Thế Tôn rằng:

“Trongthành Xá-vệ có một Tỳ kheo tên Phá-quần, cùng giao tiếpvới các Tỳ kheo ni, và các Tỳ kheo ni cũng qua lại giao tiếpvới Tỳ kheo Phá-quần. Chúng con có đến đó khuyến dụ đểông ấy sửa đổi hành vi. Nhưng hai người ấy vẫn quanhệ nhiều hơn, không xả bỏ tà kiến điên đảo, cũng khôngcó hành vi phù hợp với chánh pháp.”

Bấygiờ Thế Tôn bảo một Tỳ kheo:

“Ônghãy vâng lời Như Lai đi ngay đến chỗ Tỳ kheo Phá-quần,bảo rằng, ‘Ông nên biết, Như Lai cho gọi.’”

Tỳkheo Phá-quần nghe Tỳ kheo này nói, liền đi đến chỗ ThếTôn, cúi đầu lạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên.

Bấygiờ Thế Tôn hỏi Tỳ kheo này:

“Cóthật ông thân cận với Tỳ kheo ni chăng?”

Tỳkheo này đáp:

“Thậtvậy, Thế Tôn.”

Phậtbảo Tỳ kheo:

“Ngươilà Tỳ kheo, sao lại giao tiếp với Tỳ kheo ni? Nay ngươi cóphải là thiện gia nam tử, đã cạo bỏ râu tóc, khóac ba phápy, với chí tín kiên cố [813a] xuất gia học đạo chăng?”

Tỳkheo Phá-quần bạch Phật:

“Vâng,bạch Thế Tôn. Con là thiện gia nam tử do tín tâm kiên cốxuất gia học đạo.”

Phậtnói với Tỳ kheo:

“Việclàm của ngươi phi pháp. Sao ngươi lại cũng giao tiếp vớiTỳ kheo ni?”

Tỳkheo Phá-quân bạch Phật:

“Connghe Như Lai nói, tập theo dâm, tội ấy không đáng nói.”

Phậtbảo Tỳ kheo:

“Ngươi,kẻ ngu, sao lại nói Như Lai nói tập theo dâm không có tội?Ta bằng vô số phương tiện nói dâm là ô uế. Ngươi nay saolại nói rằng Như Lai có nói dâm không tội? Ngươi hãy cẩnthận giữ tội lỗi nơi miệng, chớ để lâu dài hằng chịutội khổ.”

Phậtlại nói:

“Thôi,nay không nói đến ông nữa. Ta cần hỏi các Tỳ kheo.”

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Cácông có nghe Ta nói với các Tỳ kheo rằng dâm không tội chăng?”

CácTỳ kheo đáp:

“Thưakhông bạch Thế Tôn. Chúng con không nghe Như Lai nói dâm khôngtội. Vì sao? Như Lai đã bằng vô số phương tiện nói dâmlà ô uế. Nói dâm mà không tội, không có trường hợp ấy.”

Phậtnói với các Tỳ kheo:

“Lànhthay, lành thay, các Tỳ kheo! Đúng như các ông nói, Ta bằngvô số phương tiện nói dâm là ô uế.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nói với các Tỳ kheo:

“Cácngươi nên biết, có người ngu tập nơi các pháp hành nhưKhế kinh, Kỳ dạ, Kệ, Thọ quyết, Nhân duyên, Bản mạt,Thí dụ, Sanh, Phương đẳng, Vị tằng hữu, Quảng phổ. Tuytụng mà không hiểu rõ nghĩa, do không quán sát kỹ ý nghĩa,cũng không thuận theo pháp ấy, pháp đang thuận theo lại khôngthuận theo mà hành. Sở dĩ tụng pháp này, chỉ cốt tranh luậnvới người, ý muốn hơn thua, chứ không phải vì để giúpích cho chính mình. Người ấy tụng pháp như vậy tất phạmđiều cấm chế.

“Cũngnhư có người muốn ra khỏi thôn xóm, muốn đi tìm rắn độc.Khi nó thấy một con rắn lớn kịch độc, bèn chạy đếnlấy tay trái mà vuốt đuôi. Rắn quay đầu lại mổ cho. Vìlý do đó mà người ấy mạng chung. Ở đây cũng vậy. Cóngười ngu học tập pháp ấy; 12 bộ kinh điển, không bộnào không tập qua, nhưng không quán sát nghĩa lý. Vì sao vậy?Vì không rốt ráo chánh nghĩa.

“Ởđây có thiện nam tử chăm lo học tập pháp ấy, là Khế kinh,Kỳ-dạ, Kệ, Thọ quyết, Nhân duyên, Bản mạt, Thí dụ, Sanh,Phương đẳng, Vị tằng hữu, Quảng phổ. Người ấy sau khitụng đọc pháp này rồi, hiểu [813b] ý nghĩa trong đó. Dongười ấy hiểu sâu ý nghĩa của pháp, nên thuận theo giáolý ấy, không có điều gì trái nghịch sai quấy. Sở dĩ ngườiấy tụng pháp, không vì tâm hơn thua để tranh luận với người,mà tụng tập pháp là muốn đạt thành sở nguyện. Do nhânduyên này, dần dần đạt đến Níet-bàn

“Cũngnhư có người ra khỏi thôn xóm để tìm răn độc. Khi thấyrắn rồi, người ấy tay cầm cái gắp sắt, trước hết đèđầu con rắn xuống, sau đó nắm lấy cổ, không để cho vùngvẫy. Giả sử con rắn muốn ngoắt đuôi lại để hại ngườinày cũng không bao giờ được. Vì sao vậy? Tỳ kheo, vì đãnắm lấy cổ rắn.

“Thiệnnam tử này cũng vậy, tụng tập đọc tụng, đủ khắp mọithứ, rồi quán sát ý nghĩa, thuận theo pháp đó, không hềcó điều gì trái nghịch sai lạc. Dần dần do nhân duyên nàymà đạt đến Niết-bàn. Vì sao vậy? Do bắt nắm chánh pháp.

“Chonên, Tỳ kheo, ai hiểu rõ ý nghĩa của Ta, hãy suy niệm màphụng hành. Ai không hiểu, hãy đến hỏi lại Ta. Như Lai naycòn hiện tại. Chớ để sau này phải hối tiếc vô ích.”

RồiPhật nói với các Tỳ kheo:

“Giảsử có Tỳ kheo ở giữa đại chúng nói rằng, ‘Cấm giớimà Như Lai đã thuyết, tôi đã thấu hiểu, theo đó dâm khôngtội, ví không đáng để nói.’ Các Tỳ kheo nên nói vớiTỳ kheo này, ‘Thôi, thôi, chớ nói điều đó. Chớ phỉ bángNhư Lai rằng Như Lai có nói điều đó. Như Lai không bao giờnói điều đó.’ Nếu Tỳ kheo ấy sửa đổi điều trái phạmthì tốt. Nếu không sửa đổi hành vi, nên ba lần can gián.Nếu sửa đổi thì tốt. Không sửa đổi thì phạm đọa.[254]Tỳ kheo nào bao che việc ấy không để phát lộ, những ngườiđó đều phạm đọa.[255] Đó là cấm giới Ta chế cho Tỳkheo.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ bà-la-môn Sanh Lậu đi đến chỗ Thế Tôn, cùng chào hỏixong, ngồi xuống một bên. Bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tônrằng:

“Cóbao nhiêu kiếp quá khứ?”

Phậtnói vói bà-la-môn:

“Cáckiếp trong quá khứ nhiều không thể kể.”

Bà-la-mônhỏi:

“Cóthể kể con số được chăng? Sa-môn Cù-đàm thường hay nóivề ba đời. Thế nào là ba? Đó là quá khứ, tương lại,hiện tại. Sa-môn Cù-đàm cũng biết các đời quá khứ, đươnglai, hiện tại. Cúi mong Sa-môn diễn nói nghĩa của [913c] consố số của kiếp.”

Phậtnói với bà-la-môn:

“Tasẽ nói nhân kiếp này mà tiếp đến kiếp khác, cho đếnTa diệt độ, rồi ông mạng chung, cũng không biết hết nghĩacủa con số của kiếp. Vì sao vậy?Người nay tuổi thọ quávắn, sống lâu không quá trăm năm. Kể số kiếp trong mộttrăm năm, cho đến ta diệt độ, ông mạng chung, cuối cũngvẫn không biết được nghĩa của kiếp số.

“Bà-la-mônnên biết, Như Lai cũng có trí này, phân biệt đầy đủ kiếpsố, thọ mạng của chúng sanh dài vắn, thọ khổ lạc nhưthế nào; thảy đều biết rõ hết.

“NayTa sẽ nói cho ông một thí dụ. Người trí nhờ thí dụ màhiểu. Cũng như con số của cát sông Hằng, không thể hạn,không thể lượng, không thể tính đếm. Con số của kiếptrong quá khứ nhiều cũng như vậy, không thể tính đếm, khôngthể trù lượng.”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Consố của kiếp trong tương lai là bao nhiêu?”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Cũngnhư con số của cát sông Hằng, không có giới hạn, khôngthể đếm, không thể tính toán.”

Bà-la-mônlại hỏi:

“Cókiếp thành, kiếp hoại[256] của kiếp hiện tại chăng?”

Phậtnói:

“Cókiếp thành, kiếp hoại này, không phải một kiếp, hay mộttrăm kiếp. Cũng đồ chén bát để tại chỗ bấp bênh thìkhông trụ yên được. Giả sử có trụ, rồi cũng đổ lộn.Các phương vực thế giới cũng vậy. Hoặc có kiếp đang thành,hoặc có kiếp đang hoại. Con số ấy cũng không thể kể,là có bao nhiêu kiếp thành, bao nhiêu kiếp hoại. Vì sao vậy?Sanh từ lâu xa không có biên tế. chúng sanh bị bao phủ bởivô minh kết, trôi nổi theo dòng cuốn từ cõi đời này sangđời sau; từ đời sau đến cõi đời này, lâu dài chịu khổnão. hãy nên nhàm chán mà xa lìa khổ não này. Cho nên, Bà-la-môn,hãy học điều này.”

Bấygiờ bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn rằng:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay, sa-môn Cù-đàm! Ngài biết nghiã củasố kiếp quá khứ, đương lai, hiện tại. Con nay lần nữaxin tự quy y Sa-môn Cù-đàm. Cúi xin Sa-môn Cù-đàm nhận conlàm ưu-bà-tắc, suốt đời không còn dám sát sanh, cho đếnuống rượu”

Bấygiờ bà-la-môn Sanh Lậu nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật trú trong núi Kỳ-xà-quật, thành la-duyệt, cũngvới chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ có một Tỳ kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Kiếpcó biên tế chăng?”

Phậtnói với Tỳ kheo:

“Tasẽ phương tiện dùng thí dụ để dẫn. Nhưng số của kiếpkhông cùng tận. Quá khứ lâu xa, trong Hiền kiếp này [814a]có Phật xuất thế hiệu Câu-lâu-tôn Như Lai, Chí chân, Đẳngchánh giác. Lúc bấy giờ núi Kỳ-xà-quật này còn có tênkhác. Nhân dân thành La-duyệt leo lên núi Kỳ-xà-quât, phảibốn ngày bốn đêm mới đến tận đỉnh.

“Tỳkheo, thời Phật Câu-na-hàm-mâu-ni, núi Kỳ-xà-quật này lạicó tên hiệu khác. Nhân dân thành La-duyệt phải ba ngày bađêm mới leo đên đỉnh.

“KhiPhật Ca-diếp Như Lai xuất hiện thế gian, núi Kỳ-xà-quậtnày lại có tên hiệu khác. Nhân dân thành La-duyệt phải đihai ngày hai đếm mới leo đến đỉnh.

“NhưTa hôm nay, Phật Thích-ca Văn xuất hiện ở đời, núi nàytên là Kỳ-xà-quật. Chỉ trong chốc lát là leo đến đỉnhnúi.

“KhiDi-lặc Như Lai xuất hiện ở đời, núi này vẫn có tên làKỳ-xà-quật. Vì sao vậy? Do thần lực của chư Phật khiếnnó vẫn tồn tại.

“Tỳkheo, hãy dùng phương tiện mà biết, kiếp có suy tận, khôngthể tính kể. Nhưng kiếp có hai thứ. Đại kiếp và tiểukiếp. Nếu trong kiếp nào mà không có Phật xuất thế, khiấy lại có Bích-chi-phật xuất thế, kiếp ấy gọi là tiểukiếp. Nếu trong kiếp nào có Như Lai xuất thế, bấy giờtrong kiếp ấy không có Bích-chi-phật xuất thế; kiếp nàygọi là đại kiếp.

“Tỳkheo, hãy lấy phương tiện này để biết số của kiếp dàilâu không thể tính kể. Cho nên, Tỳ kheo, hãy ghi nhớ nghĩacủa số kiếp này.”

Bấygiờ Tỳ kheo kia nghe những điều Phật dạy hoan hỷ phụnghành.[257]
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com